NHÂN KỶ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH BÁC HỒ XIN POST HÌNH CỦA BÁC VỚI QUÊ HƯƠNG

Nghé Ọ

Thượng Tá
53. NHÀ BÁC KHÔNG CÓ THỎ ĐÂU !

Đồng chí Vũ Kỳ, người đã nhiều năm đã giúp việc cho Bác Hồ kể lại:

Một lần, các cháu thiếu nhi vào Phủ Chủ tịch ríu rít quanh Bác. Một em hỏi:

- Thưa Bác, chúng cháu muốn xem nhà Bác Hồ ạ.

Bác cười tươi:

- Đây không phải là nhà Bác, đây chỉ là nơi làm việc của Bác thôi. Để Bác dẫn các cháu đi xem vườn hoa nhé!

Một cháu chạy vội bị vấp ngã, cô giáo chạy lại dỗ cháu:

- Nín đi! Nín ngoan, cô yêu, rồi cô cho đi xem con thỏ của Bác Hồ nuôi.

Bác ngắt một bông hoa, đến gần cháu bé dỗ:

- Cháu ngoan, Bác cho cháu bông hoa nhỏ, chứ nhà Bác không có thỏ đâu!

Cháu bé nín khóc, cầm hoa, một tay nắm ngón tay Bác để Bác dắt đi. Sau đó, Bác nói riêng với cô giáo:

- Đối với các cháu, dù còn nhỏ, cũng nên nói sự thật, làm gương tốt và tạo thói quen tốt cho các cháu.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
54. MỘT CHUYẾN THĂM, BA BÀI HỌC

Sau hơn một tuần diễn ra trận chiến bảo vệ kho xăng Đức Giang, ngày 29-6-1966, Bác Hồ đến thăm một đại đội thuộc đoàn thông tin Sông Điện, bộ đội phòng không đóng ở chùa Trầm (Hoài Đức). Cuộc đi thăm không báo trước. Khi chiếc xe con dừng lại ở lưng chừng dốc, một chiến sĩ nhận ra Bác reo to lên. Bác giơ tay ra hiệu không được làm ồn ào rồi bảo chiến sĩ đó đưa Bác vào đơn vị.

Với đôi dép cao su giản dị, Bác đi rất nhanh lên sườn đồi, bộ quần áo bà ba nâu bay trong gió. Sau khi dừng lại xem câu lạc bộ, Bác nhanh nhẹn đi xuống nhà bếp. Thấy đồng chí Hào, tổ trưởng anh nuôi đang bê một nồi cơm to từ trên bếp lò xuống, Bác vui vẻ hỏi:

- Mỗi bữa chú ăn được mấy bát?

- Thưa Bác, cháu ăn được ba bát ạ.

- Chú ăn được như vậy là tốt - Nói xong, Bác mở hộp thuốc lá lấy ra một điếu đưa cho Hào.

- Bác biếu chú, chú hút đi.

Rồi Bác lấy một điếu khác ra để hút. Thấy Bác có ý tìm đóm để châm lửa, Hào vội rút bao diêm trong túi ra định bật diêm cho Bác, Bác liền ngăn lại:

- Chú để dành diêm mà nhóm bếp. Cả bếp lò đang hồng thế kia tha hồ cho Bác cháu ta châm thuốc.

Chỉ một que diêm mà Bác đã cho chúng tôi bài học sâu sắc về tinh thần tiết kiệm.

Ở bếp bước ra, Bác hỏi cán bộ đại đội:

- Các chú có trồng rau không?

- Thưa Bác, chúng cháu chỉ trồng được rau muống dưới chân núi thôi ạ. Còn trên sườn đồi này nhiều sỏi, trồng không lên.

Bác kể lại kinh nghiệm hồi ở chiến khu và bảo:

Các chú xúc hết đá đi, xới đất, xuống ao bốc bùn đổ lên, rau sẽ xanh tốt. Có trồng có ăn, đỡ phần cung cấp của nhân dân.

Từ đó, trên vách đá men theo con đường trong đơn vị, các vườn rau đua nhau mọc lên xanh tốt. Đơn vị không chỉ tự túc rau ăn mà còn bán cho đơn vị bạn và nhân dân nữa.

Bài học thứ ba Bác dạy cho chúng tôi là con đường mòn và công tác dân vận. Khi đơn vị chưa đóng ở chùa Trầm, bà con trong vùng vẫn đi làm đồng theo con đường mòn qua núi. Từ ngày đơn vị đến, anh em đã tự động rào lại, cấm người qua lại. Thăm qua mấy nơi, Bác bảo tập hợp bộ đội lại để Bác nói chuyện, Bác căn dặn:

- Muốn làm tốt nhiệm vụ, các chú phải đoàn kết nội bộ tốt, đoàn kết chặt chẽ với nhân dân địa phương, chỉ có dựa vào nhân dân, đoàn kết với nhân dân mới bảo vệ được mình, che mắt địch và đánh thắng được chúng.

Chợt Bác chỉ tay ra phía đường cái và hỏi:

- Thế các chú cấm con đường này thì nhân dân đi lối nào?

- Thưa Bác, đi vòng theo các bờ ruộng ngoài kia ạ.

Bác nghiêm mặt:

- Như vậy là không được. Các chú cấm đường để bảo mật, phòng gian là đúng, nhưng phải đắp đường khác cho dân đi chứ. Có như vậy mới đúng là quân dân đoàn kết.

Bác dặn đơn vị phải làm ngay, đắp đường cho to, trồng cây hai bên và khi nào làm xong báo cáo cho Bác biết. Ngay hôm sau, đơn vị bắt tay vào làm đường, làm cả trưa hè nắng lửa, đốt đuốc làm cả đêm. Con đường hoàn thành trước hạn định. Các cụ trong làng đem cây ra trồng hai bên. Con đường quân dân đoàn kết ấy được đặt tên là “Đường Quyết Thắng”- Con đường mang ý Bác, lòng dân, con đường đi của chúng tôi: vì nhân dân phục vụ.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
55. HAI LẦN GẶP BÁC

Trung thu năm 1966, Thành đoàn tổ chức cho Câu lạc bộ thiếu nhi biểu diễn tại Nhà hát thành phố, có báo cáo mời Bác Hồ đến vui với các cháu.

Sắp đến giờ mở màn, mọi người nóng lòng mong Bác đến. Tôi (Lê Bùi) đang khẩn trương chuẩn bị phía trong sân khấu, thỉnh thoảng lại khẽ hé ri đô nhìn ra các hàng ghế đầu xem Bác tới chưa, nhưng chỗ Bác vẫn để trống mà phía sau đã ngồi đầy ắp ba tầng nhà hát.

Chợt có tiếng reo to: “Bác Hồ! Bác Hồ!”. Tôi quay lại đã thấy Bác đứng sau cánh gà trong bộ quần áo lụa giản dị, tay cầm chiếc quạt giấy nhẹ nhàng quạt cho mấy cháu đứng bên. Bác hỏi:

- Hôm nay các cháu biểu diễn gì?

- Dạ thưa Bác, hôm nay chúng cháu biểu diễn ca múa nhạc ạ.

Bác hỏi tiếp:

- Thế có tiết mục văn nghệ dân tộc không?

- Thưa Bác, có ạ.

Các cháu ríu rít quanh Bác, còn tôi, vì hồi hộp quá không biết nên thưa với Bác điều gì. Bác đi thăm các đồng chí phục vụ nhà hát rồi xuống xem biểu diễn. Tối biểu diễn hôm đó thành công tốt đẹp, vui, sôi nổi hơn bao giờ hết.

Một lần khác, tôi dẫn gần 100 cháu và cán bộ phụ trách vào biểu diễn phục vụ khách tại Phủ Chủ tịch.

Khi các cháu vừa hoá trang và chuẩn bị xong thì Bác và một số đồng chí từ nhà sàn đi tới trên con đường xoài mát rượi. Các cháu ùa ra đón Bác, còn tôi và mấy cán bộ đội chỉ đứng ngây ra nhìn Bác và đàn cháu nhỏ. Cháu nào cũng muốn chen vào để được gần Bác, để được Bác cầm tay, xoa đầu và hỏi han. Bác và các cháu đi dần về phía sân khấu nơi Bác sẽ tiếp khách.

Chợt Bác hỏi:

- Hôm nay các cháu làm gì mà đánh phấn, má hồng thế này? Thế không đánh phấn thì có biểu diễn được không? - Bác hỏi tiếp.

Các em đồng thanh trả lời:

- Thưa Bác có ạ.

Cán bộ phụ trách chúng tôi lúc ấy đều hiểu ý Bác: không nên quá câu nệ hình thức son phấn đối với tuổi thơ trong những buổi sinh hoạt thế này.

Cuối buổi biểu diễn, Bác cùng khách gọi các cháu đến để chia kẹo và chụp ảnh cùng Bác.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
56. THẤU HIỂU PHONG TỤC CỦA MỘT DÂN TỘC

Có một lần, đoàn đại biểu phụ nữ Mỹ sang thăm nước ta theo lời mời của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đoàn đến vào đúng dịp lễ Nôen. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ chuẩn bị chiêu đãi đoàn tại khách sạn Thống Nhất. Trước đó, các đồng chí phụ trách Hội đã đến báo cáo với Bác chương trình hoạt động của đoàn và dự kiến một buổi để Bác tiếp. Sau khi nghe báo cáo, Bác hỏi đồng chí phụ trách:

- Các cô định tổ chức chiêu đãi đoàn thế nào?

