Chia sẽ bí quyết đào tạo VĐV trẻ từ một Phụ Huynh

FUJISANCO

Trung Sỹ
*** Anh Ma Cao và em ko xa lạ gì ngoài đời thường, em vẫn thích anh gọi em = em trên diễn đàn (cho đúng số tuổi).
*** Em gái em vô địch Toàn Quốc 2012 tại Lào Cai và HCV đồng đội nữ Toàn Quốc 2013 lứa tuổi 12-13 nữ. (ko phải 14-15).

1/ Phụ huynh phải biết bóng bàn là gì? (biết rõ động tác cơ bản đánh như thế nào là đúng) -> Phải đam mê, vì khi đam mê mới dành thời gian chăm lo cho con cái học bóng bàn.

Vai trò phụ huynh rất quan trọng trong việc hình thành con đường chuyên nghiệp của 1 VDV.
Khi bắt đầu cho con tập bóng bàn, nếu phụ huynh không hiểu về bóng bàn thì làm sao biết được HLV đó dạy kĩ thuật cơ bản đúng hai sai?
Cũng giống như đi học, kiến thức cơ bản mà ko nắm vững thì càng học càng không hiểu.
Nếu ko đam mê bóng bàn thì sẽ ko động viên, quan tâm đến VDV nhiều.

Về phần anh Diệp Thế Lân và Trần Huy Bảo: đây là 2 VDV có tố chất "Năng khiếu", ko ai phủ nhận điều đó.
Mặt khác, để tạo nên thành công thì cũng cần nhiều yếu tố, và yếu tố quan trọng thứ 2 đó chính là HLV, kế đến là sự cần cù, chăm chỉ luyện tập của VDV.
Em hỏi anh HLV của 2 VDV này là ai? Có thành tích quốc gia hay ko?
HLV của anh Lân là thầy Trần Thiện Tâm: hình như cũng từng là cấp 1 quốc gia?
HLV Trần Huy Bảo là thầy Lê Văn Ninh (chắc ko cần nói nhiều).
Với bé Hồ Phương Uyên, em khẳng định với anh 1 điều: bé hiện tại là vị trí chủ lực của đội tuyển nữ Tp.HCM (lứa tuổi 14-15).
Tại sao ko có thành tích Toàn Quốc? Em nói là có, dẫn chứng:
Xét về nội dung đồng đội:
** 2012 hạng 2 Đồng đội nữ (12-13) .
** 2013 vô địch đồng đội trẻ nữ.(do Tp.HCM năm 2013 ko có tuyến 14-15 nên đôn lên đánh trẻ luôn)
Xét về đơn:
** 2012: gặp phải ứng cử viên vô địch Quý (Long An) vòng đầu tiên và thất thủ 3/4 sau khi bị gác 0/3.
** 2013: lứa tuổi 14-15 có rất nhiều VDV trình độ cao hơn nên bị loại là điều ko tránh khỏi.

Hiện tại em rất mệt nên chỉ có thể nói với anh mục số 1, ngày mai em phản biện tiếp. :zingme40:
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Theo yêu cầu của bạn drmatchetzoola, mình lược dịch bài "How To Become a Professional Table Tennis Player".

Thực ra đây là bài viết của HLV BB người Anh - Ben Larcombe - đăng trên Web huấn luyện BB của anh mà chính NTBB đang dịch để giới thiệu với bà con (http://bongban.org/forum/showthread.php/17166-Học-Bóng-Bàn-với-Ben-Larcombe-(Anh-quốc)), nhưng chưa kịp dịch đến. Nay NTBB xin tranh thủ "nhảy cóc" để đáp ứng yêu cầu của drmatchetzoola trước vậy.


Làm thế nào để trở thành một VĐV Bóng bàn chuyên nghiệp
(Ben Larcombe - October 11, 2012)

Bạn muốn trở thành một VĐV bóng bàn chuyên nghiệp, hoặc ít nhất là tìm cách để có được những cải thiện đáng kể trình độ hiện tại của bạn. Tất cả chúng ta sau này có thực sự giành được thành tích vĩ đại, hay là không ?

Trong bài viết này tôi sẽ liệt kê ra các yếu tố quan trọng nhất nhằm đạt được sự tinh thông về bóng bàn và đưa ra một số lời khuyên để giúp các bạn có một số hành động.

Bài viết này được trích từ phần thứ hai của luận án đại học của tôi, mà tôi đã viết vào tháng 4 năm 2011. Nó được mang tên " Phát triển chuyên môn trong Bóng bàn” và được dựa trên bảng thăm dò ý kiến và phỏng vấn mà tôi thực hiện với một số VĐV bóng bàn hàng đầu của nước Anh.

Tôi cũng đã viết một bài một vài tháng trước đây về phần đầu của đề tài nghiên cứu của tôi về Tập luyện có chủ đích và Thành tích bóng bàn. Nếu các bạn chưa đọc phần đó thì tôi khuyên các bạn đầu tiên nên xem nó, trước khi quay trở lại với bài viết này, vì nó sẽ cung cấp cho bạn nhiều nền tảng cơ sở.

Các cuộc phỏng vấn mà tôi thực hiện với những VĐV bóng bàn đã hỏi họ 3 câu hỏi:

1. Những yếu tố nào mà bạn nghĩ rằng sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều nhất trong việc đã ngăn cản bạn đạt được một mức độ năng lực cao hơn?
2. Những yếu tố nào mà bạn nghĩ là chịu trách nhiệm đối với mức độ năng lực hiện tại của bạn?
3. Những yếu tố nào mà bạn nghĩ rằng nói chung là quan trọng nhất để phát triển chuyên môn bóng bàn?

Tôi sẽ sử dụng những câu hỏi này như một khuôn khổ để trả lời câu hỏi " Làm thế nào để trở thành một VĐV bóng bàn chuyên nghiệp?". Trong luận án của tôi, các câu trả lời của các VĐV được chia thành bốn phạm trù: di truyền học, đào tạo, tâm lý học và các yếu tố phụ.

