Sai lầm trong kỹ thuật "vảy cổ tay trái"

bachikho

Đại Tá
tranh cãi này lại giống bên tennis rồi, sao phải cố gắng chứng minh mình đúng vậy nhỉ, ai thấy thế nào là hợp với mình cứ đánh, làm sao đạt hiệu quả cao nhất là đc rồi
 

lion

Đại Tá
Em đoán bác chủ thớt đã tham khảo video clip hướng dẫn trên pingskills. Thực sự những động tác đó hầu như không dùng cổ tay, chỉ đối phó được với bóng không quá khó, và bóng trả sang cũng không hiểm. Em cho răng cú trả bóng kiểu Zhang JiKe, Fan Zhendong, Ma Long, Xu Xin, Wang Hao là chuẩn mực, vừa nghệ thuật, hiệu quả và rất sát thủ.
 

long thủ

Đại Tá
Em đoán bác chủ thớt đã tham khảo video clip hướng dẫn trên pingskills. Thực sự những động tác đó hầu như không dùng cổ tay, chỉ đối phó được với bóng không quá khó, và bóng trả sang cũng không hiểm. Em cho răng cú trả bóng kiểu Zhang JiKe, Fan Zhendong, Ma Long, Xu Xin, Wang Hao là chuẩn mực, vừa nghệ thuật, hiệu quả và rất sát thủ.

Em cũng nghĩ bác chủ thớt chưa va chạm các pha bóng phức tạp đòi hỏi sử dụng cổ tay ở mức độ cao. Các pha bóng xoáy nặng cần có lực lớn với biên độ ngắn, thế nên các cao thủ Xu Xin, Fan Zhendong đều phải có động tác Vặn cổ tay vào trong để lấy lực.
 

lion

Đại Tá
Em cũng nghĩ và thực hiện như bác Tuấn Anh nói, chân phải bước lên, cổ tay gập về sau, cảm giác cẳng và mu tạo một góc 90 độ (bác nào chưa làm được thì cố nhé), tùy theo bóng đến là lên hay xuống mà điều chỉnh góc vợt (úp hay ngửa), và quan trọng nhất là đón bóng hợp lý.
 

long thủ

Đại Tá
Bác ko biết cú sidespin hoặc xoa bóng ah ?
Bóng xoáy xuống nặng tới mấy, chỉ cần đánh vào hông (cạnh bên) của bóng thì qua lưới hết ?
Thực chất những cú flick đa phần đều có xoáy ngang. Bác cứ xem kỹ lại mà xem.

Đấy là kỹ thuật em hay dùng nên em biết. muốn đánh được vào hông bóng hay bất cứ đâu cũng đều phải có lực ma sát từ cổ tay rất lớn
 

bachikho

Đại Tá
từ quan sát cá nhân tui thì những điều chủ thớt nói đúng cho cú flick FH (vì bên FH rất khó xoay cổ tay nên chủ yếu là động tác lật cẳng tay) nhưng sai hoàn toàn cho BH vì bên BH cổ tay đảm nhận phần lớn nhiệm vụ (ngay tụi tàu bây h các bác cũng thấy hầu như ko giật trái quăng cả cánh tay như tụi tây, chủ yếu là động tác ngắn như đôi công rồi xài cổ tay miết đầu bóng tạo xoáy, lối giật trái này rất linh hoạt, nhiều lúc trong trận khó mà nhận thấy rõ đc là tụi nó giật trái hay đôi công nữa)
 

VirusBNG

Trung Uý
Những clip kiểu này trong laptop của e có cả tá, kể cả những clip quay chậm trong các trận đấu cũng đc e cắt riêng ra để nghiên cứu. Và kết luận cuối vẫn là Cổ Theo Cánh, lực quất roi (lực quán tính) ở cổ là do cánh tạo ra, dù ở bất kỳ tình huống bóng nào.
Bác leqd đã giúp e nói rất rõ ở cuối trang 1 rồi, nên e miễn bàn thêm về kỹ thuật này.
 

