NHÂN KỶ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH BÁC HỒ XIN POST HÌNH CỦA BÁC VỚI QUÊ HƯƠNG

Nghé Ọ

Thượng Tá
Tôi là người cộng sản như thế này này!


Bác Hồ của chúng ta, từ sau khi bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba tại Đại hội Tua Đảng Xã hội Pháp đêm 30/12/1920, thì cũng từ giờ phút ấy, Người trở thành người cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đồng thời cũng là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.



Từ người yêu nước trở thành người cộng sản, như Người đã nói rõ, là do trải qua thực tế đấu tranh và nghiên cứu lý luận, Người đã hiểu được rằng “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Trong gần 50 năm mang danh hiệu người cộng sản, khi thuận lợi, lúc khó khăn, dù khi chỉ là một người thợ ảnh bình thường hay đã trở thành vị Chủ tịch nước đầy uy tín và danh vọng, ở buổi cách mạng thắng lợi dòn dã hay khi bị kẻ thù dồn dập phản kích, lúc nào Bác Hồ của chúng ta cũng tỏ ra là một người cộng sản kiên định, thủy chung, nghĩa khí, thắng không kiêu, bại không nản, vô cùng khiêm tốn nhưng cũng rất mực tự hào về danh hiệu người cộng sản của mình.

Đã có thời, có người nhấn mạnh quá đáng phẩm chất siêu việt của người cộng sản, cho rằng đó là những người có một tính chất đặc biệt riêng… được cấu tạo bằng một chất liệu đặc biệt riêng. Không biết đó có phải một trong những nguyên nhân đẻ ra cái gọi là “thói kiêu ngạo cộng sản” hay không?

Có điều chắc chắn rằng Bác Hồ của chúng ta không tán thành cách nói thậm xưng đó, nhất là vào khi Đảng cầm quyền, vào lúc cách mạng đang thuận lợi. Người nói “Đảng viên chúng ta là những người rất tầm thường, vì chúng ta đều là con của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động… thế thôi. Chính vì chúng ta rất tầm thường nên Đảng ta rất vĩ đại”.

Người đã từng nói nhiều lần: Người cộng sản cũng là con người, nên có ưu, có khuyết, có tốt, có xấu.

“Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”. “Cũng như những người hàng ngày lội bùn mà trên mình họ có hơi bùn, vết bùn… Cần phải tắm rửa lâu mới sạch”. Vì vậy người dạy: Không phải khắc lên trán hai chữ “cộng sản” là được nhân dân tín nhiệm đâu; phải khiêm tốn, không hiếu danh, không kiêu ngạo, phải nhớ mình vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân.

Bác Hồ của chúng ta, trong cuộc đời hoạt động cách mạng đi Âu về Á, đã từng giáp mặt với bao gian khổ, khó khăn (hai lần ngồi tù: 1931-1933 và 1942-1943); đã từng lãnh án tử hình vắng mặt (năm 1929); nhưng vì tin vào lý tưởng, tin vào nhân dân, tin ở chính mình, nên khi nào Người cũng ung dung, tự tại, luôn thể hiện nhân cách cao đẹp của người cộng sản.

Năm 1931, khi Người bị giam trong nhà ngục Vic-to-ri-a của đế quốc Anh tại Hồng Kông hoặc bị bệnh phải đưa vào nhà thương, nhiều “ông, bà” người Anh có quyền thế và cả một số nhân viên người Trung Quốc đã rủ nhau đến xem, ý chừng họ muốn thấy mặt mũi “lạ lùng” của một người cộng sản! Cuối cùng, họ đã bắt gặp một nhân cách lớn mà họ rất khâm phục và sẵn lòng giúp đỡ từ đó.

Năm 1944, tại Liễu Châu (Trung Quốc), tuy Người được ra khỏi ngục Quốc dân Đảng, nhưng vẫn bị quản thúc vì họ biết Người là lãnh tụ cộng sản, không muốn thả cho về nước, Bác Hồ nói thẳng với Trương Phát Khuê: “Tôi là người cộng sản nhưng điều mà tôi quan tâm hiện nay là độc lập và tự do của nước Việt Nam”. Chính lòng yêu nước đức độ và tài trí của Bác Hồ đã làm cho Trương cảm phục, trả lại tự do và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Người trở về Việt Nam.

Năm 1946, ở Pa-ri, trong một cuộc họp báo, một nhà báo Pháp muốn làm giảm thiện cảm của người Pháp không ưa cộng sản đối với Bác, bằng cách đưa ra một câu hỏi:

- Thưa Chủ tịch, Ngài có phải là cộng sản không?

Bác Hồ của chúng ta liền đi đến lẵng hoa để trên bàn, vừa rút ra từng bông tặng mỗi người, vừa vui vẻ nói:

- Tôi là người cộng sản như thế này này!
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm tuyển chọn, đào tạo cán bộ viên chức Nhà nước


Vấn đề cốt yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH, công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta là một cuộc cách mạng mang tính toàn diện bao gồm 3 lĩnh vực:...



Vấn đề cốt yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH, công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta là một cuộc cách mạng mang tính toàn diện bao gồm 3 lĩnh vực: Chính trị tư tưởng, Cơ cấu kinh tế, Văn hóa xã hội. Nhưng muốn xây dựng thành công CNXH thì trước hết phải hoàn thiện được yếu tố chủ đạo là tư tưởng và con người XHCN, trong đó người cán bộ rất quan trọng bởi: "Con người XHCN là con người có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng".

Xác định được vị trí và vai trò của cán bộ là tiền vốn của đoàn thể - cái gốc của mọi công việc nên Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ mẫu mực phải có đức có tài lấy Đức là chính, phải khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, xa rời quần chúng, hống hách kiểu quan cách mạng, quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm dẫn đến chia rẽ, cục bộ địa phương và kết quả tất yếu là hỏng việc. Tư tưởng về cán bộ của Người bao gồm một hệ thống nhằm hoàn thiện và nâng cao những phẩm chất tốt đẹp của cán bộ, đảng viên, thể hiện sinh động sự phát triển tất yếu của con người mới XHCN. Những tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ công chức Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:

1) Phải trung thành với Tổ quốc với cách mạng, chế độ XHCN.

2) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi.

3) Phải có mối liên hệ mật thiết với mọi người xung quanh.

4) Dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn. Thất bại không hoang mang, tự ti.

Thắng lợi không kiêu ngạo, tự mãn. Khi nước ta vừa giành dược độc lập, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã kêu gọi chọn nhân tài kiến quốc: "Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”. Ngay sau cuộc tổng tuyển cử. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục quan tâm đến việc lựa chọn người tài giỏi ra giúp dân, giúp nước và lưu ý đến việc chọn lựa cán bộ công chức có đủ tiêu chuẩn vào làm việc trong các cơ quan, bộ máy hành chính Nhà nước. Các kỳ thi tuyển công chức vào mọi ngạch, bậc của nền hành chính quốc gia đã được thực thi theo quy định chung. Sắc lệnh số 188 năm 1948 và số 76 năm 1950 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành đã nêu cụ thể các môn thi vào biên chế Nhà nước như sau:

Lĩnh vực chính trị: Thi các môn đại cương về hiến pháp và cách tổ chức chính quyền các nước, về địa vị của nước Việt Nam ở Đông Nam Châu Á và thế giới.

Lĩnh vực pháp luật: Thi môn hiểu biết về chính thể cộng hòa dân chủ Việt Nam, về chế độ bầu cử, về tổ chức Nghị viện theo hiến pháp năm 1946, về tổ chức hành pháp, tư pháp, kiểm soát ngân sách, chính sách thuế

Lĩnh vực địa lý: Thi các môn nói về địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế, xã hội của Việt Nam như: địa thế núi sông, cao nguyên, bình nguyên, bờ biển, thảo mộc, khí hậu, dân số, canh nông lâm sản, thi hiểu biết địa lý các nước lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ....

Lĩnh vực lịch sử: Thi những kiến thức hiểu biết về triều đình nhà Nguyễn, về sự xâm lược của Pháp và sự thành lập của chế độ cai trị của Pháp ở Việt Nam và Đông Dương, hiểu biết về những phong trào xã hội, tư tưởng và học thuật ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, sự thành lập nước Việt Nam DCCH, về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược...

Thi ngoại ngữ: Cho phép tình nguyện dịch một bài tiếng Anh ở trình độ trung học chuyên ngành, dịch một bài tiếng Hoa ở trình độ trung học chuyên khoa, viết một bức thư bằng tiếng Pháp.

Vào thời kỳ cả dân tộc ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gay go và quyết liệt nên chương trình thi tuyển này chưa ứng dụng được nhiều nhưng ý nghĩa của nó rất quan trọng đối với sự phát triển và hoàn thiện cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay và tại thời điểm đất nước ta đang thực hiện công cuộc cải cách hành chính triệt để, thì chương trình thi tuyển này có thể đưa vào vận dụng tùy đối tượng và ngành cụ thế, đảm bảo đúng yêu cầu phù hợp với con người và công việc. Thực tế giữa khuynh hướng thị trường hóa nhiều thành phần kinh tế, không ít cán bộ công chức vẫn còn suy nghĩ lạc hậu rằng cứ bám vào Nhà nước hưởng lương công chức, đến khi về hưu lại hưởng tiếp chế độ dưỡng lão đến cuối đời. Vì tư duy bao cấp ỉ lại như thế cho nên trong rất nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp, người làm thì ít người chơi thì nhiều hoặc có làm cũng không có hiệu quả, lãng phí thời gian tiền của của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nghiêm khắc phê phán những mục đích, phương pháp học tập sai lệch, những kiểu lý luận sách vở quanh co, bao biện, hoàn toàn xa rời thực tế, càng không nên học vì những ý định tầm thường như thế để lấy danh hiệu, để trang sức, để đem lòe thiên hạ hoặc tạo cho mình một cái vốn liếng cá nhân sau này đợi cơ hội đưa ra mặc cả với tổ chức với cơ quan đoàn thể. Những cán bộ công chức mang trong đầu quan niệm sai trái về học tập nâng cao tri thức kiểu ấy hoàn toàn sa vào chủ nghĩa cá nhân là: "Việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể miễn là mình béo mặc thiên hạ gầy. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, lãng phí tham ô...".

Vì vậy để phục vụ cho sự phát triển chung của toàn xã hội, các cơ quan hành chính sự nghiệp phải nhanh chóng kiện toàn tổ chức, chuẩn hóa cán bộ, cốt tinh chứ không cốt nhiều. Một người cán bộ công chức hiện đại cần đáp ứng những yêu cầu tối thiểu như sau:

- Trung thành với sự nghiệp xây dựng và đổi mới của đất nước, quyết tâm phấn đấu cho một xã hội công bằng - dân chủ - văn minh, đặc biệt cảnh giác với những chiêu bài chính trị phản động và diễn biến hòa bình trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng.

- Nắm vững những chủ trương chính sách mới nhất của Đảng và Nhà nước, những bộ luật văn bản chỉ thị trong lĩnh vực văn hóa - thông tin - báo chí.

- Cần phải có kiến thức nhất định về vị trí vai trò, uy tín và quá trình phát triển của nước ta trong khu vực và trên trường quốc tế. Đặc biệt là phải thuộc hến trình lịch sử dân tộc, củng cố lòng tự hào dân tộc và có thể tìm hiểu thêm một số quốc gia láng giềng có quan hệ mật thiết với nước ta về vị trí địa lý và truyền thống hữu nghị.