Câu hỏi 1: Những yếu tố hạn chế sự phát triển

Di truyền học: Mặc dù nhiều người khác tin “tài năng” là yếu tố cốt tử để đạt được sự xuất sắc trong thể thao, nhưng thật thú vị khi thấy rằng không có một cầu thủ nào đề cập đến việc thiếu tài năng hay yếu tố di truyền không thuận lợi là những cản trở họ hướng đến một khả năng cao hơn.

Đào tạo: Nhiều VĐV cho rằng còn thiếu số lượng và chất lượng thực hành. Nhiều người tin rằng họ đã bắt đầu “tập luyện bóng bàn một cách nghiêm túc” quá muộn để có thể đạt được hiệu quả ưu tú thực sự. Bóng bàn được biết đến như một môn thể thao cần đến sự chuyên sâu từ rất sớm. Một số VĐV khác cho biết họ đã không thể luyện tập đủ giờ trong mỗi tuần, thường là do trường học hoặc phải ưu tiên cho công việc.Về chất lượng, một vài cầu thủ đã cho rằng việc thiếu những người cùng tập đạt tiêu chuẩn cao là một yếu tố hạn chế đối với phát triển của họ. Nhiều người khác cho biết việc tập luyện của họ đã không đủ cụ thể hoặc không đủ sự tập trung vào việc cải thiện.

Tâm lý học: Một số ít các cầu thủ liệt kê các yếu tố tâm lý, chẳng hạn như sự nghèo nàn độ dẻo dai về tinh thần hoặc động cơ, là những lý do cho sự thiếu cải thiện của họ. Nhiều vấn đề như sự lười biếng, sự thiếu cam kết và thái độ tinh thần kém trong tập luyện cũng đã được đề cập.

Các yếu tố phụ: Những câu trả lời liên quan đến các yếu tố phụ rất đa dạng. Nhiều VĐV nhấn mạnh việc thiếu sự huấn luyện tốt hoặc thiếu các câu lạc bộ tốt trong khu vực của họ, thiếu sự đầu tư trong môn thể thao, các chấn thương và việc thiếu tài chính để trả tiền cho việc huấn luyện tư nhân.

Kết luận

Từ việc nói chuyện với các cầu thủ rõ ràng là đã có nhiều yếu tố mà các VĐV đã tin rằng làm hạn chế họ đạt được một mức độ cao về năng lục. Một số yếu tố trong số này là nằm trong sự kiểm soát của các cầu thủ (ví dụ như việc thiếu động lực tập luyện) và một số nằm trong sự kiểm soát của cha mẹ họ (ví dụ như việc thiếu tài chính cho huấn luyện tư nhân và phải ưu tiên cho trường học văn hóa, dẫn đến ít thời gian tập luyện).

Tuy nhiên có nhiều yếu tố dường như hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát và thuần túy dựa trên sự may rủi. Có một câu lạc bộ lớn trong khu vực? Họ đã bị chấn thương? Họ tình cờ nhận ra con đường của họ đến với môn thể thao ở độ tuổi trẻ hay không? Có được các đối tác thực hành tốt gần đó? Có vẻ như sự may mắn đó là một phần lớn trong việc trở thành một VĐV bóng bàn chuyên nghiệp và điều này đã được Matthew Syed đề cập trong cuốn sách “Cú Nảy” của ông khi nói về hoàn cảnh dẫn đến sự nghiệp chuyên nghiệp của mình trong môn thể thao.

(Còn tiếp)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Làm thế nào để trở thành một VĐV Bóng bàn chuyên nghiệp
(Ben Larcombe - October 11, 2012)

- Tiếp -

Câu hỏi 2: Các yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển

Di truyền học: Khi được hỏi những yếu tố nào đã giúp các cầu thủ đạt được trình độ hiện tại của họ, nhiều VĐV đề cập đến khả năng tự nhiên đối với môn thể thao. Thật là buồn cười vì nó lại không được liệt kê như là một yếu tố hạn chế sự phát triển (trong câu hỏi 1 – ND). Có lẽ tất cả các cầu thủ tôi đã nói chuyện đã có năng khiếu bẩm sinh và đó là lý do tại sao họ là người được xếp hạng cao ở Anh, nhưng tôi nghi ngờ điều đó trong trường hợp này. Thay vào đó có vẻ như năng khiếu tự nhiên phần nào là một cái gì đó nhằm "nâng cao sự tôn trọng đối với bản thân”. Nó được đề cập đến khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta có nó, nhưng lại bị bỏ qua nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta thiếu nó.

Đào tạo: Đây là phạm trù được nhắc đến nhiều nhất. Hầu hết các VĐV đều đề cập đến tầm quan trọng của huấn luyện viên của họ, đặc biệt là nếu họ nhận được sự huấn luyện tốt ở độ tuổi còn trẻ. Nhiều người cho rằng trình độ hiện tại của họ giảm xuống là do số lượng tập luyện họ đã thực hiện là ít, chỉ vài lần một tuần, trong nhiều năm. Các cầu thủ được xếp hạng cao nhất cho rằng việc được chơi bóng toàn thời gian hoặc mỗi ngày đã đưa họ trở thành một cầu thủ ưu tú. Chất lượng tập luyện cũng đã được đề cập đến. Có các đối tác thực hành (người cùng tập – ND) tốt và có được nhiều thời gian nhất trong mọi buổi tập. Cuối cùng nhiều VĐV đã liệt kê những kinh nghiệm thi đấu phong phú của họ. Hoặc được chơi một số lượng lớn trong các giải đấu địa phương, hoặc được chơi những giải đấu có tiêu chuẩn rất cao như các sự kiện quốc gia hoặc chơi ở nước ngoài, và được cọ xát với các cầu thủ hàng đầu khác .

Tâm lý học: Các câu trả lời một lần nữa đã chia ra khoảng 50/50, giữa tinh thần dẻo dai và các yếu tố động lực. Khả năng hoàn toàn tin vào chính mình và tập trung tất cả mọi thứ cho bóng bàn đã được một số các cầu thủ hàng đầu đề cập đến, như là yếu tố cốt yếu cho sự phát triển của họ. Một số VĐV khác nói tình yêu môn thể thao như là một yếu tố quan trọng mà nếu không còn thì sự nghiệp sẽ dừng lại và do đó cần nuôi dưỡng nó để được cải thiện. Khát khao chiến thắng mãnh liệt và mong muốn cá nhân sâu sắc để cải thiện trình độ cũng được đa số đề cập như là một yếu tố quan trọng. Rất nhiều VĐV hàng đầu cho thấy sự "cầu toàn " trong cuộc sống nói chung và không bao giờ hài lòng với việc mình chỉ ở mức trung bình .

