Chào bác Thanh Trà, bác còn nhớ cháu chứ
. Đã 1 năm qua từ trận đấu pre 2013 khi cháu gặp bác ở trong đội 9x! Chủ để topic khá hay cháu cũng xin chia sẻ một chút ít kinh nghiệm của mình về 2 năm cháu đã chơi mặt gai
Combo cháu đã từng chơi qua
Blade: Darker LPS Point Carbon, Joo Seau Huyk, Ma Lin Offensive, DHS King 1
FH: H3, Donic Blue Fire M1, Ten 80
BH: 729 – 563,755, Dawei 388B,388B-1,388C-1,388D-1, TSP Curl P1-R, Yasaka Phantom 008
Đầu tiên cháu xin chia sẻ về những mặt gai mà cháu từng thử qua
Những ngày đầu mới tập gai cháu làm quen với mặt gai công 729-563, cháu cảm thấy mặt này cho những người mới tập đánh khá ổn, dễ đánh không cần thay đổi động tác nhiều, bóng chặn sang cũng có phần lộn xoáy do hồi đó cháu đánh lót 1.0mm. Rồi một thời gian cháu chuyển qua chơi các loại gai công đó là 388B, 388B-1 cảm nhận về những mặt này là nó khá nảy, đấm bóng chuội khá dễ điều khiển. Nhưng đánh 1 thời gian với mặt gai công cháu cảm thấy không cải thiện được lối chơi nhiều do việc trả giao bóng của mặt gai công khá đơn giản nên cháu đã chuyển sang đánh thử gai dài và mặt đầu tiên là 755 rồi 388D-1 với lót 1.0mm, cảm nhận chung là nó cũng dễ đánh bóng không độc lắm nhưng dễ đưa vào bàn. Sau đó 1 thời gian khi đánh giải đơn pre 2013 cháu chuyển qua đánh 388C-1, cảm nhận của mặt này là khá ổn, bóng sang không lắc nhiều nhưng độ chuội lớn. Đánh 1 thời gian và nhận thấy độ hiệu quả không cao cháu lại chuyển qua đánh thử gai dài Phantoom 008 theo lời tư vấn của cao thủ “ Cương gai ”, mặt gai này đánh khá ổn, xử lý giao bóng tốt, đôi công được gần bàn và cắt xa bàn hay, nhược điểm của mặt này theo cháu nghĩ đó là những quả với bóng xa ở phần trái tay khá yếu cháu cảm giác mặt vợt này “ lưu ” bóng lâu hơn so với các mặt gai dài khác như là 388D-1. Với 388D-1 khi bóng tới nếu xử lý chậm có thể rúc lưới hoặc hỏng còn với Phantoom có thể chậm lại và đưa sang bàn. Một yếu điểm nữa là do độ chậm và an toàn nên mặt gai này có vẻ không độc lắm, bóng sang là một đường phản xoáy bình thường hơi tụt chứ không lắc được như 388D-1
Nói thêm về mặt FH, hồi đầu khi chơi gai cháu đánh mặt tàu để giật phải kết hợp với gai khá ổn do mặt tàu tạo xoáy tốt khi đối phương nhả lại mình vào gai sẽ thêm phần khó chịu nhưng điểm yếu của mặt tàu đó là không ổn định về quả đánh và việc tấn công nhiều đòn là không khả thi do tốn thể lực và độ bất ổn định của mặt vợi. Với người đánh gai cần có 1 cú tấn công mạnh (bạt, giật) để có thể dứt điểm đối thủ với 2-3 đường bóng nhưng cháu nghĩ cũng cần có những đòn đánh bền bỉ và chắc chắn. Hồi mới chuyển qua gai và đánh tàu cháu đánh thấy rất hiệu quả nhưng 1 thời gian lối đánh bị mòn đi do đòn tấn công mình ít, vào các giải đấu gặp những đối thủ kinh nghiệm, bản lĩnh và bền bỉ thì mình dễ bị thua. Do đó cháu chuyển qua đánh dòng mặt mút bình thường là Donic M1, Ten 80 thì cháu thấy khá hiệu quả do mình vẫn có những quả tấn công đòn 1 mạnh mẽ kèm theo là những đòn tấn công 4-5 giật bền bỉ hoặc đôi lúc có thể đánh tấn công 1 càng như lối vợt dọc 1 càng. Đã có cao thủ gai chia sẻ với cháu rằng khi đánh mặt gai trước hết hãy tìm cách đưa bóng vào bàn đã vì mặt gai vốn đã khó chịu, đừng ham đánh những quả khó mà mình tự hỏng, đưa bóng và bản tốt và điều chỉnh dần, tạo dựng một lối chơi mạnh mẽ, bền bỉ và chắc chắn thì sẽ có thể tiến xa với mặt gai!
Tiếp bài viết, cháu cũng xin chia sẻ về kĩ thuật gai của mình đã rèn luyện được trong 2 năm nay
+)Chặn đẩy bằng mặt gai đây là kĩ thuật cháu tâm đắc nhất do ngay từ những ngày đầu đánh gai cháu đã tập chặn được vào bản, nhiều trận đối phương khá ngỡ ngàng khi những đường bóng giật mạnh, xoáy rất nhiều đòn mà cháu vẫn có thể trả lại bóng tốt sang bàn. Chặn đẩy bằng gai cháu xin chia ra với 3 kiểu bóng sang như sau:
1. Bóng xoáy nhẹ lồng lên cao về bên trái, cú giật này rất hay được những người có kinh nghiệm khi thia đấu với gai sử dụng. Đặc điểm của cú đánh này là ít xoáy và ít lực nếu người cầm gai ham ấn sang mạng thì rất dễ bị rúc lưới. Khi gặp quả bóng này cháu hay để vợt cao lên một chút, tầm cao hơn lưới, chờ khi bóng đến xoa đồng thời kéo ngang 1 chút vào quả bóng thì bóng trả sang sẽ có chút xoáy xuống và hơi lắc. Nếu bóng lồng khá cao thì cần kéo ngang đồng thơi kết hợp ấn xuống để bóng không bị bật cao khi sang bàn đối phương.
