Ma sát bóng khi giật

MaiXuanViet

Moderator
Vâng, như vậy ở đây là nén bật, em cũng nghĩ vậy, chứ không phải là ma sát kéo - vợt văng đi theo hướng bóng.

vợt để yên thì xoáy lên tạo ra sẽ ít do chỉ là phản lực của xoáy cũ, nếu kéo tới nữa thì sẽ tạo ra 1 lực cùng chiều với phản lực do đó cộng hưởng với phản lực sẽ tạo ra nhiều xoáy hơn nữa. Đều đúng cả.
 

Trainee

Đại Tá
vợt để yên thì xoáy lên tạo ra sẽ ít do chỉ là phản lực của xoáy cũ, nếu kéo tới nữa thì sẽ tạo ra 1 lực cùng chiều với phản lực do đó cộng hưởng với phản lực sẽ tạo ra nhiều xoáy hơn nữa. Đều đúng cả.
Nhưng cũng có một giải thích nữa là khi kéo tới, lực nén cũng mạnh nên, năng lượng tích lũy cũ lớn lên và khi bật ra bóng sẽ xoáy và lực mạnh hơn.
Ngoài ra, nếu chỉ ỷ vào ma sát sẽ không phù hợp với việc bóng rời vợt một chút thì mới đạt xoáy và tốc cực đại. Cụ thể như sau, (với ai hiểu về giới hạn trong toán học sẽ dễ hình dung hơn):
Giả sử giải thích việc ma sát tạo xoáy kia, khi đó với lực bóng tới nhẹ (bóng lỏng), lực nén do va đập sẽ rất nhỏ, xoáy tạo ra do thành phần này ít. Bây giờ nếu ta giật sát thủ tới, phần xoáy do lăng tay tới (thay vì chỉ block, vợt đứng yên) sẽ lớn hơn phần kia nhiều, nhiều tới mức có thể coi xoáy chỉ có do phần này, phần block ~0.
Nếu xoáy bóng không phải do nén bật, khi đó xoáy cao nhất sẽ là lúc bóng rời vợt do vợt kéo bóng đi. Bóng đi phải là do nén bật, như thế thì khi rời vợt một lát sau nó đạt cực đại.
 

MaiXuanViet

Moderator
Nhưng cũng có một giải thích nữa là khi kéo tới, lực nén cũng mạnh nên, năng lượng tích lũy cũ lớn lên và khi bật ra bóng sẽ xoáy và lực mạnh hơn.
Ngoài ra, nếu chỉ ỷ vào ma sát sẽ không phù hợp với việc bóng rời vợt một chút thì mới đạt xoáy và tốc cực đại. Cụ thể như sau, (với ai hiểu về giới hạn trong toán học sẽ dễ hình dung hơn):
Giả sử giải thích việc ma sát tạo xoáy kia, khi đó với lực bóng tới nhẹ (bóng lỏng), lực nén do va đập sẽ rất nhỏ, xoáy tạo ra do thành phần này ít. Bây giờ nếu ta giật sát thủ tới, phần xoáy do lăng tay tới (thay vì chỉ block, vợt đứng yên) sẽ lớn hơn phần kia nhiều, nhiều tới mức có thể coi xoáy chỉ có do phần này, phần block ~0.
Nếu xoáy bóng không phải do nén bật, khi đó xoáy cao nhất sẽ là lúc bóng rời vợt do vợt kéo bóng đi. Bóng đi phải là do nén bật, như thế thì khi rời vợt một lát sau nó đạt cực đại.

Phần bạn giải thích giống với ý mình nói mà ta??? Khi kéo tới thì nó sẽ cộng hưởng với phản lực ( vì cùng chiều với phản lực ) nên bóng sẽ xoáy hơn. Và tất nhiên nó phải rời vợt rồi mới đạt xoáy cực đại chứ, vì khi nằm trên vợt nó đang trong giai đoạn chuyển hướng xoáy nên không có xoáy mà.
 

Trainee

Đại Tá
Tựa theo câu hỏi của chú @NTBB, cháu lại nghĩ thêm một ý hơi lung tung này nữa: Giả sử giờ mình cầm một cái vợt gỗ (không có mút) có độ nặng tương đương vợt có mút bình thường rồi bạt bóng. Ở điều kiện bạt lý tưởng nhất với một người chơi. Vậy với cùng lực bạt thẳng tay, thì vợt nào mút hay không mút sẽ cho ra lực bóng mạnh hơn, tại sao nhỉ ?
 

MaiXuanViet

Moderator
Tựa theo câu hỏi của chú @NTBB, cháu lại nghĩ thêm một ý hơi lung tung này nữa: Giả sử giờ mình cầm một cái vợt gỗ (không có mút) có độ nặng tương đương vợt có mút bình thường rồi bạt bóng. Ở điều kiện bạt lý tưởng nhất với một người chơi. Vậy với cùng lực bạt thẳng tay, thì vợt nào mút hay không mút sẽ cho ra lực bóng mạnh hơn, tại sao nhỉ ?

hihi, ý của Trainee là gì thì nói đi, hỏi mồi những câu ngoài lề thế này đâu có ý nghĩa gì đâu.
 

