Sau khi đã hiểu được nguyên tắc phát lực chủ yếu dựa vào vai và chân. Giờ sẽ là phần cực kỳ quan trọng, vì nó áp dụng cho cả cú trái và phải rất rõ rằng, hôm nọ có người gửi clip cho tôi và họ đã bị nhầm lẫn chút xíu, ko hề sai mà chỉ là chỉ áp dụng đc 50% tình huống.
Có 2 cách sử dụng vai cho cú giật trái.
+ Đủ thời gian chuẩn bị - lắc vai : Động tác khởi điểm thường là đưa cùi trỏ ra trước (có thể đồng thời đưa chân thuận lên phía trước), theo quán tính cẳng tay sẽ tự đưa về bụng. Sau đó sẽ lắc vai để quăng vợt đi. Cú giật này lực sẽ rất mạnh, nhưng chỉ áp dụng đc khi có nhiều thời gian chuẩn bị, giật hết bóng luôn.
+ Ko đủ thời gian chuẩn bị - ko lắc vai : Động tác khởi điểm lại là thu vợt về bụng, theo quán tính cùi trỏ sẽ đưa ra trước. Lúc này sẽ xuất hiện lực ít nhiều ở vai, cẳng tay sẽ tự bật ra đánh vào bóng. Hơi giống nguyên lý nén lò xo. Thường dùng trong những tình huống bị ép bóng, quá vội vàng ko đủ thời gian chuẩn bị, đấm, đẩy trái tay, giật moi, giật an toàn...
(Tuy nhiên 1 số VĐV lại chuyên sử dụng chỉ 1 trong 2 cách trên làm cú đánh ruột của mình)
Tương tự cho cú giật phải.
+ Đủ thời gian xoay người - dùng cả vai đánh vào bóng : Vừa xoay người vừa đưa tay ra sau. Sau đó dùng cả vai cả cánh tay đánh vào bóng (chân phải thật vững để giữ cho cơ thể ko bị mất đà). Nguyên tắc giống như "phi lao".
+ Ko đủ thời gian xoay người - chỉ dùng nguyên cánh tay đánh vào bóng : Chỉ đưa tay ra sau để lấy lực ở vai (ko xoay người). Sau khi đã nén lấy lực, cánh tay sẽ được bật như lò xo để đánh vào bóng.
(Khi giật bóng block ở tầm trung bàn/gần bàn, hoặc đối giật sẽ chỉ xoay người được cú đầu tiên, cú thứ 2-3 trở đi sẽ khó có thời gian mà xoay người)