bachikho

Đại Tá
nếu bác đưa ra 1 vde rồi lại né tránh tranh luận thì việc đưa ra là vô nghĩa, lần sau bác cứ giữ lại quan điểm cho riêng mình thôi, khỏi đưa lên đây làm j
quan điểm của bác đang theo kiểu "ý tôi đưa ra là chân lý, mọi người học hỏi đi, còn ko nghe theo thì miễn bàn", kiểu đó thì tốt nhất bác đừng đưa vde ra nữa thì hơn
 

xukaka

Đại Tá
Theo mình cú vẩy trái tay (Flick) là cải tiến của cú giật trái tay gần bàn. Cú giật trái tay thường động tác áp dụng tầm gần bàn, động tác đưa áp vợt vào bụng rồi vung vợt ra và hướng lên để tạo 1 cú giật. Do có không gian lớn (vì cách bàn khoảng 20-50cm) nên có khoảng không để tạo vòng cung tay. Còn đối với trường hợp bóng trong bàn thì không thể áp dụng như vậy được do không có khoảng không nhiều nên sẽ thiếu độ vòng cung, bóng sẽ vào lưới, nếu ngửa vợt thì bóng sẽ bật lênra ngoài, nên để khắc phục thì phải áp dụng cú (Flick), để tận dụng vẩy cổ tay tạo vòng cung đưa bóng qua bàn.
 

NTBB

Super Moderators
Mình có quan điểm khác 1 vài bạn cho rằng chả cần phải trao đổi tranh luận đúng sai, cứ thấy thoải mái và hiệu quả là ..."chơi".

Có thể những kỹ thuật mà mình thấy hợp đó vẫn có hiệu quả, và thậm chí là hiệu quả cao nhất đối với bản thân mình, nhưng nếu như mình biết được thêm một vài kỹ thuật khác mà các bạn khác trao đổi trên đây khiến cho cú đánh của mình còn hiệu quả hơn thế (hơn cả cái "nhất" mà mình đã từng có) thì tại sao ta lại không học???. Còn học được đến đâu thì là chuyện khác, cái đó còn tùy thuộc tố chất và khả năng của bản thân. Ở đây mình chỉ muốn nói đến tinh thần học hỏi cầu tiến thôi. Mình nhớ có 1 bạn trẻ (hình như là bạn Thanhtung ở Bình Dương) có chữ ký là "Biển học vô bờ"! Chính xác là như vậy ! Cái tuyệt vời của diễn đàn này là ở chỗ nó giúp mỗi chúng ta bổ sung những gì còn thiếu hoặc điều chỉnh những gì mà chúng ta làm chưa tốt trong khi tập luyện và chơi BB - để cải thiện trình độ - mà ai lại ko muốn cải thiện trình độ của mình trong môn chơi mà mình yêu thích!.

Riêng về cú đánh mà chúng ta đang thảo luận là "có hay không có cổ tay", theo mình đừng nên tách rời các "bộ phận" này ra trong một cú đánh (BB). Đúng là nếu giữ chặt cẳng tay, chỉ "ngoáy" cổ tay thì thấy lực không mạnh, nhưng tùy từng cú đánh mà chúng ta cần lực mạnh hay "ít mạnh" nên việc phối hợp chuyển động của "cánh tay trong + cẳng tay+cổ tay" hay "cẳng tay + cổ tay" hay chỉ "cổ tay" (thậm chí mình đã từng chứng kiến là chỉ "cánh tay trong + cổ tay") để có lực đánh, góc đánh theo ý muốn là một quá trình tổng thể và chúng ta có tranh luận gì cũng nên dựa trên cái "tổng thể" đó.
 

VirusBNG

Trung Uý
nếu bác đưa ra 1 vde rồi lại né tránh tranh luận thì việc đưa ra là vô nghĩa, lần sau bác cứ giữ lại quan điểm cho riêng mình thôi, khỏi đưa lên đây làm j
quan điểm của bác đang theo kiểu "ý tôi đưa ra là chân lý, mọi người học hỏi đi, còn ko nghe theo thì miễn bàn", kiểu đó thì tốt nhất bác đừng đưa vde ra nữa thì hơn
1. Giờ Bác cứ giữ cái cánh tay giữa đứng im, rồi vẩy cổ tay ko để xem thấy có lực + biên độ di chuyển có lớn ko ???
2. Nếu Cánh tay đi theo cổ tay (cổ tay phát lực trước) thì biên độ di chuyển của cánh rất ngắn.
3. Hãy nhìn kỹ cái cánh tay giữa và xem cách di chuyển của nó, xem lực nào khiến nó chuyển động ???