Các yếu tố phụ khác: Mặc dù được đề cập rộng rãi khi xem xét các yếu tố kìm hãm VĐV phát triển hơn nữa, thì các yếu tố phụ lại không có nhiều trong các câu trả lời cho câu hỏi thứ hai này. Có một ngoại lệ là sự hỗ trợ của cha mẹ. Hầu hết các cầu thủ đề cập đến tầm quan trọng của sự hỗ trợ của cha mẹ trong việc giúp họ đạt đến trình độ năng lực hiện tại của họ. Họ đưa ra nhiều yếu tố khác nhau như: tiền bạc, thời gian, phương tiện đi lại, sự giới thiệu ban đầu đối với môn thể thao, sự động viên, việc được huấn luyện sớm, việc quản lý / tổ chức tập luyện và lịch thi đấu, và bản thân cha mẹ là các cựu cầu thủ.

Kết luận

Tôi nghĩ phát hiện lớn nhất từ câu hỏi này là vai trò của cha mẹ trong việc phát triển chuyên môn bóng bàn. Hầu hết các cầu thủ đều vui vẻ đồng ý rằng họ sẽ không có khả năng để thực hiện điều đó (sự phát triển chuyên môn – ND) mà không có cha mẹ lái xe đưa đi khắp nơi đến các buổi huấn luyện và các giải đấu, trả tiền cho tất cả mọi thứ và thường hỗ trợ để hướng dẫn họ.

Nhưng cha mẹ không thể làm tất cả! Tình hình lý tưởng có vẻ là đứa trẻ được hoàn toàn tập trung vào việc có được sự cải thiện tốt hơn trong bóng bàn và cha mẹ sẵn sàng vui vẻ giúp đỡ và hỗ trợ họ đạt được điều đó. Điều này là chắc chắn đúng đối với Ariel Hsing và cha mẹ của cô, cả hai người đều chơi bóng bàn và vô cùng ủng hộ cô!

Nếu phụ huynh nhiệt tình nhưng đứa trẻ không quan tâm, thì họ có thể bắt đầu nhưng có khả năng sẽ bỏ giữa chừng hoặc không có sự tận tâm trong tập luyện để thực sự nhận được nhiều nhất kết quả từ đó. Cũng sẽ tương tự như vậy, nếu một đứa trẻ dành toàn bộ cuộc sống, hít thở và ngủ cho bóng bàn nhưng cha mẹ của chúng không thực sự ủng hộ để các em đạt được sự cải thiện. Các em sẽ cảm thấy khó khăn để đến được các buổi tập và các giải đấu, và sẽ không có bất cứ ai định hướng sự phát triển của mình, trừ khi chúng có được may mắn và tìm thấy một huấn luyện viên gần gũi như "cha mẹ".

(Còn tiếp)
 
Last edited:

dtlan

Thiếu Uý
Em mới đọc dòng đầu tiên mục số 8 của anh Ma Cao, em định nói anh là a nêu thiếu trường hợp rồi. Nhưng mà a có "Ngoại lệ" nên a nêu lên hoàn toàn chính xác hehe.
 

Ma Cao

Trung Uý
Em mới đọc dòng đầu tiên mục số 8 của anh Ma Cao, em định nói anh là a nêu thiếu trường hợp rồi. Nhưng mà a có "Ngoại lệ" nên a nêu lên hoàn toàn chính xác hehe.

Ai cha! Diệp Thế Lân nè các bác, vào chia sẻ cho thêm Kiên thức !
 

dtlan

Thiếu Uý
Thầy Trần Thiện Tâm là VĐV kiện tướng quốc gia. Thầy rất nhiều lần hạng 2 và hạng 3 đơn nam báo nhân dân và 12 cây vợt xuất sắc.Trần Thiện Tâm : máy giật phải, Trần Tuấn Thạnh (anh Trần Thiện Tâm) : máy chụp trái , cả 2 đều là thầy của Diệp Thế Lân.
 

NTBB

Super Moderators
Làm thế nào để trở thành một VĐV Bóng bàn chuyên nghiệp
(Ben Larcombe - October 11, 2012)

- Tiếp và hết -

Câu hỏi 3: Các yếu tố quan trọng nhất (theo các cầu thủ)

Câu hỏi cuối cùng của tôi hỏi các VĐV là nói chung những gì họ cho là những yếu tố quan trọng nhất để phát triển chuyên môn trong bóng bàn. Tôi đã cố gắng để họ chọn 1 hoặc 2 yếu tố chính. Đây là một số câu trả lời phổ biến nhất, không theo thứ tự đặc biệt:

1. Có các đặc điểm thể chất tốt: Tốc độ, sự nhanh nhẹn, sức mạnh, thể lực, sự cân bằng .v.v. Tất cả những thứ đó đều có thể được đào tạo.
2. Được chuyên môn hóa từ sớm: Bắt đầu thực hành ở độ tuổi rất trẻ, càng trẻ càng tốt.
3. Khối lượng thực hành lớn: Tăng thời lượng tập luyện lên (giờ trên mỗi ngày, và mọi tuần).
4. Đối thủ ở trình độ cao: Cả trong tập luyện và trong các giải đấu. Ý tưởng là một con cá nhỏ trong một cái ao lớn.
5. Tổ chức chuyên nghiệp: Các buổi tập được tổ chức tốt, cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị hiện tại.
6. Kỷ luật tự giác tốt: Tập luyện chăm chỉ, tập trung hoàn toàn vào bóng bàn và hy sinh các lĩnh vực khác của cuộc sống.
7. Động lực nội tại: Tình yêu đối với môn thể thao và mong muốn luôn luôn cải thiện và đạt được những mục tiêu mới .
8. Huấn luyện viên tận tụy: Huấn luyện riêng, tập nhiều bóng và HLV chỉ đạo tại các giải đấu.
9. Sự hỗ trợ của NGB (cơ quan quản lý quốc gia). Được phát hiện từ khu vực của bạn và được tham gia vào các buổi thi năng khiếu .v.v

Tôi nghĩ đó là một danh sách khá toàn diện. Các cầu thủ đã làm một công việc khá tốt khi đánh dấu tất cả các yếu tố quan trọng đối với việc phát triển của một cầu thủ bóng bàn. Tuy nhiên, họ đã bỏ qua một điều: Cha mẹ? Gần như tất cả trong số họ thừa nhận tầm quan trọng vai trò của cha mẹ của họ trong sự phát triển của bản thân nhưng khi được hỏi thường những gì họ nghĩ là quan trọng, thì họ đã bỏ qua nó hoàn toàn.

