Giật phải - giật trái & những hiểu lầm

szlc

Thượng Tá
Nguyên lý là dùng vai đánh nguyên cánh tay, đã nói đi nói lại nhiều lần, kể cả hướng dẫn mọi người cách tập theo để "hiểu nguyên lý : thế nào là đánh nguyên cánh tay và vai", ai tin đó là lối đánh đúng thì theo, ai ông tin thì thôi lại mời ra chỗ khác. Bác là người thứ 3 cần phải đưa vào danh sách trên, hạn chế spam linh tinh !
Em và mr table tenis đang sở hữu 02 bộ bí kíp chấn động giang hồ.
1. Cuốn "Vô lườn thiên thư"
2. Cuốn "Dụng mông tâm pháp"

Giang hồ vẫn đồn rằng, nếu lãnh hội được, dù chỉ cần 6 thành trong hai cuốn bí kíp trên có thể hàng long, phục hổ, oai chấn thiên hạ.
Chức "Minh chủ võ lâm" không nằm ngoài tầm với.
Tuy nhiên, cảnh báo đồng đạo, cuộc tranh giành khẩu chiến, động binh đao sẽ khiến máu chảy thành sông, giang hồ dậy sóng, hiếm có ngày được yên bình.
Cẩn cáo!
 

namvietinbank

Đại Uý
Mỗi ngày vào mạng lại háo hức ko thể tả. Bác chủ thớt ở đâu em xin phép được xin số đt để đến tận nơi học hỏi trao đôi ạ. lúc nào cũng ngưỡng một phụ nữa oánh bóng bàn hết
 
Last edited:
Chủ thớt nói cũng không phải không có lý, tuy nhiên cách giải thich k rõ nên gây hiểu lầm, mọi người cú bt nghe chủ thớt diễn dải, thấy đề giới tính là nữ, không biết có chồng con gì chưa, nên a e ném đá nhẹ tay, vì cách phát lực của phụ nữ khác với đàn ông, cách phát lực của phụ nữ có chồng cũng khác phụ nữ chưa chồng, cá nhân mình thấy chủ thớt có lý, những bóng xa bàn lực đạp chân rất mạnh rồi quăng tay lên trước mới đủ lực và xoáy, luon luc nay lại chỉnh huong quang tay, minh trình còi cảm nhận như vậy chẳng biết đung k, vẫn mong chủ thớt viết thêm về vấn đề tiếp xúc bóng,
 

hermesqn

Trung Uý
Chủ thớt nói cũng không phải không có lý, tuy nhiên cách giải thich k rõ nên gây hiểu lầm, mọi người cú bt nghe chủ thớt diễn dải, thấy đề giới tính là nữ, không biết có chồng con gì chưa, nên a e ném đá nhẹ tay, vì cách phát lực của phụ nữ khác với đàn ông, cách phát lực của phụ nữ có chồng cũng khác phụ nữ chưa chồng, cá nhân mình thấy chủ thớt có lý, những bóng xa bàn lực đạp chân rất mạnh rồi quăng tay lên trước mới đủ lực và xoáy, luon luc nay lại chỉnh huong quang tay, minh trình còi cảm nhận như vậy chẳng biết đung k, vẫn mong chủ thớt viết thêm về vấn đề tiếp xúc bóng,
bác chủ đã hướng dẫn ngồi tựa lưng vào ghế thì lúc này chỉ có "quay tay" thôi chứ không có lườn đâu anh nhé :D
 

long thủ

Đại Tá
A là người có ảnh hưởng lớn tới DĐ BB nên muốn nhờ a liên hệ với 1 vđv có đc đào tạo qua chuyên nghiệp trả lời giúp bài viết này vì đa số những người vào hỏi đáp toàn là điệp viên tình báo mang mật danh nên giờ không biết phải nghe ai
Hihi e vừa chia sẻ máy bắn bóng tự chế và cháu chỉ đứng thử , chưa tập đánh thật mà đã có rất nhiều người gọi điện góp ý RẤT THIẾU LƯỜN - do mấy ngày nay đang cho cháu thử đánh hạn chế xoay lườn , bây giờ mới thấm thía câu KHÔNG CÓ CHÓ BẮT MÈO ĂN PHÂN ( ? ) E phải làm việc của Mèo . Tai hại hơn trong topic này không biết ai là Chó ai là Mèo và Nên nghe theo ai , hihi e phải mượn câu châm ngôn về 2 con vật đó mới thể hiện hết đc ý nghĩa của nội dung cả chủ đề nên mong a thông cảm đừng hiểu sai ý e nha . Thanks

