Tài liệu về kỹ thuật bóng bàn song ngữ Anh-Việt

NTBB

Super Moderators
Tài liệu này tôi copy của một cao thủ để ở file word để in ra đọc và lưu truyền cho anh em ở CLB đọc, nhưng lâu quá rồi tôi không nhớ chính xác là copy của ai nữa, các bác thông cảm nhé Thay mặt anh em diễn đàn cảm ơn tác giả đã post bài này trước đây, hình như bài này là của bác Út- người thích bóng bàn thì phải...........

Chính xác ! Đây là tài liệu mà mình (NTBB) đã dịch từ nguyên bản tiếng Anh và đã giới thiệu với ace. Tuy nhiên sự cố diễn đàn vừa qua đã làm mất hết. NTBB dự tính sẽ post lại vì bản dịch gốc vẫn còn lưu trong máy tính, nhưng bận quá, chưa bố trí thời gian làm được. Sở đĩ NTBB giới thiệu nội dung các bài theo song ngữ là vì muốn ace đọc cả bản tiếng Anh và nếu thấy mình dịch sai hoặc chưa sát nghĩa thì giúp chỉnh lại để chúng ta có bản tiếng Việt hoàn chỉnh, chính xác (tránh việc chúng ta vì dịch sai mà ...đánh bóng sai, hihi!!).

Xem lướt lại tài liệu này, NTBB thấy tâm đắc rất nhiều chỗ, để khi có thời gian rảnh thì cùng phân tích học hỏi.

Cảm ơn Vanuc đã "khai quật" được "xác ướp Ai Cập" này !!!
 

hstungvta43

Trung Sỹ
thanks bác vanuc đã khai quật được tài liệu bổ ích mà chú Út đã dịch và up cho a e trước đây, trình mình siêu gà nên chỉ dám đọc hết phần kỹ thuật thui ko lại tàu hỏa nhập ma thì chis hihi
 

Thanh Trà

Thượng Tá
I.1.5 Inside Out Loop
Overview
The Inside Out Loop is a sidespinning loop that curves away. For a right-handed player the inside out loop will curve to the right. The opposite of the Inside Out Loop is the Hook Loop which curves inward (to the left for a right-handed player).

I.1.5 Giật từ ngoài vào
Tổng quan

Giật từ ngoài vào là cú giật xoáy ngang từ xa vòng vào bàn. Đối với đấu thủ chơi tay phải thì cú giật từ ngoài vào sẽ cong phía phải. Ngược lại với cú giật từ ngoài vào là cú Giật Móc câu cong phía trong (cong phía trái đối với người đánh tay phải).
(Xin xem phần minh họa bằng video ở đây
http://www.tabletennisdb.com/coachwi...side-out-loop/)
I.1.6 Hook Loop
Overview
The Hook Loop is a sidespinning loop that curves inward. For a right-handed player, a hook loop curves to the left. The opposite of a Hook Loop is an Inside Out Loop which curves outward in the other direction (to the right, for a right-handed player).
Hook loops are very useful when you want to place your shot out of the opponent's reach. A well-placed hook loop will catch your opponent out of position and unable to get to your loop.

I.1.6 Giật Móc
Tổng quan

Giật Móc là cú giật xoáy ngang cong vào trong. Đối với đấu thủ chơi tay phải, thì cú giật móc sẽ cong về phía trái. Ngược với cú Giật Móc là cú Giật từ ngoài vào mà cong từ ngoài vào theo hướng khác (phía phải, đối với người chơi tay phải)
Các cú giật móc rất hữu dụng khi bạn muốn đặt cú đánh của bạn ở ngoài tầm với của đối phương. Một cú giật móc có điểm rơi tốt sẽ buộc đối phương của bạn ở ngoài vị trí và không có khả năng với tới cú giật của bạn.

Xin chủ thớt cho tôi trao đổi lại về định nghĩa giữa Inside-Out Loop và Hook Loop.
Theo tôi:
- Inside Out là Trong ra Ngoài chứ không phải “từ xa vòng vào bàn”.
- Inside là chỉ phía trong của bóng. Nếu xét theo thiết diện ngang của bóng tại vị trí bên cạnh người bạn thì có 4 phía cơ bản : Trước – Sau và Trong – Ngoài. Và inside ở đây nghĩa là phía trong hay phía cạnh bóng gần người bạn.
- Cú đánh này bạn phải tiếp xúc miết bên phía trong của bóng để bóng lạng cong về hướng tay phải bạn (người thuận tay phải) – tức là phía tay trái đối thủ. Để thực hiện cú đánh này, bạn thường phải ngửa/ưỡn cổ tay.
- Còn cú Hook là ngược lại, tiếp xúc miết bên phía ngoài của bóng để cong vào trong (ngoài và trong ở đây đều là nói so với người thực hiện đánh). Để thực hiện cú đánh này, bạn thường phải gập/chúc cổ tay (cong như hình móc tiếng anh là hook).