Trainee

Đại Tá
hihi, ý của Trainee là gì thì nói đi, hỏi mồi những câu ngoài lề thế này đâu có ý nghĩa gì đâu.

Ặc, hỏi thật đó anh, không phải hỏi mồi đâu.
Đang chán làm việc, vào diễn đàn, ngồi nghĩ vụ xoáy, lẩn thẩn nghĩ ra vụ này đó :D!
 

Thanh Trà

Moderator
Staff member
Tựa theo câu hỏi của chú @NTBB, cháu lại nghĩ thêm một ý hơi lung tung này nữa: Giả sử giờ mình cầm một cái vợt gỗ (không có mút) có độ nặng tương đương vợt có mút bình thường rồi bạt bóng. Ở điều kiện bạt lý tưởng nhất với một người chơi. Vậy với cùng lực bạt thẳng tay, thì vợt nào mút hay không mút sẽ cho ra lực bóng mạnh hơn, tại sao nhỉ ?
Hình như còn phải tính đến thế năng hay j đó trong vật lý. Giống như ném tạ, nếu dùng tay vỗ vào quả tạ chắc không đi được bao xa (lực đột xuất), còn văng (giống khi có mút dồn nén tích trữ năng lượng) sẽ được xa hơn.
 

MaiXuanViet

Moderator
Ặc, hỏi thật đó anh, không phải hỏi mồi đâu.
Đang chán làm việc, vào diễn đàn, ngồi nghĩ vụ xoáy, lẩn thẩn nghĩ ra vụ này đó :D!

Vậy thì test câu hỏi đó rất dễ. Điều kiện bạn nói là bạt cùng 1 lực phải không, vậy mình sẽ quy về lực quả bạt đó = 0, khi đó thả 1 quả bóng vào vợt có mút và vợt không mút là ra ngay kết quả thôi. Và khi ta bạt thật sự với lực > 0 cũng thế, vợt có mút bạt sẽ mạnh hơn.
 

Trainee

Đại Tá
Vậy thì test câu hỏi đó rất dễ. Điều kiện bạn nói là bạt cùng 1 lực phải không, vậy mình sẽ quy về lực quả bạt đó = 0, khi đó thả 1 quả bóng vào vợt có mút và vợt không mút là ra ngay kết quả thôi. Và khi ta bạt thật sự với lực > 0 cũng thế, vợt có mút bạt sẽ mạnh hơn.

Hic, em thấy mấy ông vợt Tàu mặt dính đét, thả bóng vào mặt nó có nảy đâu, còn nếu mình thả bóng xuống mặt bàn thì có khi nảy lên cao hơn đó !
 

MaiXuanViet

Moderator
Hic, em thấy mấy ông vợt Tàu mặt dính đét, thả bóng vào mặt nó có nảy đâu, còn nếu mình thả bóng xuống mặt bàn thì có khi nảy lên cao hơn đó !

đang nói mút thường chứ các mút đặc biệt hãm lực như Tàu, gai, anti thì nói sao được. Bó tay. hihi
 

NTBB

Super Moderators
Phải thử thả quả bóng ở cùng độ cao xuống cùng 1 mặt vợt có mút và ko mút xem trường hợp nào bóng nảy lên cao hơn thì mới kết luận được là bạt xuyên tâm với vợt gỗ mạnh hơn hay với mút mạnh hơn.
 

ngogiac

Binh Nhì
Thảo luận về vấn đề này có lẽ còn nhiều bàn cãi, nhưng rõ ràng công nghệ về cốt mút vợt đã thay đổi thì tất yếu kéo theo kỹ thuật cũng thay đổi.
Cái kéo theo mà bạn nói thì không chỉ là kỷ thuật phải thay đổi mà chiến thuật , tư duy , triết lý chơi môn bóng nhựa cũng phải thay đổi không ít nữa đó bạn . Bạn có thấy những rơ cổ điển giật kiểu ma sát có khả năng đối giật tốt không , đôi công trái có đều không ? Hay chỉ gò trái đợi trả lại rồi bạt hoặc lip Ấn Độ , giật ma sát . Còn qua mất quả này xong thì ....
 

attack01

Đại Uý
Hihi. Đợi e tập giật phải chuẩn đã rồi mới tập thêm nâng cao được. Chứ bây giờ giật vẫn chưa chuẩn, bóng nặng vẫn bị rúc :(

Vì mình cũng trình gà giống bạn nên mình nghĩ mình sẽ chia sẻ với bạn, hy vọng có ích cho bạn...còn các bác cao thủ trên đây nói chuyên sâu chắc rất hay nhưng mình cũng không hiểu lắm nên không dám bàn gì...