- Trong lĩnh vực chuyên môn hẹp phải thật sự giỏi và chắc chắn. Không ngừng học hỏi vươn lên, làm chủ công việc và đạt hiệu quả cao.

- Phải có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp, luôn luôn nhiệt tình mình vì mọi người, mọi người vì mình.

Trong thời đại cách mạng khoa học thông tin thay đổi từng ngày, từng giờ thì người cán bộ viên chức muốn vững vàng, tự tin giải quyết được công việc cần phải học thêm ngoại ngữ và tin học để tăng hiệu quả công tác giảm lãng phí thời gian và thay đổi công việc một cách văn minh hơn, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế của nước ta.

Dựa trên những tiêu chuẩn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra cho cán bộ viên chức, nhằm đáp ứng tết nhu cầu công tác cũng như góp phần vào quy trình cải cách hành chính mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện, mỗi cán bộ viên chức cần phải cố gắng phấn đấu vươn lên, luôn ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: "Bất kỳ ở hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn hóa, tri thức và chính trị của mình. Luôn luôn giữ gìn kỷ luật. Luôn luôn xứng đáng là một người cán bộ, một người Đảng viên".
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Chiếc rễ đa tròn


Một buổi sớm, như thường lệ Bác tập thể dục rồi đi dạo trong vườn. Đến một gốc đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo trên mặt cỏ. Đêm qua trời mưa bão chắc nó bị đánh rớt xuống. Bác đứng tần ngần một lát rồi quay lại bảo đồng chí phục vụ đi theo:



- Đừng vứt nó đi. Chú đem cuộn nó lại và giâm cho nó mọc tiếp.

Đồng chí phục vụ vâng lời, xới đám đất nhỏ và chôn chân nó xuống, nhưng Bác bảo:

- Không, chú nên làm thế này.

Bác vừa nói vừa cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn. Đồng chí phục vụ làm theo sự hướng dẫn của Bác: cuộn tròn chiếc rễ lại và buộc cho nó tựa vào hai cái cọc…

Đồng chí phục vụ thắc mắc hỏi Bác:

- Thưa Bác, làm thế này để làm gì ạ?

Bác khẽ cười, gật gật đầu:

- Rồi chú khắc biết.

Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bám rễ và phát triển rất tốt. Và có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia.

Lúc bấy giờ ai nấy mới chợt nhớ đến lời của Bác: “Rồi chú khắc biết”. Thì ra Bác của chúng ta chẳng những rất yêu các cháu thiếu nhi mà cũng rất hiểu thiếu nhi.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Câu chuyện về ba chiếc ba lô




Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.

Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba-lô rồi, Bác còn hỏi thêm:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ.

Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.

- Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?

Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Bác hát bài anh hùng xưa nay




... Một buổi chiều chụp ảnh. Trong ảnh rõ ràng hai thế hệ. Các cụ ngồi ngay ngắn. Đằng sau là các bộ trưởng, mỗi người một vẻ:

Chụp xong Cụ Hồ nắm lấy cánh tay tôi:

- Tối hôm nay cụ tổ chức lửa trại nhé.

Mấy ông già với mấy ông trẻ đầy lo nghĩ, lửa trại vui được khó quá.

- Cứ vui đấy!

Bỗng một ý nghĩ thoáng qua, tôi thưa:

- Cụ lệnh tổ chức, tôi xin làm. Nhưng thưa Cụ, ở lửa trại thì người giữ lửa có quyền to lắm, ai cũng phải nghe đấy.

- Nhất định thế!

Bọn chúng tôi vẫn có cái thói cứ hay “chọc” Cụ một cách kính mến, không dám làm Cụ bí, vì Cụ có bí bao giờ đâu, nhưng để xem Cụ đối phó thế nào, rồi ngồi cười cùng nhau, lý thú về cách trả lời của Cụ, Cụ cũng hiểu thế và mỉm cười.

Mọi người đã ngồi quanh đống lửa. Tôi châm lửa và tuyên bố:

- Thi hành quyền lực của trùm trại, tôi đề nghị Cụ Chủ tịch hát mở đầu cuộc vui.

Mọi người nhìn cả về phía Cụ. Cụ nhẹ nhàng đứng dậy, vừa đi quanh vừa hát bài hát hướng đạo về Đinh Bộ Lĩnh:

Anh hùng xưa nhớ hồi là hồi niên thiếu

Dấy binh lấy lau làm cờ.

Quên mình là mình giúp nước...

Già trẻ ai nấy con mắt long lanh, nhìn âu yếm Cụ Chủ tịch của mình, mà như thế là cuộc lửa trại vui lên.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Bác hát bài anh hùng xưa nay




... Một buổi chiều chụp ảnh. Trong ảnh rõ ràng hai thế hệ. Các cụ ngồi ngay ngắn. Đằng sau là các bộ trưởng, mỗi người một vẻ:

Chụp xong Cụ Hồ nắm lấy cánh tay tôi:

- Tối hôm nay cụ tổ chức lửa trại nhé.

Mấy ông già với mấy ông trẻ đầy lo nghĩ, lửa trại vui được khó quá.

- Cứ vui đấy!

Bỗng một ý nghĩ thoáng qua, tôi thưa:

- Cụ lệnh tổ chức, tôi xin làm. Nhưng thưa Cụ, ở lửa trại thì người giữ lửa có quyền to lắm, ai cũng phải nghe đấy.

- Nhất định thế!

Bọn chúng tôi vẫn có cái thói cứ hay “chọc” Cụ một cách kính mến, không dám làm Cụ bí, vì Cụ có bí bao giờ đâu, nhưng để xem Cụ đối phó thế nào, rồi ngồi cười cùng nhau, lý thú về cách trả lời của Cụ, Cụ cũng hiểu thế và mỉm cười.

Mọi người đã ngồi quanh đống lửa. Tôi châm lửa và tuyên bố:

- Thi hành quyền lực của trùm trại, tôi đề nghị Cụ Chủ tịch hát mở đầu cuộc vui.

Mọi người nhìn cả về phía Cụ. Cụ nhẹ nhàng đứng dậy, vừa đi quanh vừa hát bài hát hướng đạo về Đinh Bộ Lĩnh:

Anh hùng xưa nhớ hồi là hồi niên thiếu

Dấy binh lấy lau làm cờ.

Quên mình là mình giúp nước...

Già trẻ ai nấy con mắt long lanh, nhìn âu yếm Cụ Chủ tịch của mình, mà như thế là cuộc lửa trại vui lên.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Nhớ người cha thân yêu


Sau chiến dịch Điện Phủ toàn thắng ngày 7 tháng 5 năm 1945, tôi và một số đồng chí thuộc E98 – F316 được cấp trên cho đi làm nhiệm vụ “đặc biệt”. Ai cũng hồi hộp. Đến khi cấp trên tuyên bố: “Các đồng chí được vinh dự lớn, bổ sung làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Trung Ương và Bác Hồ” thì lòng tôi vỡ òa sung sướng...
Tiếp quản Thủ đô ngày 10 tháng 10 năm 1954, ngày 11-10-1954 anh em chúng tôi trong trang phục gọn gàng, súng đạn sẵn sàng tiến quân vào Hà Nội nhận nhiệm vụ cao quí mới. Những ngày đầu, cơ quan Trung ương đóng tại nhà thương Đồn Thủy (nay là Quân y viện 108), về sau chuyển về khu Ba Đình.

Năm đó Bác rất khỏe và đi đứng nhanh nhẹn, ánh mắt Bác thật ấm áp trìu mến. Thường ngày Bác hay mặc bộ bà ba màu nâu và đi dép cao su. Lúc rảnh rỗi, Bác tập trung anh em cảnh vệ lại, bằng giọng nói rõ ràng và ấm áp, Bác chỉ bảo cho chúng tôi biết phong tục tập quán riêng của đồng bào Hà Nội, cách đi đứng và những việc thông thường rất cần thiết như vào nhà tắm, nhà vệ sinh, uốn nắn chúng tôi từng lời ăn tiếng nói…

Với tấm lòng yêu mến lãnh tụ, nhân dân trong nước và kiều bào nước ngoài thường hay tặng Bác những món quà đặc biệt quí hiếm. Một lần, có người dân chài lặn lội từ miền biển lên, biếu Bác mấy cân bong bóng cá. Bác giao cho đồng chí Cẩn mang đến tặng đơn vị chúng tôi. Bác còn cẩn thận nhờ đồng chí Cẩn, là người lo cơm nước cho Bác chế biến để anh em chúng tôi được thưởng thức đặc sản.

Một lần khác, có tiền nhuận bút từ Liên Xô (cũ) gởi về, Bác đem đến tặng đại đội chúng tôi trước lễ Quốc Khánh 2-9 khoảng hai, ba tháng. Bác dặn: “Nhiều no ít đủ, Bác không có nhiều tiền cho các chú. Số tiền này, các chú mua con giống tăng gia thêm để đến ngày Quốc Khánh các chú có đủ thịt, cá, rau mà liên hoan cùng nhau”.

Ngày lễ lớn những năm đầu tiếp quản Thủ đô, nhân dân Hà Nội và các cơ quan đoàn thể tham dự mit tinh thả bồ câu trắng tung bay rợp trời, tượng trưng cho khát vọng hòa bình. Hàng đàn bồ câu trắng ở lại quanh lễ đài, quanh nhà khách Chủ tịch và quanh nhà Bác ở. Đất lành chim đậu, Bác rất vui. Những lúc rảnh rỗi, Bác thường cho bồ câu ăn. Vậy mà có một vài đồng chí bộ đội vô ý thức bắt bồ câu làm thịt. Bác không vui, phê bình thật nhẹ nhàng, thấm thía: “Nhân dân thả bồ câu để cầu nguyện hòa bình, sao các chú nỡ giết thịt?”.

Nhớ một ngày hè, Bác dạo quanh vườn bắt gặp tổ 3 người chúng tôi là anh Hạnh, anh Thái và tôi đang trèo cây hái nhãn. Sợ quá, tưởng Bác sẽ quở trách, ai ngờ Bác vui vẻ dặn dò: “Hái nhãn ăn cũng được nhưng phải hết sức cẩn thận, kẻo ngã thì khốn”.

Những việc làm của Bác, những lời của Bác dạy bảo chúng tôi chỉ là những chuyện thông thường, rất giản dị nhưng đã làm chúng tôi nhớ mãi như những điều thiêng liêng, bởi những điều đó xuất phát từ tình thương bao la của Bác, thắm đượm tình cảm của Bác – như tình cảm một người cha dành cho những đứa con thân yêu của mình.

Những lần đại tiệc, tiếp khách nước ngoài, Bác đều dặn dò bộ phân giao tế nhớ để phần cho bộ đội bảo vệ. Những hôm có đoàn ca kịch hoặc chiếu phim, ngoài những người đang làm nhiệm vụ còn tất cả chúng tôi đều được quây quần quanh Bác cùng xem. Một lần đoàn kinh kịch của Trung Quốc biểu diễn tích xưa có vai các tướng đấu kiếm với nhau, buổi biểu diễn kết thúc, các đại sứ nước ngoài đua nhau tặng hoa cho vị tướng đóng vai thắng trận. Riêng Bác, Bác tặng hoa cho viên tướng đóng vai thua trận. Bác cười vui: “Ăn cho đều, kêu cho khắp, phải động viên họ để lần sau đánh thắng chứ”.

