Ma sát bóng khi giật

ngogiac

Binh Nhì
Hihi. Đợi e tập giật phải chuẩn đã rồi mới tập thêm nâng cao được. Chứ bây giờ giật vẫn chưa chuẩn, bóng nặng vẫn bị rúc :(
Bác chủ thớt biết bạt chuẩn chưa ? Nếu đã bạt chuẩn thì học kiểu giật ma sát làm gì , nghiên cứu tập cú giật kiểu hiện đại cho nó lành , kiểu giật lai bạt đó bác ( có người nói cú giật này là cú bạt kéo dài , hihi)
Bản thân em từ lúc chơi bóng bàn đến giờ chỉ biết giật, nhưng e cũng không hiểu nổi ma sát vào bóng là phải làm sao ! Miết bóng là như thế nào? Bó tay
 

NTBB

Super Moderators
Trong các tài liệu hướng dẫn BB của nước ngoài bằng tiếng Anh thì họ dùng từ BRUSH để chỉ động tác tiếp xúc vợt vào bóng để tạo xoáy. Nghĩa tiếng Việt có thể hiểu là "đánh mỏng", "miết, xượt" vào bóng - tức là vợt ko đánh thẳng xuyên tâm / hoặc gần xuyên tâm bóng, mà mặt vợt chuyển động theo hướng càng "không xuyên tâm" (tiếp tuyến/ hoặc gần tiếp tuyến với bề mặt cong của quả bóng) thì càng tốt, càng tạo ra nhiều xoáy trên bóng.

Như vậy nếu cú giật cần nhiều xoáy hơn thì - theo các tài liệu hướng dẫn đó - chúng ta cần BRUSH mỏng vào bóng (và đánh với tốc độ cao hơn). Còn nếu muốn cú giật có lực (tốc độ) nhiều hơn thì giảm BRUSH mà tăng việc đánh thẳng (FLAT) vào bóng nhiều hơn. Mình hiểu vậy không biết có đúng không?
 

Trainee

Đại Tá
Theo cháu nghĩ, dùng từ Ma sát có lẽ là sai, sai tới 90% về bản chất và dễ gây hiểu lầm chú @NTBB ơi.
Thế này nhé chú: Đối phương giật moi xung sang, mình block lại (vợt đứng yên), bóng trả lại là bóng gì, có sự miết vợt ở đây không ?
 

ngogiac

Binh Nhì
Trong các tài liệu hướng dẫn BB của nước ngoài bằng tiếng Anh thì họ dùng từ BRUSH để chỉ động tác tiếp xúc vợt vào bóng để tạo xoáy. Nghĩa tiếng Việt có thể hiểu là "đánh mỏng", "miết, xượt" vào bóng - tức là vợt ko đánh thẳng xuyên tâm / hoặc gần xuyên tâm bóng, mà mặt vợt chuyển động theo hướng càng "không xuyên tâm" (tiếp tuyến/ hoặc gần tiếp tuyến với bề mặt cong của quả bóng) thì càng tốt, càng tạo ra nhiều xoáy trên bóng.

Như vậy nếu cú giật cần nhiều xoáy hơn thì - theo các tài liệu hướng dẫn đó - chúng ta cần BRUSH mỏng vào bóng (và đánh với tốc độ cao hơn). Còn nếu muốn cú giật có lực (tốc độ) nhiều hơn thì giảm BRUSH mà tăng việc đánh thẳng (FLAT) vào bóng nhiều hơn. Mình hiểu vậy không biết có đúng không?
Thật ra hiện nay cú giật nó k còn giống về hình thức cũng như kết quả so với quả giật trước đây. Quả giật giờ nhờ các thế hệ mút mới nên việc tạo xoáy co vẻ đơn giản hơn cách ma sát hay miết vào bóng . Cách giật là làm cho bóng lún vào lớp mút rồi kéo bóng theo hướng định tạo xoáy . Với cách giật này cho phép động tác ngắn hơn ,thời gian hồi vi chuẩn bị nhiều hơn và lực tác động vào bóng cũng trọn vẹn hơn nên kết quả cu giật có độ chuẩn xác cao hơn. Cho nên tập giật với mút thế hệ mới mà cứ ma sát thì chắc chắn cú giật sẽ thiếu xung lực chỉ còn là quả moi xoáy hơn nữa với kỹ thuật ma sát sẽ rất bất lợi khi đối giật hoặc đôi công do khó tiếp xúc mỏng khi bóng sang có tốc độ quỹ đạo bóng không cao.
 