Kết luận

Tôi nghĩ đó là một vấn đề tốt để xới lên. Tôi có thể rút ra kết luận gì từ điều này? Vâng, tôi nghĩ rằng vai trò của cha mẹ là một yếu tố bị đánh giá thấp một cách nghiêm trọng trong các môn thể thao ưu tú nói chung và trong bóng bàn. Điều này rõ ràng là rất quan trọng, bản thân các cầu thủ đã nói vậy, nhưng sau đó họ đã quên tất cả về nó khi họ thôi nghĩ về sự phát triển của bản thân và bắt đầu suy nghĩ nhiều thứ chung khác.

Chúng ta cần phải tìm cách để có được sự tham gia nhiều hơn của các bậc cha mẹ. Vì một huấn luyện viên, có thể chỉ có nghĩa là giao tiếp với họ nhiều. Nhiều bậc cha mẹ có thể cảm thấy rằng đây không phải là vị trí của mình để tham gia, đặc biệt là khi họ không có nền tảng bóng bàn nhưng thực sự quan trọng là họ đã làm những điều đó. Chúng ta cần phải có được sự “tích lũy bên trong” từ cha mẹ càng nhiều càng tốt từ khi các cầu thủ còn trẻ.

Không phải tất cả là về cha mẹ. Bài này đã nêu bật tất cả các yếu tố quan trọng khác nhau nhưng tôi không nghĩ rằng có quá nhiều bất ngờ ở đây. Vấn đề cha mẹ là một cái gì đó mà tôi nghĩ rằng đặc biệt nổi bật lên và cần phải được trao đổi.

Một yếu tố khác, là vấn đề có sự may mắn từ sớm. Những gì được xem như là sự may mắn cũng có thể được mô tả là các yếu tố phụ hoặc thậm chí là một phương pháp tiếp cận hạn chế để lý giải sự phát triển chuyên môn thể thao. Đây cũng là một yếu tố mà tôi muốn xem xét thêm. “Tình huống" gì đã làm các cầu thủ ưu tú tình cờ tìm thấy chính mình trong đó và những gì đã tác động đến năng lực tương lai của họ. Tôi nghĩ rằng kết quả có thể rất thú vị.

Tôi hy vọng đó là những gì mà tôi nêu ra để các bạn suy ngẫm. Thực sự là có một sự kết hợp to lớn của các yếu tố cần thiết với nhau để tạo ra một VĐV bóng bàn chuyên nghiệp.

(Hết)
 
Last edited:

Ma Cao

Trung Uý
Quan điểm của tôi là dù không cho con cái theo chuyên nghiệp thể thao, thì vẫn nên cho con tập một vài môn thể thao, âm nhạc... nào đó, tập được càng giỏi càng tốt, sau này lớn lên đi học đi làm con cái nó có cái vốn sống nhất định về thể thao- văn hóa dễ hòa đồng, giao lưu với đồng nghiệp, bạn bè .... tạo nên một nếp sống lành mạnh, biết rèn luyện và giữ gìn sức khỏe; có sự hiểu biết nhất định về thể thao-văn hóa. Con tôi hiện nay mới học lớp 4, nhưng tôi đã cho tập bóng bàn và cầu lông, bơi lội, chạy, cờ vua, học nhạc học vẽ ..... nhưng tập bóng bàn là chủ yếu, lớn lên chút sẽ cho học thêm môn Tennis... Sau này hy vọng lớn lên, nó sẽ thích và gắn bó với một vài môn nào đó mà nó cảm thấy yêu thích là tốt rồi...... không mong nó phải đi theo nghiệp thể thao.
Những phân tích và tâm sự của bác ở trên nghe rất chân thành và tương đôí hợp lý, nhưng khi đọc hết cảm giác như là tâm sự của một người mong con mình trở thành VĐV có thành tích cao và thậm chí sẽ gắn bó với ngành thể thao lâu dài thì phải????

Kg A ạ! E kg muốn con E gắn bó với ngành thể thao lâu dài đâu! Văn hóa là chính!

Về kinh tế thì E ổn! Trước đây, E muốn con E thành VĐV chuyên nghiệp, không lo về tiền cho cuộc sống sau này. Nhưng sau gần 10 năm “lăn lộn” với BB nói riêng và thể thao VN nói chung, E đã thay đổi quan điểm và quyết định chơi BB cho thật tốt và có thành tích trẻ thôi, kg dám mơ chuyên nghiệp đâu! E kg muốn nói ra lý do vì sợ ….
 

tuan_ho

Trung Sỹ
Thầy Trần Thiện Tâm là VĐV kiện tướng quốc gia. Thầy rất nhiều lần hạng 2 và hạng 3 đơn nam báo nhân dân và 12 cây vợt xuất sắc.Trần Thiện Tâm : máy giật phải, Trần Tuấn Thạnh (anh Trần Thiện Tâm) : máy chụp trái , cả 2 đều là thầy của Diệp Thế Lân.

2 thầy 1 phải 1 trái vậy mà sao bây giờ dtlan giật giữa là hay nhất thôi !!! hahahahhahahahaha
 

tuan_ho

Trung Sỹ
Kg A ạ! E kg muốn con E gắn bó với ngành thể thao lâu dài đâu! Văn hóa là chính!

Về kinh tế thì E ổn! Trước đây, E muốn con E thành VĐV chuyên nghiệp, không lo về tiền cho cuộc sống sau này. Nhưng sau gần 10 năm “lăn lộn” với BB nói riêng và thể thao VN nói chung, E đã thay đổi quan điểm và quyết định chơi BB cho thật tốt và có thành tích trẻ thôi, kg dám mơ chuyên nghiệp đâu! E kg muốn nói ra lý do vì sợ ….

