Gai dài cho lối đánh ôm bàn chặn đẩy và công

thaythuydn

Đại Tá
Chào thầy Thụy . Em chặn khá tốt đúng như thầy nhận xét , nhưng muốn hỏi sau quả 4 , 5 thì nó nảy lung tung thế nào ấy .
Thường sau 2-3 quả họ bị rúc lưới rồi Hoặc bạn úp mặt vợt 70 đo liếc mặt vợt tới và lên một tí như chậm mút hoặc dựng thẳng vợt kéo ngang tránh xoáy
 

thaythuydn

Đại Tá
Chào thầy Thụy . Em chặn khá tốt đúng như thầy nhận xét , nhưng muốn hỏi sau quả 4 , 5 thì nó nảy lung tung thế nào ấy .
Một điều tối quan trọng là bạn dùng CỐT VỢT gì ???nếu bạn dùng cốt OFF + như Sardius,Amultart etc.....thì nó nảy LUNG TUNG là phải.Mình chơi cốt gổ đằm 2 tốc độ Combination effect hoặc Titan thì ổn hơn.
 

Thanh Trà

Moderator
Staff member
Một điều tối quan trọng là bạn dùng CỐT VỢT gì ???nếu bạn dùng cốt OFF + như Sardius,Amultart etc.....thì nó nảy LUNG TUNG là phải.Mình chơi cốt gổ đằm 2 tốc độ Combination effect hoặc Titan thì ổn hơn.
Theo em thì câu hỏi của bác đó không thể trả lời đúng được. Vì phải đoán, giả định tình huống để trả lời.

Đến quả 4-5 chặn không được? Sẽ có rất nhiều tình huống, phải chăng là do:
- Về đối thủ:
+ Đối thủ giật gai rất quen gai;
+ Đối thủ giật gai ở trình độ trên hạng;
- Về người sử dụng gai kê chặn:
+ Luyện kê chặn bằng gai chưa có thâm niên, chưa thành thạo;
+ Kê những quả đầu dễ, đối thủ giật khéo an toàn ban đầu, khi quen giật mạnh mất bóng;
+ Kê chệch choạc, đối thủ cố vớt vát vào, làm bóng giật ko ổn định loạn xạ;
- Về cốt, về mặt gai ?
- Phải chăng là về giật xung, giật xoáy, về cách chặn nhẹ, chặn tăng lực...
và nhiều thứ cần phải giả định khác.
 
Last edited:

lamtanmai

Thượng Tá
Chào bác Thanh Trà, bác còn nhớ cháu chứ :D. Đã 1 năm qua từ trận đấu pre 2013 khi cháu gặp bác ở trong đội 9x! Chủ để topic khá hay cháu cũng xin chia sẻ một chút ít kinh nghiệm của mình về 2 năm cháu đã chơi mặt gai :D
Combo cháu đã từng chơi qua
Blade: Darker LPS Point Carbon, Joo Seau Huyk, Ma Lin Offensive, DHS King 1

FH: H3, Donic Blue Fire M1, Ten 80
BH: 729 – 563,755, Dawei 388B,388B-1,388C-1,388D-1, TSP Curl P1-R, Yasaka Phantom 008

Đầu tiên cháu xin chia sẻ về những mặt gai mà cháu từng thử qua


Những ngày đầu mới tập gai cháu làm quen với mặt gai công 729-563, cháu cảm thấy mặt này cho những người mới tập đánh khá ổn, dễ đánh không cần thay đổi động tác nhiều, bóng chặn sang cũng có phần lộn xoáy do hồi đó cháu đánh lót 1.0mm. Rồi một thời gian cháu chuyển qua chơi các loại gai công đó là 388B, 388B-1 cảm nhận về những mặt này là nó khá nảy, đấm bóng chuội khá dễ điều khiển. Nhưng đánh 1 thời gian với mặt gai công cháu cảm thấy không cải thiện được lối chơi nhiều do việc trả giao bóng của mặt gai công khá đơn giản nên cháu đã chuyển sang đánh thử gai dài và mặt đầu tiên là 755 rồi 388D-1 với lót 1.0mm, cảm nhận chung là nó cũng dễ đánh bóng không độc lắm nhưng dễ đưa vào bàn. Sau đó 1 thời gian khi đánh giải đơn pre 2013 cháu chuyển qua đánh 388C-1, cảm nhận của mặt này là khá ổn, bóng sang không lắc nhiều nhưng độ chuội lớn. Đánh 1 thời gian và nhận thấy độ hiệu quả không cao cháu lại chuyển qua đánh thử gai dài Phantoom 008 theo lời tư vấn của cao thủ “ Cương gai ”, mặt gai này đánh khá ổn, xử lý giao bóng tốt, đôi công được gần bàn và cắt xa bàn hay, nhược điểm của mặt này theo cháu nghĩ đó là những quả với bóng xa ở phần trái tay khá yếu cháu cảm giác mặt vợt này “ lưu ” bóng lâu hơn so với các mặt gai dài khác như là 388D-1. Với 388D-1 khi bóng tới nếu xử lý chậm có thể rúc lưới hoặc hỏng còn với Phantoom có thể chậm lại và đưa sang bàn. Một yếu điểm nữa là do độ chậm và an toàn nên mặt gai này có vẻ không độc lắm, bóng sang là một đường phản xoáy bình thường hơi tụt chứ không lắc được như 388D-1


