Nhớ hơn 8 năm trước, thuở Diễn đàn BB.org còn sơ khai, E có vào hỏi rằng: “Muốn các con mình trở thành VĐV BB chuyên nghiệp, nhờ các bác tư vấn”. Thế thì hàng loạt comment nổ ra ! Ủng hộ cũng nhiều, không ủng hộ cũng nhiều. Người ủng hộ thì nhiệt tâm, có người còn mời ra ngoài để tư vấn cho kỹ hơn. Nhóm không ủng hộ thì bảo E ngu vì sao kg học văn hóa, mà lại muốn cháu trở thành VĐV chuyên nghiệp, ít tiền mà lại dốt, v.v… Lúc đó, đầu óc E vẫn cháy bỏng với ý nghĩ cho con tập BB để trở thành VĐV chuyên nghiệp!
Trong khuôn khổ topic này, E chỉ chia sẽ kinh nghiệm làm sao đào tạo 1 đứa trẻ thành 1 người chơi BB giỏi, chứ kg có ý khuyên các PH cho con đi theo chuyên nghiệp. Nếu muốn đi theo chuyên nghiệp, E sẽ chia sẽ ở 1 topic khác. E ở TP. HCM, nhưng những lời khuyên của E cũng có thể áp dụng ở các địa phương khác.
Sau 8 năm, hiện con trai E đã 13 tuổi và con gái 11 tuổi. Với đứa trai, thì xem như thất bại nặng nề! Hix! Đầu tư lớn về tiền và công sức nhưng kết quả kg như mong đợi. Cháu hiện đứng khoảng thứ 8, 9 so với cùng lứa tuổi và coi như kg còn cơ hội trong đội tuyển để ra tranh chấp các giải khu vực và toàn quốc. Điều đau khổ là kg phải cháu đánh dở mà do kg gặp may là chính: Ở thế hệ của cháu thì TP.HCM có quá nhiều cháu giỏi! Trưởng bộ môn BB TP Vương Ngọc Sơn đã nói: “Đây là lứa VĐV nam tốt nhất mà TP có được trong vòng 5, 6 năm qua”. Huhu!
Con gái E thì khá hơn nhiều và được xem như là thành công bước đầu. Năm sau, cháu sẽ là chủ lực Nữ nhi đồng cho TP. HCM. Vừa rồi cháu đoạt HCB giải toàn quốc ở Lào Cai với vị trí dự bị.
E buồn vì đứa con trai không thành công. Nhưng nhiều HLV gạo cội mắng: “Ông đào tạo 2 đứa mà thành công 1 đứa là hay lắm rồi, tụi tui dạy 10 đứa may ra có 1, 2 đứa đánh được …”, giúp E an ủi phần nào công sức đã bỏ ra.
Thế thì, để tào tạo 1 đứa trẻ đánh hay và có thành tích, phải làm sao?
1. Đầu tiên, PH phải tự hỏi: “Muốn cho con chơi BB để thể thao cho khỏe hay muốn con đánh giỏi và có thành tích?”
Nếu câu trả lời là “muốn cho con chơi BB để thể thao cho khỏe” thì E khuyên các PH nên “quên” BB khẩn trương và chuyển qua môn khác: Bóng rổ, Võ thuật, Bơi, Bóng đá, Thể dục Nhịp điệu (nữ), v.v. Lý do thì xin thưa với quý PH rằng: môn BB rất khó và tốn kém. BB không đòi hỏi nhiều thể lực và thể hình nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tư duy. Nếu vẫn muốn tập BB giỏi, xin hãy đọc tiếp.
2. Vai trò của PH trong suốt quá trình đào tạo:
Phải nói là vô cùng lớn ! ngoài đầu tư nhiều về tiền bạc và chất xám, thì đầu tư về thời gian cũng “vô biên”: Miệt mài đưa đón, theo dõi tập và thi đấu hằng ngày để khuyến khích, động viên khi cần, v.v. Ngoài ra, còn rất nhiều các yếu tố khác rất cần sự ủng hộ của PH.
3. BB là môn rất khó, đòi hỏi sự kiên nhẫn !
E lấy VD để minh họa rõ hơn. 2 đứa trẻ cùng 8 tuổi cùng một điều kiện xuất phát! 1 tập BB, một tập cầu lông. Sau 4, 5 năm thì đứa trẻ tập cầu lông thoải mái ra các sới thi đấu mà không sợ bất kỳ ai. Nhưng trong BB, thì 4, 5 năm chưa là “cây đinh” gì !
Vì vậy, sự kiên nhẫn là yếu tố cực kỳ quan trọng để bé thành tài. Tập BB để giỏi là phải đầu tư căn cơ và lâu dài.
