Sai lầm trong kỹ thuật "vảy cổ tay trái"

VirusBNG

Trung Uý
Cú Flick BH không mạnh, chủ yếu là biến hóa và bất ngờ. Mình bổ sung thêm minh họa kỹ thuật dùng cổ tay để bẻ lưng và làm bất ngờ đối thủ mà mình học mãi vẫn chưa thông, giù thấy các cây vợt khác dùng rất nhiều
Gò phải - trái FH: http://tenisdemesa-didatico.com/html/videos/04-melhoramento/eng/03-rececao_servico/03.mp4
Gò phải - trái BH: http://tenisdemesa-didatico.com/html/videos/04-melhoramento/eng/03-rececao_servico/04.mp4
Gò - Flick FH: http://tenisdemesa-didatico.com/html/videos/04-melhoramento/eng/03-rececao_servico/01.mp4
Gò - Flick BH: http://tenisdemesa-didatico.com/html/videos/04-melhoramento/eng/03-rececao_servico/02.mp4 (Minh họa kỹ thuật như anh Út NTBB đã đăng ở bài trên, xin chuyển chú Út thành anh Út, vì đã có lần chiêm ngưỡng dung nhan)
Gò - Hất FH: http://tenisdemesa-didatico.com/html/videos/04-melhoramento/eng/03-rececao_servico/05.mp4
Gò - Hât BH: http://tenisdemesa-didatico.com/html/videos/04-melhoramento/eng/03-rececao_servico/06.mp4
Wang Liquin bẻ lưng đối Rye S Ming:
http://tenisdemesa-didatico.com/html/videos/04-melhoramento/eng/03-rececao_servico/07.mp4

Cái kỹ thuật bẻ lưng nhìn cứ tưởng chỉ nguyên bẻ. Nhưng thực tế vẫn là gia lực từ cánh tay.
Ko khác gì các cú flick thông thường, có điều lực cánh tay ko lớn. Các clip đều ko nhìn rõ kỹ thuật này, bác xem clip ở dưới nhé, từ 4'35'' trở đi sẽ thấy cú bẻ rất rõ ràng.

 

leqd

Đại Uý
....Trên hình A5, B5, C5 bạn có thể thấy rằng nó được xoay về phía sau với một góc cực đại cho nên các bắp thịt cánh tay ngoài có sức căng tối đa. Bạn hãy tưởng tượng đây giống như người bắn cung. Mũi tên được kéo về sau và điều đó tạo ra sức căng cực lớn trong cây cung mềm dẻo và sợi gân đàn hồi mà sẽ bật ra một cách mạnh mẽ tại thời điểm bặt bắn đi. Hình ảnh này (cây cung – ND) chính xác là đã xuất hiện trong khi thực hiện động tác cú đánh xoáy lên trái tay. Vị trí của cổ tay, cánh tay ngoài và vai, việc nâng thân người và 2 chân sẽ sinh ra sức căng tối đa cho các cơ bắp, sẽ tạo ra sự giải phóng dữ dội trong động tác đánh để có được tốc độ vợt tối đa tại thời điểm tiếp xúc vào bóng. Đặc biệt việc quyết định thời điểm trong cú đánh xoáy lên trái tay là cực kỳ khó vì việc sử dụng cổ tay có vai trò lớn hơn rất nhiều so với cú đánh xoáy lên thuận tay....!
Đây chính là điều mình múôn nói:
- Lực được bởi từ tòan bộ cơ thể và phát ra cổ tay, nguyên tắc quất roi
- Không phải lực do cơ của cổ tay tạo ra

Hihi, cuối năm mà ai cũng rảnh hết. Chúc mọi người đón tết vui vẻ.
 