- “curves inward” là cong vào phía trong so với người bạn, không phải là cong vào trong bàn;
- “curves inward” là biểu tả cho cú Hook, là đánh từ phải mình thường sang phải đối thủ - đối với cả hai thuận phải.

- “curves away” có nghĩa đối ngược với “curves inward” là cong ra ngoài. Trong môn Golf cũng có cú đánh này và được gọi là cú lạng phải.
- “curves away” là biểu tả cho cú Inside-Out, là đánh từ phải mình thường sang trái đối thủ - đối với cả hai thuận phải).
 
Last edited:

Thanh Trà

Thượng Tá
Tôi đang tự vừa đánh vừa tập, nên cũng hay tìm tài liệu để hiểu biết thêm và tự chỉnh sửa. Hiện giờ cũng biết đôi công, bạt, chặn, cắt, gò khá đều nhưng chỉ khi có người đưa bóng để luyện, nhưng trong các tình huống trận biến đổi, các động tác của tôi trở lên hấp tấp và loạng quạng dở Lọ dở Chai.

Mặc dù vậy, nay tôi cũng muốn học thêm về giật vì khi họ đưa bóng xuống nặng thì mình không chủ động tấn công được, trả lại thì bị người biết giật họ đánh trước. Vì vậy, gặp được thớt này tôi thấy thích quá, xin cám ơn chủ thớt nhiều.

Nghiền ngẫm đọc tìm hiểu về giật, lướt qua lần đầu thấy nhiều thứ mình còn chưa biết. Nhưng khi đọc càng kỹ tôi lại càng thấy mình đang bị tẩu hỏa, nhiều chỗ mình còn bị lẫn lộn chưa hiểu hết. Những phân vân và xin ý kiến tư vấn là:
  1. Trong các cú giật, tại sao tài liệu nước ngoài lại xếp cú thứ nhất là cú bạt?
  2. Ở đây, sự khác nhau giữa cú bạt (loop drive) và cú giật sát thủ (loop kill) là ở chỗ nào? Tôi đọc nội dung thấy nó lơ lớ giống nhau?
  3. Giật mở, giật xoáy chậm, giật mỏng tôi cũng chưa phân biệt được, kỹ thuật và động tác có chỗ nào khác nhau?
  4. Đã có “Câu bóng” nhưng lại còn có “Câu bóng bổng” tôi cũng chưa hiểu được điểm chung và riêng của hai cú này.
Nay rất mong chủ thớt giúp với. Cám ơn nhiều.
 

NTBB

Super Moderators
Tôi đang tự vừa đánh vừa tập, nên cũng hay tìm tài liệu để hiểu biết thêm và tự chỉnh sửa. Hiện giờ cũng biết đôi công, bạt, chặn, cắt, gò khá đều nhưng chỉ khi có người đưa bóng để luyện, nhưng trong các tình huống trận biến đổi, các động tác của tôi trở lên hấp tấp và loạng quạng dở Lọ dở Chai.

Mặc dù vậy, nay tôi cũng muốn học thêm về giật vì khi họ đưa bóng xuống nặng thì mình không chủ động tấn công được, trả lại thì bị người biết giật họ đánh trước. Vì vậy, gặp được thớt này tôi thấy thích quá, xin cám ơn chủ thớt nhiều.

Nghiền ngẫm đọc tìm hiểu về giật, lướt qua lần đầu thấy nhiều thứ mình còn chưa biết. Nhưng khi đọc càng kỹ tôi lại càng thấy mình đang bị tẩu hỏa, nhiều chỗ mình còn bị lẫn lộn chưa hiểu hết. Những phân vân và xin ý kiến tư vấn là:
  1. Trong các cú giật, tại sao tài liệu nước ngoài lại xếp cú thứ nhất là cú bạt?
  2. Ở đây, sự khác nhau giữa cú bạt (loop drive) và cú giật sát thủ (loop kill) là ở chỗ nào? Tôi đọc nội dung thấy nó lơ lớ giống nhau?
  3. Giật mở, giật xoáy chậm, giật mỏng tôi cũng chưa phân biệt được, kỹ thuật và động tác có chỗ nào khác nhau?
  4. Đã có “Câu bóng” nhưng lại còn có “Câu bóng bổng” tôi cũng chưa hiểu được điểm chung và riêng của hai cú này.
Nay rất mong chủ thớt giúp với. Cám ơn nhiều.