PS: Cấp 3 e vốn là dân chuyên lý, ĐH thì cũng là dân XDựng nên Lực này lực nọ nghiên cứu kỹ lắm, khà khà
 

leqd

Đại Uý
....
Bác leqd đã giúp e nói rất rõ ở cuối trang 1 rồi, nên e miễn bàn thêm về kỹ thuật này.
Hi VirusBNG,
Dù bạn đồng ý là like ý kiến của mình, nhưng mình nghĩ bạn nên sửa lại câu in đậm này cho hợp lý một chút. Lên diễn đàn mà "miễn bàn" thì ... lên làm gì?
Chúc ngày làm việc cuối năm vui vẻ.
 

VirusBNG

Trung Uý
Theo mình cú vẩy trái tay (Flick) là cải tiến của cú giật trái tay gần bàn. Cú giật trái tay thường động tác áp dụng tầm gần bàn, động tác đưa áp vợt vào bụng rồi vung vợt ra và hướng lên để tạo 1 cú giật. Do có không gian lớn (vì cách bàn khoảng 20-50cm) nên có khoảng không để tạo vòng cung tay. Còn đối với trường hợp bóng trong bàn thì không thể áp dụng như vậy được do không có khoảng không nhiều nên sẽ thiếu độ vòng cung, bóng sẽ vào lưới, nếu ngửa vợt thì bóng sẽ bật lênra ngoài, nên để khắc phục thì phải áp dụng cú (Flick), để tận dụng vẩy cổ tay tạo vòng cung đưa bóng qua bàn.
Hi VirusBNG,
Dù bạn đồng ý là like ý kiến của mình, nhưng mình nghĩ bạn nên sửa lại câu in đậm này cho hợp lý một chút. Lên diễn đàn mà "miễn bàn" thì ... lên làm gì?
Chúc ngày làm việc cuối năm vui vẻ.

Sori Bác cùng mọi người, cái câu ý là e hơi bức xúc với ku gì đưa những clip mà e có cả tá trong máy, và e đã xem đi xem lại cả chục lần trước đó, mà ku cậu vẫn bảo e tham khảo, hix hix
 

tuannc18081988

Thượng Sỹ
Đánh trên bàn cổ tay là chính...không có lườn đâu nhé....................cánh tay mà lao vào cổ tay cứng thì là cú đẩy chuội về góc thôi......tôn chỉ tiêu chí" Về sau ra trước lên trên".....
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh
"Lực phát ra từ cổ tay" và "Lực cổ tay" là hai khái niệm khác nhau rất bị hay nhầm lẫn.
1. Lực cổ tay: là lực do nhóm cơ ở cổ tay phát ra, nhiều người nghĩ rằng lực này cần thiết khi giật, nhất là BH và Flick. Tuy nhiên lực này rất bé. Thí nghiệm: Bạn thử lấy bàn tay trái nắm giữ cánh tay phải lại, ở đoạn nào cũng được từ khớp cùi chỏ đến khớp cổ tay, miễn làm sao để cánh tay trước không chuyển động. Rồi bạn cầm vợt và thử lắc vợt chỉ bằng cổ tay. Lúc đó bạn sẽ ngạc nhiên thấy ngay là lực cổ tay rất yếu, yếu đến ngạc nhiên. Thật ra chẳng có gì để ngạc nhiên cả, vì CỔ TAY HẦU NHƯ KHÔNG CÓ CƠ BẮP.
2. Lực phát ra từ cổ tay: là lực phát ra từ cổ tay theo nguyên tắc quất roi. Lực này rất lớn vì là cơ năng của tòan bộ thân phát ra. Em đã có bài viết về vấn đề này.
3. Vai trò của cổ tay: Cổ tay đóng vai trò chủ đạo trong việc điều khiển, chủ yếu đòi hỏi khéo léo, chính xác và cảm giác tốt
- Tạo ma sát,
- Chỉnh góc tiếp xúc với quỹ đạo bóng bay để đánh bóng được mỏng
- Chỉnh góc trả bóng để đối phó với xóay của đối phương để khỏi bung hoặc vào lưới
- Chỉnh hướng trả bóng để bóng đi qua phải hay trái, nhất là thay đổi vào giây cuối, kỹ thuật cực kỳ quan trọng để điều bóng, bẻ lưng đối phương.
- Chỉnh điểm rơi ngắn hay dài, quan trọng như trên
Như vậy là quá nhiều việc rồi cho cổ tay rồi, thêm nhiệm vụ tạo lực nữa thì quá khó đối với cổ tay. Chưa kể việc dùng lực cổ tay sẽ là ảnh hưởng trực tiếp đến các nhiệm vụ trên. Cổ tay phải tạo lực sẽ kém linh hoạt, kém cảm giác và mất độ chính xác.
Theo quan sát của em, những người đánh cổ tay nhiều chủ yếu đánh theo lối chọn điểm rơi, biến xóay... chứ không đánh mạnh mẽ được.
Tóm lại:
- Lực phát ra từ cổ tay theo kỹ thuật quất roi
- Không cố dùng cơ cổ tay tạo lực mà ảnh hưởng đến chất lượng cú đánh