VirusBNG

Trung Uý
cú hất BH này nó khác với cú flick đang bàn, cú hất BH này thì đúng như chủ thớt nói là động tác lật cẳng tay, chắc chủ thớt nhầm giữa 2 cú này rồi, cú flick thì chắc chắn hoàn toàn là xài cổ tay:
Em ko nhầm đâu Bác ơi, kỹ thuật flick vẫn là Cánh kéo Cổ, cổ cứng thì ít ma sát, cổ lỏng thì sẽ xuất hiện Lực Quán Tính = Lực Quất Roi, và nó thường chỉ đc thả lỏng lúc gần tiếp xúc bóng để cho cổ tay chuyển động theo lực quán tính.
Bác tưởng tượng như lúc ta đi xe máy, phanh kít 1 cái thì người có xu hướng lao về trước, Người đâu có tự sinh ra lực, mà do cái xe máy sinh ra đấy thôi. Người chính là cái cổ tay. Còn cái xe máy chính là cánh tay giữa. Lực tác dụng vào bóng chính là lực quán tính mà người lao ra phía trước.
 

linh729

Thượng Tá
Theo mình, giao lưu trao đổi "tinh hoa võ học" là việc rất hay. Tuy nhiên hình thức trao đổi thông qua văn bản chữ viết và minh họa bằng video của các cao thủ sẽ không truyền đạt hết được ý nghĩa, đặc biệt là khó nhận được sự đồng thuận từ nhiều phía.
Tốt nhất là làm 1 quả offline, anh em tụ tập 1 hôm để bàn riêng về cú Flick BH đồng thời giao lưu vài trận cho vui.
OFF ở Hà Nội, ai đồng ý thì vào đăng ký luôn nhóe!
 

Bạch Long

Thượng Sỹ
Cái kỹ thuật bẻ lưng nhìn cứ tưởng chỉ nguyên bẻ. Nhưng thực tế vẫn là gia lực từ cánh tay.
Ko khác gì các cú flick thông thường, có điều lực cánh tay ko lớn. Các clip đều ko nhìn rõ kỹ thuật này, bác xem clip ở dưới nhé, từ 4'35'' trở đi sẽ thấy cú bẻ rất rõ ràng.

Quả này chỉ áp dụng với bóng xoáy lên hoặc ít xoáy thôi anh.
Nó giống như quả bạt bóng trên bàn nhưng vẫn có lực cổ tay trong đó vì không lấy đà sâu được và biên độ rất ngắn k thể chỉ dùng mỗi cánh tay ngoài được. Thường thì cú đánh ntn bóng ít xoáy, hơi chuội chứ k xoáy ngang - lồng lộn như cú flick xoáy kia.

Thêm quả FH Flick - quả này như kiểu bạt bóng nhanh trong bàn.
xem tại 2:38
 
Last edited:

8xOnline

Trung Uý
Cổ tay vẫn là lực tác động cuối cùng trong cú đánh, không có cổ tay em nghĩ sẽ chẳng nên cơm cháo gì với cú này đâu...
 

NTBB

Super Moderators
NTBB xin giới thiệu thêm phần nói về cú Fiick được định nghĩa và hướng dẫn trong tài liệu Table tennis Coaching Wiki của web "TableTennisDB" để các bạn tham khảo.

I.9 Flip/Flick

Overview
The flip or flick is a quick stroke performed on short balls near the net. It uses mostly the wrist and forearm, and produces a fast ball with moderate to little topspin. It is a critical stroke for the short game and allows you to control the rally by placing a quick ball in a good location against your opponent or even finishing the point.

Tips for the Flip Stroke

- Step in with the right foot.
Your right foot should step in deep under the table to be in proper position.
- Hit at the top of the bounce.
Make contact when the ball is at its highest height.
- Aim at the opponent's elbow or an open area.
Choose a location that gives you an advantage, which is at the opponent's crossover point (elbow) or at the extreme angles to the sides.
- Try to maximize speed while maintaining control.
The flip is the most useful when fast, with just enough topspin to make the ball arc down toward the table instead of missing long. Aim for speed, not spin.

I.9 Vụt nhẹ / Hất bóng trên bàn


Tổng quan

Vụt nhẹ hay Hất bóng trên bàn là cú đánh nhanh được thực hiện trên những quả bóng ngắn gần lưới. Cú đánh này thường dùng cổ tay và cẳng tay (cánh tay ngoài – ND), và tạo ra một đường bóng nhanh có một ít xoáy lên với mức độ vừa phải. Đây là cú đánh quyết định của lối chơi ngắn và cho phép bạn kiểm soát loạt đánh qua lại bằng việc đặt bóng nhanh vào vị trí tốt để đối phó với đối phương của bạn hoặc thậm chí có thể kết thúc điểm.