Có lần đoàn tuồng Ái Liên biểu diễn phục vụ cơ quan Chính phủ vở Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, diễn viên trình diễn xuất sắc làm rung động lòng người, khán giả hoan nghênh nhiệt liệt. Xong buổi diễn Bác có vẻ không được vui, Người bước lên sân khấu và đọc mấy vần thơ:

“Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài

Chữ tình nên trọng, chữ tài nên thương

Lão già dở dở ương ương.

Làm đôi anh chị dở duyên không thành

Đánh cho phong kiến tan tành,

Cho trăm ngàn Sơn Bá – Anh Đài thành đôi”

Bác dạy chúng tôi những bài học thật tế nhị, trong lúc chờ phim, chúng tôi quây quần bên Bác vui văn nghệ, một cô gái xung phong hát bằng tiếng nước ngoài, Bác đề nghị: “Người mình nên hát tiếng mình thì Bác và các chú ở đây mới hiểu, mới hay chứ”. Lại một đồng chí bộ đội xung phong: “Tôi ra đây hát mừng Cụ Hồ sống lâu muôn tuổi”, Bác bảo: “Chú hát bài khác, bài này cũ lắm rồi!”.

Có một đêm chiếu phim ở Liên Xô (cũ) không có người thuyết minh chính, một cán bộ học ở Nga về có lẽ chưa quen nên dịch nghe không được rõ. Bác cười bảo để Bác thuyết minh cho. Chúng tôi lắng nghe từng đoạn, từng ý, Bác dịch thật mạch lạc, gãy gọn, dễ hiểu… Ở Bác, điều gì cũng thật giản dị, và hình như điều gì Bác cũng có thể làm được!...
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Bác Hồ - "Chim hồng dang rộng cánh bay xa"


Vào Hải Sâm Uy (Liên Xô) Bác về trụ sở Quốc tế cộng sản lấy tên Linốp. Bác học trường bổ túc lãnh tụ của Quốc tế cộng sản 9 tháng. Học xong Bác về làm việc ở Viện nghiên cứu lịch sử phương Đông lấy tên là Linơ (nǎm 1935). Trong các cuộc họp ở đây, người ta thường hay hát.

Bác đến thǎm đoàn ta, Bác bảo: Tất cả người ta hát, sao đoàn ta không hát?


Nghe lời Bác, đồng chí Lê Hồng Phong đã sáng tác bài hát "Du kích tiến lên" lời Pháp. Trong suốt hội nghị, các đoàn hát bài "Du kích tiến lên" của chúng ta. Cũng trong hội nghị này, Bác giới thiệu đồng chí Lê Hồng Phong với Quốc tế cộng sản. Quốc tế cộng sản đã bầu đồng chí Lê Hồng Phong vào Ban chấp hành Quốc tế cộng sản. Nǎm 1938, Bác về Trung Quốc và lấy tên là Hồ Quang. Từ Liên Xô đi Thượng Hải, rồi đến Thiểm Bắc đi Tây An. Từ Tây An đến Diên An, Bác đóng vai người đấy xe bò, đi bốn ngày đêm ròng rã đến một trạm liên lạc các đồng chí Trung Quốc đưa Bác về Diên An. Bác ở Diên An hai tuần lại đi Tây An. Sau đó đi Quảng Tây. Cùng đi, có đồng chí T.L. (hiện nay chưa biết đồng chí T.L là ai). I't lâu sau, Bác về Quế Lâm rồi đi Hàm Dương. Từ Quế Lâm, Bác lại đi Tĩnh Tây, rồi trở về Vân Nam (cuối nǎm 1939). Chưa bắt được liên lạc với Đảng ta, Bác vào bán sách ở hiệu "Hoa Xuân sinh hoạt". Bán sách ít lâu, Bác vẫn chưa bắt được liên lạc. Bác vào làm quản lý ở một quán ǎn. Đồng chí Bí thư thứ nhất tỉnh ủy Quảng Tây (1963), trước làm chủ quán ǎn này, là đầu mối liên lạc giữa Đảng ta và Đảng cộng sản Trung Quốc, đồng chí cho biết: - Đồng chí Hồ Quang ở đây với tôi vào khoảng 6,7 ngày có gọi tôi vào và nói rằng: đồng chí có biết tại sao khách hàng đến thưa thớt không? Nếu như thế này, thì không bao giờ ai dám đến liên lạc với chúng ta, vì bọn mật thám nó ngồi ngoài kia, ai đến nó ghi hết. Nhưng, nếu khách hàng vào đông, thì bọn này sẽ không ghi nữa đâu?

Tối hôm đó chi bộ họp, tôi mang nhận xét của đồng chí Hồ Quang ra thảo luận. Toàn chi bộ đều nhất trí với nhận xét đó Đồng thời bàn cách sửa chữa nấu ǎn ngon hơn, tiếp khách niềm nở hơn. Và quả thật khách hàng lại tấp nập đến ǎn. Bọn mật thám ghi chán mỏi tay, mà không phát hiện được, nên không cần thiết ghi nữa.

Đồng chí Trịnh Đông Hải tức Vũ Anh, được Đảng cử đi tìm Bác. Đến đây thấy ông Chín Thầu bưng tách cà phê, đã vội ra báo ngay cho đồng chí Hoàng Vǎn Thụ biết là Bác đang ở đây. Đồng chí Hoàng Vǎn Thụ vào ra ám hiệu. Nhận được ám hiệu, Bác ra vườn hoa Thúy Hồ ở Vân Nam gặp các đồng chí Phùng Chí Kiên, Cao Hồng Lãnh, Vũ Anh, Đặng Vǎn Cáp, v.v... Sau đó ít lâu, Bác gặp các đồng chí Phạm Vǎn Đồng, Võ Nguyên Giáp đến tìm Bác bàn việc đón Bác về nước.



Bác đi khắp đó đây để tìm con đường cứu nước cứu dân. Bác là cánh chim hồng dang rộng cánh bay xa nay quay về tổ.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Câu chuyện "Gần dân"


Sinh thời, tất cả tiền lương, tiền viết sách, viết báo Bác giao hết cho cần vụ gửi tiết kiệm ở một ngân hàng trên đường Quán Thánh. Năm 1965, Mỹ ném bom bắn phá Hà Nội, tình hình căng ghê gớm.



Một buổi trưa, Bác nằm dưới tán cây to ở Phủ Chủ tịch, Bác gọi đồng chí Vũ Kỳ lại hỏi: "Trời nắng thế này, mình nằm dưới tán cây mà còn thấy hầm hập, không biết anh em trực chiến trên nóc nhà Quốc hội có đủ nước dùng không? Bác dạo này yếu quá, sợ lên không nổi".

Đồng chí Vũ Kỳ chạy đi một lúc, quay trở về. Bác nói ngay: "Chú phải nói đúng những điều chú thấy, chú nghe. Bác bị tuyên truyền không ít...". Đồng chí Vũ Kỳ báo cáo lại anh em chiến sĩ có nước chín để dùng nhưng phải dè sẻn... Sau một hồi suy nghĩ, Bác nói lại: "Chú cho rút tất cả tiền tiết kiệm của Bác, gửi ngay sang Bộ Quốc Phòng. Chú nói tiền này Bác tặng cho bộ đội phòng không để có thêm nước uống". Trưa hôm sau, đồng chí Lê Hữu Lập, cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của Bác và trao cho Bộ Quốc phòng.

Một lần khác, trong chuyến đi công tác tại tỉnh Hà Đông, Bác xuống tát nước cùng nông dân ngay trên bờ ruộng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng xuống cầm dây gầu nhưng lóng ngóng không sao tát được nước. Bác Hồ không nói gì. Chỉ riêng một chi tiết này thôi cũng khiến chúng ta phải ngỡ ngàng và đặt câu hỏi: "Tại sao Bác xa đất nước hơn 30 năm, từ ngày còn là anh thanh niên Nguyễn Tất Thành 20 tuổi, lại sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, nhưng công việc nhà nông Bác vẫn rành rẽ. Đó lẽ nào không phải là trọng cái gần dân, không xa rời nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân"….
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Bác Hồ với miền Nam - Miền Nam với Bác Hồ


... Năm 1963, ba năm sau Đồng khởi, Bác Hồ và Bộ Chính trị Trung ương Đảng triệu tập tôi ra Hà Nội báo cáo tình hình. Ra đến nơi, vừa vào nhà nghỉ đã có đồng chí đến báo: "Bác kêu anh đấy". Tôi vội vàng đế chỗ Bác. Vào đến phòng họp, tôi thấy trên chiếc bàn lớn đã trải sẵn tấm bản đồ miền Nam. Vừa ngồi được một tí đã thấy Bác bước vào với bộ quần áo nâu, đi chân đất. Bác nói:

- A, chú Cúc đấy phải không. Chú ở miền Nam ra, trước hết là Bác khen ngợi tinh thần đấu tranh của nhân dân miền Nam. Chú ngồi xuống, chỉ cho tôi xem bây giờ trung ương cục đóng ở đâu?

- A, chú Cúc đấy phải không. Chú ở miền Nam ra, trước hết là Bác khen ngợi tinh thần đấu tranh của nhân dân miền Nam. Chú ngồi xuống, chỉ cho tôi xem bây giờ trung ương cục đóng ở đâu?

Tôi chỉ Tây Ninh và thưa:

- Thưa Bác đóng ở Tây Ninh ạ.

Bác liền hỏi:

- Tôi nghe là ở Tây Ninh trước kia, hồi kháng chiến chống Pháp, các đồng chí Phạm Hùng, Trần Văn Trà và ban lãnh đạo Phân liên khu miền Đông rất khó khăn về gạo, phải tích từng lon. Thế bây giờ thì thế nào? Mỗi tháng mỗi người được bao nhiêu?

- Thưa Bác, gần 30 ki-lô-gam.

- Tới gần 30 ki-lô-gam cơ à. Nhưng mà đó là các chú hay chiến sĩ?

- Dạ, đó là anh em chiến sĩ thanh niên, chứ chúng cháu không ăn hết được.

- Thế thì tốt lắm. Nhưng làm sao để được như vậy?

- Dạ, đó là nhờ dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ sau Đồng khởi, bà con ở Miền Đông Nam bộ đẩy mạnh đấu tranh chính trị, theo đường lối "hai chân, ba mũi", vừa chống địch càn quét đánh phá, vừa đẩy mạnh sản xuất nên bây giờ bà con đã có đủ gạo ăn và nuôi khánh chiến. Ta cũng đã phá được thế bao vây chia cắt của địch giữa các vùng. Cho nên đảm bảo được những nhu cầu cần thiết yếu cho cả đồng bào và chiến sĩ, không đến nỗi khó khăn như thời kháng Pháp.

- Tốt lắm các chú và nhân dân làm giỏi đấy. Thế nhưng liệu có được lâu không?

- Thưa Bác, khi chưa làm thì chưa có kinh nghiệm. Đã làm rồi thì càng thấy rõ trên thực tế là đường lối của Đảng rất đúng. Cho nên chắc chắn là sẽ giữ được lâu dài.



Bác Hồ vun xới cây vú sữa của đồng báo miền Nam gửi ra biếu Bác

Quả thật, những năm về sau, mãi đến mùa xuân năm 1975, đồng bào và chiến sĩ miền Đông vẫn không bị đói. Hồi năm 1952, ở miền Đông Nam Bộ ta chỉ có hai trung đoàn, mà chỉ sau một trận lụt, cả nhân dân và bộ đội đều bị đói, phải ăn củ mì, phải đưa bộ đội xuống miền Tây (vùng Đồng Tháp) để có gạo ăn. Số còn lại mỗi người mỗi tháng chỉ có năm lít gạo.