Đây là bài viết chuẩn ! Các bạn chú ý nhé !
 

NTBB

Super Moderators
Mình xin giới thiệu một bài phân tích về cú The backhand flip from an initiated push / Hất bóng trên bàn từ khởi đầu của cú đẩy của VĐV Nhật Bản Kenta Matsudaira để các bạn đánh giá xem cú đánh này có dùng cổ tay không nhé.

Hất bóng trên bàn từ khởi đầu của cú đẩy

VĐV Nhật Bản Kenta Matsudaira là một trong những tài năng lớn của bóng bàn nam quốc tế. Tại thời điểm này (thời điểm mà tạp chí Butterfly đăng bài này - ND), anh ta dẫn đầu bảng danh sách xếp hạng U-18 thế giới. Trên bảng xếp hạng các cầu thủ nam, VĐV trẻ nhanh nhẹn này được xếp thứ 111. Các hình ảnh dưới đây cho thấy Kenta khi 15 tuổi và thể hiện tài năng phi thường của anh ấy. Anh ta chứng minh làm thế nào bạn có thể chuyển một cú đẩy bóng dự tính ban đầu một cách đột ngột thành một cú hất bóng trái tay trên bàn.

Kenta muốn đánh lừa đối thủ của mình với cú hất bóng trái tay này một cách có chủ ý - chúng ta nói đến đòn đánh nghi binh – hay đây là động tác đánh bóng độc đáo của Kenta với cú trái tay biến hóa mà đã được thảo luận bởi nhiều chuyên gia (Xem NOTTELMANN năm 2007, trang 29f). Mặc dù thế nào thì có 1 điều chắc chắn rằng động tác này là rất khó hiểu cho đối thủ ở phía bên kia bàn. Anh ta không thể phán đoán trước được cú hất trái tay này từ sớm. Thay vì là cú đẩy trái tay như anh ta nghĩ thì đột ngột anh ta phải đối mặt với một cú hất bóng trên bàn. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn cú hất trái tay của Kenta với khởi đầu là động tác của cú đẩy bóng.



Giai đoạn bắt đầu - hình 1-3:
Kenta đang chờ cú giao bóng của đối thủ của mình.Trên hình 1 chúng ta thấy rằng anh ta đã nhấc chân phải lên một chút để đưa nó về phía trước, đây là động tác hoàn toàn cần thiết khi trả một cú giao bóng ngắn. Chỉ ở vị trí này, anh ta mới có thể cúi phần thân trên của mình trên bàn và vươn dài cánh tay cầm vợt về phía trước để với tới quả bóng thả ngắn. Động tác này cũng không cho thấy là anh ta sẽ hất bóng hay đẩy bóng. Trên hình 2, Kenta đã đặt chân xuống phía trước. Lúc này anh ta có thể cúi thân trên của mình trên bàn để đánh vào bóng một cách hoàn hảo. Góc vợt vẫn được mở ra tại thời điểm này và một cú đẩy trái tay có thể được mong đợi. Vì thế chúng tôi nói động tác khởi đầu là của một cú đẩy.