Thói quen ở Việt Nam là cha mẹ cứ luôn tự cho mình quyền quyết định tất tần tật tương lai , sở thích ...v..v... của con cái . Tại sao ko cứ cho nó chơi và rồi ngồi im nghe ngóng xem nó có thật sự thích chơi môn này hay ko ? Nó có đam mê hay ko ? Nó có muốn theo đuổi thành sự nghiệp hay ko ? Rồi nương theo đó mà hướng dẫn nó tiếp tục chơi hoặc chuyên nghiệp , hoặc phong trào để thời giờ cho sở thích , ước muốn thật sự của nó !???? . Nói chung là nếu mình thích môn đó cũng đừng áp đặt vội mà nên vừa hướng dẩn tạo điều kiện , vừa phải nghe ngóng tình hình các bên nữa . :zingme44:
 

Ma Cao

Trung Uý
Thói quen ở Việt Nam là cha mẹ cứ luôn tự cho mình quyền quyết định tất tần tật tương lai , sở thích ...v..v... của con cái . Tại sao ko cứ cho nó chơi và rồi ngồi im nghe ngóng xem nó có thật sự thích chơi môn này hay ko ? Nó có đam mê hay ko ? Nó có muốn theo đuổi thành sự nghiệp hay ko ? Rồi nương theo đó mà hướng dẫn nó tiếp tục chơi hoặc chuyên nghiệp , hoặc phong trào để thời giờ cho sở thích , ước muốn thật sự của nó !???? . Nói chung là nếu mình thích môn đó cũng đừng áp đặt vội mà nên vừa hướng dẩn tạo điều kiện , vừa phải nghe ngóng tình hình các bên nữa . :zingme44:

Hehe, Tuan Ho, a professional player, is commenting. So happy, Come get it man!
 

FUJISANCO

Trung Sỹ
Gửi anh Ma Cao (phần 2)

2. Cho A Fujisan biết, hiện nay, khoảng 40% các PH có con tập ở tuyển TP, hầu như kg biết tí gì hoặc biết rất ít về BB, nhưng con họ vẫn chơi rất rốt đấy thôi!
Nên E kết luận: việc bố mẹ biết chơi BB, nâng đỡ và chỉ bảo cho con trong quá trình đào tạo là tuyệt vời, nhưng đây không phải là yếu tố quyết định. Thành công hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào đứa trẻ (sẽ chia sẽ tiếp về vấn đề này sau).


Anh kể tên các phụ huynh các em NK TP hiện nay ko biết tí gì hoặc biết rất ít về BB cho em nha, thống kê làm sao cho ra 40%.
Em có nói yếu tố phụ huynh là yếu tố quyết định đâu?
Yếu tố quan trọng là bản thân chính VDV đó có "năng khiếu", "đam mê" và "cần cù" tập luyện hay không?

3. Tìm HLV tốt.
Hehe, A Fujisan sai rồi, lần này sai nặng nề nè! Tìm HLV phải phù hợp với lứa tuổi và trình độ, chứ kg phải lúc nào cũng phải HLV “kiện tướng” là thành công cả. “Giết gà kg cần giao mổ trâu”! E liên hệ chuyện học văn hóa thì A sẽ hiểu rõ hơn! Tiểu học, học thầy nào, Cấp 2 và cấp 3 học thầy nào, và đại học học thầy nào? Chứ kg phải lúc nào cũng học thạc sĩ và tiến sĩ dạy là hiệu quả đâu!

Mỗi người có 1 cách suy nghĩ khác nhau. Quan điểm của em là thầy tốt sẽ đào tạo trò tốt, cụ thể hơn là HLV có trình độ cao hơn và có kinh nghiệm chỉ dạo thi đấu môi trường chuyên nghiệp sẽ cho ra lò được nhiều VDV tốt hơn. Vì họ nắm bắt được những chiến thuật, những kĩ thuật của nền bóng bàn hiện đại.
Nói cách khác, nếu muốn con mình là 1 VDV chuyên nghiệp thì ngay từ đầu phải học HLV (xuất phát trong môi trường chuyên nghiệp).
Ở đây có 2 khía cạnh:
1/ HLV ko biết đánh bóng bàn: vẫn có 1 số người làm được điều này, nhưng thuộc loại "hàng hiếm", liên hệ qua bóng đá: HLV đội MU.
2/ HLV xuất thân từ 1 VDV đã từng thi đấu chuyên nghiệp: chắc chắn sẽ đào tạo dc 1 VDV đúng kĩ thuật cơ bản, có chiến thuật, tư duy thi đấu.
Quan điểm của em là em sẽ chọn HLV khía cạnh số 2.

Anh có liên hệ vấn đề văn hóa thì em cũng nói luôn, hiệu quả hay không là phụ thuộc vào 2 phía.
Người dạy: có trình độ (thạc sĩ, tiến sĩ) nhưng không biết cách truyền đạt cho người học thì cũng = 0. Nói cách khác là họ ít kinh nghiệp sư phạm (giảng dạy). Những người này họ chỉ cần thêm thời gian để tìm ra cách truyền đạt 1 cách dễ hiểu và thu hút người học.
Người học: có chịu khó tìm tòi, học hỏi hay ko? Hay ko hiểu, ko dám hỏi => Đổ lỗi tại người dạy => Thụt lùi. Ơ VN đa phần người học đều mắc phải lỗi này.

Những bài trước của anh, anh có tâm sự rằng bé trai lớn của anh đã thất bại. Vì sao? Anh đã rút được bài học gì để đầu tư cho bé gái thứ 2 tránh sai lầm của bé trai thứ 1? Hi vọng nhận được trả lời của anh.
Việc em hỏi anh như vậy trong mục HLV thì chắc anh cũng hiểu ý em rồi đúng ko?


Tìm HLV có đạo đức và tâm! Chuyện này PH phải nghiên cứu trước khi giao con E mình. Các PH có thể theo dõi, tham khảo những người đi trước và những người xung quanh HLV mình “chấm” trước khi quyết định. Hehe! A. Fujisan muốn “đưa” thầy “kiện tướng” lên phải kg? Thầy “kiện tướng” mà A đề cập ngoài trình độ BB ra, về những khía cạnh khác về con người thì còn kém A ạ! A cứ “tâng bốc” thầy này là có ngày A hư đấy!