Đồng chí phụ trách báo cáo với Bác là sẽ chiêu đãi đoàn những món ăn dân tộc của Việt Nam. Ngoài ra trong phòng còn đặt một cây thông Nôen như phong tục của người Mỹ trong ngày lễ này. Nghe xong Bác cười và bảo:

- Các cô tiếp đoàn bằng những món ăn dân tộc như thế là tốt, nhưng theo Bác biết ở Mỹ ăn mừng lễ Nôen bao giờ cũng có món thịt gà tây được đặt nguyên cả con. Các cô nên làm thêm món đó.

Biết được chi tiết đó, các đồng chí phụ trách đã cho chuẩn bị đúng như vậy. Trong buổi chiêu đãi, tất cả các thành viên trong đoàn phụ nữ Mỹ rất ngạc nhiên và cảm động. Trong khi Chính phủ Mỹ đang gây biết bao tội ác đối với dân tộc Việt Nam mà đoàn lại được những người phụ nữ Việt Nam tiếp đón hết sức ân cần, chu đáo.

Thì ra phong tục trên đây Bác Hồ biết trong thời gian Người sống và làm việc ở nước Mỹ cách đây hơn 50 năm. Vậy mà đến bây giờ Bác vẫn còn nhớ rất kỹ. Đúng là Bác Hồ không những yêu thương, quý trọng người dân lao động mà còn thấu hiểu cả phong tục, tập quán của cả những dân tộc các nước mà Bác đã đi qua.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
57. CHÁU TẬP ĐÀN MỘT TAY CÓ KHÓ LẮM KHÔNG?

Cả hội trường như lắng xuống khi âm thanh của cây đàn ghi ta trong lòng người nghệ sĩ một tay cất lên. Âm thanh cuối cùng của bản nhạc chưa kịp tan ra, hàng tràng vỗ tay đã vang dội, tiếng vỗ tay đòi phải diễn lại một lần nữa... Màn sân khấu chưa kịp đóng lại, khán giả đã ùa lên. Các đồng chí của đoàn nghệ thuật quân đội Liên Xô quây quanh người nghệ sĩ với cây đàn. Có người đưa cả hai tay nắm chặt bàn tay còn lại của người nghệ sĩ lắc lắc, nước mắt rưng rưng. Đó là tiết mục của nghệ sĩ thương binh Vân Hoàng, đoàn ca múa Tổng cục Chính trị.

Ngày hôm sau, Vân Hoàng được lên gặp Bác tại Phủ Chủ tịch. Nắn nắn cánh tay còn lại của Vân Hoàng đang lặng đi vì xúc động, Bác dẫn anh ngồi xuống ghế và hỏi thăm gia đình, quê hương và cuộc đời của anh: “Hôm qua cháu đàn, các đồng chí Liên Xô hoan nghênh lắm. Hôm nay Bác gọi cháu đến hỏi chuyện. Cháu về với Bác hôm nay như về thăm gia đình, không phải bỡ ngỡ gì cả”. Và ân cần, nhân hậu như một người cha, Bác hỏi: “Cháu bị thương từ bao giờ? Cháu tập đàn một tay có khó lắm không?”. Cả buổi sáng Bác chăm chú ngồi nghe Vân Hoàng kể chuyện, chuyện đời anh, chuyện gia đình, làng xóm và nghe kể quá trình khổ luyện của người nghệ sĩ thương binh. Một bàn tay với năm ngón, vừa bấm phím đàn, vừa gẩy đàn bằng ngón tay út thay thế cho cả một bàn tay đã mất... Bác nghe và hỏi anh rất tỉ mỉ, lúc đầu tập thế nào, tập rung, tập luyến láy ra sao và vì sao lại kiên trì được như thế. Nghe đến những cảnh khổ mà Hoàng phải chịu, mắt Bác đượm buồn. Bác còn mời Vân Hoàng ăn cơm và hỏi: “Bây giờ cháu đàn còn khó khăn gì không?”. “Thưa Bác, do cháu phải gẩy trên cần đàn nên tiếng không vang được, cháu mong ước có một máy tăng âm”. Bác gật đầu và bảo chiều Vân Hoàng đến đàn cho Bác nghe. Bác muốn nghe riêng những bài mà anh sẽ biểu diễn tối nay trong tiệc thết đoàn nghệ thuật quân đội Liên Xô. Chiều hôm đó Vân Hoàng nhận được một bộ tăng âm mới.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
8. BÁC MONG CÓ NHIỀU “CỐC” HƠN NỮA

Tết năm 1967 (Đinh Mùi), Bác đến thăm quân chủng Phòng không không quân. Cùng đi với Bác còn có đồng chí Nguyễn Lương Bằng và Thượng tướng Văn Tiến Dũng. Cây gậy trúc trước kia thường dùng để đi rừng, bây giờ theo tay Bác đến thăm bộ đội Phòng không không quân, một quân chủng vừa mới thành lập, nhưng ngay từ những trận đầu ra quân đánh trả “không lực Hoa Kỳ” đã chiến thắng vẻ vang.

Đang trong không khí ngày Tết, lại vừa thắng lợi giòn giã xong, nay được Bác đến thăm ai nấy đều rất vui mừng, phấn khởi. Bác thân mật hỏi:

- Buổi họp mặt hôm nay có mấy đồng chí là anh hùng quân đội?

- Thưa Bác, có năm đồng chí ạ - Đồng chí chính ủy quân chủng báo cáo với Bác.

Bác gật đầu rồi hỏi:

- Đồng chí nào hạ nhiều máy bay Mỹ nhất?

- Thưa Bác, đồng chí Nguyễn Văn Cốc đã bắn rơi chín chiếc.

Bác liền gọi:

- Chú Cốc lên đây! - Và Bác tươi cười nói vui - Năm nay Bác mong muốn có nhiều “Cốc” hơn nữa!

Cả hội trường rộn lên tiếng cười vui vẻ.

Anh hùng lái máy bay Nguyễn Văn Cốc bước lên đứng cạnh Bác. Bác thân thiết ôm hôn Cốc giữa tiếng vỗ tay nồng nhiệt. Bác quay xuống hàng quân, nói:

- Thế còn các cháu gái đâu? Cử một cháu gái, một bác sĩ, một y tá, một chiến sĩ nuôi quân lên đây Bác bắt tay.

Cả hội trường nhìn nhau hồi hộp. Những tràng pháo tay lại nổi lên giòn giã. Tất cả cùng sung sướng khi thấy các chiến sĩ vừa được cử lên được Bác bắt tay, ân cần hỏi han. Bác kéo tất cả các chiến sĩ đó đứng quây quần quanh Bác. Mái tóc bạc phơ, chòm râu như tuyết của Bác nổi lên giữa những mái đầu xanh và cành đào lớn tươi nở sao mà đẹp vậy! Bác giới thiệu Thượng tướng Văn Tiến Dũng nói chuyện trước bộ đội. Sau đó, Bác tươi cười căn dặn mọi người:

- Các cô, các chú bộ đội phải luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu để nó dở quẻ là mình đập lại được ngay!…

Đến lúc ra về, một lần nữa Bác lại nắm tay anh hùng Nguyễn Văn Cốc giơ lên nói:

- Năm mới, chúc các cô các chú lập được nhiều chiến công mới, có nhiều “Cốc” hơn nữa.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
59. BÁC ĐẾN

Hôm đó là ngày 30-5-1967, chúng tôi đang chuẩn bị công việc buổi sáng như thường lệ thì có thông báo mời các trưởng ban lên phòng họp của Viện có việc đột xuất.

Khoảng 30 phút sau, từ phòng họp, đồng chí Trưởng ban chạy về, báo cho chúng tôi một tin vui:

- Bác sắp về!

Cả Viện Quân y 7 rộn rã hẳn lên. Chúng tôi, mỗi người lao vào một việc để chuẩn bị đón Bác. Tim tôi đập dồn dập. Mỗi khi nghe tiếng ô tô chạy ngoài đường là chúng tôi đổ xô ra cửa, chỉ sợ Bác đến lúc nào không biết.

Một đoàn xe con dừng bánh. Chúng tôi chạy ùa ra cửa, mặc dù đã được nhắc trước là ai ở buồng nào thì ngồi tại buồng đó, Bác sẽ lần lượt đến thăm. Ai cũng muốn được nhìn thấy Bác đầu tiên. Sau khi báo cáo tình hình, đồng chí Viện trưởng mời Bác vào phòng trực tra thuốc phòng và mặc áo choàng, Bác cười:

- Các chú định cho Bác làm bác sĩ hay sao?

- Thưa Bác, để phòng bệnh ạ.

- Xin chấp hành.

Vừa nói Bác vừa mặc áo choàng, đội mũ, đeo mạng bịt miệng theo sự hướng dẫn của đồng chí Viện trưởng. Các cán bộ đi theo Bác đều làm theo Bác.