NTBB

Super Moderators
Theo cháu nghĩ, dùng từ Ma sát có lẽ là sai, sai tới 90% về bản chất và dễ gây hiểu lầm chú @NTBB ơi.
Thế này nhé chú: Đối phương giật moi xung sang, mình block lại (vợt đứng yên), bóng trả lại là bóng gì, có sự miết vợt ở đây không ?

Chú chỉ trích dẫn tài liệu nước ngoài thôi, chứ không hề nói gì về chuyện "Ma sát" cả. Và cú đánh mà chủ thớt đang bàn là cú giật.

Tuy nhiên có ý này chú nhờ cháu giải thích giúp: Cùng một đường bóng đến (tức hướng bóng đến, xoáy của bóng đến, lực của bóng đến là như nhau), cùng một động tác chặn bóng của người nhận bóng (block), tức cùng một góc vợt, cùng một lực như nhau, CHỈ KHÁC là : a. Mút của người chặn bóng là mút thường; b. Mút của người chặn bóng là mút anti. Rõ ràng bóng trả lại của (a) sẽ mạnh hơn, có xoáy lên nhiều hơn, còn của (b) sẽ yếu hơn, lỏng (ít xoáy lên) hơn. Câu hỏi là cái gì tạo ra sự khác nhau đó ?
 

Trainee

Đại Tá
Chú chỉ trích dẫn tài liệu nước ngoài thôi, chứ không hề nói gì về chuyện "Ma sát" cả. Và cú đánh mà chủ thớt đang bàn là cú giật.

Tuy nhiên có ý này chú nhờ cháu giải thích giúp: Cùng một đường bóng đến (tức hướng bóng đến, xoáy của bóng đến, lực của bóng đến là như nhau), cùng một động tác chặn bóng của người nhận bóng (block), tức cùng một góc vợt, cùng một lực như nhau, CHỈ KHÁC là : a. Mút của người chặn bóng là mút thường; b. Mút của người chặn bóng là mút anti. Rõ ràng bóng trả lại của (a) sẽ mạnh hơn, có xoáy lên nhiều hơn, còn của (b) sẽ yếu hơn, lỏng (ít xoáy lên) hơn. Câu hỏi là cái gì tạo ra sự khác nhau đó ?

Chà câu hỏi khó quá, cháu chỉ là từ thực tế và suy ra xoáy "phần lớn" không phải là do ma sát chứ còn về kỹ thuật chuyên môn của vợt cháu bó tay :D
Về sự khác biệt về lực và tạo xoáy ở đây, theo cháu đoán nó là do lớp mút sponge, lực, xoáy tạo ra và khác biệt chủ yếu là do lực nén bật của thành phần này, sự tham gia của mặt vợt là có nhưng không nhiều !
 

tiachop

Thượng Tá
Thật ra hiện nay cú giật nó k còn giống về hình thức cũng như kết quả so với quả giật trước đây. Quả giật giờ nhờ các thế hệ mút mới nên việc tạo xoáy co vẻ đơn giản hơn cách ma sát hay miết vào bóng . Cách giật là làm cho bóng lún vào lớp mút rồi kéo bóng theo hướng định tạo xoáy . Với cách giật này cho phép động tác ngắn hơn ,thời gian hồi vi chuẩn bị nhiều hơn và lực tác động vào bóng cũng trọn vẹn hơn nên kết quả cu giật có độ chuẩn xác cao hơn. Cho nên tập giật với mút thế hệ mới mà cứ ma sát thì chắc chắn cú giật sẽ thiếu xung lực chỉ còn là quả moi xoáy hơn nữa với kỹ thuật ma sát sẽ rất bất lợi khi đối giật hoặc đôi công do khó tiếp xúc mỏng khi bóng sang có tốc độ quỹ đạo bóng không cao.
Thảo luận về vấn đề này có lẽ còn nhiều bàn cãi, nhưng rõ ràng công nghệ về cốt mút vợt đã thay đổi thì tất yếu kéo theo kỹ thuật cũng thay đổi.
 