Nói thêm về mặt FH, hồi đầu khi chơi gai cháu đánh mặt tàu để giật phải kết hợp với gai khá ổn do mặt tàu tạo xoáy tốt khi đối phương nhả lại mình vào gai sẽ thêm phần khó chịu nhưng điểm yếu của mặt tàu đó là không ổn định về quả đánh và việc tấn công nhiều đòn là không khả thi do tốn thể lực và độ bất ổn định của mặt vợi. Với người đánh gai cần có 1 cú tấn công mạnh ( bạt, giật ) để có thể dứt điểm đối thủ với 2-3 đường bóng nhưng cháu nghĩ cũng cần có những đòn đánh bền bỉ và chắc chắn. Hồi mới chuyển qua gai và đánh tàu cháu đánh thấy rất hiệu quả nhưng 1 thời gian lối đánh bị mòn đi do đòn tấn công mình ít, vào các giải đấu gặp những đối thủ kinh nghiệm, bản lĩnh và bền bỉ thì mình dễ bị thua. Do đó cháu chuyển qua đánh dòng mặt mút bình thường là Donic M1, Ten 80 thì cháu thấy khá hiệu quả do mình vẫn có những quả tấn công đòn 1 mạnh mẽ kèm theo là những đòn tấn công 4-5 giật bền bỉ hoặc đôi lúc có thể đánh tấn công 1 càng như lối vợt dọc 1 càng. Đã có cao thủ gai chia sẻ với cháu rằng khi đánh mặt gai trước hết hãy tìm cách đưa bóng vào bàn đã vì mặt gai vốn đã khó chịu, đừng ham đánh những quả khó mà mình tự hỏng, đưa bóng và bản tốt và điều chỉnh dần, tạo dựng một lối chơi mạnh mẽ, bền bỉ và chắc chắn thì sẽ có thể tiến xa với mặt gai!


Tiếp bài viết, cháu cũng xin chia sẻ về kĩ thuật gai của mình đã rèn luyện được trong 2 năm nay

+)Chặn đẩy bằng mặt gai đây là kĩ thuật cháu tâm đắc nhất do ngay từ những ngày đầu đánh gai cháu đã tập chặn được vào bản, nhiều trận đối phương khá ngỡ ngàng khi những đường bóng giật mạnh, xoáy rất nhiều đòn mà cháu vẫn có thể trả lại bóng tốt sang bàn. Chặn đẩy bằng gai cháu xin chia ra với 3 kiểu bóng sang như sau:

1. Bóng xoáy nhẹ lồng lên cao về bên trái, cú giật này rất hay được những người có kinh nghiệm khi thia đấu với gai sử dụng. Đặc điểm của cú đánh này là ít xoáy và ít lực nếu người cầm gai ham ấn sang mạng thì rất dễ bị rúc lưới. Khi gặp quả bóng này cháu hay để vợt cao lên một chút, tầm cao hơn lưới, chờ khi bóng đến xoa đồng thời kéo ngang 1 chút vào quả bóng thì bóng trả sang sẽ có chút xoáy xuống và hơi lắc. Nếu bóng lồng khá cao thì cần kéo ngang đồng thơi kết hợp ấn xuống để bóng không bị bật cao khi sang bàn đối phương.

2. Bóng nhiều xoáy và nảy thấp sang bàn. Với cú giật này cháu thường có cách xử lý đó là giơ vợt để nguyên bóng góc vợt hơi úp, bóng chạm vợt nảy sang bàn khá ngắn. Hoặc 1 cách xử lý nữa đó là dựng vợt gần 90 rồi bóng tới thì kéo lên trên, bóng sẽ trôi dài ra khỏi bàn đối phương nhưng kèm theo đó là bóng khá lắc và tụt

3. Đối phó với một cú giật mạnh. Thường thì cú giật này là khá khó đỡ ngay với cả mặt mút, cháu thì hay phải gặp phải cú này do đối thủ của cháu toàn người trẻ, lực giật khá mạnh. Với cú giật này cầng nâng cao vợt 1 chút, cầm chắc vợt tì ngón cái mạnh 1 chút ở phía bên phải để đảm bảo vợt không bị bật ra, góc vợt tầm 80 khi bóng tới hơi để tay chắc chắn và kéo ngang vợt sang bên phải để điều chỉnh điểm rơi vào bàn

+) Hất bóng: Dùng đễ xử lý những đường bóng xoáy xuống khi đuối phương đưa sang. Với kĩ thuật này góc vợt tiếp xúc bóng là 90 độ, lực hướng thẳng vào tâm bóng, cổ tay cần chắc chắn khi đánh. Đối với quả này, kinh nghiệm của cháu thấy là chỉ cần đưa bóng sang bàn và xa góc đối phương để họ không đánh mạnh là ổn, nhiều khi ham đưa khó mình lại hỏng. Quả hất, bóng sẽ lao ra xa, đối phương nếu là 1 người kinh nghiệm với bộ chân tương đối họ sẽ giật bóng sang, ta cần chuẩn bị sẵn để chặn đẩy phòng thủ hoặc đối giật, bạt phản công nếu đó là một cú giật nhẹ!