Bác đi lên cầu thang gác ban Nội 2. Cán bộ, nhân viên và thương, bệnh binh chúng tôi đứng dưới cầu thang khá đông, nhiều anh em tỏ ý muốn Bác bỏ mũ và khẩu trang để được nhìn thấy rõ Bác. Đang đi lên cầu thang, khi biết nguyện vọng của anh em, Bác tươi cười quay lại:

- Bác không phải là bác sĩ. Bác không muốn là bác sĩ giả. Nhưng đồng chí Viện trưởng bảo để phòng bệnh thì Bác phải chấp hành. Các cháu hỏi bác sĩ đây có đồng ý cho Bác bỏ mũ và bịt miệng ra không?

Bác vừa nói xong, bác sĩ Viện trưởng thưa với Bác là có thể được vì khu vực này không phải là khu lây. Bác sĩ Viện trưởng vừa đỡ lấy chiếc mũ và cởi chiếc khẩu trang của Bác ra, chúng tôi đứng dưới cầu thang vỗ tay vang dội, sung sướng đến chảy nước mắt. Tôi lách vào đứng thật gần Bác để được nhìn rõ Bác.

Một đồng chí thương binh giơ tay hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm”. Bác khoát tay ra hiệu không được hô. Bác bảo:

- Ở đây là bệnh viện, phải giữ yên tĩnh để các cô, các chú đang mệt nghỉ ngơi.

Bác vào thăm một buồng nữ bệnh nhân của ban Nội 1. Chị Huệ, một thương binh miền Nam tập kết, trông thấy Bác chị reo lên: “Bác”, rồi oà lên khóc. Bác bước đến bên cạnh chị và hỏi:

- Tại sao cháu lại khóc? Bác đến thăm, cháu phải vui chứ!

Chị Huệ nghẹn ngào:

- Thưa Bác, khi đi tập kết, ba, má, đồng bào miền Nam dặn cháu: Ra miền Bắc thưa với Bác Hồ… nói đến đây chị lại khóc nấc lên không sao nói được nữa. Bác cảm động cầm tay chị Huệ một lúc lâu. Mọi người đứng xung quanh cũng xúc động lặng đi. Một lát sau, chị Huệ lau nước mắt nhìn Bác, thưa tiếp.

- Thưa Bác, hôm nay được gặp Bác cháu mừng quá, cháu khóc đấy ạ!

- À, thế là mừng quá cũng khóc.

Mọi người đứng xung quanh cùng cười…

Bác đi thăm các cơ sở điều trị của thương binh, nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh. Sau đó Bác ra sân, đứng lên bậc của một chiếc xe con nói chuyện với anh chị em chúng tôi. Sau khi nói về tình hình nhiệm vụ, Bác dặn anh em thương binh, bệnh binh phải yên tâm tin tưởng vào thầy thuốc thì chữa bệnh mới chóng khỏi, phải đoàn kết với cán bộ, nhân viên của bệnh viện. Đối với cán bộ, nhân viên, Bác dặn phải đoàn kết chặt chẽ giữa cán bộ chính trị với cán bộ chuyên môn, phải hết lòng hết sức chữa cho bệnh nhân, phải coi người bệnh như những người ruột thịt, thân thiết nhất của mình.

Bác nói xong, từng tràng vỗ tay nổi lên vang dậy. Xe đã nổ máy nhưng không ai muốn rời Bác. Bác khoa tay và hỏi:

- Bác vừa nói như vậy, các cháu có thực hiện được không?

- Có ạ!

- Các cháu có nghe lời Bác không?

- Có ạ!

- Nghe lời Bác thì đứng tránh xa cho xe Bác đi.

Chúng tôi lại vỗ tay ran lên…

Giữa tiếng vỗ tay, chiếc xe ô tô con sơn màu sữa từ từ chuyển bánh. Ánh nắng rực rỡ của một buổi sáng tháng 5 đan vào chùm phượng vĩ nở đỏ rực đung đưa theo gió. Bác tiếp tục đi thăm thành phố mới được giải phóng.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
60. TẤM LÒNG BÁC HỒ VỚI CHIẾN SĨ PHÒNG KHÔNG

Mùa hè năm 1967, trời Hà Nội rất nóng, Bác nói với đồng chí thư ký riêng Vũ Kỳ: “Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phòng không trên nóc hội trường Ba Đình thì chịu sao được? Các chú ấy có đủ nước uống không? Chú thử tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết”. Đồng chí Vũ Kỳ lên, được biết trên đó có một tổ súng máy 14 ly 5, ụ cát sơ sài, nếu địch bắn vào thì rất nguy hiểm. Trời nắng chói, đứng một lúc mà hoa hết cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi: “Các đồng chí có nước ngọt uống không?”. “Nước chè thường còn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!”. “Dưới hội trường thấy có nước ngọt cơ mà!”. “Đấy là dành cho các “ông bà” đến họp mới được uống, còn bọn tôi lấy đâu ra!”. Đồng chí Vũ Kỳ về nói lại với Bác, Bác gọi điện ngay cho đồng chí Tổng Tham mưu trưởng: “Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không? Nghe nói ụ súng trên nóc hội trường Ba Đình rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để bảo đảm an toàn cho chiến sĩ trong chiến đấu!”. Sau đó, Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm của Bác còn bao nhiêu. Lương của Bác cao nhất nước, nhưng hàng tháng cũng chỉ đủ chi tiêu. Mọi chi phí cho sinh hoạt của Bác, từ cái chổi lông gà đều ghi vào lương cả. Tiền tiết kiệm của Bác do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết bài nhiều, có năm hàng trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, Văn phòng đều gửi vào sổ tiết kiệm của Bác. Đồng chí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo: “Thưa Bác, còn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền lớn, tương đương với 60 lạng vàng)”. Bác bảo: “Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng Tham mưu và nói đó là quà của Bác tặng để mua nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phòng không uống, không phải chỉ cho những chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực chiến trên mâm pháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó không đủ thì yêu cầu địa phương nào có bộ đội phòng không trực chiến góp sức vào cùng lo!”.

Về sau Bộ Tư lệnh Phòng không không quân báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch biết: số tiền của Bác đủ mua nước uống cho bộ đội Phòng không không quân được một tuần.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Sinh hoạt giản dị của Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí MinhCác mẫu chuyện về Bác Hồ

Friday, 19 October 2012 9:13 AM
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ sống và làm việc trên chiến khu Việt Bắc, Người luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Đất nước giải phóng, hòa bình lập lại,trở về Thủ đô, là Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn giữ nếp sống ấy.
Tại Phủ chủ tịch, Hà Nội, vào mùa hè nắng chang chang, trời oi ả, Bác vẫn đi bách bộ ra tận đình Hội đồng (Hội đồng Chính phủ hay họp ở ngôi đình cổ này) cách ba, bốn trăm mét. Mồ hôi ra ướt áo. Trời quá nóng bức, bác sĩ Lê Văn Mẫn đi bên cạnh quạt cho Bác. Lúc đầu vì chưa chuẩn bị nên bác sĩ mang theo quạt lông chim, Bác phê bình nhẹ nhàng: Chú làm như ở trong triều ấy. Thấy vậy, ông vội cất đi. Khi Bác đi qua bụi cọ ông nghĩ ra cách cắt mảnh lá cọ làm quạt, chắc Bác vừa ý.

Quạt lá cọ có cái tiện là nếu đầu tua rách thì cắt bớt đi. Ngày hôm sau ông đã có quạt lá cọ đi phe phẩy bên cạnh Bác. Sau khi đi bách bộ xong Bác bảo để quạt lại cho Bác. Về sau ở trong cơ quan xuất hiện rất nhiều quạt lá cọ. Bác sợ lạc mất quạt của mình nên châm thuốc lá vào quạt làm dấu. Bác cũng dùng quạt giấy, nhưng quạt giấy có nhược điểm là lúc mới có mùi hôi, khó chịu, lúc cũ hay gẫy nan. Theo ý Bác ông đã phải làm nẹp băng dính mấy nan gẫy rồi, nhưng Bác không chịu cho thay cái mới.

Bác ăn thanh đạm và vẫn giữ khẩu vị quê hương Nghệ An: dưa, cà, cá quả kho đường khô và chắc. Mỗi tuần Bác nhịn ăn chiều thứ năm. Không ai hỏi Bác tại sao, nhưng anh em đoán Bác muốn đồng cam cộng khổ với nhân dân lao động đang sống khó khăn.

Bữa sáng Bác ăn cháo hoặc phở. Buổi trưa Bác ăn hai miệng bát cơm với dưa và vài quả cà để cùng vào một chiếc đĩa con. Một đĩa thịt nhỏ xào và một bát canh chua. Khi dọn mâm mời Bác thường phải để thêm một bát con thừa. Vào ăn Bác dự liệu nếu ăn không hết thì Bác san canh sang bát con ấy để về sau người khác còn dùng được. Ăn xong tự Bác xếp lại đĩa to, đĩa con, bát to, bát con, để gọn trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí phục vụ chỉ còn việc bê cả mâm đi. Bữa cơm chiều cũng tương tự như bữa cơm trưa.

Câu chuyện trên đây là bài học quý về tiết kiệm, về sự tôn trọng con người và đồng cảm với nhân dân lao động của Bác Hồ kính yêu.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Bài thơ nổi tiếng của Bác Hồ căn dặn thanh niên được ra đời như thế nào.