Tôi rất xúc động trước sự quan tâm của Bác đối với việc chăm lo đời sống cho đồng bào, chiến sĩ cán bộ. Từ câu hỏi đó, Bác hỏi đến phong trào tình hình chung, rồi Bác phân tích, Bác khen làm như thế là giỏi và hướng dẫn, chỉ vẽ thêm cách làm cho thời gian tới.

Năm 1968, tôi lại có dịp ra báo cáo tình hình. Lúc này Bác đang mệt. Lần đó tôi đi cùng đồng chí Trần Độ. Đồng chí Vũ Kỳ (thứ ký của Bác, hôm đó cũng có mặt) báo cho biết là Bác mời cơm tôi và anh Trần Độ. Được Bác mời cơm là một vinh hạnh lớn, nhưng nghe Bác mệt, cả tôi và anh Trần Độ đều hơi ngài ngại.

Hôm đó, cả tôi, anh Trần Độ và anh Vũ Kỳ cùng ăn với Bác. Tôi thấy Bác ăn rất ngon lành. Bác ăn tới hai bát cơm và bảo anh Kỳ xúc cho thật đầy. Bác vừa ăn vừa bảo mọi người ăn cho hết thức ăn, không để thừa. Tôi và anh Trần Độ thấy vậy mừng quá. Bác đang mệt mà Bác vẫn ăn được.

Sau đó, anh Vũ Kỳ cho biết: Bác cố gắng ăn như thế để các anh về nói lại cho đồng bào miền Nam yên tâm! Bác biết rằng nếu đồng bào và chiến sĩ miền Nam hay tin Bác mệt sẽ lo lắng biết bao nhiêu.

Năm 1969, tôi lại được triệu tập ra Trung ương. Lúc này Bác đã mệt nhiều, khi tôi được vào thăm thì Bác đã không còn ngồi dậy để tiếp chuyện nữa. Tôi ngồi trên chiếc ghế bên cạnh giường Bác. Bác vẫn còn đang khỏe. Trên bức tường cạnh giường, tôi vẫn thấy như mọi lần có treo sẵn tấm bản đồ miền Nam với các mũi tên chỉ tình hình chiến sự trong những ngày gần nhất. Đồng chí Vũ Kỳ cho biết tuy yếu mệt như vậy nhưng hằng ngày Bác vẫn yêu cầu cán bộ Bộ Tổng tham mưu sang báo cáo về tình hình chiến sự ở miền Nam. Tôi xúc động quá!

Cho đến hôm gần thở hơi cuối cùng, Bác cho mời các đồng chí trong Bộ Chính trị đến bên cạnh. Tôi lúc đó không ở trong Bộ Chính trị nhưng là cán bộ duy nhất ở miền Nam ra, nên Bác cũng cho kêu đến. Bác cố nắm tay từng đồng chí trong Bộ Chính trị và sau đó nắm lấy tay tôi. Khi ấy Bác đã không còn nói được nữa. Nhưng đôi mắt và vẻ mặt của Bác thể hiện một tình cảm thật sâu sắc không bút nào tả xiết. Riêng đối với tôi, tôi hiểu rằng tình cảm của Bác không phải đối với riêng tôi, mà Bác muốn qua cái nắm tay cuối cùng, gởi gắm tấm lòng của Bác đối với đồng bào, chiến sĩ miền Nam trước khi Bác từ biệt cõi đời để theo các cụ Mác, Lênin.

Miền Nam hướng về vị cha già dân tộc

Tấm lòng của nhân dân miền Nam với Bác Hồ cũng mênh mông vô bờ bến. Như hồi kháng chiến chống thực dân Pháp, địch bắt được hai em đi rải truyền đơn. Nó tra tấn đánh đập dữ dội, nhưng cuối cùng vì hai em tuổi vị thành niên, nó phải thả. Nhưng trước khi thả, nó giở âm mưu xảo quyệt. Trước cửa xà lim nhốt hai em, nó trải hình Bác dưới đất và bảo: "Tụi bây có muốn ra khỏi đây thì phải bước qua tấm hình đó!". Hai cháu quay trở vào chứ không bước qua.

....Hay như những năm 1955 - 1956, sau khi Mỹ - ngụy dẹp xong Bình Xuyên và các giáo phái, chúng tập trung đánh vào nhân dân cách mạng, vào những người cộng sản rất khốc liệt. Thế mà hai ngày 1 tháng 5 năm 1955 và năm 1956, hàng triệu quần chúng tập hợp nhau lại ở vườn Tao Đàn đi biểu tình rất có trật tự, nêu cao khẩu hiệu đòi giải quyết quyền lợi thiết thực, đòi địch phải thi hành Hiệp định Giơnevơ, thống nhất nước nhà. Địch huy động cảnh sát tới ngăn chặn, đồng bào nêu khẩu hiệu đòi tăng lương cho binh lính và cảnh sát ngụy. Thấy vậy đám cảnh sát để cho bà con đi. Đó cũng là những kinh nghiệm trong đấu tranh chính trị, kinh nghiệm xuất phát từ tinh thần đại đoàn kết, từ lời dạy của Bác Hồ: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công!

Khi Bác mất, rất nhiều bàn thờ được đặt ra ngay giữa các vùng địch tạm chiếm. Ở viện Bảo tàng Cách mạng, tôi thấy có bức ảnh anh em xích lô sắp hàng ngồi mặc niệm Bác. Hay như việc lập bàn thờ Bác ở xã Long Đức, thị xã Trà Vinh (Cửu Long), ở xã Viên An (huyện Ngọc Hiển, Minh Hải). Nhiều nhà tri thức công giáo như anh Lý Chánh Trung đã viết bài tỏ lòng thương tiếc Bác đăng trên báo công khai ở Sài Gòn, v.v....

Để đàn áp phong trào đấu tranh chính trị, địch khủng bố rất ác liệt. Ở Mỹ Tho trước khi Đồng Khởi, có chi bộ bị chúng bắn giết chết hết, phải lập đi lập lại, lột xác tới ba bốn lần. Tôi nhớ lúc đó Xứ ủy chúng tôi có nhận được bức thư của 30 lão nông ở Thủ Dầu Một chất vấn rằng tình hình như vậy không biết Xứ ủy có báo cáo lên Trung ương, lên Bác Hồ hay không? Các cụ yêu cầu gửi bức thư đó cho Bác Hồ và yêu cầu phải đấu tranh vũ trang trở lại, nếu không thì không thể thắng được. Bức thư phản ánh ý kiến chung của đồng bào, nhân dân miền Nam lúc đó.

Sau đó, Xứ ủy đã bàn bạc, phân tích tình hình địch - ta và góp ý kiến với đồng chí Lê Duẩn và Xứ ủy Nam Bộ xây dựng đề cương cách mạng miền Nam làm cơ sở cho Nghị quyết 15 rất phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Nhân dân cách mạng ở miền Nam đã được Đảng, được Bác giáo dục, động viên, luôn có nhận thức rất đúng và nhạy bén với tình hình. Khi có Nghị quyết 15 là phong trào bật lên. Và ngay trong Nghị quyết 15, Bác đã đóng góp rất nhiều ý kiến.

Tôi nói những điều đó để nói lên lòng tin yêu, kính trọng của nhân dân miền Nam với Bác. Lòng tin yêu, kính trọng đó bắt nguồn từ những chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng mà Bác là Lãnh tụ tối cao, từ những lời chỉ dạy của Bác. Và đó chính là nguồn gốc của sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của chúng ta cho đến ngày nay.

NGUYỄN VĂN LINH

Nguyên Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam

(Trích "Bác Hồ với Miền Nam - miền Nam với Bác Hồ",

NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1986)
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
"Miệng nói, tay làm giúp các chú tốt hơn..."



Ông Lê Bá Cải – Ủy viên Ban Liên lạc những người trực tiếp phục vụ Bác Hồ hiện ở khu tập thể Văn phòng Chính phủ phường Phương Mai (Hà Nội) còn giữ được tấm ảnh quý giá và nhớ mãi những câu chuyện như bài học Bác dạy ...

Đầu năm 1953, ông Cải cùng nhiều thanh niên quê Thanh Hóa được tuyển chọn điều lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12 – bí danh của Chủ tịch Phủ – Thủ tướng phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang.

Cuối năm đó, một đêm cả vùng bị cơn lốc mạnh làm đổ nhiều cây chắn ngang đường. Đội được lệnh phân làm nhiều tổ đi giải tỏa các con đường mòn khi trời sáng.

Tổ ông Cải có 6 người: Nguyễn Văn Chừng, Nguyễn Văn Quang, Lê Văn Tước, Phạm Văn Chi và Nguyễn Văn Sách. Anh em chia từng cặp, đang chăm chú cưa từng đoạn cây thì bỗng thấy Bác đi ngựa cùng bốn người nữa đi tới.

Anh em vội đứng lên chào Bác, luống cuống quên cả việc đang làm. Bác xuống ngựa, rồi tiến tới chỗ mọi người đang bối rối. Bác bảo: "Các chú chào Bác xong lại tiếp tục công việc, khẩn trương lên chứ, sao còn đứng đấy".


Bấy giờ ai nấy mới vội chạy về vị trí đang làm, cầm cưa. Nhưng luống cuống cưa mắc kẹt, kéo đẩy đều không được. Bác bảo cặp cưa Cải – Quang: "Các chú phải một chân giữ cây, một chân đè lên thân cây hai bên cho nó hở mạch thì cưa mới nhanh được:.

Bác nhìn sang cặp Tước – Chi, lưỡi cưa cũng đang mắc kẹt giữa thân cây dài vắt qua đường. Người nói vui, thân mật: "Mấy chú này chắc chưa quen cầm cưa. Cây này dài, đè chân lên mạch càng ngậm chặt, các chú phải kê đỡ dưới mạch hoặc một người nâng mạch cưa lên".

Một người đi cùng Bác cũng đứng hướng dẫn thêm. Anh vừa nói, vừa chỉ tay ra hiệu. Bác đến bên vỗ vai: "Chú nói đúng. Nhưng miệng nói tay làm giúp các chú cho nhanh, càng đúng hơn".

Mọi người cùng cười vui vẻ và Bác cũng giúp một tay dọn dẹp rất nhanh một lối đi nhỏ.

May mà Bác ra sớm

Tác phong làm việc của Bác Hồ rất sâu sát và đặc biệt, giao việc cho ai, dù tin vẫn phải kiểm tra.

Lần ấy, hè năm 1957, Bác tiếp Đoàn văn công Trung Quốc sang biểu diễn. Ông Trần Quý Kiên – Phó Văn phòng được Chánh văn phòng Phan Mỹ giao nhiệm vụ trực tiếp bày bàn ghế để Chủ tịch nước tiếp khách.

Ông Cải cùng anh em được phân công xếp bàn ghế hình chữ T phủ khăn trắng và sắp ghế hai bên. Trước 8 giờ 15 phút, Bác ra xem liền hỏi: - Chú Mỹ, chú Kiên đâu? Anh em nhớn nhác nhìn nhau, vội tìm hai ông. Bác chỉ dãy bàn vội hỏi:

- Các chú quên rồi sao? Hôm nay Bác tiếp khách hoa quả. Bày chữ T thế này khách đến họ lại tưởng ăn tiệc mặn…

Nói rồi, Bác tự tay ra hiệu mọi người xúm vào kê lại bàn ghế hình chữ U để khách ngồi quanh. Vừa bày lại xong, nhìn ra cổng Phủ Chủ tịch, đoàn xe khách từ từ tiến vào sân.