Ở trên, em có nêu quan điểm chọn HLV của em là từ 1 VDV trong môi trường chuyên nghiệp ra. Vì thế cách đánh giá đạo đức của 1 HLV thì dựa vào quá trình thi đấu của HLV đó, vì bóng bàn thể hiện đức tính của mỗi người. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải quan sát lối sống, giao tiếp của HLV thì mới chắc chắn về phần đánh giá HLV của mình.
Còn về phần tâm, điều này dễ dàng nhận thấy trong các buổi tập của HLV, những gì họ mang lại cho VDV nhiều hơn những gì phụ huynh hình dung từ buổi tập đầu tiên.

Có tố chất huấn luyện thì PH phải theo dõi trước khi quyết định ! chưa chắc “kiện tướng hay HLV thành tích quốc gia” mà HL thành công đứa trẻ! hehe, Cứ “gài hàng” hoài! E có thể đưa ra cho A hàng loạt các VD mà HLV trung bình mà vẫn đào tạo được VĐV đẳng cấp hay HLV đẳng cấp mà không huấn luyện ai ra gì cả ! nhưng bài sẽ dài, khi nào rảnh ta ra ngoài nói chuyện thêm!

Còn HLV phải có bằng cấp (ý A nói là bằng ĐH chứ gì?) thì E nghĩ hơi khó tìm ra. Thế thì chắc BB VN chết chắc vì kg có HLV bằng ĐH! Hehe!


Anh cứ thẳng thắn kể ra? Đừng có nói suông.
Như em nói thành công hay ko là do 2 phía (người dạy và người học). Nếu ko thành công thì em chắc chắn người học ít nhiều cũng nắm rất rõ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu, chẳng qua tư duy và khả năng của VDV đó có "giới hạn".
Vấn đề HLV phải có bằng cấp, khi 1 VDV ở đỉnh cao thì anh phải thi đấu cho quốc gia, cần gì phải đánh đổi = 4 năm học ở trường làm gì?
Đến khi tụt dốc thì lúc đó đã già => Đi học chỉ để có cái bằng chứng nhận. Để được vào biên chế "nhà nước".
Cho nên bài trước của em có 1 câu "có hay ko có cũng ko sao", quan trọng là trình độ của HLV đó.

4. Khi vào môi trường tập thuộc cấp tỉnh/ thành phố thì phải có mối quan hệ tốt với các thầy, nói rõ ràng hơn là có "bôi trơn" để các thầy quan tâm hơn tí.

Điều này làm bóng bàn VN đi xuống, khi các em có Năng khiếu thật sự thì bị dàn xếp cho ở nhà, các em có điều kiện ($) thì đi quốc tế cọ xát.

Cái này A cũng kg đúng! Có lẽ A đang nói về BB TP. HCM chứ kg phải là lời khuyên cho mọi vùng miền, đúng kg? A phải có VD cụ thể để thuyết phục hơn. E nghĩ việc “bôi trơn” không phải là lý do BB VN đi xuống. “Bôi trơn” là việc phải làm trong tất cả các nghành nghề Xã hội.


Nếu anh là 1 người có tâm huyết và lăn lộn với bóng bàn > 10 năm thì anh ko nắm được hay sao mà phải nêu ví dụ?
Ko riêng về bóng bàn, mà môn thể thao nào cũng có tiêu cực.

HLV tỉnh hay TP lớn khi có VĐV giỏi trong tay, họ cũng mừng chứ, vì đây là “phần phước” và “nồi cơm” của họ, họ cũng muốn có các VĐV này để phục vụ cho lợi ích chính mình chứ! Điều A nói có lẽ đúng tí chút ở TP. HCM, Hải Dương hay Hà Nội thôi! Chứ ở các tỉnh khác, có trong tay VĐV giỏi thì mừng chết … mẹ rồi! A suy nghĩ thêm về việc Long An thuê VĐV giỏi để có thành tích thì sẽ hiểu ý E!

Có VDV giỏi trong tay, nhưng không biết cách sử dụng -> để VDV đầu quân cho đội khác rồi mới thấy hối tiếc.
Về việc Long An thuê VDV giỏi để có thành tích là 1 chuyện bình thường trong thể thao, có thể gọi là "chuyển nhượng" qua lại giữa các tỉnh thành, nhưng anh phải phân biệt được giữa "cho mượn" quân và "tuyển dụng VDV tự do".
Khi 1 đơn vị có phong trào bóng bàn mạnh -> sẽ có số lượng VDV ở 1 tuyến nào đó >= 5. Vậy để cho các VDV nằm trong top 6 -> 12 có cơ hội cọ xát thì đơn vị đó sẵn sàng "cho mượn" quân.
VDV tự do: VDV ko phụ thuộc đơn vị nào (ko tập luyện, hưởng lương, chế độ tài trợ của bất kì đơn vị nào...). Vậy tại sao lại có VDV tự do?
=> Phong trào đơn vị đó quá manh nên cần "đào thải" 1 số VDV cảm thấy ko đủ năng lực tiến xa.
=> VDV đó bất mãn với cách quản lý của đơn vị mình đang tập luyện => chấm dứt hợp đồng.
Việc thuê VDV giỏi để có thành tích là việc làm của các nhà quản lý, HLV có tầm nhìn, những VDV được chào mời sẽ lấp vào những chỗ trống mà đội hình họ đang cần.
 
Last edited:

Longst

Trung Uý
Em thì nghĩ chúng ta cử một đoàn vận viên trẻ tuổi qua Trung Quốc học từ nhỏ. Nếu vì nhiều lí do mà ko qua TQ được thì qua Nhật Bản
Nếu e có điều kiện, e sẽ cho con mình đi học như vậy
Quá chuẩn, và cần tuyển lựa kỹ khâu đầu vào như thể lực, năng khiếu, phản xạ...
 

Ma Cao

Trung Uý
TIẾP THEO

10. Con gái đào tạo dễ có thành tích hơn con trai!

Điều này cũng rất đúng ở các môn thể thao khác.

Trong khoảng 15 năm nay, miền Nam nổi tiếng thành công đào tạo Nữ (Mai Thy, Mai Hoàng Mỹ Trang, Mai Xuân Hằng, Thiên Kim, Yến Nhi, Quỳnh Trâm, Tú Uyên, Xuân Mai, v.v.). Miền Bắc thì thành công ở Nam (Mạnh Cường, Tuấn Quỳnh, Nam Hải, Quang Linh, Thành Luân, Tuấn Anh, Trung Kiên, Hoàng T&T, v.v.). Kiến Quốc miền Nam là trường hợp hiếm hoi!

A. Tuấn gạch, một trong những PH rất nhiệt huyết, có con gái 11t đánh chủ lực tuyển TP. HCM, chia sẻ: “Tui đang phân vân kg biết có cho con trai (5 tuổi) tập BB hay kg? Đào tạo BB cho con trai “chua” quá, bọn ngoài Bắc đánh không chịu nổi!”

E ví dụ thế để quý PH có hướng quyết định!

11. Thành công hoàn toàn phụ thuộc vào đứa trẻ:


Câu này có vẻ đơn giản, nhưng không nhiều người hiểu.

Các PH thường nghĩ đầu tư nhiều, học HLV giỏi, tập nhiều, v.v. thì sẽ thành công! Kg đúng đâu ạ!

Có nhiều VĐV tập lâu với nhiều thầy giỏi, thi đấu cọ sát nhiều, nhưng kết quả không như mong đợi. Nhưng cũng có một số cháu tập thầy “làng nhàng” (đôi khi nghỉ tập một thời gian), nhưng vẫn đạt thành tích tốt! Tập thầy “kiện tướng/ có thành tích quốc gia” và PH kèm cặp là điều kiện “cần” chứ chưa phải “đủ”.

E ví dụ chuyện học văn hóa cho quý PH dễ hiểu: các cháu ở TP lớn có PH trình độ Đai Học, Thạc sĩ, v.v. kèm cặp từ bé, truyền đạt hết các “bí kíp” để thành tài, rồi học thêm các thầy giỏi, v.v. nhưng kết quả rất “khiêm tốn”. Nhưng ở các tỉnh nghèo: kg học thêm, kg thầy giỏi, nhưng đậu toàn thủ khoa! E có một người cháu học Y Dược tâm sự: “Lớp con có 70 đứa, chỉ có 25 đứa là người TP, còn lại toàn là dân tỉnh kg à, tụi nó học trâu bò và giỏi lắm chú ơi!”

Thế thì, tương tự như văn hóa: thành công trong BB phụ thuộc nhiều vào năng lực bản thân đứa trẻ chứ kg phụ thuộc vào HLV và PH! Cha mẹ, HLV chỉ là người hướng dẫn bước đầu. Thanh cong hoan toan phu thuoc vao dua tre

12. Sắm vợt

Vợt là “vũ khí” vô cùng quan trọng trong quá trình đào tạo.

a. Ở giai đoạn (gđ) cầm vợt:

- Vợt này sẽ theo suốt các cháu trong 1, 2 năm đầu, nên quý PH nên sắm “cho đáng”.

- Yêu cầu quan trọng nhất gđ này là cốt thuần gỗ, hay Arylate, mặt vợt cực mềm và trọng lượng nhẹ (mặt nhỏ, cán nhỏ, nặng 160-170g là vừa. Vợt người lớn nặng 180-200g. Các cửa hàng đều có cân tiểu ly để kiểm tra)

- Nếu ít tiền thì mua vợt dán sẵn loại tốt. Có các loại của TQ, Butterfly, v.v. Giá từ 200 – 350k

- Nhiều tiền hơn tí, thì sắm cốt cũ, mặt cũ còn tốt, thỏa các tiêu chuẩn trên. Chi phí khoảng 500 – 1.000k

- Nhiều tiền hơn nữa thì mua đồ mới. Cốt thì có Yin He, DHS, Donic, Stiga, Joola, Cornileau, v.v. dành cho trẻ E. Mặt thì có Dawei, Donic, Joola, v.v. Giá khoảng 1.200k – 2.500k. E khuyên các PH nên mua Donic, có đầy đủ các “thể loại” để qúy vị chọn lựa!

- Lưu ý là hiện nay cốt vợt và mặt vợt đời mới sử dụng công nghệ hiện đại, có nhiều tính năng vượt trội, nên kg nhất thiết phải là Butterfly.

- Quý PH có thể tư vấn ngay ở bongban.org hoặc cửa hàng bán dụng cụ BB để có combo hợp lý nhất cho trẻ Em.
 
Last edited:

Ma Cao

Trung Uý
14. Tìm HLV trong từng giai đoạn (gđ)

HLV có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của đứa trẻ. Mỗi gđ có từng HLV khác nhau. E chia quá trình này qua 3 gđ: Gđ sơ cấp (mới cầm vợt); Gđ trung cấp và Gđ cao cấp. Tại sao phải có các gđ khác nhau? Trả lời: để phù hợp với quá trình phát triển trẻ, để hiệu quả và tiết kiệm kinh phí, chứ kg phải lúc nào cũng là “kiện tướng/ thành tích quốc gia” là được. E liên hệ qua việc học Văn hóa để quí PH hiểu rõ:

- Mẫu giáo: chỉ cần bảo mẫu biết cách chăm sóc, cho ăn cho ngủ tốt, khơi nguồn sáng tạo cho các E là đủ.

- Cấp 1: Giáo viên (GV) có trình Trung cấp hay Cao Đẳng là OK, có khả năng truyền đạt để các E phát triển tư duy là điều tối quan quan trọng trong gđ này.

- Cấp 2, cấp 3: Cần có GV trình đại học

- Đại học: GV là thạc sĩ trở lên

Thế thì, tương tự ở giáo dục BB cũng vậy: từng bước, từng bước đi lên !