+)Khống chế bóng chuội dài: Với quả bóng này cháu thường hay xử lý đó là dựng thẳng mặt vợt kéo lên như đôi công hoặc chém hơi xuống một chút, sau đó lập tức ôm bàn chặn đẩy

+) Đỡ giao bóng xoáy lên, ngang: Hồi đầu khi gặp những quả nhiều xoáy cháu rất hay hỏng do tâm lý sợ bóng và cứ giơ nguyên vợt khi gặp những quả bóng này. Nhưng sau cháu thấy là đối với bóng càng nhiều xoáy ta cần xử lý sớm tức là khi phán đoán là xoáy lên hoặc ngang ta cần sớm nhịp dung mặt gai đẩy bóng ra phía trước kèm động tác kéo vợt ngang lùi ra sau để giảm lực, xoáy của đối phương sẽ được trả lại với bóng xuống rất tụt và lực đã bị giảm hết

+) Xoay mặt vợt, khống chế giao bóng ở bên phải: Xoay mặt vợt là kĩ thuật cháu cảm thấy rất cần thiết khi chơi gai, do việc xoay mặt vợt một phần trc hết tạo nên tâm lý đề phòng của đối phương khi họ phải gồng mình xem là mình sử dụng gai hay mút. Xoay mặt vợt cũng là để xử lý bóng bên phải khi những người sợ gai trốn mặt gai của mình!

+)Cắt bóng xa bàn: Dành để khi bị đẩy ra xa bàn hoặc gặp bóng nhiều xoáy về cuối bàn. Với cú đánh này cháu hay chém vợt xuống và kéo ngang trả bóng sang sau đó lập tức trở lại ôm bàn để chặn đẩy cú tiếp theo hoặc là tấn công nếu đối phương cắt bóng lại.

Trên đây là những kĩ thuật phổ biến mà cháu đã tập luyện được trong suốt 2 năm chơi gai của mình, ngoài ra còn nhiều kĩ thuật trong trận đấu mà tùy những tình huống cụ thể từng quả đánh mình có thể xử lý khác nhau. Cháu còn trẻ nên lối đánh gai của cháu cũng khá đa dạng và đa phần cháu sử dụng bộ chân di chuyển của mình để tấn công, khi gặp những đối thủ trên cơ hầu hết cháu chỉ sử dụng gai để khống chế giao bóng rồi sau đó tấn công liên tiếp. Đó là những chia sẻ của cháu về gai bấy lâu nay cháu cũng muốn viết ra, hi vọng nó sẽ giúp ích được cho những người mới tập chơi gai phân nào, cháu có viết sai đoạn nào thì cũng mong các bậc tiền bối bỏ qua ạ :D

Bài viết dựa trên kinh nghiệm và combo cháu sử dụng cho bài viết này là
Blade: DHS King 1

FH: Donic Blue Fire M1

BH: Yasaka Phantoom 008 with 0.5mm
 

huyducphamvn

Đại Uý
bạn có ở TPHCM không lamtanmai? mình cũng đang xài gai dài bên BH và gai ngắn bên FH, nếu bạn rảnh mình gặp nhau giao lưu nhé. :)
Mình hay tập ở Quận 10, gần đại học Bách Khoa
 

Thanh Trà

Thượng Tá
Chào bác Thanh Trà, bác còn nhớ cháu chứ :D. Đã 1 năm qua từ trận đấu pre 2013 khi cháu gặp bác ở trong đội 9x! Chủ để topic khá hay cháu cũng xin chia sẻ một chút ít kinh nghiệm của mình về 2 năm cháu đã chơi mặt gai :D
Combo cháu đã từng chơi qua
Blade: Darker LPS Point Carbon, Joo Seau Huyk, Ma Lin Offensive, DHS King 1
FH: H3, Donic Blue Fire M1, Ten 80
BH: 729 – 563,755, Dawei 388B,388B-1,388C-1,388D-1, TSP Curl P1-R, Yasaka Phantom 008

Đầu tiên cháu xin chia sẻ về những mặt gai mà cháu từng thử qua
Những ngày đầu mới tập gai cháu làm quen với mặt gai công 729-563, cháu cảm thấy mặt này cho những người mới tập đánh khá ổn, dễ đánh không cần thay đổi động tác nhiều, bóng chặn sang cũng có phần lộn xoáy do hồi đó cháu đánh lót 1.0mm. Rồi một thời gian cháu chuyển qua chơi các loại gai công đó là 388B, 388B-1 cảm nhận về những mặt này là nó khá nảy, đấm bóng chuội khá dễ điều khiển. Nhưng đánh 1 thời gian với mặt gai công cháu cảm thấy không cải thiện được lối chơi nhiều do việc trả giao bóng của mặt gai công khá đơn giản nên cháu đã chuyển sang đánh thử gai dài và mặt đầu tiên là 755 rồi 388D-1 với lót 1.0mm, cảm nhận chung là nó cũng dễ đánh bóng không độc lắm nhưng dễ đưa vào bàn. Sau đó 1 thời gian khi đánh giải đơn pre 2013 cháu chuyển qua đánh 388C-1, cảm nhận của mặt này là khá ổn, bóng sang không lắc nhiều nhưng độ chuội lớn. Đánh 1 thời gian và nhận thấy độ hiệu quả không cao cháu lại chuyển qua đánh thử gai dài Phantoom 008 theo lời tư vấn của cao thủ “ Cương gai ”, mặt gai này đánh khá ổn, xử lý giao bóng tốt, đôi công được gần bàn và cắt xa bàn hay, nhược điểm của mặt này theo cháu nghĩ đó là những quả với bóng xa ở phần trái tay khá yếu cháu cảm giác mặt vợt này “ lưu ” bóng lâu hơn so với các mặt gai dài khác như là 388D-1. Với 388D-1 khi bóng tới nếu xử lý chậm có thể rúc lưới hoặc hỏng còn với Phantoom có thể chậm lại và đưa sang bàn. Một yếu điểm nữa là do độ chậm và an toàn nên mặt gai này có vẻ không độc lắm, bóng sang là một đường phản xoáy bình thường hơi tụt chứ không lắc được như 388D-1
Nói thêm về mặt FH, hồi đầu khi chơi gai cháu đánh mặt tàu để giật phải kết hợp với gai khá ổn do mặt tàu tạo xoáy tốt khi đối phương nhả lại mình vào gai sẽ thêm phần khó chịu nhưng điểm yếu của mặt tàu đó là không ổn định về quả đánh và việc tấn công nhiều đòn là không khả thi do tốn thể lực và độ bất ổn định của mặt vợi. Với người đánh gai cần có 1 cú tấn công mạnh (bạt, giật) để có thể dứt điểm đối thủ với 2-3 đường bóng nhưng cháu nghĩ cũng cần có những đòn đánh bền bỉ và chắc chắn. Hồi mới chuyển qua gai và đánh tàu cháu đánh thấy rất hiệu quả nhưng 1 thời gian lối đánh bị mòn đi do đòn tấn công mình ít, vào các giải đấu gặp những đối thủ kinh nghiệm, bản lĩnh và bền bỉ thì mình dễ bị thua. Do đó cháu chuyển qua đánh dòng mặt mút bình thường là Donic M1, Ten 80 thì cháu thấy khá hiệu quả do mình vẫn có những quả tấn công đòn 1 mạnh mẽ kèm theo là những đòn tấn công 4-5 giật bền bỉ hoặc đôi lúc có thể đánh tấn công 1 càng như lối vợt dọc 1 càng. Đã có cao thủ gai chia sẻ với cháu rằng khi đánh mặt gai trước hết hãy tìm cách đưa bóng vào bàn đã vì mặt gai vốn đã khó chịu, đừng ham đánh những quả khó mà mình tự hỏng, đưa bóng và bản tốt và điều chỉnh dần, tạo dựng một lối chơi mạnh mẽ, bền bỉ và chắc chắn thì sẽ có thể tiến xa với mặt gai!