Giai đoạn chính - hình 4:
Trên hình 3 và 4, chúng ta có thể nhìn thấy Kenta đang nhìn chắm chằm vào quả bóng. Đặc biệt với những cú giao bóng ngắn thì các VĐV giỏi có thể nhận biết bóng đó là xoáy gì nhờ vào cái nhãn ở trên trái bóng và có phản ứng thích hợp. Không có dấu hiệu gì là Kenta thay đổi chủ ý động tác của anh ta từ đẩy trái tay thành hất bóng trái tay hay động tác hất bóng trái tay của anh ta luôn bắt đầu với động tác của cú đẩy bóng. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta thấy một cú hất trái tay hoàn hảo. Hình 4 thể hiện Kenta ngay trước khi tiếp xúc với bóng. Cổ tay được bẻ góc và đưa về sau. Góc vợt hơi khép (nghiêng ra trước – ND).



Vung vợt ra trước và trở về vị trí cơ bản - hình 5-7:
So sánh giữa hình ảnh 4 và 5 cho thấy các chi tiết quan trọng khi chơi cú hất bóng trái tay: cổ tay lúc đầu được bẻ gập về phía sau và chĩa xuống dưới, sau đó được kéo về phía trước và lên trên với tốc độ rất nhanh. Khuỷu tay và cẳng tay cong khoảng 90 độ hỗ trợ chuyển động cổ tay bằng cách vươn dài về phía trước và lên. Đầu vợt vẫn còn chĩa xuống dưới trước khi tiếp xúc với quả bóng, chỉ hướng lên trên ở cuối động tác. Toàn bộ trọng lượng cơ thể của Kenta dồn trên chân phải ở phía trước (hình 5). Bây giờ anh đẩy ngược trở về đằng sau một cách nhanh chóng bằng chân phải của mình và chuyển trọng tâm cơ thể của mình về chân trái. Trên hình ảnh 7 Kenta đã trở lại sẵn sàng ở vị trí cơ bản.



Kết luận:
Hất bóng từ khởi đầu của một cú đẩy - áp dụng cho cả thuận tay và trái tay - có lợi thế lớn là đối thủ còn đang lưỡng lự trong khoảng thời gian dài là quả trả bóng nào (của đối phương – ND) được lựa chọn: đẩy hoặc hất trên bàn. Nhìn vào bản thân sự chuyển động thì động tác đẩy bóng là rất tự nhiên và đặc biệt bổ sung động tác cổ tay sẽ tăng thêm sự bất ngờ.

---------------------

Trong bài trên, nếu chúng ta chỉ cần quan sát vị trí và góc của cổ tay so với cẳng tay trong "công đoạn" hất bóng trên bàn (flik) - tức từ hình 4 sang hình 5 - thì rõ ràng không thể nói cổ tay là "ghim cứng" với cẳng tay. Đây là nhận xét của mình .
 
Last edited:

leqd

Đại Uý
Cú Flick BH không mạnh, chủ yếu là biến hóa và bất ngờ. Mình bổ sung thêm minh họa kỹ thuật dùng cổ tay để bẻ lưng và làm bất ngờ đối thủ mà mình học mãi vẫn chưa thông, giù thấy các cây vợt khác dùng rất nhiều
Gò phải - trái FH: http://tenisdemesa-didatico.com/html/videos/04-melhoramento/eng/03-rececao_servico/03.mp4
Gò phải - trái BH: http://tenisdemesa-didatico.com/html/videos/04-melhoramento/eng/03-rececao_servico/04.mp4
Gò - Flick FH: http://tenisdemesa-didatico.com/html/videos/04-melhoramento/eng/03-rececao_servico/01.mp4
Gò - Flick BH: http://tenisdemesa-didatico.com/html/videos/04-melhoramento/eng/03-rececao_servico/02.mp4 (Minh họa kỹ thuật như anh Út NTBB đã đăng ở bài trên, xin chuyển chú Út thành anh Út, vì đã có lần chiêm ngưỡng dung nhan)
Gò - Hất FH: http://tenisdemesa-didatico.com/html/videos/04-melhoramento/eng/03-rececao_servico/05.mp4
Gò - Hât BH: http://tenisdemesa-didatico.com/html/videos/04-melhoramento/eng/03-rececao_servico/06.mp4
Wang Liquin bẻ lưng đối Rye S Ming:
http://tenisdemesa-didatico.com/html/videos/04-melhoramento/eng/03-rececao_servico/07.mp4
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
NTBB xin giới thiệu thêm một bài phân tích của tạp chí Butterfly về cú đánh (xoáy lên) trái tay trên bàn :

ZHANG JIKE – Cú đánh xoáy lên trái tay trên bàn.