Thầy em dạy xoay người giật bóng bao giờ cũng bảo phải bắt đầu từ cổ chân trước, rồi đến đùi

Các thầy bây giờ chỉ nhìn rồi bảo thiếu lườn, xoay lườn đi nhưng họ không nói phải xoay thế nào. Cái chính là làm thế nào chứ nhìn thì ai cũng biết là thiếu lườn rồi.
 

long thủ

Đại Tá
Mặc dù không chấp nhận thaí độ của chủ thớt, ăn nói như đứa trẻ 15 tuổi hiếu thắng. Nhưng có 1 điều em phải đồng tình, đó là người chơi nghiệp dư không có 1 hiểu biết kỹ thuật đầy đủ, phần lớn là do các thầy của họ thiếu kỹ năng sư phạm.

Dạy xoay lườn mà không phát lực từ chân là 1 thiếu sót trầm trọng. Bởi vì trong trận đấu, CHÂN mới là yếu tố quyết định việc các bác có đánh được quả bóng hay không. Phải di chuyển đến bóng chính xác thì mới có thể xoay được cái lườn vào, còn không thì vứt đi.
 

RogerFederer

Trung Sỹ
Mặc dù không chấp nhận thaí độ của chủ thớt, ăn nói như đứa trẻ 15 tuổi hiếu thắng. Nhưng có 1 điều em phải đồng tình, đó là người chơi nghiệp dư không có 1 hiểu biết kỹ thuật đầy đủ, phần lớn là do các thầy của họ thiếu kỹ năng sư phạm.

Dạy xoay lườn mà không phát lực từ chân là 1 thiếu sót trầm trọng. Bởi vì trong trận đấu, CHÂN mới là yếu tố quyết định việc các bác có đánh được quả bóng hay không. Phải di chuyển đến bóng chính xác thì mới có thể xoay được cái lườn vào, còn không thì vứt đi.
Xin lỗi bác em hỏi phát lực từ chân là phát lực kiểu gì? Chân chỉ có chức năng di chuyển, thay đổi trọng tâm, giữ thăng bằng cho cơ thể mà thôi. Em xem bao nhiêu clip hướng dẫn kĩ thuật của tụi tàu mà chưa nghe bọn nó nói phát lực từ chân như bác, hay phát lực từ vai như chủ thớt bao h. Tương tự nói k phát lực từ lườn cũng được nhưng nói k xoay lườn như chủ thớt là sai hoàn toàn
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Xin lỗi bác em hỏi phát lực từ chân là phát lực kiểu gì? Chân chỉ có chức năng di chuyển, thay đổi trọng tâm, giữ thăng bằng cho cơ thể mà thôi. Em xem bao nhiêu clip hướng dẫn kĩ thuật của tụi tàu mà chưa nghe bọn nó nói phát lực từ chân như bác, hay phát lực từ vai như chủ thớt bao h. Tương tự nói k phát lực từ lườn cũng được nhưng nói k xoay lườn như chủ thớt là sai hoàn toàn

Đúng là lực bắt nguồn từ chân đó bác, bác để ý bọn Tàu nó giật đó, đạp chân trụ (Bên cầm vợt) sau đó mới chuyển trọng tâm qua bên kia bằng một loạt các động tác xoay từ lườn cho đến vai, lúc nào cũng thế. Giông như ý kiến của em là kết hợp tất cả những thứ trên chứ không phải bỏ bất cứ thứ gì.
 