Ban Biên tập xin giới thiệu một số mẫu chuyện được chọn lọc từ cuốn “117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Trung tâm thông tin công tác tư tưởng - Ban Tuyên giáo Trung ương xuất bản năm 2007
Đội thanh niên xung phong công tác trung ương đầu tiên thành lập ngày 15/7/1950 theo chỉ thị của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch. Sau khi phục vụ chiến dịch Biên giới, Đội được giao nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường quan trọng: Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên. Đội đã được tổ chức thành nhiều Liên phân đội rải quân dọc tuyến đường và nhận nhiệm vụ bám trụ những nơi hiểm yếu. Liên phân đội TNXP 321 của chúng tôi được nhận trọng trách bảo vệ cầu Nà Cù (thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn), nằm trên tuyến đường từ thị xã Bắc Kạn đi Cao Bằng.


Cầu Nà Cù lúc này không những đã trở thành mục tiêu ném bom bắn phá của máy bay địch, mà còn có nguy cơ bị nước lũ cuốn trôi.

Trung tuần tháng 9/1950, chúng tôi được tin báo có đồng chí Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần) sẽ đến thăm đơn vị. Đêm hôm đó, chúng tôi tổ chức lửa trại trong rừng Nà Tu để đón khách. Vừa trông thấy ánh đèn pin thấp thoáng từ ngoài cửa rừng đi vào, đoán là khách đã đến, tôi cho anh chị em vỗ tay hoan hô: "Hoan hô đồng chí Trần Đăng Ninh". Khách vào tới nơi, định thần nhìn lại, tất cả chúng tôi đều sững sờ trước niềm hạnh phúc thật bất ngờ: Bác Hồ đến thăm. Hàng ngũ của chúng tôi trở nên xáo động..., nhưng do việc giữ bí mật đã ăn sâu vào ý thức từng người nên trong hàng ngũ cũng chỉ truyền đi những tiếng reo khe khẽ: “Bác Hồ! Bác Hồ!”. Rõ ràng Bác đang ở trước mắt mà chúng tôi cứ ngỡ như một giấc chiêm bao! Bác vẫn giản dị với bộ quần áo bà ba màu nâu, chiếc khăn quàng cổ che kín cả chồm râu. Đi bên cạnh Bác là đồng chí Trần Đăng Ninh.

Bác tươi cười nhìn chúng tôi và giơ tay ra hiệu:

- Các cháu ngồi cả xuống.

Chúng tôi đều răm rắp nghe theo lời Bác, im lặng ngồi xuống.

Những câu đầu tiên Bác hỏi chúng tôi là những lời hỏi thăm ân cần về tình hình đời sống của đơn vị.


Bác hỏi:

- Các cháu ăn uống có đủ no không?

- Thưa Bác có ạ!

- Các cháu có đủ muối ăn không?

- Thưa Bác đủ ạ!

- Quần áo, chăn màn, thuốc phòng bệnh chữa bệnh có đủ không?

- Thưa Bác đủ ạ!

Qua nụ cười hiền hậu trên nét mặt của Bác, chúng tôi thấy Bác biết thừa là chúng tôi nói dối để Bác vui lòng.


Bác đã được đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp báo cáo đầy đủ về chế độ cấp phát lương thực, thuốc men, quân trang cho TNXP còn thiếu thốn. Bác lại hỏi:


- Các cháu có biết Đảng Lao động Việt Nam không?

- Thưa Bác có ạ!

Sau đó Bác lại hỏi tiếp:

- Đảng Lao động Việt Nam với Đảng Cộng sản Đông Dương khác nhau ở điểm nào?

Một số người trong chúng tôi được Bác kiểm tra trực tiếp toát mồ hôi, nên trả lời rất lúng túng.


Sau đó bằng những câu ngắn gọn, Bác đã truyền đạt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ II vừa mới họp về việc đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam. Tiếp đó Bác nhắc nhở: Lần sau cái gì không biết các cháu phải nói không biết, không biết mà nói biết là giấu dốt.

Rồi Bác đột ngột hỏi tiếp:

- Đào núi có khó không?

Chúng tôi ai cũng dè dặt không dám trả lời ào ào như trước nữa. Thế là người trả lời: khó, người sợ nói khó bị cho là tư tưởng ngại khó nên trả lời không khó. Trả lời xong mà cứ nơm nớp sợ Bác hỏi thêm. Bác chưa kết luận mà hỏi thêm chúng tôi:


- Có ai dám đào núi không?

Và chỉ định một đội viên gái ngồi ngay trước mặt Bác, đồng chí này mạnh dạn đứng lên thưa:


- Thưa Bác có ạ! TNXP chúng cháu ngày ngày vẫn đang đào núi để đảm bảo giao thông đấy ạ! (Hồi bấy giờ chúng tôi đào núi bằng cuốc, xẻng, không được cơ giới hoá như bây giờ).


Nghe xong, Bác cười :

- Đào núi không khó là không đúng, nhưng khó mà con người vẫn dám làm và làm được. Chỉ cần cái gì? Chúng tôi đã bình tĩnh, lấy lại được tinh thần và mạnh dạn hẳn lên, thi nhau giơ tay lên phát biểu, có người trả lời "cần quyết tâm cao", có người "cần kiên gan bền chí", "cần vượt khó vượt khổ", có người "cần xung phong dũng cảm", toàn là những khẩu hiệu hành động của TNXP chúng tôi hồi đó.


Bác động viên chúng tôi:

- Các cháu trả lời đều đúng cả: Tóm lại việc gì khó mấy cũng làm được, chỉ cần quyết chí. Tục ngữ ta có câu: "Có công mài sắt có ngày nên kim". Để ghi nhớ buổi nói chuyện của Bác cháu ta hôm nay, Bác tặng các cháu mấy câu thơ:

"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên."

Đọc xong mỗi câu thơ, Bác lại bảo chúng tôi đồng thanh nhắc lại. Cuối cùng Bác chỉ định nhắc lại cả bài thơ cho tất cả đơn vị nghe. Thật may mắn, tôi đã nhắc trôi chảy không sai chữ nào.


Giữa rừng đêm khuya, dưới ánh lửa bập bùng, Bác cùng chúng tôi hoà nhịp theo bài ca "Nhạc tuổi xanh". Chúng tôi hát hào hứng, say mê. Đến khi bài hát được hát lại lần thứ hai, nhìn lại thì không thấy Bác đâu nữa! Bác xuất hiện và ra đi như một ông tiên trong chuyện cổ tích huyền thoại. Đám thanh niên chúng tôi ngẩn ngơ nuối tiếc hồi lâu.


Bài thơ nổi tiếng của Bác Hồ căn dặn thanh niên được ra đời như thế đó. Rất mộc mạc, giản dị nhưng lại vô cùng sâu sắc Bài thơ đã là nguồn cổ vũ, động viên lớp lớp TNXP chúng tôi lao vào cuộc kháng chiến và kiến quốc.


Sau này mỗi khi gặp khó khăn, hình ảnh của Bác Hồ và bốn câu thơ của Bác lại được tái hiện trong lòng chúng tôi, tiếp cho chúng tôi thêm sức mạnh để vượt qua.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Bác Hồ với vấn đề tiết kiệm trong ngành ngoại giao


Là một cán bộ ngoại giao lâu năm, tôi vinh dự và may mắn được tiếp xúc với Bác Hồ nhiều lần. Những lần Bác đến thăm sứ quán ta ở nước sở tại, Bác nói nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tiết kiệm của ngành ngoại giao.
Năm 1957, Bác thăm Liên Xô và một số nước Đông Âu. Khi đến thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, Bác căn dặn chúng tôi phải ra sức tiết kiệm trong chi tiêu, tiết kiệm thời gian, tranh thủ học tập. Bác nếu tấm gương sáng về bảo đảm giờ giấc. Hôm sứ quán tổ chức để Bác chiêu đãi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Ba Lan, chúng tôi được giao nhiệm vụ chọn địa điểm, đặt các món ăn sao cho phù hợp với khẩu vị người nước ngoài, vừa thể hiện được món ăn dân tộc. Kết quả chiêu đãi tốt. Bác hài lòng khen: Các chú tổ chức chiêu đãi vừa tiết kiệm, vừa trng trọng. Các món ăn không thừa, không thiếu. Sau đó, Bác kể chuyện có sứ quán do tính toán không kỹ, khi chiêu đãi khách, các món ăn thừa rất nhiều. Bác nói: Ăn uống lãng phí, Bác xót xa lắm, vì đây là tiền bạc của Nhà nước, của nhân dân. Bà con ta ở trong nước làm đổ mồ hôi, sôi nước mắt, mới có miếng mà ăn. Vì vậy, để lãng phí, xa hoa là có tội với nhân dân.

Một lần, khi nói chuyện với cán bộ ngoại giao về nước học tập nghị quyết của Đảng, Bác đến thăm và căn dặn.