Tinh thần thế là tốt

Năm 1962, trên khắp miền Bắc, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển mạnh. Đâu đâu cũng nêu cao khẩu hiệu tất cả để phục vụ nông nghiệp.

Chi đoàn Thanh niên cơ quan đề xuất, được Chánh Văn phòng Phan Mỹ ủng hộ, anh em xây một lò đúc lưỡi cày 51 ở phía sau đình Hội đồng (nay là phòng họp lớn của Chính phủ).

Hôm khai lò, anh em không ngờ Bác và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến xem. Bác hỏi đoàn viên đứng lò Nguyễn Văn Nuôi: "Các chú đúc được bao nhiều lưỡi cày rồi?"

- Dạ thưa Bác, chúng cháu mới đúc thử 10 chiếc ạ!

Bác lại hỏi: Thế các chú đúc ra định đem bán hay làm gì?

Cả Bác cháu cùng cười ồ lên. Anh em chưa ai nghĩ ra nên trả lời Bác như thế nào thì Chánh Văn phòng Phan Mỹ đỡ lời: "Thưa Bác, chi đoàn báo cáo là lưỡi cày đúc được sẽ đem tặng các hợp tác xã làm ăn giỏi ạ".

Bác khen: Làm được cày 51 là “Tất cả cho nông nghiệp". Tinh thần của việc làm như thế là tốt…
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
"Quyền lao động của Bác"


Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.

Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 balô rồi, Bác còn hỏi thêm:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ.

Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.

- Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?

Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô...

Những ngày ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp, Bác có việc phải đi giữa một ngày mưa rất to. Anh em cảnh vệ lo tìm ngựa để Bác đi cho đỡ mệt. Bác nói:

- Chúng ta có 7 người. Ngựa chỉ có một con, Bác đi sao tiện. Bác cháu phải cùng nhau đi bộ chứ. Thôi, đem trả ngựa cho dân.

Anh em nằn nì mãi, Bác mới đồng ý cho dẫn ngựa theo để mang đỡ đồ đạc. Đến khu an toàn, mặc dầu xa địch, nhưng mỗi lần chuyển địa điểm, ngoài việc làm lán trại, Bác cháu còn phải đào hầm, hố.

Bác thường giúp đỡ các chiến sĩ bảo vệ vẽ mẫu hầm, cách cầm xẻng, phá đất đá, nện “choòng”… Ngay trong mỗi nhà, mỗi lán Bác đều cho đào công sự đề phòng máy bay tập kích bất ngờ, cây rừng đổ xuống.

Cứ mỗi ngày Bác đào một ít, sau giờ làm việc vài ba buổi là xong. Ai muốn đến giúp, Bác ngăn lại, không đồng ý và nói:

- Đây là quyền lao động của Bác.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
"...Được ở gần Bác, chúng tôi chứng kiến một điều đặc biệt..."


Được ở gần Bác chúng tôi chứng kiến một điều đặc biệt: dù trời đông giá rét hay ngày hè nóng nực, không bao giờ thấy Bác kêu nóng hay rét quá. Dịp may hiếm có, trong lúc chúng tôi đang nghĩ cách chống nóng cho Bác thì các đồng chí bên Bộ Ngoại giao công tác ở nước ngoài gửi biếu Bác chiếc máy điều hòa nhiệt độ. Khi nhận máy về, từ các anh ở văn phòng Bác đến anh em phục vụ, bảo vệ đều vui mừng thấy như các đồng chí bên ngoại giao đã giúp mình tìm ra đáp số một bài toán khó.

Lúc đó Bác đi công tác vắng. Các anh quyết định cho lắp máy điều hòa vào phòng của Bác, định khi Bác về xin phép sau. Các đồng chí thợ điện tích cực làm việc, chỉ một buổi sáng chiếc máy đã được đặt gọn vào tường trong phòng làm việc của Bác.

Cầu dao điện vừa đóng, tiếng máy chạy ro ro, giống như có bầy ong về tổ. Lúc đó ở Hà Nội máy điều hòa còn hiếm, anh em chúng tôi nhiều người mới biết lần đầu, cứ tấm tắc khen.

Tuy vậy chúng tôi vẫn hồi hộp chờ ý kiến của Bác, bởi lẽ chúng tôi đều biết Bác sống rất giản dị. Những tiện nghi trung ương dành cho Bác, thứ nào thật cần thiết Bác mới dùng.

...Như chiếc xe Pôbêđa của Bác đã cũ, Văn phòng trung ương xin phép được đổi cho Bác xe khác mới và tốt hơn. Bác hỏi đồng chí lái xe:

- Xe của Bác đã hỏng chưa?

Đồng chí lái xe thành thật:

- Thưa Bác, xe chưa hỏng nhưng chúng cháu muốn đổi xe mới để Bác đi nhanh và êm hơn.

Bác cười bảo:

- Thế thì chưa đổi... Ai thích đi nhanh thì đổi xe mới, còn Bác vẫn dùng xe này vì nó chưa hỏng.
Một hôm sắp đến giờ Bác đi làm việc mà xe chưa nổ máy được. Thấy Bác đứng đợi, đồng chí lái xe rất lo lắng. Đoán xe có sự cố, Bác bước lại gần ân cần bảo đồng chí lái xe: “Máy móc thì có lúc nó trục trặc, chú cứ bình tĩnh sửa”. Vài phút sau xe sửa xong, đồng chí lái xe xin lỗi Bác, Bác cười độ lượng: “Thế là xe Bác vẫn còn tốt. Lần sau chú nhớ kiểm tra trước kẻo nhỡ việc của Bác”.

Chiếc xe ấy Bác dùng cho đến ngày Người đi xa...

Còn chiếc máy điều hòa đang làm mát cả phòng của Bác sẽ ra sao? Chúng tôi hồi hộp chờ đợi. Lần ấy Bác đi công tác độ một tuần mà chúng tôi cảm thấy như đã dài hàng tháng.

Nghe tin Bác về, chúng tôi chạy ra đón.

Sau khi thăm hỏi anh em, Bác đi về phòng ở. Vừa bước vào phòng, chợt Bác dừng lại, hỏi:

- Các chú này, hôm nay nhà mình có mùi gì lạ quá?

Chúng tôi nhìn nhau, chưa ai trả lời câu hỏi của Bác. Chính tôi cũng chưa phát hiện được điều gì. Sau này hỏi các đồng chí thợ điện mới biết chiếc máy điều hòa do một nước phương Tây sản xuất, chất lượng máy tốt, hình dáng đẹp nhưng muốn làm vui lòng khách, trong máy họ gắn thêm một bình bơm tự động có chứa nước hoa. Khi máy vận hành, van mở, nước hoa theo gió tỏa ra nên trong phòng lúc nào cũng phảng phất mùi thơm. Nếu ai không chú ý thì chỉ cảm thấy như quanh đây có mùi hoa lan, hoa huệ vậy. Biết không giấu được Bác, anh Vũ Kỳ (thư ký của Bác) và các đồng chí phục vụ xin lỗi Bác, rồi trình bày rõ lý do về chiếc máy điều hòa nhiệt độ. Không thấy Bác tỏ thái độ gì, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm.

Nhưng chỉ đến đầu giờ làm việc chiều hôm ấy, Bác cho gọi anh Vũ Kỳ đến và ân cần bảo:

- Chiếc máy điều hòa nhiệt độ tốt đấy, các chú có thể đem đến cho quân y viện hoặc trại điều dưỡng thương binh. Hôm trước Bác đến thăm thấy các chú ấy ở nóng lắm. Còn Bác thì chưa cần, Bác ở thế này là được rồi.

Tôi nghe Bác nói với anh Vũ Kỳ mà cảm giác như bước đi của mình bị hẫng.

Tôi rất muốn được thưa với Bác nhưng chưa được phép vì Bác đang làm việc với anh Vũ Kỳ. Khoảnh khắc ấy tôi bỗng nhớ lần Bác đến thăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội. Hôm ấy Bác đến thăm bất ngờ, Bác đi thẳng vào một dãy nhà anh em đang nghỉ và điều trị. Tin Bác đến thăm nhanh chóng lan ra cả trại. Từ các dãy nhà bên anh em kéo đến mỗi lúc một đông, ai cũng muốn được gần Bác. Thật cảm động, có những đồng chí cố len vào mong được gần Bác, quên cả mình đang phải dùng nạng thay chân.

Đang lúc Bác thăm hỏi sức khỏe anh em thì có một đồng chí thương binh hỏng mắt nhờ đồng chí y tá xin được vào gần Bác. Tôi bước lại đỡ đồng chí, vừa quay lại thì Bác cũng đi tới. Bác đưa tay đón đồng chí thương binh. Hình như có linh cảm đặc biệt, đồng chí thương binh hỏng mắt bước tới ôm chầm lấy Bác, nghẹn ngào hai tiếng: “Bác ơi”. Hai dòng nước mắt lăn xuống gò má còn chưa lành hẳn vết thương khiến chúng tôi không nén được xúc động. Bác cũng lặng đi giây lát rồi Người thăm hỏi đồng chí thương binh hỏng mắt và các đồng chí đang có mặt. Không khí trở lại vui vẻ như lúc ban đầu.

Sau đó Bác đi đến các dãy nhà thăm các anh, chị em mà vết thương nặng còn phải nằm bất động. Buổi chiều hôm ấy trời nóng, Bác vừa hỏi chuyện vừa cầm chiếc quạt giấy của Bác quạt cho anh em. Nhiều đồng chí xúc động cứ nhìn Bác mãi không nói được. Hôm ấy trên xe trở về nhà, tôi thấy Bác vẫn còn xúc động. Giờ đây trong căn phòng mát mẻ, chắc Bác chạnh lòng nghĩ đến các đồng chí thương binh.

Anh Vũ Kỳ và các đồng chí phục vụ đã hết lời đề nghị nhưng Bác vẫn không thay đổi ý kiến. Thế là ngay buổi chiều hôm ấy chiếc máy điều hòa được đưa ra khỏi căn phòng của Bác.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
"Năm lần gặp Bác"


Năm 1957, lần đầu tôi được đưa đi gặp Bác. Bác dắt vào phòng ngồi cạnh Bác xem phim. Máy chiếu đột ngột trục trặc, trong lúc chờ đợi tôi đã ca bài chèo Chờ con má nhé của Thúc Hà. Bác chăm chú lắng nghe đến đoạn kết "Tuổi cao mắt má có mờ/Cố hai năm nữa má chờ Bác vô/… Khắc sâu trong dạ mối tình Bắc Nam". Bác lẳng lặng rút khăn chấm nước mắt.

Tôi nhận thấy, khi đi với Bác, anh Vũ Kỳ luôn mang theo mũ len trùm tai và chiếc áo ấm cài khuy phía trước. Lúc đó trời hơi lạnh, anh nói: "Bác ơi trời lạnh, Bác mặc áo vào đi". Bác trả lời: "Bác thấy không sao". "Nhưng ảnh hưởng sức khỏe đó ạ". "Tự trong người Bác biết, chưa đến nỗi gì đâu". "Thưa bảo vệ sức khỏe cho Bác là nguyên tắc". Bác cười: "Là nguyên tắc thì Bác chấp hành".