NTBB

Super Moderators
Xin giới thiệu với ACE bài phân tích của HLV Wu Jingping, là HLV đội tuyển BB Trung Quốc về những điểm cơ bản của cú giật thuận tay. Bài này chủ yếu nói về cú giật thuận tay của những người cầm vợt dọc. Tuy nhiên, nhiều điểm có tính cơ bản là chung cho cả người cầm vợt dọc lẫn vợt ngang.

"Các biên tập viên của tạp chí Thế giới Bóng bàn gửi cho tôi một số thư từ các độc giả cũng như nhiều câu hỏi từ những người yêu thích kiểu vợt dọc dán mút láng ở trên mạng. Những bạn đọc này chủ yếu là muốn tìm hiểu về các nguyên tắc cơ bản và phương pháp tập luyện liên quan đến cú giật thuận tay của vợt dọc dán mút láng, đặc biệt là muốn tìm hiểu cú giật thuận tay bùng nổ của Ma Lin. Rất nhiều người đam mê đã dẫn ra những kiểm nghiệm về kỹ thuật giật thuận tay của mình, đưa ra những giải thích của riêng mình, và có rất nhiều câu hỏi. Một số câu hỏi ở trình độ rất cao (thể hiện sự chuyên nghiệp hoàn toàn). Sau khi đọc những câu hỏi này, tôi đã xúc động sâu sắc. Về những câu hỏi này, tôi quyết định phải có nghĩa vụ chia sẻ với những người đam mê những gì tôi đã học được từ tất cả các năm đào tạo Ma Lin và Wang Hao. Vì chúng ta huấn luyện với các quan điểm đào tạo khác nhau, tất cả chúng ta không nhất thiết phải có sự giải thích tương tự về cách thực hiện cú giật thuận tay; chúng ta cũng có những chiến lược khác nhau cho công việc đào tạo. Vì vậy, tôi chỉ có thể chia sẻ những gì tôi đã học được từ quan điểm của riêng tôi với tất cả các bạn như là một tài liệu tham khảo.

Bóng bàn về cơ bản là một môn thể thao mang tính chất cung tròn. Cả cú giật thuận tay và trái tay đều dựa trên nền tảng vận động trọng tâm theo các trục và sự liên kết cơ thể với trọng tâm như là một bán kính để thực hiện các chuyển động vòng cung. Kết quả là, cho dù thực hiện một cú tấn công thuận tay hay trái tay, cả hai động tác đều phải tuân theo nguyên lý này. Trong ý nghĩa này, các nguyên tắc cơ bản của cú giật thuận tay là một dạng truyền lực hoặc chuyển tiếp lực về phía trước.

I. Các kỹ thuật cơ bản của cú giật thuận tay

Tư thế đứng:
Hai chân giang rộng bằng vai với trọng tâm cơ thể hướng về phía trước và dồn lên các đầu ngón chân của bạn. Khi giật, cơ thể cần hướng mặt về phía phải (đối với người thuận tay phải), trọng lượng cơ thể đặt trên chân phải. Khi xoay thắt lưng, lườn của bạn cần kiểm soát cánh tay trên, và cẳng tay của bạn cần được thả lỏng dưới cánh tay trên. Sử dụng cổ tay của bạn để kiểm soát vợt (trong khi thực hiện, sử dụng ngón tay cái của bạn để khép góc vợt, ngón tay trỏ của bạn cần được thư giãn, trong khi ngón tay giữa sẽ hỗ trợ ổn định mặt vợt). Những mô tả này là dành cho người cầm vợt dọc. Góc vợt cần thay đổi phù hợp với xoáy của bóng đến (ví dụ xoáy lên nhiều = khép góc vợt nhiều, .v.v.).