Tiếp bài viết, cháu cũng xin chia sẻ về kĩ thuật gai của mình đã rèn luyện được trong 2 năm nay
+)Chặn đẩy bằng mặt gai đây là kĩ thuật cháu tâm đắc nhất do ngay từ những ngày đầu đánh gai cháu đã tập chặn được vào bản, nhiều trận đối phương khá ngỡ ngàng khi những đường bóng giật mạnh, xoáy rất nhiều đòn mà cháu vẫn có thể trả lại bóng tốt sang bàn. Chặn đẩy bằng gai cháu xin chia ra với 3 kiểu bóng sang như sau:
1. Bóng xoáy nhẹ lồng lên cao về bên trái, cú giật này rất hay được những người có kinh nghiệm khi thia đấu với gai sử dụng. Đặc điểm của cú đánh này là ít xoáy và ít lực nếu người cầm gai ham ấn sang mạng thì rất dễ bị rúc lưới. Khi gặp quả bóng này cháu hay để vợt cao lên một chút, tầm cao hơn lưới, chờ khi bóng đến xoa đồng thời kéo ngang 1 chút vào quả bóng thì bóng trả sang sẽ có chút xoáy xuống và hơi lắc. Nếu bóng lồng khá cao thì cần kéo ngang đồng thơi kết hợp ấn xuống để bóng không bị bật cao khi sang bàn đối phương.
2. Bóng nhiều xoáy và nảy thấp sang bàn. Với cú giật này cháu thường có cách xử lý đó là giơ vợt để nguyên bóng góc vợt hơi úp, bóng chạm vợt nảy sang bàn khá ngắn. Hoặc 1 cách xử lý nữa đó là dựng vợt gần 90 rồi bóng tới thì kéo lên trên, bóng sẽ trôi dài ra khỏi bàn đối phương nhưng kèm theo đó là bóng khá lắc và tụt
3. Đối phó với một cú giật mạnh. Thường thì cú giật này là khá khó đỡ ngay với cả mặt mút, cháu thì hay phải gặp phải cú này do đối thủ của cháu toàn người trẻ, lực giật khá mạnh. Với cú giật này cầng nâng cao vợt 1 chút, cầm chắc vợt tì ngón cái mạnh 1 chút ở phía bên phải để đảm bảo vợt không bị bật ra, góc vợt tầm 80 khi bóng tới hơi để tay chắc chắn và kéo ngang vợt sang bên phải để điều chỉnh điểm rơi vào bàn
+) Hất bóng: Dùng đễ xử lý những đường bóng xoáy xuống khi đuối phương đưa sang. Với kĩ thuật này góc vợt tiếp xúc bóng là 90 độ, lực hướng thẳng vào tâm bóng, cổ tay cần chắc chắn khi đánh. Đối với quả này, kinh nghiệm của cháu thấy là chỉ cần đưa bóng sang bàn và xa góc đối phương để họ không đánh mạnh là ổn, nhiều khi ham đưa khó mình lại hỏng. Quả hất, bóng sẽ lao ra xa, đối phương nếu là 1 người kinh nghiệm với bộ chân tương đối họ sẽ giật bóng sang, ta cần chuẩn bị sẵn để chặn đẩy phòng thủ hoặc đối giật, bạt phản công nếu đó là một cú giật nhẹ!
+)Khống chế bóng chuội dài: Với quả bóng này cháu thường hay xử lý đó là dựng thẳng mặt vợt kéo lên như đôi công hoặc chém hơi xuống một chút, sau đó lập tức ôm bàn chặn đẩy
+) Đỡ giao bóng xoáy lên, ngang: Hồi đầu khi gặp những quả nhiều xoáy cháu rất hay hỏng do tâm lý sợ bóng và cứ giơ nguyên vợt khi gặp những quả bóng này. Nhưng sau cháu thấy là đối với bóng càng nhiều xoáy ta cần xử lý sớm tức là khi phán đoán là xoáy lên hoặc ngang ta cần sớm nhịp dung mặt gai đẩy bóng ra phía trước kèm động tác kéo vợt ngang lùi ra sau để giảm lực, xoáy của đối phương sẽ được trả lại với bóng xuống rất tụt và lực đã bị giảm hết
+) Xoay mặt vợt, khống chế giao bóng ở bên phải: Xoay mặt vợt là kĩ thuật cháu cảm thấy rất cần thiết khi chơi gai, do việc xoay mặt vợt một phần trc hết tạo nên tâm lý đề phòng của đối phương khi họ phải gồng mình xem là mình sử dụng gai hay mút. Xoay mặt vợt cũng là để xử lý bóng bên phải khi những người sợ gai trốn mặt gai của mình!
+)Cắt bóng xa bàn: Dành để khi bị đẩy ra xa bàn hoặc gặp bóng nhiều xoáy về cuối bàn. Với cú đánh này cháu hay chém vợt xuống và kéo ngang trả bóng sang sau đó lập tức trở lại ôm bàn để chặn đẩy cú tiếp theo hoặc là tấn công nếu đối phương cắt bóng lại.

