NTBB xin giới thiệu thêm một bài phân tích của tạp chí Butterfly về cú đánh (xoáy lên) trái tay trên bàn :
ZHANG JIKE – Cú đánh xoáy lên trái tay trên bàn.
Zhang Jike hiện đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng thế giới và là một trong những tay vợt hay nhất của Trung Quốc (thời điểm tạp chí Butterfly đăng bài này - ND). Những VDV của hãng Butterfly đều biết và nể phục trước những cú tấn công đầy uy lực và chính xác của anh ấy. Đặc biệt, với cú đánh thuận tay từ phía trái tay, anh ta có thể tạo ra áp lực rất lớn từ mọi vị trí. Loạt hình ảnh dưới đây thể hiện cho chúng ta thấy một trong những điểm đặc biệt ấy về Zhang Jike: cú đánh xoáy lên tráy tay trên bàn. Zhang có khả năng giật những quả bóng ngắn hoặc trung bình trên bàn với cú đánh trái tay và giành thế chủ động. 3 loạt ảnh thể hiện động tác của anh ta từ phía phải (ảnh A1 – A7), từ phía trái (B1-B7), và từ phía trước (C1-C7). Sẽ rất dễ hiểu khi nhìn động tác cú đánh xoáy lên tráy tay từ 3 góc nhìn khác nhau đó.
Thu gọn vị trí cú đánh (A1-A3, B1-B3, C1-C3):
Zhang thu gọn vào vị trí bắt đầu song song (với cạnh bàn - ND) và hơi cúi phần thân trên chút ít trên bàn (A, B, C3). Đồng thời anh ta nâng khuỷu tay và đưa vợt lên trên mặt bàn. Góc vợt là rất nhỏ (khép vợt-ND) (A, B, C3). Như vậy sẽ thích hợp để bắt đầu động tác của cú đánh.
Xoay ra sau (A4, A5; B4, B5; C4, C5)
Zhang cong 2 đầu gối ngang nhau và thân trên ngả thêm nữa về phía trước. Đồng thời anh ta bắt đầu di chuyển vợt về phía sau và khuỷu tay về phía trước (A4, B4, C4). Trên hình A5, B5, C5 anh ta đã đạt được tư thế xoay về sau tối ưu của mình. Vợt lúc này ở trên bàn. Bằng cách xoay khuỷu tay và vai về phía trước, và đồng thời đưa vợt về phía sau, anh ta đã đạt được sức căng sẵn lý tưởng của các cơ vai và cánh tay. Điều
quan trọng là hãy nhìn vào
cổ tay. Trên hình A5, B5, C5 bạn có thể thấy rằng nó được xoay về phía sau với một góc cực đại cho nên các bắp thịt cánh tay ngoài có sức căng tối đa. Bạn hãy tưởng tượng đây giống như người bắn cung. Mũi tên được kéo về sau và điều đó tạo ra sức căng cực lớn trong cây cung mềm dẻo và sợi gân đàn hồi mà sẽ bật ra một cách mạnh mẽ tại thời điểm bặt bắn đi. Hình ảnh này (cây cung – ND) chính xác là đã xuất hiện trong khi thực hiện động tác cú đánh xoáy lên trái tay. Vị trí của cổ tay, cánh tay ngoài và vai, việc nâng thân người và 2 chân sẽ sinh ra sức căng tối đa cho các cơ bắp, sẽ tạo ra sự giải phóng dữ dội trong động tác đánh để có được tốc độ vợt tối đa tại thời điểm tiếp xúc vào bóng. Đặc biệt việc quyết định thời điểm trong cú đánh xoáy lên trái tay là cực kỳ khó vì
việc sử dụng cổ tay có vai trò lớn hơn rất nhiều so với cú đánh xoáy lên thuận tay.
Động tác đánh (A6, B6, C6) và đà vung vợt (A7, B7, C7)
Zhang tiếp xúc vào bóng ở trên bàn với góc vợt hẹp. Rõ ràng rằng mọi bộ phận cánh tay và toàn bộ thân thể được dồn hết vào động tác của cú đánh nếu chúng ta so sánh các hình ảnh A, B, C từ 5 đến 7. Chúng ta có thể thấy rõ cách Zhang vươn người lên với xung lực cú đánh hướng về phía trước. Toàn bộ lực của cú đánh phóng ra như trong các hình A7, B7, C7. Vị trí vợt khi tiếp xúc bóng ở vị trí mà
cổ tay vạch được nửa cung tròn của quỹ đạo chuyển động vợt.
Các hình nhìn từ phía trước (C4 – C7) thể hiện rõ nét việc sử dụng tối đa phần cổ tay và nửa cung tròn của chuyển động của cú đánh, cũng như việc sử dụng cẳng tay ngoài.
Kết luận:
Zhang đã trình diễn cho chúng ta các tính chất quan trọng nhất của
cú đánh bóng xoáy lên trái tay của một nhà vô địch. Khi đánh sớm trên bàn hoặc từ cự ly trung bình ở sau bàn thì các tính chất quan trọng vẫn tương tự:
Sử dụng cổ tay, khuỷu tay và vai về phía trước, hỗ trợ thêm bởi thân người và chân. Tuỳ thuộc vào mục đích của cú đánh mà thay đổi tốc độ, điểm tiếp xúc bóng, độ dài của cú đánh cũng như hướng đánh và góc vợt. Điều đó dẫn đến những sự biến đổi khác nhau trong cú đánh xoáy lên trái tay và đó là sự áp dụng biến hóa.
Cú đánh sớm xoáy lên trên bàn cần phải được thực hiện một cách dứt khoát là một phần của kỹ thuật đánh bóng của một VĐV tấn công hiện đại, bởi vì nó sẽ giúp bạn có khả năng mở ra một trận đấu tích cực chống lại các đường bóng ngắn.
(Hết)
-----------------------
So sánh các hình A5, B5, C5 (thời điềm vợt xoay ra sau hết cỡ - chĩa thẳng vào bụng) với các hình A7, B7, C7 khi vợt vung ra hết cỡ khi kết thúc cú đánh thì rõ ràng không thể nói ZJ không dùng cổ tay. Vợt đã được xoay một cung tròn đến gần 270 độ với tốc độ cực cao để tạo xoáy cho bóng. Tất nhiên tốc độ đó còn được tạo ra bởi sự hỗ trợ tham gia của việc xoay cánh tay trong, cẳng tay, và việc vươn thân người lên trên và ra trước, nhưng nếu không có chuyển động "ngoáy" của cổ tay thì làm sao tạo ra cú đánh "kinh hoàng" như ZJ đã thể hiện ?!