Tiếp xúc bóng:
Trước hết, sử dụng chân của bạn để phát động sức mạnh, chuyển trọng tâm của bạn từ chân phải sang chân trái, thay đổi vị trí trọng tâm cơ thể với việc nghiêng hướng về phía trước (không nghiêng về phía sau). Bạn cần phải di chuyển cánh tay và vợt cùng một hướng với cơ thể. Bằng việc sử dụng cách chuyển trọng tâm như thế, sức mạnh sẽ thông qua cánh tay trên tới cánh tay ngoài và ngay lập tức vụt cẳng tay với lực bộc phát tiếp xúc vào bóng. Góc giữa cẳng tay và cánh tay trên nên càng nhỏ càng tốt. Đây là một nửa công việc (có một cánh tay thẳng). Cánh tay thẳng hơn sẽ tạo ra nhiều lực hơn. Cũng như thế, bạn sẽ tạo ra tốc độ lớn hơn khi bạn vụt cánh tay của bạn về phía trước nhanh hơn. Nhiều người khi dạy cú giật thuận tay đã nhấn mạnh về động tác vụt cánh tay ngoài mà không nhấn mạnh vào việc chuyển trọng tâm và xoay cổ tay ra sau. (Wu chỉ nói đến những người đã không dạy đầy đủ điều này – đa số giáo viên dạy kỹ thuật khá thích hợp).

Tổng hợp:
1. Chuyển trọng tâm! Trọng tâm cơ thể cần phải di chuyển hướng về phía trước và cơ thể di chuyển cùng với cánh tay.
2. Bạn phải sử dụng lườn của bạn để kiểm soát cánh tay trên. Lực (ở đây lực và tốc độ là không đồng nghĩa) cần được xuất phát từ thắt lưng – không phải từ cẳng tay. Cần có một sự cân bằng trong phân bố lực giữa chân, lườn, trên cánh tay, cẳng tay ngoài và cổ tay.
3. Tối quan trọng là khi tiếp xúc vào bóng, bạn cần phải vụt với lực bộc phát cánh tay ngoài về phía trước. Cổ tay phải được tham gia vào quá trình phát lực này. Bạn vụt tay nhanh hơn thì sẽ có nhiều lực hơn.
4. Phạm vi tiếp xúc bóng cần phải ở phía trước và bên phải thân người. [Tức là: Vị trí mà quả bóng (không phải điểm tiếp xúc trên quả bóng) lúc vợt chạm vào]. Bóng ở gần cơ thể hơn khi chạm bóng thì sẽ dễ dàng kiểm soát bóng hơn. Mặt khác điều đó đối với mỗi người là khác nhau và đôi khi chúng ta phải tinh chỉnh kỹ thuật của chúng ta để phù hợp với từng người. Mỗi người phải thích nghi với phong cách riêng của mình. Ngoài ra, khi tiếp xúc vào quả bóng, cần phải đánh vào bóng, chứ không để bóng đánh vào vợt (tức là đánh thụ động).