Cảm ơn bác Thanh Trà đã tin cậy và hỏi những câu hỏi trên (thực ra chủ thớt này là bạn Vanuc, chứ ko phải NTBB, nhưng nội dung chủ đề này ngày xưa là do NTBB dịch từ tài liệu nước ngoài, do sự cố sập diễn đàn đã bị mất và bạn Vanuc "khai quật" lại trong topic này. Vì vậy NTBB xin mạn phép trao đổi với bác Thanh Trà về mấy ý bác hỏi).

1. Trong các cú giật, tại sao tài liệu nước ngoài lại xếp cú thứ nhất là cú bạt?
Theo hiểu biết của NTBB thì các cú đánh : bạt bóng, giật bóng nhanh, giật bóng xoáy chậm / giật bóng mở, giật sát thủ đều là các cú đánh tạo ra bóng xoáy lên. Nhưng các cú đánh này khác nhau ở độ xoáy và tốc độ (tốc độ là ý nói đến độ mạnh). Trong các cú đánh trên thì cú bạt là dễ đánh nhất, nó thiên về tốc độ (độ mạnh), vợt tiếp xúc bóng dày/phẳng nên bóng ít xoáy (xoáy lên), đi thẳng, tốc độ cao, nhưng nó có nhược điểm là thấp 1 tí thì dễ vào lưới, cao 1 tí thì dễ ra ngoài bàn (vì vòng cung quỹ đạo bóng tương đối thẳng/ ít cong). Do đó các chuyên gia mới khuyện nên áp dụng cú bạt khi bòng hơi cao và đánh vào bóng ở đỉnh của cú nảy từ bàn.

2. Sự khác nhau giữa cú bạt (loop drive) và cú giật sát thủ (loop kill) là ở chỗ nào?

Thực ra cú loop drive phải hiểu là cú "bạt lai giật", tức là cú bạt nhưng có xu hướng tăng thêm độ xoáy (sẽ làm tăng độ cong của quỹ đạo bóng) và từ đó tăng độ khó của quả bóng đó.

Còn cú loop skill thì như cái tên của nó là cú giật hoàn toàn nhưng tập trung vào việc tăng thêm tốc độ, tức độ mạnh khiến bóng đã xoáy lại thêm tốc độ cao nên thành ... sát thủ (khó đỡ hoặc đánh trả). Cú giật sát thủ có vòng cung thấp nhưng rất xoáy. Đúng là nếu chúng ta không phân tích kỹ thì sẽ cho rằng 2 cú đánh này "lơ lớ" giống nhau. Nhưng theo NTBB thì nó hoàn toàn khác nhau:

- Cú loop drive thì bản chất vẫn là cú bạt, tức vợt vào bóng phẳng, dày là chủ yếu, chỉ dùng góc đánh, góc vợt điều chỉnh (úp) chút ít để "xượt" tạo thêm ít xoáy lên cho bóng.
- Cú loop skill thì 100% là cú giật cực xoáy (muốn thế thì tiếp xúc vợt phải rất mỏng và nhanh) nhưng được tăng thêm tốc độ bằng việc vung vợt rất nhanh ra trước với góc vợt nhỏ để tạo ra tốc độ cao cho quả bóng.

3. Giật mở, giật xoáy chậm, giật mỏng tôi cũng chưa phân biệt được, kỹ thuật và động tác có chỗ nào khác nhau?
Cả 3 cú giật này là tương tự nhau, với mục đích là để kiến tạo cơ hội cho cú đánh sau, hoặc vì đang ở tư thế hoặc vị trí ko thể đánh sát thủ nên phải "hoãn binh" 1 cách tích cực bằng cú moi bóng xoáy lên chậm đến điểm rơi có lợi cho mình. Trong thực tế NTBB thấy các cao thủ thường chỉ dùng cẳng tay ngoài và cổ tay để thực hiện cú này, góc vợt tương đối thẳng đứng (vẫn hơi úp ra trước để tạo xoáy lên), tốc độ vợt không cao, tiếp xúc bóng mỏng (thường tiếp xúc ở lưng bóng hoặc phần dưới lưng bóng để "cuộn" bóng lên), kết quả của cú giật này là bóng xoáy lên có quỹ đạo cầu vồng khá cao, bay chậm, nhưng chạm bàn bên kia thì nhảy vọt lên làm đối thủ khó khống chế chắc chắn.

4. Đã có “Câu bóng” nhưng lại còn có “Câu bóng bổng” tôi cũng chưa hiểu được điểm chung và riêng của hai cú này.
Điểm chung của 2 cú này là chúng đều là cú đánh phòng thủ khi mình bị đối phương ép phải lùi ra xa bàn (họ đập bóng / smash hoặc giật bóng dài ra cuối bàn mình); và chúng đều là cú đánh tạo bóng xoáy lên. Nhưng khác nhau là fish/"câu bóng" được đánh ở cự ly gần bàn hơn so với lob/"câu bóng bổng" và có vòng cung quỹ đạo bóng thấp hơn ; ngược lại cú lob/"câu bóng bổng" (thì như tên gọi) nó có quỹ đạo bóng cao hơn (cầu vồng rất cong, bóng được câu lên rất cao và gần như rơi thẳng xuống bàn bên kia).

Sơ bộ những hiểu biết hạn hẹp của mình là như vậy (lý thuyết là chủ yếu, hihi!), không biết có giúp bác Thanh Trà "giải tỏa" được điều gì không?
 
Last edited:

tiana

Thượng Sỹ
Cám ơn bạn Vanuc và bạn NTBB đã up những bài kỹ thuật khá hay cho mọi người cùng tham khảo, học hỏi!
 

tiana

Thượng Sỹ
Giật mở, giật xoáy chậm, giật mỏng tôi cũng chưa phân biệt được, kỹ thuật và động tác có chỗ nào khác nhau.
Mạo muội xin phép có ý kiến thô thiển về 03 kiểu giật này: Theo tôi có chung một điểm giống nhau là đều giật bóng, khác nhau là tình huống xử lý bóng khác nhau mà thôi.
Giật mở: là kiểu giật bóng dài về cuối bàn bắt buộc đối phương phải vô thể đối công thường là giật đối giật hoặc đôi công đối đôi công, thường thấy ở các vận động đẳng cấp thế giới.
Giật xoáy chậm: Kiểu giật này thường thấy ở trường hợp khi ta dự đoán quả giao bóng đối phương là ngắn, ta bước chân phải vào phía trong bàn định xử lý (bắt ngắn, hất bóng) nhưng lúc đó ta cảm thấy bóng hơi lú ra mép bàn và sát người ta; lúc này ta quyết định giật bóng nhưng do chân đã bước vào trong nên ta phải xử lý bằng cổ tay, cẳng tay và hông.
Giật moi/giật mỏng: Kiểu giật thường sử dụng khi gặp đối phương là rơ cắt, do bóng cắt tạo xoáy xuống quá nặng ta không giựt xung được bắt buộc phải moi/mỏng hoặc trường hợp bóng xoáy hoặc không xoáy nhưng ta phát hiện đối phương đứng quá xa.
 

blueh

Thiếu Uý
góp ý:
opening loop: quả giật mở đầu, ví dụ khi giao bóng bắt ngắn gò qua gò lại một hoặc một vài trái thì cú giật đầu tiên của bất cứ bên nào sẽ gọi là opening loop vì nó "mở" ra thế đôi công/đối giật (ko gò, bắt ngắn nữa), nói chung opening loop ko nhất thiết là dùng kỹ thuật nào (brush loop, loop thường hay loop drive), nó chỉ là cách nói chỉ cú giật đầu tiên trong một pha bóng
 

Thanh Trà

Thượng Tá
Cảm ơn bác Thanh Trà đã tin cậy và hỏi những câu hỏi trên (thực ra chủ thớt này là bạn Vanuc, chứ ko phải NTBB, nhưng nội dung chủ đề này ngày xưa là do NTBB dịch từ tài liệu nước ngoài, do sự cố sập diễn đàn đã bị mất và bạn Vanuc "khai quật" lại trong topic này. Vì vậy NTBB xin mạn phép trao đổi với bác Thanh Trà về mấy ý bác hỏi).

1. Trong các cú giật, tại sao tài liệu nước ngoài lại xếp cú thứ nhất là cú bạt?
Theo hiểu biết của NTBB thì các cú đánh : bạt bóng, giật bóng nhanh, giật bóng xoáy chậm / giật bóng mở, giật sát thủ đều là các cú đánh tạo ra bóng xoáy lên. Nhưng các cú đánh này khác nhau ở độ xoáy và tốc độ (tốc độ là ý nói đến độ mạnh). Trong các cú đánh trên thì cú bạt là dễ đánh nhất, nó thiên về tốc độ (độ mạnh), vợt tiếp xúc bóng dày/phẳng nên bóng ít xoáy (xoáy lên), đi thẳng, tốc độ cao, nhưng nó có nhược điểm là thấp 1 tí thì dễ vào lưới, cao 1 tí thì dễ ra ngoài bàn (vì vòng cung quỹ đạo bóng tương đối thẳng/ ít cong). Do đó các chuyên gia mới khuyện nên áp dụng cú bạt khi bòng hơi cao và đánh vào bóng ở đỉnh của cú nảy từ bàn.

2. Sự khác nhau giữa cú bạt (loop drive) và cú giật sát thủ (loop kill) là ở chỗ nào?

Thực ra cú loop drive phải hiểu là cú "bạt lai giật", tức là cú bạt nhưng có xu hướng tăng thêm độ xoáy (sẽ làm tăng độ cong của quỹ đạo bóng) và từ đó tăng độ khó của quả bóng đó.

Còn cú loop skill thì như cái tên của nó là cú giật hoàn toàn nhưng tập trung vào việc tăng thêm tốc độ, tức độ mạnh khiến bóng đã xoáy lại thêm tốc độ cao nên thành ... sát thủ (khó đỡ hoặc đánh trả). Cú giật sát thủ có vòng cung thấp nhưng rất xoáy. Đúng là nếu chúng ta không phân tích kỹ thì sẽ cho rằng 2 cú đánh này "lơ lớ" giống nhau. Nhưng theo NTBB thì nó hoàn toàn khác nhau:

- Cú loop drive thì bản chất vẫn là cú bạt, tức vợt vào bóng phẳng, dày là chủ yếu, chỉ dùng góc đánh, góc vợt điều chỉnh (úp) chút ít để "xượt" tạo thêm ít xoáy lên cho bóng.
- Cú loop skill thì 100% là cú giật cực xoáy (muốn thế thì tiếp xúc vợt phải rất mỏng và nhanh) nhưng được tăng thêm tốc độ bằng việc vung vợt rất nhanh ra trước với góc vợt nhỏ để tạo ra tốc độ cao cho quả bóng.

3. Giật mở, giật xoáy chậm, giật mỏng tôi cũng chưa phân biệt được, kỹ thuật và động tác có chỗ nào khác nhau?
Cả 3 cú giật này là tương tự nhau, với mục đích là để kiến tạo cơ hội cho cú đánh sau, hoặc vì đang ở tư thế hoặc vị trí ko thể đánh sát thủ nên phải "hoãn binh" 1 cách tích cực bằng cú moi bóng xoáy lên chậm đến điểm rơi có lợi cho mình. Trong thực tế NTBB thấy các cao thủ thường chỉ dùng cẳng tay ngoài và cổ tay để thực hiện cú này, góc vợt tương đối thẳng đứng (vẫn hơi úp ra trước để tạo xoáy lên), tốc độ vợt không cao, tiếp xúc bóng mỏng (thường tiếp xúc ở lưng bóng hoặc phần dưới lưng bóng để "cuộn" bóng lên), kết quả của cú giật này là bóng xoáy lên có quỹ đạo cầu vồng khá cao, bay chậm, nhưng chạm bàn bên kia thì nhảy vọt lên làm đối thủ khó khống chế chắc chắn.

4. Đã có “Câu bóng” nhưng lại còn có “Câu bóng bổng” tôi cũng chưa hiểu được điểm chung và riêng của hai cú này.
Điểm chung của 2 cú này là chúng đều là cú đánh phòng thủ khi mình bị đối phương ép phải lùi ra xa bàn (họ đập bóng / smash hoặc giật bóng dài ra cuối bàn mình); và chúng đều là cú đánh tạo bóng xoáy lên. Nhưng khác nhau là fish/"câu bóng" được đánh ở cự ly gần bàn hơn so với lob/"câu bóng bổng" và có vòng cung quỹ đạo bóng thấp hơn ; ngược lại cú lob/"câu bóng bổng" (thì như tên gọi) nó có quỹ đạo bóng cao hơn (cầu vồng rất cong, bóng được câu lên rất cao và gần như rơi thẳng xuống bàn bên kia).

Sơ bộ những hiểu biết hạn hẹp của mình là như vậy (lý thuyết là chủ yếu, hihi!), không biết có giúp bác Thanh Trà "giải tỏa" được điều gì không?
Ôi quả là một sự chỉ bảo nhiệt tình, cặn kẽ cụ thể vào từng câu hỏi, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến bác NTBB.
Qua đây, tôi cũng được biết chủ thớt và người dịch là 2 người khác nhau. Khi vào thớt này, do chỉ quan tâm đến nội dung bài, không để ý các phần trao đi đổi lại khác nên có phần sơ xuất. Do lơ đãng, nếu có chút gì mạo phạm đến chủ thớt mong được lượng thứ.
 

Thanh Trà

Thượng Tá
Giật mở, giật xoáy chậm, giật mỏng tôi cũng chưa phân biệt được, kỹ thuật và động tác có chỗ nào khác nhau.
Mạo muội xin phép có ý kiến thô thiển về 03 kiểu giật này: Theo tôi có chung một điểm giống nhau là đều giật bóng, khác nhau là tình huống xử lý bóng khác nhau mà thôi.
Giật mở: là kiểu giật bóng dài về cuối bàn bắt buộc đối phương phải vô thể đối công thường là giật đối giật hoặc đôi công đối đôi công, thường thấy ở các vận động đẳng cấp thế giới.
Giật xoáy chậm: Kiểu giật này thường thấy ở trường hợp khi ta dự đoán quả giao bóng đối phương là ngắn, ta bước chân phải vào phía trong bàn định xử lý (bắt ngắn, hất bóng) nhưng lúc đó ta cảm thấy bóng hơi lú ra mép bàn và sát người ta; lúc này ta quyết định giật bóng nhưng do chân đã bước vào trong nên ta phải xử lý bằng cổ tay, cẳng tay và hông.
Giật moi/giật mỏng: Kiểu giật thường sử dụng khi gặp đối phương là rơ cắt, do bóng cắt tạo xoáy xuống quá nặng ta không giựt xung được bắt buộc phải moi/mỏng hoặc trường hợp bóng xoáy hoặc không xoáy nhưng ta phát hiện đối phương đứng quá xa.

góp ý:
opening loop: quả giật mở đầu, ví dụ khi giao bóng bắt ngắn gò qua gò lại một hoặc một vài trái thì cú giật đầu tiên của bất cứ bên nào sẽ gọi là opening loop vì nó "mở" ra thế đôi công/đối giật (ko gò, bắt ngắn nữa), nói chung opening loop ko nhất thiết là dùng kỹ thuật nào (brush loop, loop thường hay loop drive), nó chỉ là cách nói chỉ cú giật đầu tiên trong một pha bóng

Qua hỏi thêm anh chị em cùng chơi, tôi được các bạn chơi nói kỹ thuật động tác giật chỉ có một vài kiểu thôi (giật xung, giật xoáy và chúng có thể kết hợp với xoáy ngang hai phía). Như vậy cách gọi một số cú đánh ở đây không phải là kỹ thuật giật mà là chiến thuật đánh áp dụng kỹ thuật giật.
Như các bình luận trên khi nói là "xử lý tình huống bóng khác nhau" hay "opening loop vì nó "mở" ra thế đôi công/đối giật (ko gò, bắt ngắn nữa), nói chung opening loop ko nhất thiết là dùng kỹ thuật nào", vậy tôi hiểu là chiến thuật đánh sử dụng kỹ thuật giật trong tình huống cụ thể có được không?
Nhờ các anh chị chỉ giúp thêm.
 

NTBB

Super Moderators
Ôi quả là một sự chỉ bảo nhiệt tình, cặn kẽ cụ thể vào từng câu hỏi, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến bác NTBB.
Qua đây, tôi cũng được biết chủ thớt và người dịch là 2 người khác nhau. Khi vào thớt này, do chỉ quan tâm đến nội dung bài, không để ý các phần trao đi đổi lại khác nên có phần sơ xuất. Do lơ đãng, nếu có chút gì mạo phạm đến chủ thớt mong được lượng thứ.

Chết ! Chết ! Tôi không dám nhận là "chỉ bảo" đâu bác Thanh Trà ơi ! Chỉ là trao đổi những hiểu biết và kinh nghiệm còm của bản thân thôi - có khi sai bét, hihi ! Muốn cùng nhau học BB thì phải có trao đổi, bàn luận nó mới ... "ra vấn đề" được bác ạ! Nhiều khi mình cứ mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ của mình, rồi các đ/c khác chỉ ra cho mình cái sai trong suy nghĩ đó, thế là mình học được 1 tí.

Còn vụ "chủ thớt" với "người dịch" thì bác đừng quá quan tâm và áy náy thế ! NTBB và Vanuc tuy chưa biết mặt nhau nhưng đã quá "quen nhau" trên diễn đàn rồi. Sở dĩ tôi phải nói rõ "ngọn ngành" như thế là vì bác Thanh Trà hỏi chủ thớt, nhưng chưa thấy vanuc post bài, mà tôi lại vào trả lời trước nên phải "trường bày" thế để khỏi mắc lỗi "lanh chanh", hihi ! Chứ ko có vấn đề gì đâu bác Thanh Trà ạ!:):D
 
Last edited:

Thanh Trà

Thượng Tá
Nhờ ace có kinh nghiệm chỉ giúp thêm động tác giật.
Tôi quen đôi công và bạt thường đánh từ xa vào bóng, nay tập giật mặc dù đã rút ngắn khoảng cách vợt với bóng nhưng tiếng kêu vẫn thấy còng đanh và to, bóng đi ít xoáy và đường bóng ít vòng cung.
Trong khi tôi tập:
- Có lúc giữ hướng mặt vợt không đổi, vửa kéo vợt từ dưới lên vừa dí vợt ra phía trước (kéo lên nhiều hơn);
- Có lúc thay đổi hướng mặt vợt, úp vợt dần ra phía trước kiểu hơi cuộn theo chiều cong của bóng.
Nhưng mọi cố gắng chỉ thấy bóng có chút ít cong lúc bắt đầu trong vợt ra, sau có cảm giác nó đi thẳng đuồn đuỗin.
mong được chỉ dẫn và cho các bí quyết tập luyện càng chi tiết càng tốt.
 

NTBB

Super Moderators
Qua hỏi thêm anh chị em cùng chơi, tôi được các bạn chơi nói kỹ thuật động tác giật chỉ có một vài kiểu thôi (giật xung, giật xoáy và chúng có thể kết hợp với xoáy ngang hai phía). Như vậy cách gọi một số cú đánh ở đây không phải là kỹ thuật giật mà là chiến thuật đánh áp dụng kỹ thuật giật.
Như các bình luận trên khi nói là "xử lý tình huống bóng khác nhau" hay "opening loop vì nó "mở" ra thế đôi công/đối giật (ko gò, bắt ngắn nữa), nói chung opening loop ko nhất thiết là dùng kỹ thuật nào", vậy tôi hiểu là chiến thuật đánh sử dụng kỹ thuật giật trong tình huống cụ thể có được không?
Nhờ các anh chị chỉ giúp thêm.

Theo tôi thì chúng ta nên phân biệt khái niệm "cú giật mở" / "opening loop" với "cú đánh mở" / "opening stroke". Ở đây chúng ta đang bàn đến cú "opening loop" tức là chỉ nói về cú giật, nhưng đó là cú giật nhằm mục đích kiến tạo thế trận (mở ra loạt đôi công, tạo cơ hội có cú bạt sau dó, hoặc mở ra loạt đối giật... do đối phương kiểm soát không tốt cú giật mở đó). Cú giật mở này chắc chắn phải tạo ra bóng xoáy lên, thậm chí rất nhiều xoáy dù tốc độ bay của bóng có thể không cao, và có điểm rơi "hiểm" khiến đối phương lúng túng, khống chế bóng không tốt, từ đó mở ra cho ta thế trận tấn công dứt điểm hay thế giằng co mà bên ta có lợi thế hơn.

Còn "cú đánh mở" nói chung thì không kể là cú đánh nào (có thể là đẩy bóng dài / long push, đẩy bóng ngắn / short push, hất bóng trên bàn / flick / flip, hay cú chặn / block...) cũng nhằm mục đích tạo ra thế trận có lợi cho mình để tấn công sau cú đó.

Bản thân từ "loop" có nghĩa là "giật/líp" nên khi nói "opening loop" là nói đến cú giật chứ không thể là 1 cú đánh nào khác.
 

tuyetvu79

Đại Tá
"Bản thân từ "loop" có nghĩa là "giật/líp" nên khi nói "opening loop" là nói đến cú giật chứ không thể là 1 cú đánh nào khác."
........

chính xác là như thế rồi
:rolleyes::rolleyes::rolleyes:
 

thaythuydn

Đại Tá
Báo cáo với chủ thớt là mình rất thích tài liệu viết theo dạng SONG NGỬ này.Nó giúp cho các ACE bóng bàn sau này có thể đọc và hiểu trực tiếp tài liệu và sách bóng bàn bằng Anh ngử.Mình nhớ như Samsonov Belarus củng đả ra một cuốn sách về bóng bàn.Tuy nhiên mình xin đề nghị là là trình bày song ngử thay vì đoạn TRÊN là tiếng Anh ,đoạn DƯỚI tiếng VIỆT,thì mình làm sao có thể CHIA DỌC trang ra 2 phần,nửa trang bên TRÁI tiếng ANH,nửa trang bên PHẢI là tiếng VIỆT để người đọc có thể so sánh đối chiếu song ngử trực tiếp.
 

Thanh Trà

Thượng Tá
Theo tôi thì chúng ta nên phân biệt khái niệm "cú giật mở" / "opening loop" với "cú đánh mở" / "opening stroke". Ở đây chúng ta đang bàn đến cú "opening loop" tức là chỉ nói về cú giật, nhưng đó là cú giật nhằm mục đích kiến tạo thế trận (mở ra loạt đôi công, tạo cơ hội có cú bạt sau dó, hoặc mở ra loạt đối giật... do đối phương kiểm soát không tốt cú giật mở đó). Cú giật mở này chắc chắn phải tạo ra bóng xoáy lên, thậm chí rất nhiều xoáy dù tốc độ bay của bóng có thể không cao, và có điểm rơi "hiểm" khiến đối phương lúng túng, khống chế bóng không tốt, từ đó mở ra cho ta thế trận tấn công dứt điểm hay thế giằng co mà bên ta có lợi thế hơn.

Còn "cú đánh mở" nói chung thì không kể là cú đánh nào (có thể là đẩy bóng dài / long push, đẩy bóng ngắn / short push, hất bóng trên bàn / flick / flip, hay cú chặn / block...) cũng nhằm mục đích tạo ra thế trận có lợi cho mình để tấn công sau cú đó.

Bản thân từ "loop" có nghĩa là "giật/líp" nên khi nói "opening loop" là nói đến cú giật chứ không thể là 1 cú đánh nào khác.
Cám ơn bác NTBB đã giải thích rõ.
Bây giời tôi mới biết mình đọc tài liệu nhưng chưa hiểu ý tài liệu nói gì. Âu cũng là trình bóng bàn chưa đủ mới đang tập và tìm hiểu thêm lý thuyết mà.
Nay hiểu rằng trong tài liệu giới thiệu các cú đánh bao gồm cả các kỹ thuật của cú đánh và cả các cú đánh chiến thuật tình huống áp dụng một kỹ thuật nào đó. Đồng thời cũng muốn nêu ra khái niệm, định nghĩa cho từng cú đánh đó.
Trong khi tôi mới chỉ dừng tìm hiểu về các kỹ thuật của các cú đánh, kiểu phân định thể laoji khác nhau như là: Cắt; Gò; Chặn; Bạt; Giật Xung; Giật Xoáy. Chẳng hạn mới chỉ tìm hiểu kỹ thuật gò nói chung thôi, chứ chưa đến mức hỏi đến một cú gõ cụ thể vào bóng như là cú gò ngắn hay cú gò dài...
Vì vậy, tự thấy rằng, tài liệu nói một đằng, mình lại hỏi một nẻo, nên làm cho người trả lời thấy rất ngạc nhiên.

Trong trích dẫn nửa vời ý của bạn Blueh tôi bôi đỏ nên đã làm sai ý, đáng ra phải trích đầy đủ ý là "Giật mở là tạo ra thế đối công, không nhất thiết phải dùng chỉ một kỹ thuật giật nào cả". Bác chiếu cố xem lại phần bình đầy đủ của bạn đó, khi nói kỹ thuật nào là chỉ có một trong 3 kỹ thuật giật được đặt trong ngoặc ngay sau đó.
Chính vì sai sót đó, nên bác đã khẳng định ngay rằng Giật mở phải là Giật chứ không thể là 1 cú đánh nào khác (không phải Giật).

Xin lỗi bác Blueh nhé về sự trích dẫn cẩu thả của tôi, có thể hiểu trình độ đang còn mò mẫm của tôi nên góp ý của bác tôi cũng sáng thêm một chút.
À cảm ơn bác Hà Tuyết Vũ cũng đã góp phần cho topic thêm xôm.
 

blueh

Thiếu Uý
Nhờ ace có kinh nghiệm chỉ giúp thêm động tác giật.
Tôi quen đôi công và bạt thường đánh từ xa vào bóng, nay tập giật mặc dù đã rút ngắn khoảng cách vợt với bóng nhưng tiếng kêu vẫn thấy còng đanh và to, bóng đi ít xoáy và đường bóng ít vòng cung.
Trong khi tôi tập:
- Có lúc giữ hướng mặt vợt không đổi, vửa kéo vợt từ dưới lên vừa dí vợt ra phía trước (kéo lên nhiều hơn);
- Có lúc thay đổi hướng mặt vợt, úp vợt dần ra phía trước kiểu hơi cuộn theo chiều cong của bóng.
Nhưng mọi cố gắng chỉ thấy bóng có chút ít cong lúc bắt đầu trong vợt ra, sau có cảm giác nó đi thẳng đuồn đuỗin.
mong được chỉ dẫn và cho các bí quyết tập luyện càng chi tiết càng tốt.
ko có gì phải xin lỗi đâu, về phần xin tư vấn này của bạn thì mình có lời khuyên là nếu có điều kiện, bạn nên quay 1 clip ngắn lúc bạn đang tập giật, ở 2-3 góc độ khác nhau thì càng tốt, quay = smartphone cũng được, up lên youtube rồi mở một topic mới, mọi người sẽ tư vấn cho bạn được, chứ chỉ giải thích bằng lời ko thì mơ hồ lắm, một cú giật tốt bao gồm rất nhiều yếu tố, nên phải nhìn thấy mới góp ý cụ thể được.
 

Bình luận từ Facebook

Top