Năm 1960, tập Nhật ký trong tù mới in xong, các anh bố trí tôi vào ngâm thơ cổ là loại hình Bác rất thích. Mới ra tập kết chưa học được cách ngâm ngoài Bắc nên tôi chọn ngâm vài bài trong Nhật ký trong tù theo cách ngâm thơ Huế, đến bài Mới ra tù tập leo núi Bác tỏ ra rất xúc động. Thấy tôi bối rối, Bác xí xóa: "Các chú dịch chưa hết ý Bác". Tôi thành thật: "Dạ cháu không biết". Bác đọc lại cả bài gật gù tán thưởng từng câu, đến câu 3 Bác nói: "Cả câu giữ nguyên, riêng chữ "độc bộ" là "một mình" mà sửa thành "dạo bước" - đi dạo thì mấy người cũng được cháu ạ". Rồi Bác nói ngay: "Thôi, nói thế thôi, dịch như thế là khá lắm rồi, giỏi rồi"

Năm 1961, Bác chiêu đãi Tổng thống Indonesia Sukarno một buổi biểu diễn văn nghệ của Đoàn ca múa nhạc T.Ư, Nam Bộ và dân ca Liên khu 5. Lần đó tôi hát 3 bài cả dân ca và bài chòi. Cuối cùng Bác làm đầu tàu cho tất cả mọi người vừa đi vòng tròn bá vai nhau vừa hát Kết đoàn... Đến chiêu đãi ngọt thì tôi đã mệt lử bèn xin phép trưởng đoàn ra xe nằm nghỉ. Đang ăn uống vui vẻ bỗng Bác đi nhanh xuống dưới và hỏi: Cháu Lệ Thi đâu rồi? Trưởng đoàn đứng lên thưa rõ lý do, lập tức Bác nói một nhạc công của đoàn đem ngay ra xe cho tôi một chiếc bánh ngọt hình trái quít và hai quả chuối. Tôi hối hận định chạy vào xin lỗi Bác thì buổi chiêu đãi đã kết thúc. Một cán bộ trong Phủ Chủ tịch cầm một cành hoa Bác gửi ra tặng riêng đồng chí lái xe. Bác Hồ là vậy đó, một lãnh tụ luôn gần gũi với nhân dân, không hề bỏ quên một người nào.

Năm 1962, Bác cho đoàn dân ca Liên khu 5 vào diễn trích đoạn vở Thoại Khanh Châu Tuấn chiêu đãi luật sư Loseby một thể loại ca kịch dân tộc Việt Nam. Tôi thủ vai Thoại Khanh khá thành công. Diễn xong, luật sư Loseby đã trịnh trọng tặng Bác một bó hoa, Bác vui vẻ nhận rồi nói: "Đoàn biểu diễn có hay mới được tặng hoa mà đồng chí tặng cho tôi, tôi thay mặt đoàn tặng cho con chim đầu đàn Lệ Thi". Sau đó Bác góp ý cho diễn viên đóng vai công chúa: "Cháu chưa biết cầm bút lông, bác là thầy cháu thì bác khẻ vô tay đó". Nói xong bác làm thị phạm liền. Quay qua người đóng vai nữ tì, Bác nhỏ nhẹ: "Cháu chưa linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh, khi công chúa ngồi uống rượu với Châu Tuấn lỡ đánh rơi cái cốc thì mình phải khôn khéo lượm lên để tránh sự phân tâm nơi khán giả và tạo sự di chuyển thoải mái cho diễn viên". Cuối buổi trò chuyện, biết tôi mới học đến lớp 3, Bác điểm mặt từ trưởng đoàn đến bí thư chi bộ, thư ký công đoàn và đại diện Bộ Văn hóa rồi nói: "Là nghệ sĩ cách mạng không được như thế, Bác giao cho các chú phải cho Lệ Thi đi học ngay, tới đây Bác thấy chưa làm là không được với Bác đâu". Trở về đoàn là tôi đi học liền ở trường nghiệp vụ, học tại chức, tranh thủ vừa biểu diễn vừa học ở trường, trình độ văn hóa được mau chóng nâng cao. Có được tất cả như ngày hôm nay là nhờ công ơn Bác.

Mùa xuân năm 1964, Bác đến khu văn công rồi vào ngồi nơi bậc thềm của Đoàn dân ca Liên khu 5. Được tin Bác đến, nghệ sĩ các đoàn ào ào chạy đến vây quanh Bác. Bác vui vẻ nói: "Hôm nay mỗi đoàn hát một bài, Lệ Thi làm đầu trò". Tôi thưa để chị Ái Liên lớn tuổi nhất và chị đã mở đầu bằng bài dân ca Nam Bộ Lý con sáo hơi buồn, Bác nói luôn: "Thôi thôi thôi, ngày xuân gảy khúc đoạn trường mà chi...". Bác bảo tôi ngâm bài thơ chúc tết năm nay của Bác. Tôi liền ca bài chòi: Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua…. Ca xong Bác đưa cho tôi 4 cái kẹo - hát xong ai cũng được Bác cho 2 cái kẹo. Tôi cám ơn Bác, định bỏ hết vào túi thì Bác ngăn lại: "Không được, diễn viên 2 cái, 2 cái là của tác giả. Lệ Thi làm thế là vi phạm... Nhưng tác giả thấy diễn viên ngâm hay nên tặng phần mình...". Mọi người tham gia buổi biểu diễn đều hết sức thấm thía câu nói của Bác.

Quá giản dị, quá gần gũi, luôn tỏ ra công bằng, luôn bao dung độ lượng với tất cả nhưng lại nghiêm khắc với bản thân và tuyệt đối tôn trọng nguyên tắc của Đảng... Người đã dạy tôi bao nhiêu bài học lớn chỉ từ những lần gặp ấy trong đời.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã có dịp đọc được đoạn thơ của Bác:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lắp biển

Quyết chí ắt làm nên

Hay trong các tài liệu viết cho thanh niên cũng thường đề cập đến bốn câu thơ này.

Chuyên mục “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” xin giới thiệu đến bạn đọc một mẫu chuyện về tinh thần vượt khó và sức rèn luyện bền bỉ của Bác trong mọi hoàn cảnh; dù là những việc bình thường nhưng sau mỗi việc làm của Bác đều để lại cho chúng ta những bài học quý giá. Lời Bác dạy ngày nào, không chỉ là câu chuyện được rút ra từ thực tiễn cuộc sống của Bác mà hôm nay giá trị thiết thực của lời dạy ấy là phương châm sống và làm việc của mỗi thanh niên chúng ta ngày nay.

Năm 1928, với tên gọi Thầu Chín, Bác Hồ sống và hoạt động trong kiều bào Việt Nam ở Xiêm cho đến cuối năm 1929. Đây là một trong những thời gian Người sống lâu nhất với đồng bào, trước năm 1945.

Sau khi đặt chân đến Phi Chịt, Người nêu ý kiến đi ra U Đon để tìm gặp Việt kiều. Từ Phi Chịt đến U Đon phải đi bộ, băng rừng hàng tháng. Mỗi người đi đường đều gánh theo hai thùng sắt tây đựng quần áo, đồ dùng lặt vặt, có nắp đậy để tránh mưa núi, vắt rừng. Thức ăn mang đi cũng là 10 ký gạo và một ống “chẻo” (thịt gà hoặc sườn lợn băm nhỏ rang muối. Sau này năm 1945 khi đi Côn Minh, Bác cũng mang theo một ống “chẻo” nhưng đặt tên là “muối Việt Minh”).

Thầu chín cùng một số anh em ra đi vào dịp mùa thu. Cây rừng đang rụng lá. Trời nắng to, đường đi đá sỏi gập ghềnh mọi người đều mệt mỏi. Thấy Thầu Chín không quen gánh, có người muốn giúp đỡ, nhưng Thầu Chín không chịu. Ít ngày sau, đôi bàn chân của Thầu Chín đã sưng lên, rớm máu, tấy đỏ. Anh em lại yêu cầu Thầu Chín nhường gánh. Thầu Chín nói: “Thánh hiền đã dạy “thiên hạ vô nan sự, nhân tâm tự bất kiên”, ý nói là dưới trời này không có việc gì dễ, chỉ sợ lòng người không kiên trì…” cứ cố gắng, để thế vài hôm nữa sẽ quen đi…Quả nhiên mấy ngày sau nữa, bước chân Thầu Chín đã nhanh, gọn, đôi thùng đung đưa có vẻ đã nhẹ nhàng. Mấy tháng sau, có lần từ U Đon đến Xa Vang đường dài hơn 70 kilômét. Thầu Chín chỉ đi hết một ngày.

Hơn 20 năm sau, vào cuối đông 1950, trong một lần gặp gỡ với anh chị em thanh niên xung phong làm đường ở Đèo Khế, Thái Nguyên. Bác Hồ đã đọc tặng các cháu bốn câu:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lắp biển

Quyết chí ắt làm nên

Bốn câu thơ ấy, tuy là mượn ý của “thánh hiền” nhưng đã được kiểm nghiệm trong thực tế cuộc sống của Bác Hồ mấy chục năm trước đó…
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Kinh nghiệm là vốn quý

Từ làng Thia - nơi ở và làm việc của Bác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp - sang đình Hồng Thái phải qua một con sông nhỏ. Bình thường, mọi người đi lại có thể lội qua sông dễ dàng.

Hôm đó, Bác đi họp Hội đồng Chính phủ tại đình Hồng Thái, tôi và ba đồng chí đi theo Bác. Tôi đến bờ sông trước. Đêm trước trời mưa, nước sông dâng lên, bèo bọt đang tràn về. “Bảo vệ Bác không thể tùy tiện, sơ suất được; trong trường hợp này có nên đưa Bác qua sông không?” - Tôi đang suy nghĩ thì Bác và các đồng chí cùng đi đã đến.

Nhìn dòng sông và như đoán đúng ý nghĩ của tôi, với giọng nói ấm áp nhưng kiên quyết, Bác hỏi:

Thấy nước to, chú định không sang à? Thôi để Bác sang trước.

Tôi lo quá, nhưng biết cuộc họp không thể vắng Bác được. Tôi bèn lội xuống trước, vừa đi vừa thăm dò mực nước. Một đồng chí dắt ngựa và hai đồng chí khác đi hai bên để bảo vệ Bác. Nước sâu dần. Chúng tôi càng lo. Song nhìn thấy Bác vẫn bình tĩnh, thỉnh thoảng lại thúc vào mình ngựa cho nó bước nhanh hơn, chúng tôi thấy yên tâm, tiếp tục đưa Bác vượt qua sông.

Sang đến bờ bên kia, Bác dừng lại, bảo:

- Các chú chưa có kinh nghiệm. Khi nào chỉ có bèo, bọt trôi về là nước mới bắt đầu to; khi có cả cây, cành trôi theo nữa là nước đã to hơn. Các chú không tranh thủ sang sông ngay thì lát nữa sẽ không sang được.

Quả nhiên, chỉ một lúc sau, nước lũ tràn về trắng bờ. Nhìn những người làng Thia ban sáng sang đây làm ruộng, giờ không về được phải ở lại bên này, tôi càng thấy kinh nghiệm mà Bác đã chỉ bảo rất chính xác. Trong chuyến đi nào với Bác cũng vậy, chúng tôi đều được Bác dạy cho những kinh nghiệm cụ thể, thiết thực về công tác bảo vệ. Điều đó đã làm cho tôi suy nghĩ nhiều về công tác của mình. Là những chiến sĩ bảo vệ phải biết quan sát mọi hiện tượng, tranh thủ mọi thời gian, chủ động trước mọi tình hình và có ý thức tích lũy những kinh nghiệm thiết thân mới có thể luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

(TCTG)- Nâng cao ý thức trách nhiệm, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu là một yếu tố quan trọng khắc phục suy thoái kinh tế, nhu cầu khách quan của phát triển.