Một số lời khuyên đối với cú hất bóng trên bàn.

- Bước vào với chân phải
Chân phải của bạn cần phải bước sâu vào dưới bàn để có một vị trí thích hợp.
- Đánh vào bóng tại điểm cao nhất của cú nảy lên.
Tiếp xúc bóng khi nó nảy lên điểm cao nhất.
- Nhắm vào khuỷu tay hoặc khu vực trống trải.
Chọn vị trí mà nó sẽ cho bạn lợi thế, đó là khuỷu tay hoặc tại các góc xa ở các cạnh bên (của bàn – ND).
- Cố gắng đạt được tốc độ tối đa mà vẫn duy trì được sự kiểm soát bóng
Cú hất trên bàn sẽ hữu ích nhất khi nó được đánh nhanh, với xoáy lên vừa đủ để tạo cho bóng cong vòng xuống mặt bàn. Hãy tập trung vào tốc độ, chứ không phải xoáy.

Và dưới đây là video mà tài liệu đó đưa ra làm minh họa.

http://www.alphatabletennis.com/clips/12-08.html
 

Duc_NM

Đại Tá
Cầm tay trái nắm chặt cẳng tay và thử vẩy vợt thì thấy vợt chuyển động không có lực mấy, tương tự giữ cứng cổ tay mà chỉ xoay khuỷu tay thì cũng thấy vợt chuyển động cũng không có lực. Để lỏng cả cổ tay và cánh tay thì vợt có thể tạo tiếng VÚT VÚT trong không khí => phải kết hợp cả cổ tay và cánh tay để tạo ra một cú đánh chất lượng.
 

iso9000

Thượng Tá
Chào các Bác !!!
Sau nhiều ngày nghiên cứu kỹ thuật "vảy cổ tay trái" em đã phát hiện ra 1 sai lầm lớn trong kỹ thuật này, khiến nhiều người hiểu sai nên ko thể thực hiện đc cú "Flick Backhand" !
Đó chính là cái Tên khi đc dịch ra tiếng việt "Vảy cổ tay".
Thực tế trong động tác này Cổ Tay ko hề đc Vảy mà nó đc ghim cứng với cánh tay, hay nói dễ hiểu hơn "Cổ Đi Theo Cánh". Kỹ thuật này của Trung Quốc và Châu Âu đều giống nhau, ko có chuyện "Cánh đi theo Cổ" như hiểu lầm của 1 số người (bao gồm cả em).

Nếu các Bác để ý, cú giật phải thì sẽ thấy "cái cổ tay hơi cong cong" để lấy đà cho cánh tay giữa, giống như Flick BH, chứ ko phải để Vảy nhé...
http://bongban.org/threads/mot-so-bai-tap-voi-thanh-vien-doi-tuyen-bong-ban-trung-quoc.7214/
Bác vào đây down clip trả giao bóng trái tay về nghiên cứu lại xem thế nào, em dùng thử thì quả được quả không. Nhưng trong clip hướng dẫn là cánh theo cổ mà chính xác là lực xuất phát từ ngón tay, thế mới lạ.
 

hermesqn

Trung Uý
Em khẳng định là buộc phải có cổ tay mới tạo xoáy đc cho cú flick nhé, nếu ko bóng xoáy xuống flick khó qua lưới lắm. Em nghĩ anh virusBNG chưa biết cách sử dụng cổ tay thôi :). Em thực hiện cú này khá thành công đối với một số loại xoáy và điểm rơi mà mình đoán trước đc mới dám khẳng định :)
 

8xOnline

Trung Uý
Em thấy tiêu đề của bác chủ chưa chuẩn lắm. Mới đầu tưởng như có cao thủ nào chỉ giáo, nhưng hai chữ "Sai Lầm" có lẽ bác chủ giữ lại thôi.
Em phục bác rất chịu nghiên cứu, rất nhiều cú quả đã được bác chủ đọc tên tiếng Việt lẫn tiếng Anh rất chuẩn, nhưng cách quan sát và cảm nhận thì còn non lắm... Một khi đã theo đuổi trường phái tấn công hiên đại thì những cú đánh trên bàn KHÔNG THỂ KHÔNG CÓ CỔ TAY.(Có thể cú Forehand Flip không dùng cổ tay, nhưng lực khá yếu, góc đánh vào bàn rộng thì ăn tiếp cú giật của đối phương, còn góc đánh vào bàn hẹp thì lực khá yếu, xác suất vào bàn không cao)
 

