archer
Đại Tá
Khuyến cáo trước khi đọc và áp dụng: Các biện pháp dưới đây là góp nhặt kinh nghiệm của bản thân, anh em bạn bè, và từ nhiều nguồn sưu tập khác, có thể có tác dụng phụ bất ngờ chưa được kiểm chứng khi bạn áp dụng. Hơn nữa phương pháp và hoá chất đều có tính chất phá huỷ, hoặc độc hại. Bạn nên cân nhắc kĩ càng và nghiêm túc trước khi áp dụng, và phải làm hết sức cẩn thận! Tác giả chỉ đưa ra gợi ý, chứ hem có chịu bất kì trách nhiệm nào nếu bạn làm hỏng cốt của bạn, hoặc tệ hơn là gây tổn hại cho sức khoẻ của chính bạn đâu đấy! He he!
Enjoy!
Enjoy!
1. Làm sạch cốt vợt - ra keo
Qua tìm hiểu mình được biết vài cách làm sạch cốt vợt như sau:
Nếu mặt vợt bị keo lấp đầy các rãnh/khe của thớ gỗ, như Limba chẳng hạn, bạn có thể dùng xăng, hoặc mạnh hơn thì là dầu hoả, thấm vào vải rồi lau. Nên là một chiếc khăn có sợi như khăn mặt, thành phần nhiều cotton, chứ nhiều nylon e là trơn quá ko lôi keo lên được. Lau nhanh và nhanh chóng lau lại bằng nước cho bớt dầu, rồi nhanh chóng dùng máy xấy tóc xấy nhẹ. Nên để hong khô 1 ngày cho bay hết mùi, hoặc bạn có thể dùng chất thơm, mình hay xịt nước hoa
Có nhiều bạn hỏi, nên mình bổ xung luôn phần ra keo/tẩy keo 502 vào đây:
Keo 502 là một loại keo dán tổng hợp có thành phần chính là cyanoacrylat (CH2=C(CN)COOR), một dạng monome lỏng chứa nhiều gốc ankylcyanoacrylate mà khi đã khô cứng sẽ đóng rắn thành một lớp polyme bền vững theo nguyên tắc trùng hợp anionic.
Keo502 trên thị trường Việt Nam thực tế chỉ chứa hỗn hợp 2 loại monome là methyl-2-cyanoacrylate và ethyl-2-cyanoacrylate, chúng dễ dàng bị "polyme hóa" bởi hơi nước trong không khí, vì thế người ta thường bảo quản keo trong bình kín hoặc bằng silicagel. Do đó, những dung môi có thể làm tan chảy keo 502 có thể kể đến là Acetone CH3COCH3 (Dung môi sơn móng tay), Nitromethane CH3NO2, Dimethyl sulfoxide (CH3)2SO, Xăng thơm C4H6 (Xăng zippo), Gamma-butyrolactone C4H6O2 một vòng ngũ giác, thậm chí là thuốc DEP bôi ghẻ ngứa (DiEthyl Phthalate)... và hiệu quả nhất đó là Methylene chloride CH2Cl2 nhưng dung môi này rất độc hại, khi sử dụng cần phải chú ý.
Tuy nhiên, chỉ nên dùng những hóa chất trên để tẩy vết keo 502 trên những vật liệu không có chất phủ bề mặt như kính, sàn nhà... còn đối với những vật liệu "nhạy cảm" như quần áo, xe thì không nên dùng vì nó sẽ làm hỏng quần áo, bong tróc, hoen ố sơn xe...
Thủ công và vật lí hơn thì còn có cách này có thể tẩy được vết keo 502 trên hầu hết các bề mặt mà không làm hỏng vật liệu: hãy dùng máy sấy tóc, loại máy có mức độ nóng cao một chút (nếu dùng máy thông thường, bạn bịt bớt lỗ hút gió vào - lỗ nằm ở cuối máy sấy để hơi thổi ra đủ nóng). Sau đó thổi trực tiếp vào chỗ bị dính keo 502, nó sẽ tự bốc khói đi, đến khi keo bay hơi gần hết, dùng giẻ lau sạch lại là xong.
Nếu lớp keo quá dày thì nên dùng giấy ráp chà cho nó mỏng hẳn đi rồi mới áp dụng dung môi hóa học.