Zhang Jike hiện đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng thế giới và là một trong những tay vợt hay nhất của Trung Quốc (thời điểm tạp chí Butterfly đăng bài này - ND). Những VDV của hãng Butterfly đều biết và nể phục trước những cú tấn công đầy uy lực và chính xác của anh ấy. Đặc biệt, với cú đánh thuận tay từ phía trái tay, anh ta có thể tạo ra áp lực rất lớn từ mọi vị trí. Loạt hình ảnh dưới đây thể hiện cho chúng ta thấy một trong những điểm đặc biệt ấy về Zhang Jike: cú đánh xoáy lên tráy tay trên bàn. Zhang có khả năng giật những quả bóng ngắn hoặc trung bình trên bàn với cú đánh trái tay và giành thế chủ động. 3 loạt ảnh thể hiện động tác của anh ta từ phía phải (ảnh A1 – A7), từ phía trái (B1-B7), và từ phía trước (C1-C7). Sẽ rất dễ hiểu khi nhìn động tác cú đánh xoáy lên tráy tay từ 3 góc nhìn khác nhau đó.

Thu gọn vị trí cú đánh (A1-A3, B1-B3, C1-C3):
Zhang thu gọn vào vị trí bắt đầu song song (với cạnh bàn - ND) và hơi cúi phần thân trên chút ít trên bàn (A, B, C3). Đồng thời anh ta nâng khuỷu tay và đưa vợt lên trên mặt bàn. Góc vợt là rất nhỏ (khép vợt-ND) (A, B, C3). Như vậy sẽ thích hợp để bắt đầu động tác của cú đánh.



Xoay ra sau (A4, A5; B4, B5; C4, C5)

Zhang cong 2 đầu gối ngang nhau và thân trên ngả thêm nữa về phía trước. Đồng thời anh ta bắt đầu di chuyển vợt về phía sau và khuỷu tay về phía trước (A4, B4, C4). Trên hình A5, B5, C5 anh ta đã đạt được tư thế xoay về sau tối ưu của mình. Vợt lúc này ở trên bàn. Bằng cách xoay khuỷu tay và vai về phía trước, và đồng thời đưa vợt về phía sau, anh ta đã đạt được sức căng sẵn lý tưởng của các cơ vai và cánh tay. Điều quan trọng là hãy nhìn vào cổ tay. Trên hình A5, B5, C5 bạn có thể thấy rằng nó được xoay về phía sau với một góc cực đại cho nên các bắp thịt cánh tay ngoài có sức căng tối đa. Bạn hãy tưởng tượng đây giống như người bắn cung. Mũi tên được kéo về sau và điều đó tạo ra sức căng cực lớn trong cây cung mềm dẻo và sợi gân đàn hồi mà sẽ bật ra một cách mạnh mẽ tại thời điểm bặt bắn đi. Hình ảnh này (cây cung – ND) chính xác là đã xuất hiện trong khi thực hiện động tác cú đánh xoáy lên trái tay. Vị trí của cổ tay, cánh tay ngoài và vai, việc nâng thân người và 2 chân sẽ sinh ra sức căng tối đa cho các cơ bắp, sẽ tạo ra sự giải phóng dữ dội trong động tác đánh để có được tốc độ vợt tối đa tại thời điểm tiếp xúc vào bóng. Đặc biệt việc quyết định thời điểm trong cú đánh xoáy lên trái tay là cực kỳ khó vì việc sử dụng cổ tay có vai trò lớn hơn rất nhiều so với cú đánh xoáy lên thuận tay.



Động tác đánh (A6, B6, C6) và đà vung vợt (A7, B7, C7)

Zhang tiếp xúc vào bóng ở trên bàn với góc vợt hẹp. Rõ ràng rằng mọi bộ phận cánh tay và toàn bộ thân thể được dồn hết vào động tác của cú đánh nếu chúng ta so sánh các hình ảnh A, B, C từ 5 đến 7. Chúng ta có thể thấy rõ cách Zhang vươn người lên với xung lực cú đánh hướng về phía trước. Toàn bộ lực của cú đánh phóng ra như trong các hình A7, B7, C7. Vị trí vợt khi tiếp xúc bóng ở vị trí mà cổ tay vạch được nửa cung tròn của quỹ đạo chuyển động vợt. Các hình nhìn từ phía trước (C4 – C7) thể hiện rõ nét việc sử dụng tối đa phần cổ tay và nửa cung tròn của chuyển động của cú đánh, cũng như việc sử dụng cẳng tay ngoài.