NTBB

Super Moderators
Chà câu hỏi khó quá, cháu chỉ là từ thực tế và suy ra xoáy "phần lớn" không phải là do ma sát chứ còn về kỹ thuật chuyên môn của vợt cháu bó tay :D
Về sự khác biệt về lực và tạo xoáy ở đây, theo cháu đoán nó là do lớp mút sponge, lực, xoáy tạo ra và khác biệt chủ yếu là do lực nén bật của thành phần này, sự tham gia của mặt vợt là có nhưng không nhiều !

Trong ví dụ trên kia chú đặt ra 1 trường hợp so sánh rất đơn giản là tất tần tật đều giống nhau (cốt, spong, độ dày topsheet, lực đánh, góc vợt.v.v...) chỉ khác là 1 mặt anti và 1 mặt thường thôi.
 

Trainee

Đại Tá
Trong ví dụ trên kia chú đặt ra 1 trường hợp so sánh rất đơn giản là tất tần tật đều giống nhau (cốt, spong, độ dày topsheet, lực đánh, góc vợt.v.v...) chỉ khác là 1 mặt anti và 1 mặt thường thôi.

Ái chà chà, hay là do mặt Anti nó trơn gây trượt bóng, khiến vợt không giữ bóng lún sâu được vào lớp mút nhỉ chú ?
Còn nếu dựng cùng góc 90 độ với hướng bóng, cháu nghĩ lực bật ra là như nhau.
 

MaiXuanViet

Moderator
Trong các tài liệu hướng dẫn BB của nước ngoài bằng tiếng Anh thì họ dùng từ BRUSH để chỉ động tác tiếp xúc vợt vào bóng để tạo xoáy. Nghĩa tiếng Việt có thể hiểu là "đánh mỏng", "miết, xượt" vào bóng - tức là vợt ko đánh thẳng xuyên tâm / hoặc gần xuyên tâm bóng, mà mặt vợt chuyển động theo hướng càng "không xuyên tâm" (tiếp tuyến/ hoặc gần tiếp tuyến với bề mặt cong của quả bóng) thì càng tốt, càng tạo ra nhiều xoáy trên bóng.

Như vậy nếu cú giật cần nhiều xoáy hơn thì - theo các tài liệu hướng dẫn đó - chúng ta cần BRUSH mỏng vào bóng (và đánh với tốc độ cao hơn). Còn nếu muốn cú giật có lực (tốc độ) nhiều hơn thì giảm BRUSH mà tăng việc đánh thẳng (FLAT) vào bóng nhiều hơn. Mình hiểu vậy không biết có đúng không?

Chú chỉ trích dẫn tài liệu nước ngoài thôi, chứ không hề nói gì về chuyện "Ma sát" cả. Và cú đánh mà chủ thớt đang bàn là cú giật.

Tuy nhiên có ý này chú nhờ cháu giải thích giúp: Cùng một đường bóng đến (tức hướng bóng đến, xoáy của bóng đến, lực của bóng đến là như nhau), cùng một động tác chặn bóng của người nhận bóng (block), tức cùng một góc vợt, cùng một lực như nhau, CHỈ KHÁC là : a. Mút của người chặn bóng là mút thường; b. Mút của người chặn bóng là mút anti. Rõ ràng bóng trả lại của (a) sẽ mạnh hơn, có xoáy lên nhiều hơn, còn của (b) sẽ yếu hơn, lỏng (ít xoáy lên) hơn. Câu hỏi là cái gì tạo ra sự khác nhau đó ?

Cháu cũng tán đồng với ý kiến này. Nếu giật càng vào tâm thì bóng đi càng nhanh và càng ít xoáy, giật càng ra ngoài tiếp tuyến thì bóng càng xoáy và càng chậm lại.