Nhân dân ta đang gian khổ chiến đấu để chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Vì vậy, mỗi cán bộ, mỗi người dân phải tiết kiệm vì sự nghiệp cách mạng. Làm công tác ngoại giao, tuy phải có phần hình thức cho coi dược, song nội dung vẫn là quan trọng hơn. Cái đẹp của hình thức là ở chỗ sạch sẽ, gọn gàng, giản dị, chứ không phải ở chỗ xa hoa, lãng phí. Cần làm sao không tốn kém mà lịch sự. Các cô, các chú đi công tác nước ngoài càng phải chú ý điều này.Vì hoàn cảnh ở nước ngoài thường dễ làm cho mình sinh ra hoang phí, tham ô, hủ hóa, thậm chí có khi sa ngã, mất cả tư cách người cách mạng. Các cô, các chú phải luôn luôn tự kiểm điểm và giúp cán bộ mình cùng kiểm điểm.

Cũng tại cuộc gặp với cán bộ ngoại giao, ngày 14-1-1965, Bác căn dặn nhiệm vụ và những điều cần chú ý: Phải tiết kiệm. Dân ta còn nghèo, nước ta cũng còn nghèo, miền Nam đang còn phải đấu tranh, toàn dân ta phải tiết kiệm, ngoại giao cũng phải tiết kiệm. Cán bộ ngoại giao ta ra ngoài có hình thức làm sao cho gọn ghẽ, sạch sẽ, nhưng không được lãng phí, xa hoa. Trường hợp làm tiệc mặn , song nếu ta làm được tiệc trà thay vào là tốt nhất. Ta không phải thể đua với người được. Người giàu có, còn ta thì nghèo. Chính vì vậy, phải hết sức tiết kiệm. Ngoại giao càng phải tiết kiệm.

Lời dạy của Bác về vấn đề tiết kiệm trong ngành ngoại giao mãi mãi vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Nêu gương

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, với bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhà nước non trẻ của chúng ta lúc bấy giờ gặp muôn vàn khó khăn: nằm giữa vòng vây của thù trong giặc ngoài, vận nước như “nghìn cân treo sợi tóc”, nạn đói hoành hành, nạn dốt phổ biến, ngân quỹ quốc gia trống rỗng...
Ngày 3-9-1945, tức là chỉ một ngày sau Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp Hội đồng Chính phủ và Người trình bày với các bộ trưởng “những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, nêu lên một cách súc tích 6 vấn đề cấp bách về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đó là những vấn đề cấp bách nhất, thiết thực nhất mà chính quyền cách mạng vừa mới ra đời phải giải quyết trong hoàn cảnh đất nước còn chồng chất khó khăn và thiếu thốn.



Bác Hồ cuốc đất trồng rau trong vườn Phủ Chủ tịch. Ảnh: Tư liệu
Để góp phần giải quyết nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Sẻ cơm nhường áo” đăng trên Báo Cứu quốc, trong đó có đoạn “Từ tháng giêng đến tháng bảy năm nay, ở Bắc Bộ ta có hai triệu người chết đói. Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng”. Trước tình cảnh đó, Người đề nghị “với đồng bào cả nước” và chính Người gương mẫu thực hành trước: “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói”. Trước khi về Hà Nội, Bác Hồ trải qua trận ốm dài ngày “thập tử nhất sinh” tại Chiến khu Việt Bắc cho nên còn Người còn rất gầy yếu. Ấy vậy mà Người vẫn nêu gương nhịn đói để góp phần lấy gạo cứu dân nghèo. Chẳng những thế, đồng chí Lê Gia Định, chính trị viên đại đội 1, làm nhiệm vụ bảo vệ Bắc Bộ phủ những ngày tháng sau Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9-1945 đã kể lại rằng:

“Tôi được điều động về làm chính trị viên đại đội một, làm nhiệm vụ bảo vệ Bắc Bộ phủ, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc. Nhà Bắc Bộ phủ gồm 3 tầng, tầng trên cùng là nơi Bác Hồ và cụ Huỳnh Thúc Kháng - Phó Chủ tịch nước- làm việc. Tầng hai là nơi để Bác và cụ Huỳnh tiếp khách, đồng thời là phòng họp của Chính phủ. Tầng một thường gọi là tầng hầm, được bố trí làm nhà bếp, nấu cơm hàng ngày của Cụ Hồ và Cụ Huỳnh Thúc Kháng và là nơi trú quân của cán bộ chiến sĩ đại đội một chúng tôi. Tuy ở trên tầng 3 nhưng hàng ngày Bác xuống tầng một để hỏi thăm sức khoẻ của cán bộ, chiến sĩ. Một hôm Bác xuống thăm đúng vào giờ ăn cơm trưa, thấy trong mâm cơm chỉ có đĩa rau muống luộc, vài miếng đậu phụ kho tương với bát nước luộc rau, Bác hỏi:

- Các chú ăn có được no không?

Tôi thay mặt cán bộ chiến sĩ thưa lại với Bác:

-"Dạ thưa Cụ ...", (hồi ấy chúng tôi thường gọi Bác là Cụ, để biểu lộ lòng tôn kính vị Chủ tịch nước, sau này được phép mới gọi bằng Bác).

Giọng Bác bùi ngùi:

- Nước ta mới giành được chính quyền, lại vừa qua nạn đói khủng khiếp năm 1945, nên còn nghèo lắm. Nay đang phải đối phó với cả ba thứ giặc: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm nên Chính phủ chưa thể tăng tiêu chuẩn ăn cho bộ đội. Các chú cố gắng tăng gia tự túc được rau, dồn tiền mua thêm ít thịt cá để cải thiện bữa ăn.

Bác hỏi tiếp:

- Mỗi tuần các chú vẫn nhịn ăn một bữa để cứu đói đấy chứ?

Tôi thưa lại với Bác:

-Dạ thưa Cụ! Hàng tuần vào chiều thứ sáu chúng cháu vẫn thực hiện nhịn ăn một bữa để góp gạo cứu đói ạ.

Nghe chúng tôi thưa lại, Người trầm ngâm suy nghĩ, nhìn anh em từ đầu đến chân rồi lặng lẽ bước lên cầu thang. Mấy ngày sau, tôi triệu tập cán bộ tiểu đội, trung đội lên phổ biến chỉ thị mới của Cụ:

- Từ nay các chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ ở Bắc Bộ phủ không phải nhịn ăn mỗi tuần một bữa nữa để bảo đảm sức khoẻ thực hiện nhiệm vụ.

Nghe tôi phổ biến xong anh em ai nấy đều xúc động, muốn khóc, nghĩ rằng hàng tuần vào chiều thứ 6 bếp nấu ăn cho Cụ Hồ và Cụ Huỳnh đều không nhóm lửa vì hai cụ vẫn làm gương nhịn ăn một bữa trong tuần để cứu đói cho đồng bào. Bộ đội mình luyện tập và canh gác tuy có mệt nhưng làm sao mệt bằng các Cụ phải lo toan trăm công nghìn việc?

Vào một đêm, khi đã khuya, tôi vừa đi thay phiên gác về, chợt trông thấy một bóng người đi đến từng giường, giắt lại màn cho từng chiến sĩ. Một chiến sĩ ngủ say bỏ tay ra ngoài, Người đó nhẹ nhàng nhấc bàn tay đặt vào giường rồi giắt lại màn rất cẩn thận. Lúc đầu tôi cứ tưởng là đồng chí đại đội trưởng đi kiểm tra, khi đến gần, tôi giật mình nhận ra đó là Cụ Hồ- vị Chủ tịch nước của chúng ta. Tôi bước nhẹ nhàng đến gần Bác cất tiếng chào:

- Cháu chào Cụ ạ!

Bác quay lại hỏi:

- Chú là chỉ huy phải không?.

Tôi thưa lại:

- Dạ thưa Cụ vâng ạ.

Tôi nhớ đêm hôm ấy là vào tháng 7 âm lịch, trời rất nóng. Gian buồng của tiểu đội một chúng tôi lại ở gian giữa, không có quạt, không có cửa sổ cho nên càng nóng hơn, ban đêm muỗi lại nhiều. Bác nhìn tôi, lại nhìn các giường kê sát nhau và nói:

- Trời nóng thế này anh em ngủ sao được? Trên tầng 2 rộng rãi lại có quạt trần, từ nay đêm nào nóng quá lên đó mà ngủ, sáng ra dọn dẹp xong, lại xuống, còn bây giờ các chú có thể lên ngay.

Tôi thưa lại:

- Cháu cảm ơn Cụ, nhưng để cháu báo cáo lại với cấp trên của cháu cho đúng quy định, nếu không thì sáng mai cháu bị khiển trách.

Bác nói ngay:

- Đã khuya rồi, đừng báo cáo các chú chỉ huy nữa, chú cứ cho anh em lên tầng 2 ngủ, sáng mai cấp trên của chú có hỏi, chú cứ báo cáo là Bác Hồ đã cho phép. Nếu chú bị khiển trách thì Bác sẽ chịu trách nhiệm cho.”

Tình thương yêu của lãnh tụ đối với những quân nhân như thế động viên khuyến khích những người con của đất nước bất cứ khi nào Tổ quốc gọi, họ sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của dân tộc không chút đắn đo.