Trên đây là những kĩ thuật phổ biến mà cháu đã tập luyện được trong suốt 2 năm chơi gai của mình, ngoài ra còn nhiều kĩ thuật trong trận đấu mà tùy những tình huống cụ thể từng quả đánh mình có thể xử lý khác nhau. Cháu còn trẻ nên lối đánh gai của cháu cũng khá đa dạng và đa phần cháu sử dụng bộ chân di chuyển của mình để tấn công, khi gặp những đối thủ trên cơ hầu hết cháu chỉ sử dụng gai để khống chế giao bóng rồi sau đó tấn công liên tiếp. Đó là những chia sẻ của cháu về gai bấy lâu nay cháu cũng muốn viết ra, hi vọng nó sẽ giúp ích được cho những người mới tập chơi gai phân nào, cháu có viết sai đoạn nào thì cũng mong các bậc tiền bối bỏ qua ạ :D

Bài viết dựa trên kinh nghiệm và combo cháu sử dụng cho bài viết này là
Blade: DHS King 1
FH: Donic Blue Fire M1
BH: Yasaka Phantoom 008 with 0.5mm
Chào mừng lamtanmai đã đến với Topic này,
Mình rất nhớ bạn trong giải Hn Prshps 2013 tại Nhà vhtt (gần ngã 4 Khuât Duy tiến + Lê Văn Lương). Mình rất có ân tượng hôm đó, gặp một chàng trai còn trẻ mà đã rất say xưa nghiên cứu trao đổi về sử dụng mặt gai.
Hôm nay lại được gặp bạn trong Topic này mới thấy sau 2 năm sử dụng và luyện gai của cháu quả là có những tiến bộ vượt bậc. Những gì cháu học và luyện được đã quý mà nay lại còn có khả năng phân tích tự mình viết ra thành bài, nên mặc dù bác tuổi cao nhưng nhìn thấy lớp tuổi trẻ như cháu làm được như vậy, cũng thấy ngưỡng mộ và thán phục.

Với các nội dung trên thì bác thấy cháu gần như đã gần học và luyện hết các cú "đòn" của gai rồi. Đặc biệt, các kỹ thuật khống chế hãm lực, trả đòn cháu còn kết hợp được với kéo ngang và trở thành phản xạ bác đọc nghe thấy rất thích. Còn về bản thân bác, nhiều thứ hiểu trong tập luyện làm được, nhưng trong trận thì hầu như chưa áp dụng được là bao. có lẽ cũng là do phản xạ đã kém đi cùng với tuổi già.

Cho bác hỏi là:
- Cháu chưa thấy đề cập đến các cú công bóng bằng gai dài trong những tình huống có cơ hội?

- Trong đoạn 2 bác chưa hiểu và hình dung được khi cháu nói:
"2. Bóng nhiều xoáy và nảy thấp sang bàn.... ...Hoặc 1 cách xử lý nữa đó là dựng vợt gần 90 rồi bóng tới thì kéo lên trên, bóng sẽ trôi dài ra khỏi bàn đối phương nhưng kèm theo đó là bóng khá lắc và tụt"; Liệu bóng có bung theo nguyên lý thông thường ko? Hay là kỹ thuật chi tiết trong động tác còn gì nữa?

- Trong đoạn 3 Mục + đầu dòng thứ 3, bác cũng chưa hiểu "đẩy ra trước kèm... lùi ra sau" khi cháu nói:
"+) Đỡ giao bóng xoáy lên, ngang:... ...cần sớm nhịp dung mặt gai đẩy bóng ra phía trước kèm động tác kéo vợt ngang lùi ra sau để giảm lực, xoáy của đối phương sẽ được trả lại với bóng xuống rất tụt và lực đã bị giảm hết".