Còn vấn đề chặn bóng bằng mút thường thì cháu thấy còn có 2 trường hợp thường gặp:
Thứ nhất là bóng đang cuộn tới sẽ ngậm xoáy vào mút vợt sau đó bật ra lại, lúc này bóng vẫn là xoáy lên (giống khi khởi động bình thường), trường hợp này bóng sẽ có 1 khắc ngưng xoáy trên vợt để chuyển thành chiều xoáy ngược lại và vì thế khi sang bàn đối thủ sẽ là xoáy lên (do chuyển ngược hướng xoáy và cả hướng bóng đi).
Trường hợp thứ 2 là bóng không ngậm xoáy vào mút mà lăn thuận xoáy trên mút luôn (giống động tác chặn block của anti) lúc này bóng sẽ quay liên tục chứ không có giai đoạn ngưng quay để chuyển hướng xoáy, nên sang bàn đối phương sẽ không phải là xoáy lên nữa mà thành bóng lỏng hoặc chuội hoặc thậm chí có chút xoáy xuống (do chỉ chuyển hướng bóng đi mà không chuyển hướng xoáy).
 

dokhoa33

Đại Tá
Hiện nay e vẫn mơ hồ giữa ma sát khi giật bóng và phát lực. E thì toàn là giật ma sát bóng là chính, nghĩa là thời gian tiếp xúc giữa vợt và bóng nhiều,lâu và mỏng bóng sang rất cuộn, thấy bóng sang bàn giất xoáy nhưng đường bóng đi chậm, e thấy giật moi lên rất tốt nhưng xa bàn thì hơi yếu lực đến bgio mọi người nói đến từ "phát lực" e mới nghĩ có lẽ do mình k biết phát lực vì nên đánh xa bàn và quả giật không có được tốc độ cao, vì e thấy có nhiều người giật sang bóng bay với vận tốc kinh hồn. có phải quả giật là sự kết hợp giữa ma sát bóng + phát lực không ạ? có cao nhân nào chỉ giáo cho e với
 

Thanh Trà

Moderator
Staff member
Ái chà chà, hay là do mặt Anti nó trơn gây trượt bóng, khiến vợt không giữ bóng lún sâu được vào lớp mút nhỉ chú ?
Còn nếu dựng cùng góc 90 độ với hướng bóng, cháu nghĩ lực bật ra là như nhau.
Trainee à, theo mình hiểu thì chỉ khi có masat thì mới tạo ra được xoáy, xem một số ví dụ:
1. Đối với bóng lỏng:
- Mặt mút giật/hoặc cắt thì tạo ra được xoáy lên/hoặc xuống;
- Mặt gai/anti ít masat nên tạo ra xoáy hầu như ko đáng kể.

2. Kê chặn lại bóng giật xoáy lên:
- Mặt mút trả lại bóng xoáy lên;
- Mặt gai/anti trả lại bóng xoáy xuống (vì ít masat, bóng vào mặt vợt giống như bánh xe bị batilê khi rơi vào chỗ lầy - do ít masat mà).

Khi có masat rồi, thì lực và góc hướng đánh xuyên tâm nhiều hay ít sẽ quyết định mức xoáy.
 

Trainee

Đại Tá
Còn vấn đề chặn bóng bằng mút thường thì cháu thấy còn có 2 trường hợp thường gặp:
Thứ nhất là bóng đang cuộn tới sẽ ngậm xoáy vào mút vợt sau đó bật ra lại, lúc này bóng vẫn là xoáy lên (giống khi khởi động bình thường), trường hợp này bóng sẽ có 1 khắc ngưng xoáy trên vợt để chuyển thành chiều xoáy ngược lại và vì thế khi sang bàn đối thủ sẽ là xoáy lên (do chuyển ngược hướng xoáy và cả hướng bóng đi).
Trường hợp thứ 2 là bóng không ngậm xoáy vào mút mà lăn thuận xoáy trên mút luôn (giống động tác chặn block của anti) lúc này bóng sẽ quay liên tục chứ không có giai đoạn ngưng quay để chuyển hướng xoáy, nên sang bàn đối phương sẽ không phải là xoáy lên nữa mà thành bóng lỏng hoặc chuội hoặc thậm chí có chút xoáy xuống (do chỉ chuyển hướng bóng đi mà không chuyển hướng xoáy).

Chú @NTBB hỏi về cả lực anh ơi, không chỉ hỏi xoáy !
 

MaiXuanViet

Moderator
Như vậy theo Mod @MaiXuanViet thì Càng ... Càng có nghĩa là nếu mình lăng tay với tốc độ ánh sáng và độ mỏng cỡ hơi thở thì bóng xoáy kinh khủng ?