Quan trọng đây: Nếu cháu không có khả năng phát triển thì xin ngưng ngay BB, chuyển qua môn khác hay tập BB cho khỏe với cường độ ít hơn. Đừng “đeo bám” ! Khi nào thì biết cháu không có khả năng theo đuổi môn BB ?...
… Còn tiếp …
Hệ thống đào tạo trẻ của VN ra sao? Môi trường BB có tốt kg? Nên bắt đầu tập BB như thế nào ? Tìm HLV ra sao? Xin đọc bài kế tiếp …
Trong khuôn khổ topic này, E chỉ chia sẽ kinh nghiệm làm sao đào tạo 1 đứa trẻ thành 1 người chơi BB giỏi, chứ kg có ý khuyên các PH cho con đi theo chuyên nghiệp. Nếu muốn đi theo chuyên nghiệp, E sẽ chia sẽ ở 1 topic khác. E ở TP. HCM, nhưng những lời khuyên của E cũng có thể áp dụng ở các địa phương khác.
Sau 8 năm, hiện con trai E đã 13 tuổi và con gái 11 tuổi. Với đứa trai, thì xem như thất bại nặng nề! Hix! Đầu tư lớn về tiền và công sức nhưng kết quả kg như mong đợi. Cháu hiện đứng khoảng thứ 8, 9 so với cùng lứa tuổi và coi như kg còn cơ hội trong đội tuyển để ra tranh chấp các giải khu vực và toàn quốc. Điều đau khổ là kg phải cháu đánh dở mà do kg gặp may là chính: Ở thế hệ của cháu thì TP.HCM có quá nhiều cháu giỏi! Trưởng bộ môn BB TP Vương Ngọc Sơn đã nói: “Đây là lứa VĐV nam tốt nhất mà TP có được trong vòng 5, 6 năm qua”. Huhu!
Con gái E thì khá hơn nhiều và được xem như là thành công bước đầu. Năm sau, cháu sẽ là chủ lực Nữ nhi đồng cho TP. HCM. Vừa rồi cháu đoạt HCB giải toàn quốc ở Lào Cai với vị trí dự bị.
E buồn vì đứa con trai không thành công. Nhưng nhiều HLV gạo cội mắng: “Ông đào tạo 2 đứa mà thành công 1 đứa là hay lắm rồi, tụi tui dạy 10 đứa may ra có 1, 2 đứa đánh được …”, giúp E an ủi phần nào công sức đã bỏ ra.
Thế thì, để tào tạo 1 đứa trẻ đánh hay và có thành tích, phải làm sao?
1. Đầu tiên, PH phải tự hỏi: “Muốn cho con chơi BB để thể thao cho khỏe hay muốn con đánh giỏi và có thành tích?”
Nếu câu trả lời là “muốn cho con chơi BB để thể thao cho khỏe” thì E khuyên các PH nên “quên” BB khẩn trương và chuyển qua môn khác: Bóng rổ, Võ thuật, Bơi, Bóng đá, Thể dục Nhịp điệu (nữ), v.v. Lý do thì xin thưa với quý PH rằng: môn BB rất khó và tốn kém. BB không đòi hỏi nhiều thể lực và thể hình nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tư duy. Nếu vẫn muốn tập BB giỏi, xin hãy đọc tiếp.
2. Vai trò của PH trong suốt quá trình đào tạo:
Phải nói là vô cùng lớn ! ngoài đầu tư nhiều về tiền bạc và chất xám, thì đầu tư về thời gian cũng “vô biên”: Miệt mài đưa đón, theo dõi tập và thi đấu hằng ngày để khuyến khích, động viên khi cần, v.v. Ngoài ra, còn rất nhiều các yếu tố khác rất cần sự ủng hộ của PH.
3. BB là môn rất khó, đòi hỏi sự kiên nhẫn !
E lấy VD để minh họa rõ hơn. 2 đứa trẻ cùng 8 tuổi cùng một điều kiện xuất phát! 1 tập BB, một tập cầu lông. Sau 4, 5 năm thì đứa trẻ tập cầu lông thoải mái ra các sới thi đấu mà không sợ bất kỳ ai. Nhưng trong BB, thì 4, 5 năm chưa là “cây đinh” gì !
Vì vậy, sự kiên nhẫn là yếu tố cực kỳ quan trọng để bé thành tài. Tập BB để giỏi là phải đầu tư căn cơ và lâu dài.
Quan trọng đây: Nếu cháu không có khả năng phát triển thì xin ngưng ngay BB, chuyển qua môn khác hay tập BB cho khỏe với cường độ ít hơn. Đừng “đeo bám” ! Khi nào thì biết cháu không có khả năng theo đuổi môn BB ?...
… Còn tiếp …
Hệ thống đào tạo trẻ của VN ra sao? Môi trường BB có tốt kg? Nên bắt đầu tập BB như thế nào ? Tìm HLV ra sao? Xin đọc bài kế tiếp …