Kết luận:

Zhang đã trình diễn cho chúng ta các tính chất quan trọng nhất của cú đánh bóng xoáy lên trái tay của một nhà vô địch. Khi đánh sớm trên bàn hoặc từ cự ly trung bình ở sau bàn thì các tính chất quan trọng vẫn tương tự: Sử dụng cổ tay, khuỷu tay và vai về phía trước, hỗ trợ thêm bởi thân người và chân. Tuỳ thuộc vào mục đích của cú đánh mà thay đổi tốc độ, điểm tiếp xúc bóng, độ dài của cú đánh cũng như hướng đánh và góc vợt. Điều đó dẫn đến những sự biến đổi khác nhau trong cú đánh xoáy lên trái tay và đó là sự áp dụng biến hóa.

Cú đánh sớm xoáy lên trên bàn cần phải được thực hiện một cách dứt khoát là một phần của kỹ thuật đánh bóng của một VĐV tấn công hiện đại, bởi vì nó sẽ giúp bạn có khả năng mở ra một trận đấu tích cực chống lại các đường bóng ngắn.

(Hết)

-----------------------

So sánh các hình A5, B5, C5 (thời điềm vợt xoay ra sau hết cỡ - chĩa thẳng vào bụng) với các hình A7, B7, C7 khi vợt vung ra hết cỡ khi kết thúc cú đánh thì rõ ràng không thể nói ZJ không dùng cổ tay. Vợt đã được xoay một cung tròn đến gần 270 độ với tốc độ cực cao để tạo xoáy cho bóng. Tất nhiên tốc độ đó còn được tạo ra bởi sự hỗ trợ tham gia của việc xoay cánh tay trong, cẳng tay, và việc vươn thân người lên trên và ra trước, nhưng nếu không có chuyển động "ngoáy" của cổ tay thì làm sao tạo ra cú đánh "kinh hoàng" như ZJ đã thể hiện ?!
 
Last edited:

bachikho

Đại Tá
Mình xin giới thiệu một bài phân tích về cú The backhand flip from an initiated push / Hất bóng trên bàn từ khởi đầu của cú đẩy của VĐV Nhật Bản Kenta Matsudaira để các bạn đánh giá xem cú đánh này có dùng cổ tay không nhé.

Hất bóng trên bàn từ khởi đầu của cú đẩy

VĐV Nhật Bản Kenta Matsudaira là một trong những tài năng lớn của bóng bàn nam quốc tế. Tại thời điểm này (thời điểm mà tạp chí Butterfly đăng bài này - ND), anh ta dẫn đầu bảng danh sách xếp hạng U-18 thế giới. Trên bảng xếp hạng các cầu thủ nam, VĐV trẻ nhanh nhẹn này được xếp thứ 111. Các hình ảnh dưới đây cho thấy Kenta khi 15 tuổi và thể hiện tài năng phi thường của anh ấy. Anh ta chứng minh làm thế nào bạn có thể chuyển một cú đẩy bóng dự tính ban đầu một cách đột ngột thành một cú hất bóng trái tay trên bàn.

Kenta muốn đánh lừa đối thủ của mình với cú hất bóng trái tay này một cách có chủ ý - chúng ta nói đến đòn đánh nghi binh – hay đây là động tác đánh bóng độc đáo của Kenta với cú trái tay biến hóa mà đã được thảo luận bởi nhiều chuyên gia (Xem NOTTELMANN năm 2007, trang 29f). Mặc dù thế nào thì có 1 điều chắc chắn rằng động tác này là rất khó hiểu cho đối thủ ở phía bên kia bàn. Anh ta không thể phán đoán trước được cú hất trái tay này từ sớm. Thay vì là cú đẩy trái tay như anh ta nghĩ thì đột ngột anh ta phải đối mặt với một cú hất bóng trên bàn. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn cú hất trái tay của Kenta với khởi đầu là động tác của cú đẩy bóng.