Tất nhiên là không quá xá mỏng và lực không quá xá nhanh! Nói chúng nhanh và mỏng nhưng bóng vẫn bám vào mặt vợt chứ không đến mức bị trượt trên mặt vợt.
 

Trainee

Đại Tá
Trainee à, theo mình hiểu thì chỉ khi có masat thì mới tạo ra được xoáy, xem một số ví dụ:
1. Đối với bóng lỏng:
- Mặt mút giật/hoặc cắt thì tạo ra được xoáy lên/hoặc xuống;
- Mặt gai/anti ít masat nên tạo ra xoáy hầu như ko đáng kể.

2. Kê chặn lại bóng giật xoáy lên:
- Mặt mút trả lại bóng xoáy lên;

- Mặt gai/anti trả lại bóng xoáy xuống (vì ít masat, bóng vào mặt vợt giống như bánh xe bị batilê khi rơi vào chỗ lầy - do ít masat mà).

Khi có masat rồi, thì lực và góc hướng đánh xuyên tâm nhiều hay ít sẽ quyết định mức xoáy.

Vâng chắc chắn là phải có ma sát thì mới có xoáy rồi, vì mặt vợt trơn lỳ, nói chung sẽ không tạo được cú đánh xoáy.
Nhưng mình phải giải thích thế nào với quả chặn bóng tạo xoáy lên khi mà vợt đứng yên, không hề có cái gọi là kéo bóng ở đây?. Trường hợp này chắc chắn ta phải giải thích xoáy tạo lên bởi nén bật của lớp mút rồi. Ma sát bề mặt vợt trong trường hợp này chủ yếu mang tác dụng hỗ trợ lưu giữ bóng là chính. Điều này cũng là hợp lý với việc mặt Tàu chặn bóng không phải là sở trường mà phải là đối giật !
 

MaiXuanViet

Moderator
Vâng chắc chắn là phải có ma sát thì mới có xoáy rồi, vì mặt vợt trơn lỳ, nói chung sẽ không tạo được cú đánh xoáy.
Nhưng mình phải giải thích thế nào với quả chặn bóng tạo xoáy lên khi mà vợt đứng yên, không hề có cái gọi là kéo bóng ở đây?. Trường hợp này chắc chắn ta phải giải thích xoáy tạo lên bởi nén bật của lớp mút rồi. Ma sát bề mặt vợt trong trường hợp này chủ yếu mang tác dụng hỗ trợ lưu giữ bóng là chính. Điều này cũng là hợp lý với việc mặt Tàu chặn bóng không phải là sở trường mà phải là đối giật !

Thì giống trường hợp chặn bóng thứ nhất mình nói, bóng ngậm xoáy vào mút, sau đó là 1 khắc ngưng xoáy, sau đó mút tác động 1 phản lực ngược lại vào bóng tạo xoáy ngược lại cho bóng, và hướng bóng cũng thay đổi ngược lại nên thành xoáy lên khi sang bàn đối thủ.
 

Trainee

Đại Tá
@NTBB: Chú có kiến giải gì hay không ? Cháu đang nghĩ hướng này, chú thử xem có được không ?.
Việc mặt vợt bám giữ bóng đứng yên khiến cho động năng bóng đánh tới chuyển thành nén vào vợt, nén cả dọc cả ngang.
Việc mặt trơn trượt khiến cho bóng quay và triệt tiêu động năng bóng vào việc quay miết vào vợt, khiến cho phần chuyển nén vào vợt (cả nén dọc và nén ngang theo độ căng bề mặt) ít đi khá nhiều.
>> Khi vợt bật bóng ra, trường hợp mặt mút thường năng lượng tích lũy nén để tạo bật lớn hơn trong trường hợp kia, khiến cho cả xoáy và lực khác biệt !
 

Trainee

Đại Tá
Thì giống trường hợp chặn bóng thứ nhất mình nói, bóng ngậm xoáy vào mút, sau đó là 1 khắc ngưng xoáy, sau đó mút tác động 1 phản lực ngược lại vào bóng tạo xoáy ngược lại cho bóng, và hướng bóng cũng thay đổi ngược lại nên thành xoáy lên khi sang bàn đối thủ.
Vâng, như vậy ở đây là nén bật, em cũng nghĩ vậy, chứ không phải là ma sát kéo - vợt văng đi theo hướng bóng.
 

Bình luận từ Facebook

Top