14. Quá trình đào tạo:

E phân quá trình này thành 3 giai đoạn (gđ): Gđ sơ cấp (mới cầm vợt); Gđ trung cấp và Gđ cao cấp. Em đi từng mục:

a. Gđ sơ cấp: đây là gđ làm quen với BB. Gđ này rất quan trọng, để xem đứa trẻ có tố chất hay kg. Nên tìm những HLV chuyên dạy sơ cấp. Vì BB là môn khó, nên điều quan trọng HLV phải là người cực kỳ kiên nhẫn, biết động viên, biết tâm lý, khuyến khích và “chơi” với trẻ chứ kg phải là “kiện tướng” đánh cho đúng, cho đẹp, cho hay.

Gđ này, quý PH nên cho trẻ tập 2 – 3 trẻ/ lớp (Sài gòn gọi là lớp phổ cập). Cái hay của loại hình này là để cho các cháu có bạn bè vui chơi và chi phí giảm rất nhiều. Ước tính 250 – 400K/ 12 buổi/ trẻ.

Về thời lượng tập: ít nhất là 3 giờ/ tuần. Lưu ý đây là thời gian các cháu thực sự tập. VD: tập 3 bé trong 1,5 giờ thì thực sự 1 em tập là khoảng 30 phút. Cho nên PH phải tính toán làm sao cho đủ thời lượng tập cho đúng 3 giờ/ tuần.

Gđ này, E thành thật khuyên quý PH nên tập với máy bắn bóng (MBB). Tập với MBB rất tốt cho trẻ, vì máy rất đều, làm cho HLV và trẻ đỡ chán. HLV chỉ cần đứng sát bên chỉnh sửa động tác! Trẻ có bạn vui chơi! Vô cùng, vô cùng “lợi hại”. Quý vị lưu ý là tập với MBB tiết kiệm 50% thời gian (thay vì tập với HLV “người” 6 tháng, thì tập với MBB thì 3 tháng thôi!)

Hiện nay đa số các CLB lớn đều trang bị MBB, các quý PH có thể liên hệ (L/H) như sau, E sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần:

- CLB Xí Nghiệp Đầu Máy, Quận 3. L/H: A. Hoàng Tàu: 0939.025.177

- CLB Phú Nhuận. L/H: Chú Mai Văn Quang: 0933.667.709

- CLB Hoàng Hoa Thám. L/H: A. Tiến Lực sĩ: 0903.653.513

- CLB Bế Văn Đàn, Trần Quốc Toản, Đống Đa: L/H A. Vinh đầu bò: … (kg biết số, DrHongSon cho số dùm) …

- Quận đoàn Q. Bình Thạnh: Thầy Trần Bảy: 0932.209.934 (chỗ này thì chuyên môn hơi kém, nhưng được cái nhiệt tình)

- … (ai biết cho thêm) …

Nếu thấy bất tiệt, thì PH nên tìm đến các Trung Tâm BB quận, huyện. Nơi đây tập trung nhiều HLV tập sơ khởi. E cung cấp số ĐT của các Trưởng bộ môn, để PH liên hệ để có tư vấn thích hợp. E cũng sắp theo thứ tự ưu tiên giảm dần:

1. Quận Bình Thạnh

- Trưởng bộ môn: Thầy Liêm: 0903.855.732

- Thầy Tiến chuyên dạy sơ cấp: 0909.623.750

- Thầy Dũng Tiền Giang: 0903.625.407

- Thầy Lâm Tây Ninh: 0933.189.917

2. Q.1

- Trưởng BM – Thầy Hồ Hiếu Nhân: 0903.620.300

- Cô Lừng chuyên dạy sơ khởi: 0908.874.381

- Thầy Linh: 0903.994.050

3. Quận 5

- Thầy Hải: … (kg biết số, ai biết chỉ dùm) …

4. Q. Thủ Đức, Q. 2, Q. 9, Q. 12

- Trưởng BM – Thầy Cảnh: 0909.528.504

- Thầy Thiện: … (kg biết số, ai biết chỉ dùm) …

5. Q. Tân Bình

- Thầy Bình: 0989.675.263

- Thầy Duy thìa: 0909.852.185

6. Q. Phú Nhuận

- Mai Văn Quang: 0933.667.790

7. Q.3

- Thầy Nhàn: … (kg biết số, ai biết chỉ dùm) …

8. Q. 10

- Cô Oanh: … (kg biết số, ai biết chỉ dùm) …

- Thầy Tú: … (kg biết số, ai biết chỉ dùm) …

9. Hóc môn:

10. Bình chánh, v.v. (bác nào biết số ĐT thì cho giúp E)

- Nếu PH thích kèm riêng một thầy – một trò thì cũng được (E kg khuyến khích việc này vì trẻ rất mau chán). Quý PH cứ liên hệ với bất kỳ số liên lạc trên và yêu cầu tập “một kèm một”. Tất cả các CLB đều có HLV dạy sơ khởi. Lưu ý là các PH nên bỏ chút thời gian “nghâm cứu” HLV trước khi giao con em mình. Chi phí cho loại hình này là từ 80k – 120k/ giờ/ trẻ.

- Các quận đều có thầy dạy “sơ khỏi” giỏi, nhưng E khuyên PH nên tập ở Bình thạnh, vì lâu nay BT là “cái nôi” của BB TP. HCM. Không phải nói hay, Trưởng bộ môn PP TP. HCM Vương ngọc Sơn, trong lúc “trà dư, tửu hậu” có nhận xét: “không nơi nào tập BB trẻ tốt hơn ở Bình Thạnh”. Một lý do nữa là trong 5 năm qua, tuyển TP có hơn 40% quân là của BT. Cụ thể hơn là Premiership HCM hạng A, B, C, D trong vài năm nay, hơn 500 người chơi Pre thì có hơn 30% là năng khiếu xuất thân từ “lò” Bình Thạnh.

- Về thời gian tập của gđ sơ khởi: nếu trẻ có năng khiếu nhanh thì 4 tháng, chậm thì 6 tháng hay thậm chí 1 năm.

- Làm sao biết được trẻ “tốt nghiệp” gđ này? Trẻ có thể đánh đều 50 – 70 quả bên trái và bên phải. Gò trái, gò phải đều 40 – 50 quả. Giật một chỗ 20 quả; di chuyển bước đơn được 10 quả là OK. Đến đây, PH nên cho bé lên “tầm cao” mới. Tìm HLV gđ trung cấp!

... Con Tiep ...
 

Bình luận từ Facebook

Top