À, hôm nào có tjan qua Clb Hồng Mai giao lưu với các bác và cùng trao đổi thêm nhé.
 

lamtanmai

Thượng Tá
Chào mừng lamtanmai đã đến với Topic này,
Mình rất nhớ bạn trong giải Hn Prshps 2013 tại Nhà vhtt (gần ngã 4 Khuât Duy tiến + Lê Văn Lương). Mình rất có ân tượng hôm đó, gặp một chàng trai còn trẻ mà đã rất say xưa nghiên cứu trao đổi về sử dụng mặt gai.
Hôm nay lại được gặp bạn trong Topic này mới thấy sau 2 năm sử dụng và luyện gai của cháu quả là có những tiến bộ vượt bậc. Những gì cháu học và luyện được đã quý mà nay lại còn có khả năng phân tích tự mình viết ra thành bài, nên mặc dù bác tuổi cao nhưng nhìn thấy lớp tuổi trẻ như cháu làm được như vậy, cũng thấy ngưỡng mộ và thán phục.

Với các nội dung trên thì bác thấy cháu gần như đã gần học và luyện hết các cú "đòn" của gai rồi. Đặc biệt, các kỹ thuật khống chế hãm lực, trả đòn cháu còn kết hợp được với kéo ngang và trở thành phản xạ bác đọc nghe thấy rất thích. Còn về bản thân bác, nhiều thứ hiểu trong tập luyện làm được, nhưng trong trận thì hầu như chưa áp dụng được là bao. có lẽ cũng là do phản xạ đã kém đi cùng với tuổi già.

Cho bác hỏi là:
- Cháu chưa thấy đề cập đến các cú công bóng bằng gai dài trong những tình huống có cơ hội?

- Trong đoạn 2 bác chưa hiểu và hình dung được khi cháu nói:
"2. Bóng nhiều xoáy và nảy thấp sang bàn.... ...Hoặc 1 cách xử lý nữa đó là dựng vợt gần 90 rồi bóng tới thì kéo lên trên, bóng sẽ trôi dài ra khỏi bàn đối phương nhưng kèm theo đó là bóng khá lắc và tụt"; Liệu bóng có bung theo nguyên lý thông thường ko? Hay là kỹ thuật chi tiết trong động tác còn gì nữa?

- Trong đoạn 3 Mục + đầu dòng thứ 3, bác cũng chưa hiểu "đẩy ra trước kèm... lùi ra sau" khi cháu nói:
"+) Đỡ giao bóng xoáy lên, ngang:... ...cần sớm nhịp dung mặt gai đẩy bóng ra phía trước kèm động tác kéo vợt ngang lùi ra sau để giảm lực, xoáy của đối phương sẽ được trả lại với bóng xuống rất tụt và lực đã bị giảm hết".

À, hôm nào có tjan qua Clb Hồng Mai giao lưu với các bác và cùng trao đổi thêm nhé.
Cháu chào bác ah, đúng là cháu có quên đến những quả tấn công bằng gai dài :
Cháu chỉ cảm giác đánh quả công bóng bằng gai khi đối phương giật xoáy nhẹ lên đó là để vợt thẳng 90, cứng cổ tay chờ bóng nảy và đẩy ra phía trước, tránh trường hợp ham đánh mạnh và ấn bóng sẽ rất dễ rúc. Cháu có được gặp bác Hoàng Trung Kính là cao thủ gai ngày xưa và từng đánh đội tuyển thì bác có chỉ cho cháu việc đánh gai là làm sao hướng hết lực vào tâm quả bóng và đẩy nó ra trước. Ngoài ra cháu còn được biết một lý thuyết về phản xoáy của mặt gai và cháu cũng xin chia sẻ với mọi người như sau:
Đầu tiên là bóng xoáy xuống của đối phương đưa sang. Một quả bóng sang với xoáy và lực, ta coi như lực sẽ được mặt gai xử lý và ta sẽ phân tích đến xoáy. Ví dụ như 1 quảy bóng xoáy xuông của đối phương đưa sang với "3 cân xoáy", người bên bàn bên kia cầm mặt gai dài phản xoáy sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:
Họ tác động lực và giảm mất 1 cân xoáy của quả bóng, khi đó bóng nảy sang vẫn còn 2 cân xoáy nữa, ai cũng biết bóng sẽ lộn xoáy sang là một quả bóng xoáy lên với độ cắm bàn rất lớn. Đối phương bên kia sẽ bạt bóng hoặc giật đè đầu bóng là có thể trả lại quả bóng này rất dễ dàng. Và đây là một điểm yếu mà những đối thủ mặt mút khai thác vào gai, cháu đánh gai nhiều và cũng quan sát những người gai đánh ít kinh nghiệm thường hay dùng điều này, họ chỉ đưa mặt vợt ra và giảm 1 phần xoáy sang và kết quả của bên kia là " bùm " :D cháu đã bị rất nhiều cú này rồi :D
Trường hợp 2 là những người đã có kinh nghiệm đánh gai, họ sẽ tác động lực và giảm hết 3 cân xoáy khi đó bóng sang sẽ là một quả bóng chuội cắm bàn
Với bóng xoáy lên, ngang thì như cháu đã viết nhưng đúng ra là đẩy vợt ra trước, khi bóng vừa mới " chạm " vào gai thì lập tức kéo ngang và hơi lùi ra sau để giảm lực của bóng. Quả xử lý này cần rất nhiều cảm giác bóng và tập luyện nhiều để tạo thành phản xạ lùi vợt ra sau!
Còn phần bác đánh dấu đỏ đó là quả " giật nhẹ " gai với bóng xoáy lên ít xoáy, giống như mút khi gặp 1 đường xoáy nhẹ có thể giật trái dứt điểm, gai cũng vậy nhưng do gai không có lực và các chân gai là phản xoáy nên cần hơi kéo lên một chút, bác tưởng tượng như đó là một cú nâng bóng qua bàn vậy :D
 

thaythuydn

Đại Tá
có lẽ kỹ thuật đánh gai thì ấn tượng nhất bây giờ vẫn là Zhou Xintong:

Xin bạn bachikho giải thích cho mình cú tấn công FH bằng gai 388 D-1 của Zhou.Khi đối thủ cắt bóng xoáy xuống sâu qua trái,thì Zhou xoay người tấn công .vì nhanh quá nên mình không rỏ cú này là bạt,hay líp hay giật ???.Và nhờ bachikho mô tả rỏ cho mình kỷ thuật này cho rỏ vì mình sẻ đánh 388 D-1 Quattro bên BH nhưng đôi khi mình xoay mặt vợt tấn công FH.Mình không rỏ kỷ thuật tấn công FH củaZhou vợt dọc có thể áp dụng qua vợt ngang của mình không?Cám ơn.
 

thaythuydn

Đại Tá
Mổi ngày một trải nghiệm trao đổi cùng bạn bè ;
1;Về chận cú giật về BH với gai dài có friction Donic Alligator soft;kinh nghiệm ban đầu của mình là :nếu đối thủ giật xung nhanh thì chỉ cần hơi úp mặt vợt gai khoảng 70 độ đẩy tới một tí,bóng qua bàn đều và cắm.Nếu đối thủ giật cầu vồng ,thì mình củng úp vợt 70 độ chờ bóng lên cao ,dùng cổ tay liếc /hất tới một tí thì bóng qua đều và cắm.Khác hẳn kỷ thuật chận với gai dài không friction như superblock ,Inferno,superspecial.Chận với gai alligator này cảm giác giống như chận với AntiPower vậy.mong các bạn cho biết cảm nhận về chận với gai dài có friction.
 

thaythuydn

Đại Tá
Cháu chào bác ah, đúng là cháu có quên đến những quả tấn công bằng gai dài :
Cháu chỉ cảm giác đánh quả công bóng bằng gai khi đối phương giật xoáy nhẹ lên đó là để vợt thẳng 90, cứng cổ tay chờ bóng nảy và đẩy ra phía trước, tránh trường hợp ham đánh mạnh và ấn bóng sẽ rất dễ rúc. Cháu có được gặp bác Hoàng Trung Kính là cao thủ gai ngày xưa và từng đánh đội tuyển thì bác có chỉ cho cháu việc đánh gai là làm sao hướng hết lực vào tâm quả bóng và đẩy nó ra trước. Ngoài ra cháu còn được biết một lý thuyết về phản xoáy của mặt gai và cháu cũng xin chia sẻ với mọi người như sau:
Đầu tiên là bóng xoáy xuống của đối phương đưa sang. Một quả bóng sang với xoáy và lực, ta coi như lực sẽ được mặt gai xử lý và ta sẽ phân tích đến xoáy. Ví dụ như 1 quảy bóng xoáy xuông của đối phương đưa sang với "3 cân xoáy", người bên bàn bên kia cầm mặt gai dài phản xoáy sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:
Họ tác động lực và giảm mất 1 cân xoáy của quả bóng, khi đó bóng nảy sang vẫn còn 2 cân xoáy nữa, ai cũng biết bóng sẽ lộn xoáy sang là một quả bóng xoáy lên với độ cắm bàn rất lớn. Đối phương bên kia sẽ bạt bóng hoặc giật đè đầu bóng là có thể trả lại quả bóng này rất dễ dàng. Và đây là một điểm yếu mà những đối thủ mặt mút khai thác vào gai, cháu đánh gai nhiều và cũng quan sát những người gai đánh ít kinh nghiệm thường hay dùng điều này, họ chỉ đưa mặt vợt ra và giảm 1 phần xoáy sang và kết quả của bên kia là " bùm " :D cháu đã bị rất nhiều cú này rồi :D
Trường hợp 2 là những người đã có kinh nghiệm đánh gai, họ sẽ tác động lực và giảm hết 3 cân xoáy khi đó bóng sang sẽ là một quả bóng chuội cắm bàn
Với bóng xoáy lên, ngang thì như cháu đã viết nhưng đúng ra là đẩy vợt ra trước, khi bóng vừa mới " chạm " vào gai thì lập tức kéo ngang và hơi lùi ra sau để giảm lực của bóng. Quả xử lý này cần rất nhiều cảm giác bóng và tập luyện nhiều để tạo thành phản xạ lùi vợt ra sau!
Còn phần bác đánh dấu đỏ đó là quả " giật nhẹ " gai với bóng xoáy lên ít xoáy, giống như mút khi gặp 1 đường xoáy nhẹ có thể giật trái dứt điểm, gai cũng vậy nhưng do gai không có lực và các chân gai là phản xoáy nên cần hơi kéo lên một chút, bác tưởng tượng như đó là một cú nâng bóng qua bàn vậy :D
Nhờ bạn giải thích thêm kỷ thuật chận bóng kéo LÙI tay(pull BACk block) như thế nào?Mình thấy chận kéo ngang thì dể mà khi chạm bóng kéo lùi lại rất khó.Vì sao không chận kéo lùi liền mà phải kết hợp Ngang Lùi..?
Theo bác Thanh Trà thì cầm cán vợt Lỏng thì bóng giật mạnh thì tự động vợt sẻ giật lùi
 

xukaka

Đại Tá
Hôm nay bắt đầu khám phá em GAI CÔNG ANDRO HEXER PIPS FORCE. Một điều lý thú là MẶT GAI có thể dán theo 2 chiều (xoay 90 độ) tùy theo lựa chọn lối đánh của người chơi. Mình bước đầu chọn chiều GAI DỌC.