Bác Hồ đi công tác tại chiến khu Việt Bắc. Ảnh tư liệu

Nhân loại đang bước vào năm cuối của thập niên đầu thế kỷ XXI với nhiều thay đổi nhanh chóng. Cùng với những vấn đề về toàn cầu hóa kinh tế, cách mạng khoa học- công nghệ, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang..., nền kinh tế Mỹ lâm vào khủng khoảng tài chính nặng nề nhất từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1929-1933 và đang lan rộng ra nhiều nước. Cuộc khủng hoảng còn diễn biến phức tạp, khó lường trước, có thể kéo dài trong một vài năm, gây ra suy giảm, suy thoái kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, một vấn đề nổi lên là nhân loại đang tìm cách vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế với một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là nêu cao ý thức trách nhiệm, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

Trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Mỹ B. Obama đề cập “nền kinh tế của chúng ta đặc biệt bị suy yếu, một hậu quả của sự tham lam và vô trách nhiệm của một số đối tượng”. Ông cho rằng “những ai đang leo lên quyền lực bằng con đường tham nhũng, rằng các vị đang đi sai con đường lịch sử”. Cũng như Thủ tướng Đức, Tổng thống Mỹ tuyên bố với Quốc hội sẵn sàng chịu trách nhiệm trước gói kích cầu do ông đề nghị. Phát biểu trước Quốc hội Mỹ, B. Obama cho biết đã bắt đầu nghiên cứu kỹ lưỡng ngân sách liên bang và xác nhận có thể cắt giảm khoảng 2 nghìn tỷ USD trong vòng mười năm tới; giải quyết triệt để tình trạng lãng phí, nạn tham nhũng và lạm dụng trong các chương trình quốc gia. Cùng với việc công khai thu nhập, khước từ phi đội trực thăng bảo vệ mới, Tổng thống Obama đã phê phán gay gắt tập đoàn AIG chi tiền thưởng- tiền cứu trợ từ Chính phủ, tức là tiền thuế của dân- không đúng lúc. Tổng thống Mỹ cho rằng “làm sao họ- một công ty rơi vào khủng hoảng do sự khinh suất và tham lam- có thể biện hộ được sự xúc phạm trắng trợn đối với người nộp thuế, những người đã bỏ tiền ra giúp công ty thoát hiểm... Đây không phải là chuyện tiền bạc. Đây là những vấn đề liên quan tới giá trị nền tảng của chúng ta”.

Không chỉ ở Mỹ, ở Đức, mà hầu như cả thế giới đang nỗ lực cao độ trong việc thực thi các giải pháp hữu hiệu về chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm để cứu vớt các nền kinh tế. Nước Nga, sau khi Tổng thống và Thủ tướng công khai tài sản, nhiều quan chức đã công khai tài sản. Thủ tướng Nhật công du bằng máy bay nhỏ. Hàn Quốc cắt giảm dùng xe công xuống còn 30%; Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn thép Busan Hàn Quốc đi xe Deawoo. Trung Quốc có “Ngày tiết kiệm trong công sở” và thưởng 10% tài sản cho người tố cáo tham nhũng. Philippin có “Ngày không ô tô trong quân đội”, tắt điều hòa sau 16 giờ 30 v.v… Một số Bộ trưởng, Thủ tướng các nước xin từ chức, vì tự thấy không làm tròn trách nhiệm của nhân dân giao.

Rõ ràng là vấn đề nêu cao đạo đức công dân, phòng, chống tham nhũng, thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu trên thế giới, cung cấp nhiều thông tin và gợi cho ta nhiều suy nghĩ bổ ích về việc thực hành đạo đức. Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành trung ương khóa X (1-2009) kiểm điểm “việc nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm của các nước về phòng, chống tham nhũng còn ít; việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng còn chậm”. Điều quan trọng nhất là bức tranh của thế giới càng củng cố và khẳng định tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên một giá trị phổ biến toàn nhân loại trong một thế giới đã có nhiều thay đổi.

Bối cảnh đất nước cũng khác nhiều so với lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những đổi thay trong đời sống kinh tế- xã hội Việt Nam, đặc biệt là quy mô nhỏ bé của nền kinh tế, những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra càng khẳng định việc thực hành đạo đức theo tấm gương Hồ Chí Minh là việc làm có ý nghĩa hết sức to lớn.

Tuy nhiên, sự cần thiết phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay không phải chỉ vì những gì đang diễn ra trước mắt chúng ta, như kinh tế khó khăn; tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn... mà phải nhận thức sâu sắc rằng, thực hành đạo đức là vấn đề cơ bản và lâu dài, không chỉ đối với những nước theo định hướng XHCN mà cả nhân loại. Nhận thức không chỉ dừng lại ở chỗ kêu gọi cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm, mà phải thấy nếu không nêu cao ý thức trách nhiệm trong mọi công việc, đặc biệt là phòng, chống tham nhũng, lãng phí, là chết. Thực tiễn cho thấy loài người muốn tồn tại và phát triển cần hai nguồn nhựa sống: nguồn nhựa vật chất - phải có kinh tế làm nền tảng; nguồn nhựa tinh thần - phải có văn hóa, đạo đức làm nền tảng. Đó là hai chân của đời sống con người. Riêng đối với Việt Nam, một nước nông nghiệp phương Đông đi lên CNXH từ hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến chuyên chế, gần trăm năm dưới chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, lại càng phải chú trọng đạo đức.

Những năm qua, chúng ta phát triển đất nước trên thế kiềng ba chân: xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm và xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng văn hóa, đạo đức thường diễn ra chậm hơn so với xây dựng kinh tế. Thậm chí khi GDP đang ở mức cao (8,48% năm 2007), các nhà khoa học đã cảnh báo nguy cơ đang tiềm ẩn trong sự tăng trưởng kinh tế, mà nguy cơ này lại nằm ở “vốn xã hội”. Nơi này nơi khác, mức độ này mức độ khác, chúng ta đang phải trả giá cho sự tăng trưởng nóng mà coi nhẹ giáo dục đạo đức, yếu kém trong việc dạy làm người, không chú trọng phát triển bền vững với những yếu tố về môi trường, tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội. Thiếu tinh thần trách nhiệm, quan liêu dẫn tới tham nhũng, lãng phí- một trong những nguyên nhân gây ra sự bất công, bất bình, bức xúc trong xã hội, làm suy giảm kinh tế và lòng tin của nhân dân.

Với một cái nhìn tổng quan như trên, chúng ta dễ dàng nhận thức được rằng, trong bối cảnh mới, tuy tình hình, đặc điểm đất nước và thế giới thay đổi nhiều, nhưng tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì không hề thay đổi, mang giá trị trường tồn.

Trong di sản về đạo đức, cùng với việc đề cập đạo đức công dân, đạo đức của từng ngành, từng lĩnh vực, từng lứa tuổi, Hồ Chí Minh chủ yếu đề cập đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, và khi nói tới cán bộ, Người thường so sánh với nhân dân. Mệnh đề “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” là Hồ Chí Minh chủ yếu đề cập tới trách nhiệm của cán bộ đương chức, đương quyền, so với nhân dân, họ là những người có quyền. Tại sao như vậy?

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhưng nhân dân cần được tổ chức và có người dẫn đường. Cán bộ là gốc của mọi công việc. Mọi việc thành bại đều liên quan tới cán bộ tốt hay xấu. Nhưng cán bộ lại là đầy tớ của dân, người phục vụ dân. Cán bộ, đảng viên là tấm gương của xã hội, “đi trước để làng nước theo”. Gương sáng thì dân soi, gương mờ thì dân quay lưng lại. Hồ Chí Minh chỉ rõ “đã là cán bộ thì so với nhân dân, ít nhiều đều có quyền hành, cấp cao thì quyền to, cấp thấp quyền nhỏ, Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”.

Cán bộ phải hiểu vai trò, vị trí của dân và tự hiểu vai trò, vị trí của mình trong tiến trình cách mạng. Sự hiểu biết đó để thấy rằng quyền lực cán bộ đang thi hành là quyền lực của dân, trong tay dân, do dân ủy thác. Khi được ủy thác quyền lực thì cán bộ- như Bác dặn- phải hết sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận, bao giờ đồng bào cho lui thì phải vui lòng lui. “Đồng bào cho lui” nghĩa là khi cán bộ không còn tín nhiệm với nhân dân nữa, hoặc tự thấy chức vụ mình đảm nhiệm quá lớn so với tài, đức của mình, hoặc công việc phụ trách trước dân mà mình không hoàn thành... thì phải được miễn nhiệm, bãi nhiệm hay từ chức.

Cán bộ đảng viên phải hiểu rằng, cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng là của dân, thì việc phục vụ dân, công bộc của dân là lẽ đương nhiên. Mặt khác phải thấy rằng Tổ quốc là Tổ quốc chung của mọi con dân nước Việt, con Lạc cháu Hồng, mọi người phải có trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, đặc biệt trong đó, cán bộ là đội ngũ ưu tú của dân tộc thì càng phải nêu cao tinh thần phục vụ Tổ quốc. Bác Hồ đã dạy: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Mỗi cán bộ phải nhận thức đúng đắn, sâu sắc rằng, sự khác biệt về chất của các thắng lợi chống ngoại xâm dưới sự lãnh đạo của Đảng so với các thắng lợi dưới các triểu đại phong kiến trước đây là ở chỗ thắng lợi do Đảng lãnh đạo đã “biến người nô lệ thành người tự do”. Cách mạng Tháng Tám 1945 đã dựng lên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó trở đi, nước ta là nước dân chủ: Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương đều do dân cử ra.

Những nhận thức nêu trên cho thấy việc nêu cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của cán bộ là điều tất yếu, dễ hiểu và người cán bộ của dân- chứ không phải cha mẹ của dân như thời thực dân phong kiến- phải phục vụ tốt đời sống nhân dân, phục vụ hàng ngày, phục vụ suốt đời.

Nội dung nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân trước hết thể hiện ở chỗ, người cán bộ phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, làm cho nhân dân hiểu và tin đường lối của Đảng. Trách nhiệm của cán bộ là hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng và tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Cán bộ, cùng với việc chấp hành nghiêm đường lối của Đảng, thì phải đi đúng đường lối của quần chúng. Tức là đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; có khuyết điểm thì thật thà phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình; sẵn sàng học hỏi nhân dân; tự mình phải làm gương mẫu cần, kiệm, liêm chính để nhân dân noi theo. Đồng thời phải khắc phục các nguyên nhân của bệnh quan liêu. Đó là xa nhân dân, dẫn đến không nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý. Khinh nhân dân, cho dân không hiểu chính trị, lý luận như mình. Sợ nhân dân, tức là khi có khuyết điểm thì sợ dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa. Không tin cậy nhân dân, tức là không hiểu rằng không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm cũng không xong; có lực lượng nhân dân thì việc khó mấy, to mấy, làm cũng được. Không hiểu biết nhân dân, tức là cán bộ quên rằng nhân dân cần lợi ích thiết thực- lợi ích gần, xa; riêng, chung; bộ phận, toàn cục; đối với nhân dân, không thể lý luận suông, chính trị suông. Không yêu thương nhân dân, tức là cán bộ chỉ biết đòi hỏi dân, không biết giúp đỡ, có trách nhiệm với dân.