2.
Bóng nhiều xoáy và nảy thấp sang bàn. Với cú giật này cháu thường có cách xử lý đó là giơ vợt để nguyên bóng góc vợt hơi úp, bóng chạm vợt nảy sang bàn khá ngắn. Hoặc 1 cách xử lý nữa đó là
dựng vợt gần 90 rồi bóng tới thì kéo lên trên, bóng sẽ trôi dài ra khỏi bàn đối phương nhưng kèm theo đó là bóng khá lắc và tụt
3. Đối phó với một cú giật mạnh. Thường thì cú giật này là khá khó đỡ ngay với cả mặt mút, cháu thì hay phải gặp phải cú này do đối thủ của cháu toàn người trẻ, lực giật khá mạnh. Với cú giật này cầng nâng cao vợt 1 chút, cầm chắc vợt tì ngón cái mạnh 1 chút ở phía bên phải để đảm bảo vợt không bị bật ra, góc vợt tầm 80 khi bóng tới hơi để tay chắc chắn và kéo ngang vợt sang bên phải để điều chỉnh điểm rơi vào bàn
+) Hất bóng: Dùng đễ xử lý những đường bóng xoáy xuống khi đuối phương đưa sang. Với kĩ thuật này góc vợt tiếp xúc bóng là 90 độ, lực hướng thẳng vào tâm bóng, cổ tay cần chắc chắn khi đánh. Đối với quả này, kinh nghiệm của cháu thấy là chỉ cần đưa bóng sang bàn và xa góc đối phương để họ không đánh mạnh là ổn, nhiều khi ham đưa khó mình lại hỏng. Quả hất, bóng sẽ lao ra xa, đối phương nếu là 1 người kinh nghiệm với bộ chân tương đối họ sẽ giật bóng sang, ta cần chuẩn bị sẵn để chặn đẩy phòng thủ hoặc đối giật, bạt phản công nếu đó là một cú giật nhẹ!
+)Khống chế bóng chuội dài: Với quả bóng này cháu thường hay xử lý đó là dựng thẳng mặt vợt kéo lên như đôi công hoặc chém hơi xuống một chút, sau đó lập tức ôm bàn chặn đẩy
+)
Đỡ giao bóng xoáy lên, ngang: Hồi đầu khi gặp những quả nhiều xoáy cháu rất hay hỏng do tâm lý sợ bóng và cứ giơ nguyên vợt khi gặp những quả bóng này. Nhưng sau cháu thấy là đối với bóng càng nhiều xoáy ta cần xử lý sớm tức là khi phán đoán là xoáy lên hoặc ngang ta cần
sớm nhịp dung mặt gai đẩy bóng ra phía trước kèm động tác kéo vợt ngang lùi ra sau để giảm lực, xoáy của đối phương sẽ được trả lại với bóng xuống rất tụt và lực đã bị giảm hết
+) Xoay mặt vợt, khống chế giao bóng ở bên phải: Xoay mặt vợt là kĩ thuật cháu cảm thấy rất cần thiết khi chơi gai, do việc xoay mặt vợt một phần trc hết tạo nên tâm lý đề phòng của đối phương khi họ phải gồng mình xem là mình sử dụng gai hay mút. Xoay mặt vợt cũng là để xử lý bóng bên phải khi những người sợ gai trốn mặt gai của mình!
+)Cắt bóng xa bàn: Dành để khi bị đẩy ra xa bàn hoặc gặp bóng nhiều xoáy về cuối bàn. Với cú đánh này cháu hay chém vợt xuống và kéo ngang trả bóng sang sau đó lập tức trở lại ôm bàn để chặn đẩy cú tiếp theo hoặc là tấn công nếu đối phương cắt bóng lại.
Trên đây là những kĩ thuật phổ biến mà cháu đã tập luyện được trong suốt 2 năm chơi gai của mình, ngoài ra còn nhiều kĩ thuật trong trận đấu mà tùy những tình huống cụ thể từng quả đánh mình có thể xử lý khác nhau. Cháu còn trẻ nên lối đánh gai của cháu cũng khá đa dạng và đa phần cháu sử dụng bộ chân di chuyển của mình để tấn công, khi gặp những đối thủ trên cơ hầu hết cháu chỉ sử dụng gai để khống chế giao bóng rồi sau đó tấn công liên tiếp. Đó là những chia sẻ của cháu về gai bấy lâu nay cháu cũng muốn viết ra, hi vọng nó sẽ giúp ích được cho những người mới tập chơi gai phân nào, cháu có viết sai đoạn nào thì cũng mong các bậc tiền bối bỏ qua ạ
Bài viết dựa trên kinh nghiệm và combo cháu sử dụng cho bài viết này là
Blade: DHS King 1
FH: Donic Blue Fire M1
BH: Yasaka Phantoom 008 with 0.5mm