II. Những thay đổi cấu trúc cú giật bóng thuận tay

Ở nước tôi (Trung Quốc), ngày càng có nhiều người chơi vợt dọc hơn và kỹ thuật cũng không ngừng thay đổi, số lượng những người chơi vợt dọc (sử dụng mút ngược – mút láng) đang ngày càng tăng lên. Hầu hết những người đánh vợt dọc sử dụng mặt mút láng sau những người sử dụng mặt gai ngắn. Vì vậy, sẽ rất tốt khi liên hệ kiểu chơi vợt dọc nguyên gốc và kiểu mới với việc sử dụng mặt mút láng. Cũng là rất quan trọng để gắn bó với một số nguyên tắc cơ bản của kiểu chơi vợt dọc là các cú đánh gần bàn, ngắn, nhanh và mạnh mẽ, trong khi vẫn duy trì được tốc độ cao - là đặc trưng của môn chơi. Khi tập luyện, có ít các cú đánh dốc hết toàn lực – nhiều hơn lại là các cú đánh có thể đỡ được một cách liên lục. Đối với những người đã được đào tạo chuyên nghiệp, rất khó để thay đổi kỹ thuật và động tác mà bạn đã dạy họ làm. Điều này đã ảnh hưởng đến cách giật của những người chơi vợt dọc kiểu Trung Quốc – mà trong đó không sử dụng quá nhiều lực. Vì vậy, tôi đã gặp vấn đề trong một vài năm tập luyện cho các VĐV chơi vợt dọc sử dụng mút láng. Chẳng hạn, khi tôi huấn luyện cho Ma Lin và Wang Hao, tôi đã phải thay đổi các thói quen cũ của họ, đặc biệt là việc giật với chuyển động xoay mạnh mẽ. Đây là điểm chính yếu mà tôi đã làm việc và nhiều VĐV chơi vợt dọc cần phải thay đổi. Tôi đã thay đổi quan điểm của họ - động tác nhỏ, nhanh, liên tục, trở thành động tác phóng khoáng, di chuyển xung quanh một cách nhanh nhẹn (khống chế không gian rộng), mạnh mẽ và liên tục. Đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần có một cú giật đầy sức mạnh và làm thế nào nó cần phải liên tục và có khả năng sát thủ. Trong những tình huống tập luyện bình thường, tôi nói với Ma Lin và Wang Hao cần tăng cường thêm nhiều lực hơn cho các cú giật của họ và cần thiết phải tiếp tục sau đó. Trong điều kiện huấn luyện ổn định, mục tiêu của tôi là làm cho họ sử dụng các cú giật mạnh mẽ hơn từ cự ly trung bình bằng cách phát cho họ những đường bóng xoáy xuống với độ cao trung bình. Tôi yêu cầu họ sử dụng sức mạnh càng nhiều càng tốt khi có thể. Trọng tâm là thời điểm đúng mà bạn có thể giải phóng năng lượng của bạn khi bạn cần nó. Dần dần họ đã học được làm thế nào để giật với rất nhiều lực – bằng việc sử dụng sức mạnh và kỹ thuật từ chân, thắt lưng, trên cánh tay, cẳng tay và cổ tay để kết hợp vào cú giật uy lực. Yếu tố chính là việc sử dụng các chân và lườn để tạo ra năng lượng cần thiết và việc chuyển trọng tâm cơ thể từ bên phải sang bên trái. Việc tiếp theo là huấn luyện cú giật uy lực “trên toàn bộ bàn” (ở mọi góc độ) với bóng xoáy lên. Ở đây là tập trung cải thiện tính liên tục và các động tác chân trên toàn bộ bàn. Thông qua lớp huấn luyện này, cú giật mạnh thuận tay của Ma Long và Wanghao đã được cải thiện đáng kể. Tôi có thể thấy được các kết quả từ các cuộc thi đấu mà họ đã tham gia, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp của họ.

Những thay đổi này là sự đổi mới cách đánh và là một bước đột phá trong sự phát triển của vợt dọc với mặt mút láng – thoát khỏi những phương thức cũ. Trong điều kiện của người chơi bóng bàn mà không nhất thiết phải chuyên nghiệp hóa, nếu bạn muốn cải thiện cú giật thuận tay của bạn mang tính sát thủ, bạn cần phải kết hợp cú giật với lực tối đa vào trong quá trình tập luyện của bạn.

Tổng hợp:
Đánh thuận tay thực sự là một kỹ thuật rất phức tạp - nó bao gồm: giật gần bàn, giật ở cự ly trung bình, giật xa bàn, giật bóng xoáy lên (bóng đến – ND), giật bóng xoáy xuống (bóng đến – ND), đối giật những cú giật nhẹ của đối phương, giật những đường bóng vừa nhú ra mép bàn v.v... Ngoài tất cả những cú đánh này, điểm quan trọng hơn là động tác chân. Nó ảnh hưởng đến cái “ hồn” của quả đánh thuận tay của bạn, nó ảnh hưởng đến cách bạn có thể định thời điểm cho cú giật của bạn và điều chỉnh mức độ tạo lực cho cú giật. Nếu bạn muốn tập tốt các cú giật của bạn, trước tiên bạn cần phải tập luyện bộ chân của bạn. Đó là lý do tại sao các VĐV nghiệp dư không thể tập luyện ở cường độ tương tự như các VĐV chuyên nghiệp – bộ chân của họ đã không cho phép họ làm được như vậy. Mặc dù vậy, những VĐV nghiệp dư vẫn có thể có được những kỹ thuật phù hợp để tấn công vào bóng - ngay cả khi động tác chân của họ không tốt như các VĐV chuyên nghiệp.