Ngoài ra, xăng, RP7, bơ, xà phòng + dấm hoặc đơn giản là hơi nước nóng cũng có thể đánh bật keo, tuỳ vào tình trạng nhiễm keo.
Nếu mặt vợt bị bẩn bởi các chất lỏng có màu đậm, làm ố vàng bề mặt gỗ, thì tuỳ bệnh nặng nhẹ mà điều trị. Qua tìm hiểu thì có các phác đồ điều trị từ nhẹ đến nặng như sau: lau cồn, lau dấm, lau Javen, dùng chất tẩy rửa mạnh, như Vim chẳng hạn, cái này không khuyến cáo vì quá nhanh, quá nguy hiểm!
Trên đây là các biện pháp hoá học. Hoá chất có tác dụng trong trường hợp vết bẩn là hoá chất, và/hoặc ngấm sâu trong thớ gỗ. Nhưng hoá chất có tác hại là có thể làm thay đổi tính chất gỗ và đặc biệt là làm hỏng mối liên kết giữa các lớp gỗ. Nếu vết bẩn nông trên bề mặt gỗ, bạn có thể sử dụng biện pháp vật lý, là lau ướt, cọ rửa, và mạnh tay nhất là dùng giấy ráp đánh.
Cá nhân mình nghĩ ko bao giờ nên đụng giấy ráp đến bề mặt gỗ của phần mặt vợt, nó ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng trong trường hợp đã bị tước gỗ, thường xảy ra với gỗ Hinoki, bạn muốn cho nó bớt xấu, và quan trọng hơn là phòng chống ăn thêm những vết tước tương tự, bạn có thể dùng giấy mịn nhất, mài nhẹ và đều tay, kiên nhẫn cho đến khi ưng ý, sau đó nhớ phủ rất nhẹ 1 lớp chống tước nữa nhé!
Và điều cuối cùng mình muốn nói là nếu vết bẩn không nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến cú đánh, thì xử lí càng nhẹ nhàng càng tốt. Mọi sự can thiệp đều có nhiều mặt tác dụng, có thể có tác dụng bạn ko mong muốn đâu!
2. Vào keo
Dài dòng quá, nhưng cũng là để giải thích cho việc nhiều người có cách riêng, đặc sắc để làm mà ko nói cho mình được, hẳn phải có lí do chính đáng, hãy hiểu và thông cảm cho họ. Tôi vẫn mong chờ một ngày xuân đẹp zời, có lẽ là 31 tháng 2, nhận được cái mail chứa rất nhiều công thức, quy trình... từ thằng bạn khác người ấy, biết đâu...
Trước khi ngày ấy đến, để khuây khoả, tớ cũng lọ mọ ra vài cách xài tạm đỡ nghiền. Có 3 thứ tớ biết có thể xài để vào keo: keo đánh bóng móng tay, keo 502, và keo phủ bóng.
Keo móng tay mình chưa dùng bao giờ. Keo 502 chủ yếu dùng phủ chống sứt cho đáy cán vợt và chống dập cho cạnh vợt. Keo phủ bóng mình thường dùng chống mồ hôi cho cán vợt và mang cá.
Vào keo cạnh vợt: trước khi vào keo, bạn có thể lấy giấy ráp mịn chè nhẹ cạnh vợt. Làm thế có vài cái lợi sau:
- Cạnh vợt sẽ phẳng hơn, vì có 1 số cốt của 1 số hãng để vỉa gỗ rất thô. Khi cạnh phẳng hơn, sau khi bạn vào keo thì sẽ nhanh phẳng và bóng, mà lại tiết kiệm số lần/lớp keo tráng.
- Các vỉa gỗ ở phía cạnh của lớp gỗ bề mặt sẽ được bo tròn lại, đẹp, mịn hơn, giảm thiểu nguy cơ bị tước hoặc lật mặt gỗ do các tác động ngang cạnh vợt, hay đơn giản là động tác bóc mút, nếu mút keo dày và dính cả vào vỉa gỗ, nó có thể nhấc theo cả một mảnh gỗ nếu chưa được mài phẳng.
Đặt cốt thẳng đứng cố định chắc chắn, phần cạnh vào keo hướng lên trên. Cắt vòi lọ keo 502.
(to be continue...) Thôi đi ngủ đã, bùn ngủ quá rầu!
Last edited: