Topic thảo luận/chia sẻ cách vào-ra keo, bảo quản cốt vợt, mặt vợt

archer

Đại Tá
Khuyến cáo trước khi đọc và áp dụng: Các biện pháp dưới đây là góp nhặt kinh nghiệm của bản thân, anh em bạn bè, và từ nhiều nguồn sưu tập khác, có thể có tác dụng phụ bất ngờ chưa được kiểm chứng khi bạn áp dụng. Hơn nữa phương pháp và hoá chất đều có tính chất phá huỷ, hoặc độc hại. Bạn nên cân nhắc kĩ càng và nghiêm túc trước khi áp dụng, và phải làm hết sức cẩn thận! Tác giả chỉ đưa ra gợi ý, chứ hem có chịu bất kì trách nhiệm nào nếu bạn làm hỏng cốt của bạn, hoặc tệ hơn là gây tổn hại cho sức khoẻ của chính bạn đâu đấy! He he!
Enjoy! :)
20090915_212016_broken_paddle.jpg
Đẹp zời thuận ngày, mưa gió mát mẻ, mình xin phép anh em và các Mods lập topic này ở đây, nhằm góp một phần trải nghiệm và hiểu biết bé xíu của mình về lĩnh vực này, đồng thời cũng muốn mời anh em vào thảo luận và đóng góp những "bí quyết" mà thường anh em ngại chia sẻ vì lí do này khác... Mong là sẽ có ích.

1. Làm sạch cốt vợt - ra keo

Qua tìm hiểu mình được biết vài cách làm sạch cốt vợt như sau:
Nếu mặt vợt bị keo lấp đầy các rãnh/khe của thớ gỗ, như Limba chẳng hạn, bạn có thể dùng xăng, hoặc mạnh hơn thì là dầu hoả, thấm vào vải rồi lau. Nên là một chiếc khăn có sợi như khăn mặt, thành phần nhiều cotton, chứ nhiều nylon e là trơn quá ko lôi keo lên được. Lau nhanh và nhanh chóng lau lại bằng nước cho bớt dầu, rồi nhanh chóng dùng máy xấy tóc xấy nhẹ. Nên để hong khô 1 ngày cho bay hết mùi, hoặc bạn có thể dùng chất thơm, mình hay xịt nước hoa :D

Có nhiều bạn hỏi, nên mình bổ xung luôn phần ra keo/tẩy keo 502 vào đây:
Keo 502 là một loại keo dán tổng hợp có thành phần chính là cyanoacrylat (CH2=C(CN)COOR), một dạng monome lỏng chứa nhiều gốc ankylcyanoacrylate mà khi đã khô cứng sẽ đóng rắn thành một lớp polyme bền vững theo nguyên tắc trùng hợp anionic.
Keo502 trên thị trường Việt Nam thực tế chỉ chứa hỗn hợp 2 loại monome là methyl-2-cyanoacrylate và ethyl-2-cyanoacrylate, chúng dễ dàng bị "polyme hóa" bởi hơi nước trong không khí, vì thế người ta thường bảo quản keo trong bình kín hoặc bằng silicagel. Do đó, những dung môi có thể làm tan chảy keo 502 có thể kể đến là Acetone CH3COCH3 (Dung môi sơn móng tay), Nitromethane CH3NO2, Dimethyl sulfoxide (CH3)2SO, Xăng thơm C4H6 (Xăng zippo), Gamma-butyrolactone C4H6O2 một vòng ngũ giác, thậm chí là thuốc DEP bôi ghẻ ngứa (DiEthyl Phthalate)... và hiệu quả nhất đó là Methylene chloride CH2Cl2 nhưng dung môi này rất độc hại, khi sử dụng cần phải chú ý.
Tuy nhiên, chỉ nên dùng những hóa chất trên để tẩy vết keo 502 trên những vật liệu không có chất phủ bề mặt như kính, sàn nhà... còn đối với những vật liệu "nhạy cảm" như quần áo, xe thì không nên dùng vì nó sẽ làm hỏng quần áo, bong tróc, hoen ố sơn xe...
Thủ công và vật lí hơn thì còn có cách này có thể tẩy được vết keo 502 trên hầu hết các bề mặt mà không làm hỏng vật liệu: hãy dùng máy sấy tóc, loại máy có mức độ nóng cao một chút (nếu dùng máy thông thường, bạn bịt bớt lỗ hút gió vào - lỗ nằm ở cuối máy sấy để hơi thổi ra đủ nóng). Sau đó thổi trực tiếp vào chỗ bị dính keo 502, nó sẽ tự bốc khói đi, đến khi keo bay hơi gần hết, dùng giẻ lau sạch lại là xong.
Nếu lớp keo quá dày thì nên dùng giấy ráp chà cho nó mỏng hẳn đi rồi mới áp dụng dung môi hóa học.
Ngoài ra, xăng, RP7, bơ, xà phòng + dấm hoặc đơn giản là hơi nước nóng cũng có thể đánh bật keo, tuỳ vào tình trạng nhiễm keo.


Nếu mặt vợt bị bẩn bởi các chất lỏng có màu đậm, làm ố vàng bề mặt gỗ, thì tuỳ bệnh nặng nhẹ mà điều trị. Qua tìm hiểu thì có các phác đồ điều trị từ nhẹ đến nặng như sau: lau cồn, lau dấm, lau Javen, dùng chất tẩy rửa mạnh, như Vim chẳng hạn, cái này không khuyến cáo vì quá nhanh, quá nguy hiểm! :D

4895-45634-tay-javen.jpg
Các hoá chất tẩy rửa trên, nếu bạn kết hợp với yếu tố nhiệt độ thì tác dụng phát huy càng mạnh. Ví dụ pha chất tẩy với dung môi là nước sôi. Đừng ghé sát mũi vào nhé! :)

Trên đây là các biện pháp hoá học. Hoá chất có tác dụng trong trường hợp vết bẩn là hoá chất, và/hoặc ngấm sâu trong thớ gỗ. Nhưng hoá chất có tác hại là có thể làm thay đổi tính chất gỗ và đặc biệt là làm hỏng mối liên kết giữa các lớp gỗ. Nếu vết bẩn nông trên bề mặt gỗ, bạn có thể sử dụng biện pháp vật lý, là lau ướt, cọ rửa, và mạnh tay nhất là dùng giấy ráp đánh.

Schleifpapier_verschiedene_Sorten.jpg
Giấy ráp có khoảng trên 5 loại phân chia theo mức độ mịn của hạt mài. Nếu bạn muốn mài cán, mài nhỏ cạnh với lượng mài lớn thì hãy dùng đến loại giấy ráp hạt thô, nếu không, khuyến cáo dùng loại mịn nhất. Sẽ khá mất thời gian và tốn nhiều kilogram kiên nhẫn, nhưng sự an toàn, mịn đẹp và cảm giác cực khoái lên đỉnh khi bạn hoàn thành công việc, đứng lên thổi bụi và lau sạch, ngắm nghía tác phẩm, là một cảm giác rất ...ấy! :D

Cá nhân mình nghĩ ko bao giờ nên đụng giấy ráp đến bề mặt gỗ của phần mặt vợt, nó ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng trong trường hợp đã bị tước gỗ, thường xảy ra với gỗ Hinoki, bạn muốn cho nó bớt xấu, và quan trọng hơn là phòng chống ăn thêm những vết tước tương tự, bạn có thể dùng giấy mịn nhất, mài nhẹ và đều tay, kiên nhẫn cho đến khi ưng ý, sau đó nhớ phủ rất nhẹ 1 lớp chống tước nữa nhé! :)

Và điều cuối cùng mình muốn nói là nếu vết bẩn không nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến cú đánh, thì xử lí càng nhẹ nhàng càng tốt. Mọi sự can thiệp đều có nhiều mặt tác dụng, có thể có tác dụng bạn ko mong muốn đâu! :D

2. Vào keo
spilled glue.jpg
Có rất nhiều hoá chất, dạng keo ..."bí mật" để vào keo. Mình từng biết có một cậu bạn chơi bóng bàn, mỗi lần mua cốt mới, hắn lại năn nỉ các bạn cùng phòng ra ngoài, đi chơi, hoặc lánh đi đâu đó. Hắn ở trong phòng đóng kín cửa tối thui, đeo tai nghe cách âm, mở một software gì đó trên máy vi tính để vào keo. Có lần tò mò mình ko đi chơi mà đứng cạnh cửa nghe ngóng, chỉ cảm thấy quá trình vào keo của hắn dường như rất bạo liệt, tốn sức và căng thẳng. Sau vài tiếng đồng hồ bế quan như vậy, hắn mở cửa bước ra, thở phào miệng cười viên mãn và lả đi trong vòng tay mấy thằng bạn, người trắng bệch xanh rớt, nhũn như bún, hơi thở yếu ớt như tơ, nhưng tay vẫn cầm chặt chiếc cốt vợt đã vào keo nét căng, bóng loáng. Gặng hỏi, nịnh nọt, hối lộ, doạ dẫm, thậm chí đánh đập: nhất quyết ko hé nửa lời. Chia tay nhau cũng lâu rồi, hắn vào Nam học Nông lâm, rồi lên giảng viên, thạc sĩ, lấy vợ có con, vẫn chơi bóng. Nhưng bí mật đó vẫn luôn là 1 dấu hỏi to tướng trong đầu lũ bạn. Thỉnh thoảng hắn có gọi hỏi thăm tớ, bảo trình bóng thế nào, có cốt hay, muốn thử ko? Thú thực mình cũng thèm lắm, nhưng nghĩ đến quy trình vào keo ảo diệu của hắn lại rùng mình ko dám nhận.

Dài dòng quá, nhưng cũng là để giải thích cho việc nhiều người có cách riêng, đặc sắc để làm mà ko nói cho mình được, hẳn phải có lí do chính đáng, hãy hiểu và thông cảm cho họ. Tôi vẫn mong chờ một ngày xuân đẹp zời, có lẽ là 31 tháng 2, nhận được cái mail chứa rất nhiều công thức, quy trình... từ thằng bạn khác người ấy, biết đâu... :D

Trước khi ngày ấy đến, để khuây khoả, tớ cũng lọ mọ ra vài cách xài tạm đỡ nghiền. Có 3 thứ tớ biết có thể xài để vào keo: keo đánh bóng móng tay, keo 502, và keo phủ bóng.
Keo móng tay mình chưa dùng bao giờ. Keo 502 chủ yếu dùng phủ chống sứt cho đáy cán vợt và chống dập cho cạnh vợt. Keo phủ bóng mình thường dùng chống mồ hôi cho cán vợt và mang cá.

Vào keo cạnh vợt: trước khi vào keo, bạn có thể lấy giấy ráp mịn chè nhẹ cạnh vợt. Làm thế có vài cái lợi sau:
- Cạnh vợt sẽ phẳng hơn, vì có 1 số cốt của 1 số hãng để vỉa gỗ rất thô. Khi cạnh phẳng hơn, sau khi bạn vào keo thì sẽ nhanh phẳng và bóng, mà lại tiết kiệm số lần/lớp keo tráng.
- Các vỉa gỗ ở phía cạnh của lớp gỗ bề mặt sẽ được bo tròn lại, đẹp, mịn hơn, giảm thiểu nguy cơ bị tước hoặc lật mặt gỗ do các tác động ngang cạnh vợt, hay đơn giản là động tác bóc mút, nếu mút keo dày và dính cả vào vỉa gỗ, nó có thể nhấc theo cả một mảnh gỗ nếu chưa được mài phẳng.
Đặt cốt thẳng đứng cố định chắc chắn, phần cạnh vào keo hướng lên trên. Cắt vòi lọ keo 502.


(to be continue...) Thôi đi ngủ đã, bùn ngủ quá rầu! :confused::D
 
Last edited:

thik bong ban

Trung Uý
Đẹp zời thuận ngày, mưa gió mát mẻ, mình xin phép anh em và các Mods lập topic này ở đây, nhằm góp một phần trải nghiệm và hiểu biết bé xíu của mình về lĩnh vực này, đồng thời cũng muốn mời anh em vào thảo luận và đóng góp những "bí quyết" mà thường anh em ngại chia sẻ vì lí do này khác... Mong là sẽ có ích.

1. Làm sạch cốt vợt:

Qua tìm hiểu mình được biết vài cách làm sạch cốt vợt như sau:
Nếu mặt vợt bị keo lấp đầy các rãnh/khe của thớ gỗ, như Limba chẳng hạn, bạn có thể dùng xăng, hoặc mạnh hơn thì là dầu hoả, thấm vào vải rồi lau. Nên là một chiếc khăn có sợi như khăn mặt, thành phần nhiều cotton, chứ nhiều nylon e là trơn quá ko lôi keo lên được. Lau nhanh và nhanh chóng lau lại bằng nước cho bớt dầu, rồi nhanh chóng dùng máy xấy tóc xấy nhẹ. Nên để hong khô 1 ngày cho bay hết mùi, hoặc bạn có thể dùng chất thơm, mình hay xịt nước hoa :D

Nếu mặt vợt bị bẩn bởi các chất lỏng có màu đậm, làm ố vàng bề mặt gỗ, thì tuỳ bệnh nặng nhẹ mà điều trị. Qua tìm hiểu thì có các phác đồ điều trị từ nhẹ đến nặng như sau: lau cồn, lau dấm, lau Javen, dùng chất tẩy rửa mạnh, như Vim chẳng hạn, cái này không khuyến cáo vì quá nhanh, quá nguy hiểm! :D

Các hoá chất tẩy rửa trên, nếu bạn kết hợp với yếu tố nhiệt độ thì tác dụng phát huy càng mạnh. Ví dụ pha chất tẩy với dung môi là nước sôi. Đừng ghé sát mũi vào nhé! :)

Và điều cuối cùng mình muốn nói là nếu vết bẩn không nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến cú đánh, thì xử lí càng nhẹ nhàng càng tốt. Mọi sự can thiệp đều có nhiều mặt tác dụng, có thể có tác dụng bạn ko mong muốn đâu! :D

(to be continue...) Đi nấu cơm đã! :D
Chốt "đi nấu cơm đa" ->con ong chăm chỉ
 

xuxinbinh

Trung Sỹ
ở đây mới chỉ có cách ra keo và vệ sinh cốt vợt thôi ạ .còn vào keo bác nào biết chia sẻ cho mọi người cùng biết và làm với ạ
 

archer

Đại Tá
Thế chỗ mang cá bị mồ hôi làm xỉn màu xử lí thế nào bác?
Mang cá bị mồ hôi tuỳ nặng nhẹ anh ạ. Em thấy có bạn dùng giấy ráp mài mòn sâu xuống cho hết lớp bẩn, rồi vào keo đè nhiều lớp lên cho bằng với độ dày cũ. Cũng hay đó, nhưng e bổ xung là trước đó có thể dùng hoá chất tẩy mạnh hoà nước sôi, nhúng phần mang cá vào dung dịch đó tầm 1-2 phút thôi, nó sẽ tẩy đi kha khá, sau đó phải nhanh chóng dùng bàn chải cọ sạch dưới vòi nước chảy mạnh cho hoà tan hết chẩy tẩy, rồi nhanh chóng lau khô và xấy kẻo nước ngấm sâu thì ko tốt. Sau bước này nếu vẫn còn bẩn, thì đợi cốt khô hoẳn, mới mài nhẹ rồi vào keo.
Mồ hôi phần lớn là muối cặn và chất nhờn hữu cơ, để e tham khảo thêm 1 vài người giỏi hoá xem nên dùng gì thì tẩy hiệu quả nhất.
 

tuandaklak

Trung Uý
Đẹp zời thuận ngày, mưa gió mát mẻ, mình xin phép anh em và các Mods lập topic này ở đây, nhằm góp một phần trải nghiệm và hiểu biết bé xíu của mình về lĩnh vực này, đồng thời cũng muốn mời anh em vào thảo luận và đóng góp những "bí quyết" mà thường anh em ngại chia sẻ vì lí do này khác... Mong là sẽ có ích.

1. Làm sạch cốt vợt:

Qua tìm hiểu mình được biết vài cách làm sạch cốt vợt như sau:
Nếu mặt vợt bị keo lấp đầy các rãnh/khe của thớ gỗ, như Limba chẳng hạn, bạn có thể dùng xăng, hoặc mạnh hơn thì là dầu hoả, thấm vào vải rồi lau. Nên là một chiếc khăn có sợi như khăn mặt, thành phần nhiều cotton, chứ nhiều nylon e là trơn quá ko lôi keo lên được. Lau nhanh và nhanh chóng lau lại bằng nước cho bớt dầu, rồi nhanh chóng dùng máy xấy tóc xấy nhẹ. Nên để hong khô 1 ngày cho bay hết mùi, hoặc bạn có thể dùng chất thơm, mình hay xịt nước hoa :D

Nếu mặt vợt bị bẩn bởi các chất lỏng có màu đậm, làm ố vàng bề mặt gỗ, thì tuỳ bệnh nặng nhẹ mà điều trị. Qua tìm hiểu thì có các phác đồ điều trị từ nhẹ đến nặng như sau: lau cồn, lau dấm, lau Javen, dùng chất tẩy rửa mạnh, như Vim chẳng hạn, cái này không khuyến cáo vì quá nhanh, quá nguy hiểm! :D

Các hoá chất tẩy rửa trên, nếu bạn kết hợp với yếu tố nhiệt độ thì tác dụng phát huy càng mạnh. Ví dụ pha chất tẩy với dung môi là nước sôi. Đừng ghé sát mũi vào nhé! :)

Trên đây là các biện pháp hoá học. Hoá chất có tác dụng trong trường hợp vết bẩn là hoá chất, và/hoặc ngấm sâu trong thớ gỗ. Nhưng hoá chất có tác hại là có thể làm thay đổi tính chất gỗ và đặc biệt là làm hỏng mối liên kết giữa các lớp gỗ. Nếu vết bẩn nông trên bề mặt gỗ, bạn có thể sử dụng biện pháp vật lý, là lau ướt, cọ rửa, và mạnh tay nhất là dùng giấy ráp đánh.

Giấy ráp có khoảng trên 5 loại phân chia theo mức độ mịn của hạt mài. Nếu bạn muốn mài cán, mài nhỏ cạnh với lượng mài lớn thì hãy dùng đến loại giấy ráp hạt thô, nếu không, khuyến cáo dùng loại mịn nhất. Sẽ khá mất thời gian và tốn nhiều kilogram kiên nhẫn, nhưng sự an toàn, mịn đẹp và cảm giác cực khoái lên đỉnh khi bạn hoàn thành công việc, đứng lên thổi bụi và lau sạch, ngắm nghía tác phẩm, là một cảm giác rất ...ấy! :D

Cá nhân mình nghĩ ko bao giờ nên đụng giấy ráp đến bề mặt gỗ của phần mặt vợt, nó ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng trong trường hợp đã bị tước gỗ, thường xảy ra với gỗ Hinoki, bạn muốn cho nó bớt xấu, và quan trọng hơn là phòng chống ăn thêm những vết tước tương tự, bạn có thể dùng giấy mịn nhất, mài nhẹ và đều tay, kiên nhẫn cho đến khi ưng ý, sau đó nhớ phủ rất nhẹ 1 lớp chống tước nữa nhé! :)

Và điều cuối cùng mình muốn nói là nếu vết bẩn không nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến cú đánh, thì xử lí càng nhẹ nhàng càng tốt. Mọi sự can thiệp đều có nhiều mặt tác dụng, có thể có tác dụng bạn ko mong muốn đâu! :D

2. Vào keo
Có rất nhiều hoá chất, dạng keo ..."bí mật" để vào keo. Mình từng biết có một cậu bạn chơi bóng bàn, mỗi lần mua cốt mới, hắn lại năn nỉ các bạn cùng phòng ra ngoài, đi chơi, hoặc lánh đi đâu đó. Hắn ở trong phòng đóng kín cửa tối thui, đeo tai nghe cách âm, mở một software gì đó trên máy vi tính để vào keo. Có lần tò mò mình ko đi chơi mà đứng cạnh cửa nghe ngóng, chỉ cảm thấy quá trình vào keo của hắn dường như rất bạo liệt, tốn sức và căng thẳng. Sau vài tiếng đồng hồ bế quan như vậy, hắn mở cửa bước ra, thở phào miệng cười viên mãn và lả đi trong vòng tay mấy thằng bạn, người trắng bệch xanh rớt, nhũn như bún, hơi thở yếu ớt như tơ, nhưng tay vẫn cầm chặt chiếc cốt vợt đã vào keo nét căng, bóng loáng. Gặng hỏi, nịnh nọt, hối lộ, doạ dẫm, thậm chí đánh đập: nhất quyết ko hé nửa lời. Chia tay nhau cũng lâu rồi, hắn vào Nam học Nông lâm, rồi lên giảng viên, thạc sĩ, lấy vợ có con, vẫn chơi bóng. Nhưng bí mật đó vẫn luôn là 1 dấu hỏi to tướng trong đầu lũ bạn. Thỉnh thoảng hắn có gọi hỏi thăm tớ, bảo trình bóng thế nào, có cốt hay, muốn thử ko? Thú thực mình cũng thèm lắm, nhưng nghĩ đến quy trình vào keo ảo diệu của hắn lại rùng mình ko dám nhận.

Dài dòng quá, nhưng cũng là để giải thích cho việc nhiều người có cách riêng, đặc sắc để làm mà ko nói cho mình được, hẳn phải có lí do chính đáng, hãy hiểu và thông cảm cho họ. Tôi vẫn mong chờ một ngày xuân đẹp zời, có lẽ là 31 tháng 2, nhận được cái mail chứa rất nhiều công thức, quy trình... từ thằng bạn khác người ấy, biết đâu... :D

Trước khi ngày ấy đến, để khuây khoả, tớ cũng lọ mò ra vài cách xài tạm đỡ nghiền. Có 3 thứ tớ biết có thể xài để vào keo: keo đánh bóng móng tay, keo 502, và keo phủ bóng.
Keo móng tay mình chưa dùng bao giờ. Keo 502 chủ yếu dùng phủ chống sứt cho đáy cán vợt và chống dập cho cạnh vợt. Keo phủ bóng mình thường dùng chống mồ hôi cho cán vợt và mang cá.



(to be continue...) Thôi đi ngủ đã, bùn ngủ quá rầu! :confused::D
thanks bác. rất bổ ích. cơ mà nghe bác kể về bạn của bác em nghe như sự tích ấy.kaka, em có thằng em cùng clb làm nghề sơn, nó hay dùng cái loại sơn j j cho ô tô để vào keo cán vợt. em ko quan tâm lắm vì ko chơi đc cán vào keo. nhưng em thấy trên dđ bác RK j j đó vào keo công nhận là đẹp thật. bác có học đc bí kíp của bác RK ấy thì share cho anh em biết và học tập. cuối cùng bác "to be continue...." nhé. tks bác.
 

archer

Đại Tá
Vợt vào keo 502 thì làm thế nào để xả keo? Mong chỉ giúp....
Em tìm được cách này cho anh: :D
Đơn giản lắm. Các bác lấy một viên ngọc lục bảo (Emerald), một viên kim cương, một viên hồng ngọc. Mỗi viên chỉ lấy loại 49,84 cara thôi nhé. Cho vào cái túi LV rồi lấy cái búa vàng rong 4 số 9 mà đập. Tan thành bột rồi thì bác cho vào chén nước nhân sâm ngàn năm đã chưng cất, nhớ cho thêm mấy lạng bột kỳ nam tán nhỏ nhé (có nó keo 502 mới nhanh bong). Cho tất cả hỗn hợp vào bình pha lê cổ cong, lắc nhẹ, để nơi kín gió 1 ngày đêm. Sau đó lấy hỗn hợp này nhỏ vào vết keo 502, đảm bảo là bong hết :cool::p:D:rolleyes:
 

thik bong ban

Trung Uý
Em tìm được cách này cho anh: :D
Đơn giản lắm. Các bác lấy một viên ngọc lục bảo (Emerald), một viên kim cương, một viên hồng ngọc. Mỗi viên chỉ lấy loại 49,84 cara thôi nhé. Cho vào cái túi LV rồi lấy cái búa vàng rong 4 số 9 mà đập. Tan thành bột rồi thì bác cho vào chén nước nhân sâm ngàn năm đã chưng cất, nhớ cho thêm mấy lạng bột kỳ nam tán nhỏ nhé (có nó keo 502 mới nhanh bong). Cho tất cả hỗn hợp vào bình pha lê cổ cong, lắc nhẹ, để nơi kín gió 1 ngày đêm. Sau đó lấy hỗn hợp này nhỏ vào vết keo 502, đảm bảo là bong hết :cool::p:D:rolleyes:
Hay
 

Daoky09

Đại Tá
Em tìm được cách này cho anh: :D
Đơn giản lắm. Các bác lấy một viên ngọc lục bảo (Emerald), một viên kim cương, một viên hồng ngọc. Mỗi viên chỉ lấy loại 49,84 cara thôi nhé. Cho vào cái túi LV rồi lấy cái búa vàng rong 4 số 9 mà đập. Tan thành bột rồi thì bác cho vào chén nước nhân sâm ngàn năm đã chưng cất, nhớ cho thêm mấy lạng bột kỳ nam tán nhỏ nhé (có nó keo 502 mới nhanh bong). Cho tất cả hỗn hợp vào bình pha lê cổ cong, lắc nhẹ, để nơi kín gió 1 ngày đêm. Sau đó lấy hỗn hợp này nhỏ vào vết keo 502, đảm bảo là bong hết :cool::p:D:rolleyes:
Thảo nào hôm trước được cầm cây vợt của Cung Thủ, mình mắt kém chỉ sờ thôi, thấy mịn và mát như được sờ...vào ngọc í
 

archer

Đại Tá
thanks bác. rất bổ ích. cơ mà nghe bác kể về bạn của bác em nghe như sự tích ấy.kaka, em có thằng em cùng clb làm nghề sơn, nó hay dùng cái loại sơn j j cho ô tô để vào keo cán vợt. em ko quan tâm lắm vì ko chơi đc cán vào keo. nhưng em thấy trên dđ bác RK j j đó vào keo công nhận là đẹp thật. bác có học đc bí kíp của bác RK ấy thì share cho anh em biết và học tập. cuối cùng bác "to be continue...." nhé. tks bác.
Ko phải sự tích đâu, mà là sự ...thật. Cán vợt của cậu bạn này vào keo còn có một đặc tính kì diệu là càng ra mồ hôi thì ko những ko trơn, mà cán còn càng dính chặt vào tay ấy, thế mới dị chứ! :confused::p:D
 

phungducthang

Đại Tá
Đẹp zời thuận ngày, mưa gió mát mẻ, mình xin phép anh em và các Mods lập topic này ở đây, nhằm góp một phần trải nghiệm và hiểu biết bé xíu của mình về lĩnh vực này, đồng thời cũng muốn mời anh em vào thảo luận và đóng góp những "bí quyết" mà thường anh em ngại chia sẻ vì lí do này khác... Mong là sẽ có ích.

1. Làm sạch cốt vợt:

Qua tìm hiểu mình được biết vài cách làm sạch cốt vợt như sau:
Nếu mặt vợt bị keo lấp đầy các rãnh/khe của thớ gỗ, như Limba chẳng hạn, bạn có thể dùng xăng, hoặc mạnh hơn thì là dầu hoả, thấm vào vải rồi lau. Nên là một chiếc khăn có sợi như khăn mặt, thành phần nhiều cotton, chứ nhiều nylon e là trơn quá ko lôi keo lên được. Lau nhanh và nhanh chóng lau lại bằng nước cho bớt dầu, rồi nhanh chóng dùng máy xấy tóc xấy nhẹ. Nên để hong khô 1 ngày cho bay hết mùi, hoặc bạn có thể dùng chất thơm, mình hay xịt nước hoa :D

Nếu mặt vợt bị bẩn bởi các chất lỏng có màu đậm, làm ố vàng bề mặt gỗ, thì tuỳ bệnh nặng nhẹ mà điều trị. Qua tìm hiểu thì có các phác đồ điều trị từ nhẹ đến nặng như sau: lau cồn, lau dấm, lau Javen, dùng chất tẩy rửa mạnh, như Vim chẳng hạn, cái này không khuyến cáo vì quá nhanh, quá nguy hiểm! :D

Các hoá chất tẩy rửa trên, nếu bạn kết hợp với yếu tố nhiệt độ thì tác dụng phát huy càng mạnh. Ví dụ pha chất tẩy với dung môi là nước sôi. Đừng ghé sát mũi vào nhé! :)

Trên đây là các biện pháp hoá học. Hoá chất có tác dụng trong trường hợp vết bẩn là hoá chất, và/hoặc ngấm sâu trong thớ gỗ. Nhưng hoá chất có tác hại là có thể làm thay đổi tính chất gỗ và đặc biệt là làm hỏng mối liên kết giữa các lớp gỗ. Nếu vết bẩn nông trên bề mặt gỗ, bạn có thể sử dụng biện pháp vật lý, là lau ướt, cọ rửa, và mạnh tay nhất là dùng giấy ráp đánh.

Giấy ráp có khoảng trên 5 loại phân chia theo mức độ mịn của hạt mài. Nếu bạn muốn mài cán, mài nhỏ cạnh với lượng mài lớn thì hãy dùng đến loại giấy ráp hạt thô, nếu không, khuyến cáo dùng loại mịn nhất. Sẽ khá mất thời gian và tốn nhiều kilogram kiên nhẫn, nhưng sự an toàn, mịn đẹp và cảm giác cực khoái lên đỉnh khi bạn hoàn thành công việc, đứng lên thổi bụi và lau sạch, ngắm nghía tác phẩm, là một cảm giác rất ...ấy! :D

Cá nhân mình nghĩ ko bao giờ nên đụng giấy ráp đến bề mặt gỗ của phần mặt vợt, nó ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng trong trường hợp đã bị tước gỗ, thường xảy ra với gỗ Hinoki, bạn muốn cho nó bớt xấu, và quan trọng hơn là phòng chống ăn thêm những vết tước tương tự, bạn có thể dùng giấy mịn nhất, mài nhẹ và đều tay, kiên nhẫn cho đến khi ưng ý, sau đó nhớ phủ rất nhẹ 1 lớp chống tước nữa nhé! :)

Và điều cuối cùng mình muốn nói là nếu vết bẩn không nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến cú đánh, thì xử lí càng nhẹ nhàng càng tốt. Mọi sự can thiệp đều có nhiều mặt tác dụng, có thể có tác dụng bạn ko mong muốn đâu! :D

2. Vào keo
Có rất nhiều hoá chất, dạng keo ..."bí mật" để vào keo. Mình từng biết có một cậu bạn chơi bóng bàn, mỗi lần mua cốt mới, hắn lại năn nỉ các bạn cùng phòng ra ngoài, đi chơi, hoặc lánh đi đâu đó. Hắn ở trong phòng đóng kín cửa tối thui, đeo tai nghe cách âm, mở một software gì đó trên máy vi tính để vào keo. Có lần tò mò mình ko đi chơi mà đứng cạnh cửa nghe ngóng, chỉ cảm thấy quá trình vào keo của hắn dường như rất bạo liệt, tốn sức và căng thẳng. Sau vài tiếng đồng hồ bế quan như vậy, hắn mở cửa bước ra, thở phào miệng cười viên mãn và lả đi trong vòng tay mấy thằng bạn, người trắng bệch xanh rớt, nhũn như bún, hơi thở yếu ớt như tơ, nhưng tay vẫn cầm chặt chiếc cốt vợt đã vào keo nét căng, bóng loáng. Gặng hỏi, nịnh nọt, hối lộ, doạ dẫm, thậm chí đánh đập: nhất quyết ko hé nửa lời. Chia tay nhau cũng lâu rồi, hắn vào Nam học Nông lâm, rồi lên giảng viên, thạc sĩ, lấy vợ có con, vẫn chơi bóng. Nhưng bí mật đó vẫn luôn là 1 dấu hỏi to tướng trong đầu lũ bạn. Thỉnh thoảng hắn có gọi hỏi thăm tớ, bảo trình bóng thế nào, có cốt hay, muốn thử ko? Thú thực mình cũng thèm lắm, nhưng nghĩ đến quy trình vào keo ảo diệu của hắn lại rùng mình ko dám nhận.

Dài dòng quá, nhưng cũng là để giải thích cho việc nhiều người có cách riêng, đặc sắc để làm mà ko nói cho mình được, hẳn phải có lí do chính đáng, hãy hiểu và thông cảm cho họ. Tôi vẫn mong chờ một ngày xuân đẹp zời, có lẽ là 31 tháng 2, nhận được cái mail chứa rất nhiều công thức, quy trình... từ thằng bạn khác người ấy, biết đâu... :D

Trước khi ngày ấy đến, để khuây khoả, tớ cũng lọ mọ ra vài cách xài tạm đỡ nghiền. Có 3 thứ tớ biết có thể xài để vào keo: keo đánh bóng móng tay, keo 502, và keo phủ bóng.
Keo móng tay mình chưa dùng bao giờ. Keo 502 chủ yếu dùng phủ chống sứt cho đáy cán vợt và chống dập cho cạnh vợt. Keo phủ bóng mình thường dùng chống mồ hôi cho cán vợt và mang cá.



(to be continue...) Thôi đi ngủ đã, bùn ngủ quá rầu! :confused::D
Vào keo mà qua văn chương của @archer ly kỳ cứ như truyện trinh thám.
 

Bình luận từ Facebook

Top