Trong những ngày đầu mới giành được độc lập, mặc dù phải lo trăm công nghìn việc, giải quyết những vấn đề “nước sôi lửa bỏng” của đất nước. Ấy vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chủ động sắp xếp lịch để đích thân Người tiếp các đại biểu các ngành, các giới, các đoàn thể, tôn giáo đến báo cáo, phản ánh tình hình ở địa phương, cơ sở, kiến nghị những tâm tư nguyện vọng chính đáng của người dân. Vào ngày 3-9-1945, tức là cũng chỉ một ngày sau Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành quy định “Về việc tiếp chuyện đại biểu các đoàn thể”. Trong nội dung quy định, Bác nêu rõ: “Từ năm nay, tôi sẽ rất vui lòng tiếp chuyện các đại biểu của các đoàn thể như: các báo Việt và tàu, Văn hóa giới, Công giáo, Công hội, Thương giới, Thanh niên, Hoa kiều, Công chức, Phật giáo, Nông hội, Phụ nữ, Nhi đồng vân vân”. Trong quy định, Người còn chú ý một số nội dung:

“1. Gửi thơ nói trước, để tôi sắp thì giờ, rồi trả lời cho bà con, như vậy thì khỏi phải chờ đợi mất công.

2. Mỗi đoàn đại biểu, xin chớ quá 10 vị.

3. Mỗi lần tiếp chuyện, xin chớ quá 1 tiếng đồng hồ”.

Chính một phần nhờ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đại biểu, nhân dân cho nên Chủ tịch Hồ Chí Minh nắm rất chắc, biết rất rõ những tha hóa, những “căn bệnh” của không ít “quan cách mạng” ngay sau khi Đảng mới giành được chính quyền. Chẳng hạn, hiện tượng “dân ghét các ông chủ tịch, các ông ủy viên vì cái tật ngông nghênh cậy thế cậy quyền (...) khi nắm được chút quyền trong tay vẫn hay lạm dụng, có được mấy khẩu súng lục trong túi lúc nào cũng lăm le muốn bắn, đeo chiếc kiếm bên mình lúc nào cũng chỉ chực muốn chặt người ta. Người ta bữu môi nói đến bà “phủ trưởng” nọ bận quần áo chẽn, tóc cắt ngắn, cưỡi ngựa đỉ rong khắp chỗ mà chẳng có việc gì, người ta còn thì thào chỉ chỏ ông tỉnh trưởng kia vác ô tô đưa bà “tỉnh trưởng” đi chơi mát mỗi buổi chiều”.

Nhiều bài viết của Bác ngay sau khi Đảng ta giành được chính quyền đã chỉ ra những “căn bệnh” của cán bộ, đảng viên đến nay còn nguyên giá trị thời sự và tính chiến đấu, giáo dục rất cao như: “ Cách tổ chức các ủy ban nhân dân”; “Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà”; “Chính phủ là công bộc của dân”; “Muốn thành cán bộ tốt, phải có tinh thần tự chỉ trích”; “Thiếu óc tổ chức-Một khuyết điểm lớn trong các ủy ban nhân dân”; “Sao cho được lòng dân”; “Bỏ cách làm tiền ấy đi”; “Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện, làng” v.v. Trong bài báo “Sao cho được lòng dân” với bút danh Chiến Thắng, Bác Hồ đã yêu cầu cán bộ chính quyền “phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề liên quan đến đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới”. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước Bác Hồ đã lưu ý đến tư tưởng tham quyền cố vị của cán bộ, đảng viên: chúng ta “phải tỏ cho mọi người biết rằng công việc là công việc chung, thiếu người ra gánh vác thì mình ra, nếu có người thay, mình sẽ nghỉ để làm việc khác, sẵn sàng nhường lại cho ai muốn làm và làm được (...) Nói tóm lại, muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy...”.

Chúng ta đang tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Thiết nghĩ, cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ đứng đầu, cần nêu gương học tập và làm theo Bác Hồ từ những việc nhỏ bé nhưng thiết thực như nêu gương tiết kiệm, giản dị trong sinh hoạt, đi lại; đích thân người đứng đầu phải bố trí lịch tiếp dân, giải quyết những nhu cầu bức xúc, chính đáng của người dân; phải thương yêu cán bộ cấp dưới và người dân, nhường cơm sẻ áo, chia sẻ khó khăn, thiếu khốn, khổ cực của người dân. Nói như Bác thì “muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy...”.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Tài sản của dân sao tìm cách đút túi

Bác Hồ là tấm gương đạo đức trong sáng về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Cả cuộc đời Người vì nước vì dân. Người rất ghét những hành động tham ô, lãng phí, lấy của công làm của tư, dù đó là ai, ở cấp nào.
Có một lần Bác đến thăm và nói chuyện tại buổi lễ tổng kết lớp học chính trị của bộ đội. Vừa bước lên bục, Bác lấy ra một cuốn sổ nhỏ, rồi thong thả đọc rõ những số liệu mà Bác đã tìm hiểu được của nhà trường. Sau khi đọc xong, Bác hỏi:

- Các chú xem, ở đây chỉ có chừng này cán bộ mà đã lãng phí, tham ô như vậy. Thử hỏi nếu cán bộ trong toàn quân mà cũng phạm khuyết điểm như các chú thì thiệt hại cho Nhà nước, cho nhân dân biết bao nhiêu?

Dừng lại một lát, như để cho mọi người suy nghĩ, Bác hỏi tiếp:

- Ở đây những chú nào có vợ rồi, giơ tay

Có đến một nửa số học viên giơ tay. Bác lại hỏi tiếp:

- Những chú nào có con rồi?

Lần này có khoảng một phần ba giơ tay. Bỗng Bác chỉ một đồng chí cả hai lần đều giơ tay và nói:

- Bác hỏi thật chú, chú có bao giờ ăn bớt phần cơm của vợ con chú không?

Đồng chí cán bộ nọ đứng lên cảm động thưa.

- Dạ, thưa Bác, không ạ!

Không khí hội trường lắng xuống. Bác nhìn cả lớp rồi nói, giọng không vui:

- Thế thì tại sao có một số cán bộ thấy tài sản của nhân dân, tiêu chuẩn của chiến sĩ, hễ sểnh ra một chút là tìm cách đút túi.



Hiện nay ở nước ta tham ô, lãng phí đã trở thành quốc nạn. Muốn chống nạn tham ô, lãng phí thì mỗi cán bộ đảng viên cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, thực hành cần kiệm liêm chính. Sự tu dưỡng, rèn luyện này không phải chỉ trong một ngày, một tháng hay một năm, mà nó phải được tu dưỡng, rèn luyện trong suốt cả cuộc đời, có như vậy mới như "Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Và cũng chỉ như vậy mới, chúng ta mới có thể trả lời được câu hỏi của Bác "Thế thì lại sao có một số cán bộ thấy tài sản của nhân dân, tiêu chuẩn của chiến sĩ, hễ sểnh ra một chút là tìm cách đút túi?" được.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)


Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân đấu tranh xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền non trẻ. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời 3-9-1945, Người đề ra những nhiệm vụ cấp bách lúc đó là động viên toàn dân chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Để giữ vững thành quả cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biện pháp cần thiết để xây dựng hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân từ Trung ương tới địa phương, một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân. Trong thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng tháng 10 nǎm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với dân phải đoàn kết thành một khối....


Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp - Nhật.

Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta".

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu tới việc xây dựng chính sách đại đoàn kết dân tộc. Ngày 3 tháng 12 nǎm 1945, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Nhân dịp này Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi tới đồng bào các dân tộc thiểu số, Người khẳng định: ">Nhờ sự đoàn kết giữa các dân tộc, nhờ sự hy sinh của tất cả các đại biểu mà chúng ta tranh được quyền tự do độc lập và xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà". Từ đây về sau các dân tộc đã đoàn kết phải đoàn kết thêm, đã phấn đấu càng phải phấn đấu thêm nữa, để giữ gìn quyền độc lập cho vững vàng để xây dựng một nước Việt Nam mới".

Một phần quan trọng trong trưng bày ở phần này là giới thiệu các tài liệu hiện vật về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ nền độc lập, giữ vững hoà bình ở Việt Nam . Trong bức thư ngày 23 tháng 11 nǎm 1946 gửi người Việt Nam, người Pháp và thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chính phủ và nhân dân Việt Nam kiên quyết cộng tác thật thà với người Pháp. Trong khi phải giữ chủ quyền của Tổ quốc, cần hy sinh thì cũng phải kiên quyết hy sinh.... Người Việt và người Pháp có thể và cần phải bắt tay nhau trong một sự nghiệp cộng tác bình đẳng, thật thà để gây dựng hạnh phúc chung cho cả hai dân tộc".

Trước dã tâm của thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước. Sáng ngày 20 tháng 12nǎm 1946, trên làn sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam , lời kêu gọi cứu nước của Người đã truyền đi khắp nước:

"Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước".

Một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo kháng chiến thắng lợi là sự lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể về xây dựng Đảng nhằm nâng cao vai trò tập hợp, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân. Trong tác phẩm: "Sửa đổi lối làm việc" viết nǎm 1947, Người nêu lên những kinh nghiệm, những bài học thực tiễn có tính lý luận, bồi dưỡng tác phong lãnh đạo của người đảng viên cộng sản. Người đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao tư cách và đạo đức cách mạng của đảng viên và khẳng định: "Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng phong trào Thi đua yêu nước. Người nhắc nhở toàn dân: "Mỗi một người lấy việc xung phong trong phong trào thi đua ái quốc làm nhiệm vụ thiêng liêng của mình". Người yêu cầu các cán bộ Đảng, Chính quyền và các đoàn thể phải thấm nhuần và thực hiện tư tưởng: Nước lấy dân làm gốc", và chỉ rõ: "Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân, vậy tất cả anh chị em, các bộ đội cơ quan chính phủ và các đoàn thể trong khi tiếp xúc hoặc chung sống với dân, ai cũng phải nhớ và thực hành.