Giai đoạn bắt đầu - hình 1-3:
Kenta đang chờ cú giao bóng của đối thủ của mình.Trên hình 1 chúng ta thấy rằng anh ta đã nhấc chân phải lên một chút để đưa nó về phía trước, đây là động tác hoàn toàn cần thiết khi trả một cú giao bóng ngắn. Chỉ ở vị trí này, anh ta mới có thể cúi phần thân trên của mình trên bàn và vươn dài cánh tay cầm vợt về phía trước để với tới quả bóng thả ngắn. Động tác này cũng không cho thấy là anh ta sẽ hất bóng hay đẩy bóng. Trên hình 2, Kenta đã đặt chân xuống phía trước. Lúc này anh ta có thể cúi thân trên của mình trên bàn để đánh vào bóng một cách hoàn hảo. Góc vợt vẫn được mở ra tại thời điểm này và một cú đẩy trái tay có thể được mong đợi. Vì thế chúng tôi nói động tác khởi đầu là của một cú đẩy.

Giai đoạn chính - hình 4:
Trên hình 3 và 4, chúng ta có thể nhìn thấy Kenta đang nhìn chắm chằm vào quả bóng. Đặc biệt với những cú giao bóng ngắn thì các VĐV giỏi có thể nhận biết bóng đó là xoáy gì nhờ vào cái nhãn ở trên trái bóng và có phản ứng thích hợp. Không có dấu hiệu gì là Kenta thay đổi chủ ý động tác của anh ta từ đẩy trái tay thành hất bóng trái tay hay động tác hất bóng trái tay của anh ta luôn bắt đầu với động tác của cú đẩy bóng. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta thấy một cú hất trái tay hoàn hảo. Hình 4 thể hiện Kenta ngay trước khi tiếp xúc với bóng. Cổ tay được bẻ góc và đưa về sau. Góc vợt hơi khép (nghiêng ra trước – ND).



Vung vợt ra trước và trở về vị trí cơ bản - hình 5-7:
So sánh giữa hình ảnh 4 và 5 cho thấy các chi tiết quan trọng khi chơi cú hất bóng trái tay: cổ tay lúc đầu được bẻ gập về phía sau và chĩa xuống dưới, sau đó được kéo về phía trước và lên trên với tốc độ rất nhanh. Khuỷu tay và cẳng tay cong khoảng 90 độ hỗ trợ chuyển động cổ tay bằng cách vươn dài về phía trước và lên. Đầu vợt vẫn còn chĩa xuống dưới trước khi tiếp xúc với quả bóng, chỉ hướng lên trên ở cuối động tác. Toàn bộ trọng lượng cơ thể của Kenta dồn trên chân phải ở phía trước (hình 5). Bây giờ anh đẩy ngược trở về đằng sau một cách nhanh chóng bằng chân phải của mình và chuyển trọng tâm cơ thể của mình về chân trái. Trên hình ảnh 7 Kenta đã trở lại sẵn sàng ở vị trí cơ bản.



Kết luận:
Hất bóng từ khởi đầu của một cú đẩy - áp dụng cho cả thuận tay và trái tay - có lợi thế lớn là đối thủ còn đang lưỡng lự trong khoảng thời gian dài là quả trả bóng nào (của đối phương – ND) được lựa chọn: đẩy hoặc hất trên bàn. Nhìn vào bản thân sự chuyển động thì động tác đẩy bóng là rất tự nhiên và đặc biệt bổ sung động tác cổ tay sẽ tăng thêm sự bất ngờ.

---------------------

Trong bài trên, nếu chúng ta chỉ cần quan sát vị trí và góc của cổ tay so với cẳng tay trong "công đoạn" hất bóng trên bàn (flik) - tức từ hình 4 sang hình 5 - thì rõ ràng không thể nói cổ tay là "ghim cứng" với cẳng tay. Đây là nhận xét của mình .

cú hất BH này nó khác với cú flick đang bàn, cú hất BH này thì đúng như chủ thớt nói là động tác lật cẳng tay, chắc chủ thớt nhầm giữa 2 cú này rồi, cú flick thì chắc chắn hoàn toàn là xài cổ tay:

 

Bình luận từ Facebook

Top