VirusBNG

Trung Uý
Ko biết a virusBNG có thể quay clip thị phạm quả flick ko cần cổ tay cho mọi người xem đc ko nhỉ :)

Bạn nên đọc hết topic nhé, hehe. Chú ý bài của Bác leqd ở cuối trang 1, đó cũng chính là ý kiến của mình.
Bạn đọc xong rồi còn tranh luận gì thì chúng ta tiếp tục ;)
 

VirusBNG

Trung Uý
Em thấy tiêu đề của bác chủ chưa chuẩn lắm. Mới đầu tưởng như có cao thủ nào chỉ giáo, nhưng hai chữ "Sai Lầm" có lẽ bác chủ giữ lại thôi.
Em phục bác rất chịu nghiên cứu, rất nhiều cú quả đã được bác chủ đọc tên tiếng Việt lẫn tiếng Anh rất chuẩn, nhưng cách quan sát và cảm nhận thì còn non lắm... Một khi đã theo đuổi trường phái tấn công hiên đại thì những cú đánh trên bàn KHÔNG THỂ KHÔNG CÓ CỔ TAY.(Có thể cú Forehand Flip không dùng cổ tay, nhưng lực khá yếu, góc đánh vào bàn rộng thì ăn tiếp cú giật của đối phương, còn góc đánh vào bàn hẹp thì lực khá yếu)

Đánh bóng trên bàn hoàn toàn có thể ko cần dùng cổ tay, bất kể loại xóay nào. Chỉ cần bắt đc ở thời điểm bóng lên cận điểm cao nhất là ok hết.
Trong 1 số trường hợp muốn có 1 cú skill, có thể dùng lực Quất Roi làm cổ tay chuyển động, chứ ko phải nó đc "Vảy".
 

hermesqn

Trung Uý
Đánh bóng trên bàn hoàn toàn có thể ko cần dùng cổ tay, bất kể loại xóay nào. Chỉ cần bắt đc ở thời điểm bóng lên cận điểm cao nhất là ok hết.
Trong 1 số trường hợp muốn có 1 cú skill, có thể dùng lực Quất Roi làm cổ tay chuyển động, chứ ko phải nó đc "Vảy".
Bác làm cái video cho ae thị phạm thử xem lào :D;)
 

8xOnline

Trung Uý
Đánh bóng trên bàn hoàn toàn có thể ko cần dùng cổ tay, bất kể loại xóay nào. Chỉ cần bắt đc ở thời điểm bóng lên cận điểm cao nhất là ok hết.
Trong 1 số trường hợp muốn có 1 cú skill, có thể dùng lực Quất Roi làm cổ tay chuyển động, chứ ko phải nó đc "Vảy".
Hoàn toàn đúng, nhưng làm sao đủ lực, đủ độ xoáy cho đối phương bị động để đánh quả tiếp theo, chứ đưa sang bóng chậm như rùa bò và hiền như cục đất thì bác sẽ ăn một cú "tát yêu" và đi nhặt bóng ngay bác ạ.
Em cũng muốn xem Clip bác thực hiện cú này như nào để học hỏi đây...
 

8xOnline

Trung Uý
Đánh bóng trên bàn hoàn toàn có thể ko cần dùng cổ tay, bất kể loại xóay nào. Chỉ cần bắt đc ở thời điểm bóng lên cận điểm cao nhất là ok hết.
Trong 1 số trường hợp muốn có 1 cú skill, có thể dùng lực Quất Roi làm cổ tay chuyển động, chứ ko phải nó đc "Vảy".
Xin mạn phép hỏi bác một câu của Nam Cường rằng: Đánh bóng trên bàn, lực quất roi từ đâu mà ra?
 

Bình luận từ Facebook

Top