Bạn muốn tăng cảm giác ma sát thì nên chú ý 3 yếu tố
1. Hạ thấp người, mắt nhìn chỉ trên lưới tí thôi : vì khi hạ thấp người thì vợt sẽ hạ thấp thêm 15-20cm nữa nên có đà khi vào bóng sẽ có lực hơn, và khi có lực hơn thì bạn mới ma sát mỏng mà bóng vẫn qua được
2. Giật úp vợt chứ không phải ngửa vợt: vì bạn càng úp vợt sẽ càng dễ ma sát. Có thể bạn thấy người ta giật những trái bóng gò thủ nặng thì dựng đứng vợt, tuy nhiên lý do họ gò đứng vợt là vì trái bóng nặng đó không có lực đi tới, nên không thể mượn phản lực của bóng để kéo bóng sang, chỉ có cách dùng xoáy lên kéo bóng đi....Còn khi đánh trong trận, dù đối thủ có cắt nặng thế nào nhưng bóng có tốc độ lao tới thì mình đều có thể giật úp vợt cả, cái này là mượn lực tới của bóng và lực tới của vợt để nén bóng vào vợt rồi kéo bóng sang lại bên kia.....Ví dụ rõ nét nhất của cái này là lip demi (dùng cánh tay vung ma sát bóng khi bóng vừa nảy khỏi bàn) cực úp vợt cho trái cắt nặng nhưng bóng vẫn qua...Khi tập úp vợt mà bị bóng vào lưới bạn phải kiên trì, không nên sửa góc vợt mà nên tập trung vào cách phát lực thật dứt khoát (phát lực bộc phát nhanh tại thời điểm tiếp xúc bóng, và một trong những cách giúp gia tăng tốc độ vợt tại điểm tiếp xúc bóng là gập cẳng tay dứt khoát ngay lúc chạm bóng). Video clip của tiến sỹ TQ (trên diễn đàn đang dịch) có nói điều rất hay: dù bạn giật mạnh hay nhẹ thì đều phải gia tốc vợt tại thời điểm đánh bóng (ie phải giật nhanh....không phải cứ giật nhanh là giật mạnh còn giật moi thì giật chậm nhé)
3. Tiếp xúc hông bóng: có 2 lý do cho vụ này: Một là để né bớt xoáy xuống theo nguyên tắc đánh vào điểm gần trục xoay của bóng. Hai là điều này sẽ giúp cổ tay bạn tự nhiên chứ không phải bẻ cho vợt vuông góc với bóng, đa số hướng bóng đều xéo tự nhiên so với mặt vợt nếu ta vung vợt giật một cách tự nhiên. Để minh họa bạn nên xem các clip thử mút trên mạng

Hy vọng bạn tìm thấy thông tin hữu ích từ những điều mình chia sẻ....tất nhiên mình cũng không đảm bảo tât cả đều đúng nhưng mình nghĩ với nghiệp dư như chúng ta thì vẫn có thể cải thiện cú giật bằng cách chú ý những điểm này....Good luck!
 

tosiosHD

Đại Tá
mấy bác cho e hỏi, 2 tay test vợt đó thuộc trình gì của diễn đàn ạ :D:D:D:D
+ Mấy ông này chắc chỉ trình....E của diễn đàn thôi. Haha.
Đùa vậy thôi, bạn nhìn các kỹ thuật, động tác họ thuần thục như vậy thì trình A diễn đàn mình ăn nổi ko?
 

Trainee

Đại Tá
mấy bác cho e hỏi, 2 tay test vợt đó thuộc trình gì của diễn đàn ạ :D:D:D:D
Theo mắt mình nhìn thì các kỹ thuật cơ bản tương đương C diễn đàn.
Tuy nhiên đánh trận thì chưa chắc thắng được C, vì đánh trận với kỹ thuật cơ bản đôi khi rất xa nhau.
Thêm một điều nữa là không phải ông C nào cũng có đủ các kỹ thuật trên: VD thường là rơ công C thì không cắt trái tay tốt như rơ thủ C, mà ở đây các cú đánh cơ bản của 2 tên này rất đều một cách toàn diện.
 

Trainee

Đại Tá
+ Mấy ông này chắc chỉ trình....E của diễn đàn thôi. Haha.
Đùa vậy thôi, bạn nhìn các kỹ thuật, động tác họ thuần thục như vậy thì trình A diễn đàn mình ăn nổi ko?
Làm gì cần phải mất tự tin trình độ BB VN thế đồng chí !
Mình xem trình B, A2 Vũng Tàu đánh khởi động chả kém thế này chút nào. Thậm chí với quả giao bóng, còn khốn kiếp hơn nhiều :D
 

Bình luận từ Facebook

Top