"Gốc có vững, cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân".

Tháng 2 nǎm 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng khai mạc tại chiến khu Việt Bắc.

Trong Báo cáo Chính trị trình bày tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ nhiệm vụ chính trị của Đảng là : Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và tổ chức Đảng Lao động Việt Nam, Người nói: "Chúng ta phải có một Đảng công khai, tổ chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong nước để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi Đảng Lao động Việt Nam phải là một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để. Nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng ta ngày nay là phải đưa kháng chiến đến thắng lợi, các nhiệm vụ khác đều phải phụ thuộc vào đó".

Ngày 6 tháng 12 nǎm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Người chỉ thị cho Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: "Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà còn đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân toàn dân, toàn Đảng, phải tập trung hoàn thành cho kỳ được".
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)


Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân đấu tranh xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền non trẻ. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời 3-9-1945, Người đề ra những nhiệm vụ cấp bách lúc đó là động viên toàn dân chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Để giữ vững thành quả cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biện pháp cần thiết để xây dựng hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân từ Trung ương tới địa phương, một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân. Trong thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng tháng 10 nǎm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với dân phải đoàn kết thành một khối....


Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp - Nhật.

Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta".

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu tới việc xây dựng chính sách đại đoàn kết dân tộc. Ngày 3 tháng 12 nǎm 1945, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Nhân dịp này Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi tới đồng bào các dân tộc thiểu số, Người khẳng định: ">Nhờ sự đoàn kết giữa các dân tộc, nhờ sự hy sinh của tất cả các đại biểu mà chúng ta tranh được quyền tự do độc lập và xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà". Từ đây về sau các dân tộc đã đoàn kết phải đoàn kết thêm, đã phấn đấu càng phải phấn đấu thêm nữa, để giữ gìn quyền độc lập cho vững vàng để xây dựng một nước Việt Nam mới".

Một phần quan trọng trong trưng bày ở phần này là giới thiệu các tài liệu hiện vật về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ nền độc lập, giữ vững hoà bình ở Việt Nam . Trong bức thư ngày 23 tháng 11 nǎm 1946 gửi người Việt Nam, người Pháp và thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chính phủ và nhân dân Việt Nam kiên quyết cộng tác thật thà với người Pháp. Trong khi phải giữ chủ quyền của Tổ quốc, cần hy sinh thì cũng phải kiên quyết hy sinh.... Người Việt và người Pháp có thể và cần phải bắt tay nhau trong một sự nghiệp cộng tác bình đẳng, thật thà để gây dựng hạnh phúc chung cho cả hai dân tộc".

Trước dã tâm của thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước. Sáng ngày 20 tháng 12nǎm 1946, trên làn sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam , lời kêu gọi cứu nước của Người đã truyền đi khắp nước:

"Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước".

Một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo kháng chiến thắng lợi là sự lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể về xây dựng Đảng nhằm nâng cao vai trò tập hợp, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân. Trong tác phẩm: "Sửa đổi lối làm việc" viết nǎm 1947, Người nêu lên những kinh nghiệm, những bài học thực tiễn có tính lý luận, bồi dưỡng tác phong lãnh đạo của người đảng viên cộng sản. Người đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao tư cách và đạo đức cách mạng của đảng viên và khẳng định: "Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng phong trào Thi đua yêu nước. Người nhắc nhở toàn dân: "Mỗi một người lấy việc xung phong trong phong trào thi đua ái quốc làm nhiệm vụ thiêng liêng của mình". Người yêu cầu các cán bộ Đảng, Chính quyền và các đoàn thể phải thấm nhuần và thực hiện tư tưởng: Nước lấy dân làm gốc", và chỉ rõ: "Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân, vậy tất cả anh chị em, các bộ đội cơ quan chính phủ và các đoàn thể trong khi tiếp xúc hoặc chung sống với dân, ai cũng phải nhớ và thực hành.

"Gốc có vững, cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân".

Tháng 2 nǎm 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng khai mạc tại chiến khu Việt Bắc.

Trong Báo cáo Chính trị trình bày tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ nhiệm vụ chính trị của Đảng là : Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và tổ chức Đảng Lao động Việt Nam, Người nói: "Chúng ta phải có một Đảng công khai, tổ chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong nước để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi Đảng Lao động Việt Nam phải là một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để. Nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng ta ngày nay là phải đưa kháng chiến đến thắng lợi, các nhiệm vụ khác đều phải phụ thuộc vào đó".

Ngày 6 tháng 12 nǎm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Người chỉ thị cho Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: "Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà còn đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân toàn dân, toàn Đảng, phải tập trung hoàn thành cho kỳ được".
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh


Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu.


Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.

Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những côngnhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.

Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêusách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.

Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta.

Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tâp hội nghị n thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.

Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tieến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Một lãnh tụ vĩ đại, thiên tài


Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bắt đầu có những biến chuyển và phân hóa. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đã làm nảy sinh trong xã hội Việt Nam 2 giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của các sĩ phu, văn thân, chí sĩ xả thân vì nước, nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các bậc tiền bối. Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy lúc đó chưa gặp chủ nghĩa xã hội, nhưng đã thể hiện tầm vóc vượt trước quan điểm cứu nước đương thời.


Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, một địa phương có truyền thống yêu nước. Từ lúc tuổi còn nhỏ, Người sớm được tiếp cận với các tư tưởng lớn của phương Đông, hấp thụ vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, Hán học và bước đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Chứng kiến cảnh khổ cực của người dân mất nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh, Người càng yêu nước, thương dân sâu sắc và hun đúc những hoài bão lớn lao. Vốn có tư chất thông minh, tinh thần ham học hỏi, khả năng tư duy độc lập, tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới, Người bị lôi cuốn bởi khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái” và thôi thúc bởi ý định tìm hiểu “cái gì ẩn giấu sau” những từ đẹp đẽ đó ở chính nước sinh ra khẩu hiệu đó. Những tư tưởng tiến bộ của cuộc cách mạng ở Pháp năm 1789, thành tựu văn minh, tiến bộ của nhân loại ở Pháp và các nước châu Âu khác đã thúc đẩy Người muốn đến tận nơi tìm hiểu. Đó chính là những lý do Nguyễn Tất Thành quyết định chọn nước Pháp, chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước năm 1911.

Hành trình tìm đường cứu nước và những chuyển biến trong nhận thức về con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc

Khi ra nước ngoài, hành trang ban đầu của Nguyễn Tất Thành là tri thức về văn hóa phương Đông và phương Tây, lòng yêu nước nhiệt thành, tiếp thu có chọn lọc con đường cứu nước của các nhà yêu nước lớp trước và một dự định rõ rệt, lớn lao, đó là “xem nước Pháp và các nước khác, sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”, đó là dự định đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Ngày 5-6-1911, trên con tàu “Đô đốc Latouche Tréville”, từ Bến cảng Nhà Rồng của thành phố Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã lên đường sang Pháp.

Người làm bất cứ việc gì để sống và hoạt động (phụ bếp dưới tàu, làm bánh trong các khách sạn, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh...). Gần 10 năm, vừa lao động kiếm sống, vừa tiến hành khảo sát thực tiễn nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa, khảo sát các cuộc cách mạng ở các nước Pháp, Anh, Mỹ...

Nguyễn Tất Thành đã có nhận thức quan trọng là: cách mạng tư sản là những cuộc cách mạng vĩ đại, nhưng là những cuộc cách mạng chưa đến nơi. Người kết luận, chúng ta đổ xương máu để làm cách mạng thì không đi theo con đường cách mạng này. Nguyễn Tất Thành đã tìm ra những mặt trái của xã hội phương Tây, nhận ra “ở đâu cũng có người nghèo khổ như xứ sở mình” do ách áp bức, bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị. Điều đó đã giúp Người có một nhận thức quan trọng: nhân dân lao động trên toàn thế giới cần đoàn kết lại để đấu tranh chống kẻ thù chung là giai cấp thống trị; cùng nhau thực hiện nguyện vọng chung là độc lập, tự do.