Thông số cơ bản: Tốc độ: 108 xoáy: 87 Kiểm soát: 80
miếng bọt biển có độ cứng: 40 °.
Bước đầu cảm nhận thấy khá dễ đánh và càng đánh thấy càng hay.
 

Trainee

Đại Tá
Hôm nay bắt đầu khám phá em GAI CÔNG ANDRO HEXER PIPS FORCE. Một điều lý thú là MẶT GAI có thể dán theo 2 chiều (xoay 90 độ) tùy theo lựa chọn lối đánh của người chơi. Mình bước đầu chọn chiều GAI DỌC.

Thông số cơ bản: Tốc độ: 108 xoáy: 87 Kiểm soát: 80
miếng bọt biển có độ cứng: 40 °.
Bước đầu cảm nhận thấy khá dễ đánh và càng đánh thấy càng hay.
Hôm nào giao lưu, bác dạy em đánh với người chơi gai với. Em gặp gai là cứ méo hết cả mặt :(
 

thaythuydn

Đại Tá
Hôm nay bắt đầu khám phá em GAI CÔNG ANDRO HEXER PIPS FORCE. Một điều lý thú là MẶT GAI có thể dán theo 2 chiều (xoay 90 độ) tùy theo lựa chọn lối đánh của người chơi. Mình bước đầu chọn chiều GAI DỌC.

Thông số cơ bản: Tốc độ: 108 xoáy: 87 Kiểm soát: 80
miếng bọt biển có độ cứng: 40 °.
Bước đầu cảm nhận thấy khá dễ đánh và càng đánh thấy càng hay.
Mình sử dụng 3 combo với ba FH là Hexer Pip FORCE kết hợp với gai dài BH đánh rất lên tay các bạn Giật bóng nặng rất dể vào bạt bóng ngang lên ,bạt lùa các quả giật moi xoáy tốt
 

Thanh Trà

Moderator
Staff member
Hôm nào giao lưu, bác dạy em đánh với người chơi gai với. Em gặp gai là cứ méo hết cả mặt :(
xukaka chỉ là 1 zơ gai. Hôm nào về Hanoi, mời đến Clb HồngMai - đội Huy chương Đồng (D) giải PreHnoi2014, có ko dưới 10 kiểu chơi gai (nên nhiều người gọi luôn là đội HồngGai) thì tha hồ mà luyện các kiểu ứng phó. hehe...
 
Last edited:

Trainee

Đại Tá
Thaythuydn chỉ là 1 zơ gai. Hôm nào về Hanoi, mời đến Clb HồngMai - đội Huy chương Đồng (D) giải PreHnoi, có ko dưới 10 kiểu chơi gai (nên nhiều người gọi luôn là đội HồngGai) thì tha hồ mà luyện các kiểu ứng phó. hehe...
Trình độ bóng bàn các TP lớn với các tỉnh, thành nhỏ chênh nhiều quá. Em thấy nói cỡ B Vũng Tàu, giờ gặp D TPHCM và Hà Nội không chắc ăn nổi. Thực tế giải Open vừa rồi cũng thấy điều đó. B1 VT đánh C cũng méo mặt.
Còn loại E, F tập đánh đều cho khỏe như em mà gặp D gai của HN thì chắc được 3, 4 quả là nản :(
 

xukaka

Đại Tá
Hôm nào giao lưu, bác dạy em đánh với người chơi gai với. Em gặp gai là cứ méo hết cả mặt :(
-------
SỞ THÍCH CỦA GAI LÀ BÓNG NGẮN TRÊN BÀN, CHẲNG KHÁC NÀO MÈO GẶP MỠ. NÊN BẠN HẠN CHẾ BÓNG NGẮN, ĐÁNH LỎNG VÀ CUỐI BÀN. GIẬT MOI CHẾT CÀNG NHANH, GIẬT XUNG CUỐI BÀN CÀNG TỐT. NÓI CHUNG NÓI LÀ VẬY NHƯNG VÀO TRẬN CŨNG KHÓ. VẤN ĐỀ LÀ HIỂU NGUYÊN LÝ VÀ RÈN KỸ THUẬT, ĐỐI THỦ TRÊN CƠ THÌ TẤT NHIÊN MÌNH THUA.
 

Trainee

Đại Tá
-------
SỞ THÍCH CỦA GAI LÀ BÓNG NGẮN TRÊN BÀN, CHẲNG KHÁC NÀO MÈO GẶP MỠ. NÊN BẠN HẠN CHẾ BÓNG NGẮN, ĐÁNH LỎNG VÀ CUỐI BÀN. GIẬT MOI CHẾT CÀNG NHANH, GIẬT XUNG CUỐI BÀN CÀNG TỐT. NÓI CHUNG NÓI LÀ VẬY NHƯNG VÀO TRẬN CŨNG KHÓ. VẤN ĐỀ LÀ HIỂU NGUYÊN LÝ VÀ RÈN KỸ THUẬT, ĐỐI THỦ TRÊN CƠ THÌ TẤT NHIÊN MÌNH THUA.
Đúng rồi, em lỡ giao ngắn nặng hay bỏ nhỏ là nghe cóc một cái, bóng đi tuốt góc chữ A, đứng mếu luôn :(
 

Bình luận từ Facebook

Top