Khi xem VĐV đẩy tạ thi đấu, dù cánh tay là "vật" trực tiếp đẩy quả tạ bay đi, nhưng khi lấy đà, VĐV phải xoay cả thân người ra sau, chân chùng xuống rất thấp, mặt gần như hướng ngược 180 độ so với hướng cần đẩy tạ đi, rồi dậm chân bật lên, xoay người lại, vươn người lên và đẩy quả tạ đi. Rõ ràng nếu không có sự trợ giúp của lực từ cú xoay người đó - mà đứng im một chỗ chỉ dùng vai và tay đẩy tạ đi - thì chắc quả tạ khó mà bay xa được như thế (mà cái gì làm cho vai chuyển động, nếu không phải là từ lườn/eo?).
Từ ví dụ này, và từ thực tế chơi bóng bàn, mình nghĩ trong cú giật thuận tay, lực xuất phát từ chân lên (vì chân là nơi duy nhất tựa xuống đất), các bộ phận khác như cổ chân, đùi, hông/eo/lườn, vai, cánh tay trong, cánh tay ngoài, cổ tay đóng vai trò là bộ truyền lực, và trong quá trình chuyển động của các bộ phận này, các nhóm cơ bắp ở từng bộ phận sẽ phối hợp để gia tăng tốc độ cho vợt. Việc xoay chân, hay hông/eo/lườn, hay vai ... nhiều hay ít là tùy tình huống cụ thể (tốc độ, quỹ đạo, độ xoáy, điểm rơi bóng đến; và chủ ý của người giật để có lực bóng, độ xoáy, điểm rơi như mong muốn).