Điều có ý nghĩa quan trọng nhất là phải làm tròn nhiệm vụ. Nhận thức chung về làm tròn nhiệm vụ là làm tròn phần việc được giao; lời nói đi đôi với việc làm và phải chịu hậu quả về việc không hoàn thành nhiệm vụ, lời nói không đi đôi với việc làm.

Làm tròn nhiệm vụ về phía hệ thống chính trị (Đảng, Quốc hội, Chính phủ) thì phải điều tra, nghiên cứu, cân nhắc cẩn thận, nhằm vào lợi ích chung của nhân dân mà đặt chính sách. Mọi công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về phía quần chúng. Hồ Chí Minh viết: “Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng.

Nghĩa là gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng, và làm cho nó thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó. Đồng thời nhân lúc quần chúng thực hành, ta xem xét lại, coi ý kiến đó đúng hay không. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành”. Ngược lại, “vì không biết gom góp ý kiến của quần chúng, kinh nghiệm của quần chúng, cho nên ý kiến của những người lãnh đạo thành ra lý luận suông, không hợp với thực tế”. Có nghị quyết, chính sách rồi thì phải “nghiêm ngặt kiểm tra, các địa phương phải kiên quyết thực hành những nghị quyết của Đảng. Kiên quyết chống lại cái thói nghị quyết một đường, thi hành một nẻo”. “Đảng phải luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”.

Về phía cán bộ, đảng viên, phải đem hết trí tuệ, tâm huyết và lực lượng làm trọn vẹn, có hiệu quả phần việc được giao, dù đó là việc to hay nhỏ, dễ hay khó. Làm tốt công việc không có nghĩa là không vấp váp khuyết điểm. Phải thấy rằng đó là sự vấp váp khuyết điểm trong tiến bộ. Và trong trường hợp đó thì phải biết tự phê bình, hoan nghênh nhân dân phê bình, kiên quyết dùi mài tinh thần trách nhiệm. Làm tròn phần việc đồng thời lời nói đi đôi với việc làm. Nếu công việc không hoàn thành, lời nói không đi đôi với việc làm, nói nhiều làm ít, nói mà không làm, nói một đường làm một nẻo, thì phải gánh chịu hậu quả.

Ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân phải gắn bó chặt chẽ giữa xây và chống. Xây ý thức “việc gì lợi cho dân, dù nhỏ mấy cũng phải hết sức làm; việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy cũng phải hết sức tránh”. Chống thói đạo đức giả, bệnh thành tích- hình thức, cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy. Quan liêu mệnh lệnh, chủ quan, hấp tấp, tự tư tự lợi là trái hẳn với tinh thần trách nhiệm, cần phải tiêu diệt.

Muốn làm tốt những điều đó, cần có một hệ giải pháp từ phía Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Đảng phải tăng cường giáo dục cho cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc, toàn diện về Đảng cầm quyền; nhận thức về những bài học thành công và chưa thành công trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng. Những nhận thức tưởng như đơn giản hay “thuộc lòng”, nhưng không phải ai cũng hiểu và hành được. Chẳng hạn, “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”; “Đảng có vững cách mạng mới thành công”, “Đảng là mỗi chúng ta”; “làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân”... Mấy chữ a, b, c đó - như cách nói của Bác- không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được.

Các giải pháp từ phía cán bộ, đảng viên gồm cả nhận thức và tu dưỡng. Trong nhận thức, rất cần những đột phá mới về tư duy mang tính cách mạng và khoa học, thể hiện phẩm chất, bản lĩnh, trí tuệ, năng lực của cán bộ. Cán bộ không dám “tự chỉ trích” với cái trí- bản lĩnh của người cách mạng; không dám nói, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, theo kiểu “đập đi, hò đứng”, “thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi’, “theo gió bẻ buồm”, thì nói theo tinh thần của Lênin và Hồ Chí Minh- đó là một điều xấu hổ cho một Chính phủ là công bộc của dân, cho Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; cho Đảng cầm quyền. Cùng với nhận thức, cán bộ đảng viên cần tu dưỡng, rèn luyện hàng ngày, suốt đời, gắn với công việc của mình về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, về phương pháp công tác và cách lãnh đạo, v.v..

Trong bối cảnh hiện nay, cùng với việc thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí quan liêu, thì việc nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ và tinh thần dám chịu trách nhiệm, dám từ chức của cán bộ lãnh đạo như là một ứng xử văn hóa- văn hóa từ chức- là phẩm chất đạo đức hết sức quan trọng. Nó phải được xây dựng thành chế độ trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Chỉ khi người cán bộ dám nghĩ dám làm, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, dám chịu trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm trước công việc được giao thì chúng ta mới có thể vượt qua được khó khăn, thách thức, đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục phát triển.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Tình cảm của Bác Hồ đối với người cao tuổi

Là một ngưòi thấm nhuần tinh thần đạo đức Á Đông, Hồ Chí Minh vốn rất tôn trọng những người có tuổi, nhất là tôn trọng vai trò của các cụ đối với con cháu, uy tín của các cụ đối với xóm làng. Hồ Chí Minh luôn động viên các cụ tham gia vào công cuộc chung của đất nước như kháng chiến, kiến quốc, bình dân học vụ…


Hồ Chí Minh thường viết thư thăm hỏi, tặng thơ các cụ già, cũng có khi đàm đạo với các cụ về một vấn đề nào đó của xã hội. Ngày 20.9.1945, đất nước vừa được độc lập, lấy danh dự của một người già nói chuyện với các vị phụ lão, Hồ Chí Minh không tán thành quan niệm “lão giả an chi” (người già nên ở yên), nhất là trong lúc nước nhà mới dành được độc lập, phải nhiều khó khăn để củng cố quyền độc lập tự do đó. Tất cả nhân dân Việt Nam, bất kỳ già trẻ đều phải ra gánh vác một vai. Hồ Chí Minh cho rằng các cụ già không làm được việc nặng thì động viên khuyến khích thanh niên và chia sẻ những kinh nghiệm cho họ.


Hồ Chí Minh thường nêu ra những tấm gương điển hình của các phụ lão trong phong trào thi đua ái quốc, kháng chiến kiến quốc. Năm 1947, Hồ Chí Minh viết bài thơ tặng 3 cụ du kích ở Cao Bằng:


Tuổi cao chí khí càng cao,

Múa gươm giết giặc ào ào gió thu.

Sẵn sàng tiêu diệt quân thù,

Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng.


Người làm thơ tặng cụ Bùi Bằng Đoàn, cụ Tôn Đức Thắng, cụ Hà Văn Quận… khen ngợi các cụ về những thành tích công tác, động viên tinh thần lạc quan yêu đời. Trong bài viết “Càng già càng giỏi” đăng trên báo Nhân Dân tháng 10.1965, Hồ Chí Minh viết: “Tiếp tục truyền thống Diên Hồng vĩ đại, các cụ phụ lão cũng không vì tuổi cao tóc bạc mà hưởng thú thanh nhàn. Các cụ đều cố gắng góp phần tích cực vào công cuộc chống Mỹ cứu nước, khuyến khích con cháu tham gia bộ đội và thanh niên xung phong, giữ gìn trật tự, trị an trong làng xóm, tăng gia sản xuất, trồng cây gây rừng…”. Người tặng các cụ câu thơ:


Tuổi cao chí khí càng cao

Chống Mỹ cứu nước già nào kém ai.

Bài thơ “Tặng các cụ phụ lão” ngày 1.10.1960, Nguời viết:

Càng già càng dẻo, lại càng dai

Tinh thần gương mẫu chẳng nhường ai.

Đôn đốc con em làm nhiệm vụ,

Vuốt râu mừng xã hội tương lai.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
51. NHỮNG VỊ KHÁCH TÍ HON

Có một lần, vào dịp sinh nhật Bác Hồ, vừa mới sáng sớm, đồng chí Kỳ - thư ký cùng các con mình và con đồng chí Cẩn - người nấu ăn cho Bác, mang hoa vào để chúc thọ Bác. Thấy các cháu đến, Bác Hồ rất vui, nhưng vì đang làm dở công việc nên Bác bảo đồng chí Kỳ đưa các cháu xuống nhà lấy nước và bánh kẹo mời các cháu, làm việc xong Bác sẽ xuống gặp và vui với các cháu. Đồng chí Kỳ dẫn các “vị khách tí hon” xuống nhà nhưng nghĩ đây là con mình và con anh Cẩn nên không mời các cháu vào phòng mà để các cháu chơi tha thẩn ngoài vườn. Một lúc sau, Bác xuống, nhìn thấy thế, Bác tỏ ý không bằng lòng, Người hỏi đồng chí thư kí: “Sao chú không lấy bánh kẹo, rót nước mời các cháu?”. Đồng chí Kỳ thưa với Bác: “Thưa Bác, đây là con cháu trong nhà nên xin Bác cứ để các cháu chơi ở sân, không cần phải tiếp bánh kẹo gì Bác ạ”. Biết đồng chí thư ký nghĩ chưa đúng, Bác ôn tồn nói, có ý phê bình: “Các cháu là con của các chú, nhưng là khách của Bác. Bác đang bận, thì chú phải tiếp giúp Bác”. Lời Bác nói nhẹ nhàng nhưng thật thấm thía. Hiểu được ý nghĩa lớn lao trong câu Bác nói và thấy khuyết điểm của mình chưa làm đúng ý Bác, nên đồng chí liền mời các “vị khách tí hon” vào phòng, lấy bánh kẹo và pha nước tiếp các cháu như những khách người lớn đến gặp Bác.

Những đồng chí được sống và làm việc cùng Bác, luôn thấy rõ Bác chu đáo với mọi người, từ em bé đến cụ già. Đặc biệt đối với các cháu thiếu nhi, Bác Hồ không những yêu thương, quý mến mà còn rất tôn trọng. Ở dưới nhà sàn, Bác cho làm thêm những bệ xi măng, trên có lát ván như những chiếc ghế để khi các cháu vào gặp Bác có chỗ ngồi. Bác còn đặt bể cá vàng cạnh nhà để tiếp các “vị khách tí hon”.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
52. MÊNH MÔNG QUÁ

Bác Hồ của chúng ta là Chủ tịch nước, nhưng trong cuộc sống hàng ngày Bác không coi nhẹ các việc nhỏ. Bác thương yêu đồng bào cả nước, kiều bào ở nước ngoài, các dân tộc anh em bị áp bức. Một em bé da đen bị đói, một người con gái ở nước Pháp bị án tử hình đều làm Bác xúc động.

Bác không bằng lòng khi thấy nhiều cán bộ “ra vẻ hăng hái”, “kiên trung”, thấy bạn bè, đồng đội, đồng bào có lầm lỗi, chưa phân tích đầy đủ nguyên nhân khách quan, chủ quan, mức độ đã “vơ đũa cả nắm”, “đánh một đòn chết tươi”. Thường là, nếu cán bộ, đồng bào có điều gì không phải Bác lại nhận lỗi ấy về mình, “mong được lượng thứ”.

Năm 1960, trong một cuộc họp cán bộ, có đồng chí “lên án” gay gắt “bệnh lười biếng”, “công thần”, đòi phải “xử lý”… Bàn cãi hồi lâu, sắp hết giờ họp, Bác “xin được phát biểu”. Bác nói đại ý:

Bể cũng là nước, giọt nước cũng là nước. Trong Đảng hàng ngày là giọt nước hay là bể. Nếu nói lười biếng, công thần cũng là tư tưởng tư sản thì mênh mông quá.
 

Bình luận từ Facebook

Top