Sống hòa mình cùng nhân dân lao động và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp, Nguyễn Ái Quốc say sưa hoạt động cách mạng, viết báo, hội họp, tuyên truyền, cổ động. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành tham gia hoạt động trong phong trào của những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm và nhận thức của Người. Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp. Ngày 18-6-1919, với tên Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi bản yêu sách tới Hội nghị Vécxây yêu cầu về quyền tự do, dân chủ, bình đẳng dân tộc cho nhân dân An Nam. 8 yêu cầu không được chấp nhận, nhưng đã vạch trần bản chất giả dối của các cường quốc thống trị, đồng thời cũng đem lại cho Nguyễn Ái Quốc một nhận thức tỉnh táo là các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức lực của bản thân mình (Còn tiếp).
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo



Nǎm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Điều lệ của Hội nêu rõ: "Mục đích của Hội là tập hợp và hướng dẫn cho mọi người dân các xử thuộc địa hiện sống trên đất Pháp để soi sáng cho những người dân ở thuộc địa về tình hình mọi mặt ở nước Pháp nhằm mục đích đoàn kết họ; thảo luận và nghiên cứu tất cả những vấn đề chính trị và kinh tế của thuộc địa". Tuyên ngôn của Hội kêu gọi nhân dân thuộc địa đoàn kết đấu tranh tự giải phóng và nhấn mạnh

"Vận dụng công thức của Các Mác chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh em. Hội liên hiệp thuộc địa thành lập chính là để giúp đỡ anh em trong công cuộc ấy".






Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động cách mạng ở các thuộc địa, Hội liên hiệp thuộc địa đã xuất bản báo Le Paria (Người cùng khổ). Nguyễn A'i Quốc là linh hồn của tờ báo, vừa là chủ nhiệm, kiêm chủ bút, thủ quỹ, báo xuất bản bằng tiếng Pháp nhưng ở trang đầu còn có tên báo bằng chữ ả rập và chữ Hán. Số 1 của tờ báo ra ngày 1 tháng 4 nǎm 1922, trong đó có lời kêu gọi nêu rõ: Báo Le Paria ra đời do sự thông cảm chung của các đồng chí ở Bắc Phi, Trung Phi và Tây Phi thuộc Pháp, ở Ma-đa-gat-xca, ở Đông Dương, Ǎng ti và Guyannơ... Báo kêu gọi họ đoàn kết lại để đấu tranh cho sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của chính họ, hô hào họ tổ chức lại nhằm mục đích giải phóng những người bị áp bức khỏi những lực lượng thống trị, thực hiện tình yêu thương và hữu ái... Báo Le Paria là vũ khí chiến đấu. Sứ mệnh của nó đã rõ ràng: giải phóng con người.



Tác phẩm của Nguyễn A'i Quốc "Bản án chế độ thực dân Pháp" được xuất bản vào cuối nǎm 1925. Nhiều bài trong tác phẩm đã được đǎng báo Le Paria và một số báo, tạp chí ở Pháp và Liên Xô. Bằng những chứng cớ và số liệu cụ thể, những người thật việc thật Nguyễn A'i Quốc đã thức tỉnh nhân dân các thuộc địa, đồng thời chỉ ra con đường đấu tranh của cách mạng thuộc địa, Nguyễn A'i Quốc chỉ rõ: Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi còn lại kia sẽ tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra".









Trong bài viết nhan đề "Đông Dương" đǎng trong Tạp chí Cộng sản (La Revue Communiste) số 15 tháng 5 nǎm 1921, Nguyễn A'i Quốc nhấn mạnh: "Ngày mà hàng trǎm triệu nhân dân châu A' bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc họ có thể giúp nhũng người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn".

Tháng 6 nǎm 1923, được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn A'i Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô. Được thực tiễn cách mạng Nga lúc đó cổ vũ, Nguyễn A'i Quốc kiên trì đấu tranh bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự chú ý của Quốc tế Cộng sản tới phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa.

Nguyễn A'i Quốc đặc biệt quan tâm tới tình cảnh của người nông dân trong các nước thuộc địa. Họ chiếm đại đa số trong xã hội và cách mạng thuộc địa không thể thắng lợi nếu không có sự tham gia của đông đảo nông dân. Tại Hội nghị lần thứ I Quốc tế Nông dân (tháng 10 nǎm 1923) Nguyễn A'i Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và được cử vào đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Người còn được mời làm chuyên gia của Ban thư ký giúp Hội đồng chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp và là chuyên gia về những công việc liên quan đến các thuộc địa.

Người viết nhiều bài báo về tình cảnh nông dân Bắc Phi, nông dân Trung Quốc, nông dân Việt Nam . Trong bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế Nông dân, Nguyễn A'i Quốc đã tố cáo những thủ đoạn thực dân để biến nông dân thành nô lệ với hai bàn tay trắng. Vì vậy người nông dân không còn đường sống mà phải đấu tranh, họ là lực lượng cách mạng vô cùng to lớn. Kết thúc bài phát biểu Nguyễn A'i Quốc kêu gọi: "Thưa các đồng chí, tôi phải nhắc lại với các đồng chí rằng Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành một Quốc tế thật sự khi mà không những nông dân phương Tây, mà cả nông dân ở phương Đông, nhất là nông dân ở các thuộc địa là những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều tham gia Quốc tế của các đồng chí".

Trong các bài phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (nǎm 1924) Nguyễn A'i Quốc đã đề cập vấn đề về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới với cách mạng thuộc địa. Tại phiên họp XXV ngày 3 tháng 7 nǎm 1924 Nguyễn A'i Quốc chỉ rõ: "Trong tất cả các thuộc địa Pháp, nạn nghèo đói đều tǎng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong máu. Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức , thiếu người lãnh đạo. Quốc tế cộng sản phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đườngđi tới cách mạng và giải phóng".

Cuối nǎm 1924 Nguyễn A'i Quốc yêu cầu được trở về châu A' để thực hiện hoài bão giải phóng nhân dân các dân tộc thuộc địa, trong đó có nhân dân Việt Nam .
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh


VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc-------------------------

Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Đó là một điều chắc chắn.

Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.



Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

*
* *

Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh thất thập cổ lai hy", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm".

Nǎm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người "xưa nay hiếm" nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.

Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?

Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác


ĐOÀN KẾT là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình

Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần , thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.

NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.

Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.

Đảng cần phải có thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Còn non, còn nước, còn người,Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!

Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.

VỀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN THẾ GIỚI- là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!

Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý , có tình.

Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.

*
* *

VỀ VIỆC RIÊNG - Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.

*
* *

Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.

Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Cuộc hành trình của thời đại


Ngày 5-6 cách đây 100 năm, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Thế giới kính trọng ghi nhận: “Hồ Chủ tịch, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
Từ những năm 1920, trên nhiều diễn đàn, Hồ Chí Minh được xem như biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước, là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giải phóng dân tộc, chống áp bức bất công. Con đường cứu nước của Người là một sáng tạo, một khát vọng cao cả. Người đem hết nghị lực cho công cuộc giải phóng công - nông. Từ con đường cứu nước độc đáo, sáng tạo của mình, Người đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin.


Qua 30 năm bôn ba khắp thế giới, tiếp thu tinh hoa của nhân loại, Người không chỉ làm giàu trí tuệ, bản lĩnh của mình mà còn kiến tạo cho Việt Nam và thế giới một tương lai mới, một tương lai của hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Dù đi qua con đường cứu nước đầy những gian nan, trắc trở nhưng Người vẫn bình tĩnh, vững vàng, chịu đựng một cách kiên cường, tự tại, bao dung. Người vừa bình dị vừa cao cả. Người là một tấm gương cho đức hy sinh vì dân, vì nước; là niềm tin, chỗ dựa của đất nước, của dân tộc. Di sản tư tưởng của Người là cứu cánh đưa Đảng thoát khỏi cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối trong những năm cuối thế kỷ XX. William J.Duiker, giáo sư sử học Mỹ, tác giả tập Ho Chi Minh a life, Hyperion, một cuốn tiểu sử được coi là đầy đặn nhất đã được xuất bản ở Mỹ năm 2000, cho rằng con đường cứu nước Hồ Chí Minh là sự tìm lại cho Việt Nam một “quốc thể”, “một là độc lập dân tộc, hai là công bằng xã hội và kinh tế”. Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh thiên tài “ở chỗ đã kết hợp được những giá trị của phương Tây với những giá trị của CNXH vào Việt Nam”.

Con đường cứu nước Hồ Chí Minh thể hiện một trí tuệ Hồ Chí Minh, từ lúc tìm đường, lựa chọn con đường đến sự dung hợp một cách xuất sắc giữa chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa dân tộc và kiên trì đến cùng để thực hiện lý tưởng giải phóng dân tộc, làm cho mọi người dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành; xây dựng một đất nước công bằng, dân chủ, văn minh. Con đường cứu nước Hồ Chí Minh là sự sáng tạo của một nhà tư tưởng thông thái, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, kế thừa xuất sắc những giá trị, tư tưởng tiến bộ dân chủ tư sản của phương Tây, đã thực tiễn hóa lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin bằng thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Ngày nay, nhiều học giả, nhà nghiên cứu phương Tây vẫn tiếp tục hành trình nghiên cứu, tìm hiểu lại con đường cứu nước Hồ Chí Minh. Bà Dominique de Miscault, Tổng Biên tập tạp chí Viễn cảnh Pháp - Việt, nói về con đường cứu nước Hồ Chí Minh: “Hồ Chủ tịch rất am hiểu về đất nước và dân tộc mình, một người yêu chuộng hòa bình, một học giả tiến bộ. Người đã chiến đấu và cuộc chiến đấu do Người lãnh đạo đã tạo nên sự vĩ đại của dân tộc Việt Nam, vì dân tộc này đã chiến thắng. Đây là di sản diệu kỳ nhất mà Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc Việt Nam”.
 

Bình luận từ Facebook

Top