(Bài này còn dài, nhưng phần trên đây là đoạn nói về vấn đề mà ace chúng ta đang quan tâm - với chủ đề được bạn Table Tennis đưa ra - mình xin trích đoạn này thôi để các bạn tham khảo. Bạn nào muốn xem đầy đủ thì sang đây: http://bongban.org/threads/hlv-wu-jingping-ban-ve-cac-diem-co-ban-cua-cu-giat-thuan-tay-bai-1.2284/ - NTBB)
 
Last edited:

long thủ

Đại Tá
"..Trước hết, sử dụng chân của bạn để phát động sức mạnh, chuyển trọng tâm của bạn từ chân phải sang chân trái, thay đổi vị trí trọng tâm cơ thể với việc nghiêng hướng về phía trước (không nghiêng về phía sau). Bạn cần phải di chuyển cánh tay và vợt cùng một hướng với cơ thể. Bằng việc sử dụng cách chuyển trọng tâm như thế, sức mạnh sẽ thông qua cánh tay trên tới cánh tay ngoài và ngay lập tức vụt cẳng tay với lực bộc phát tiếp xúc vào bóng.."

Mấu chốt là đây.
 

long thủ

Đại Tá
Xin lỗi bác em hỏi phát lực từ chân là phát lực kiểu gì? Chân chỉ có chức năng di chuyển, thay đổi trọng tâm, giữ thăng bằng cho cơ thể mà thôi. Em xem bao nhiêu clip hướng dẫn kĩ thuật của tụi tàu mà chưa nghe bọn nó nói phát lực từ chân như bác, hay phát lực từ vai như chủ thớt bao h. Tương tự nói k phát lực từ lườn cũng được nhưng nói k xoay lườn như chủ thớt là sai hoàn toàn

Vậy là bác xem mà không hiểu, hoặc bọn tàu không nói tới. Đố bác đứng lỏng chân mà giật được mạnh z, quả giật như thế hoàn toàn không có lực.

Trọng tâm bao giờ cũng phải thấp, khi giật bao giờ cũng phải dồn lực vào đùi phải, sử dụng sức bật đùi đó đẩy cả cơ thể vào bóng.
 

NTBB

Super Moderators
"..Trước hết, sử dụng chân của bạn để phát động sức mạnh, chuyển trọng tâm của bạn từ chân phải sang chân trái, thay đổi vị trí trọng tâm cơ thể với việc nghiêng hướng về phía trước (không nghiêng về phía sau). Bạn cần phải di chuyển cánh tay và vợt cùng một hướng với cơ thể. Bằng việc sử dụng cách chuyển trọng tâm như thế, sức mạnh sẽ thông qua cánh tay trên tới cánh tay ngoài và ngay lập tức vụt cẳng tay với lực bộc phát tiếp xúc vào bóng.."

Mấu chốt là đây.

"Trước hết, sử dụng chân của bạn để phát động sức mạnh"

Về mặt vật lý học thì đây là điều ... hiển nhiên, vì 2 bàn chân là 2 điểm tựa của cơ thể chúng ta, lực không phát xuất từ điểm tựa thì từ đâu được ?
 

Hungdshp

Đại Uý
"Trước hết, sử dụng chân của bạn để phát động sức mạnh"

Về mặt vật lý học thì đây là điều ... hiển nhiên, vì 2 bàn chân là 2 điểm tựa của cơ thể chúng ta, lực không phát xuất từ điểm tựa thì từ đâu được ?
Mọi chuyện đã đc sáng tỏ. Lần này thì hết hiểu lầm rồi :D.
 

NTBB

Super Moderators
Vậy là bác xem mà không hiểu, hoặc bọn tàu không nói tới. Đố bác đứng lỏng chân mà giật được mạnh z, quả giật như thế hoàn toàn không có lực.

Trọng tâm bao giờ cũng phải thấp, khi giật bao giờ cũng phải dồn lực vào đùi phải, sử dụng sức bật đùi đó đẩy cả cơ thể vào bóng.

Điều này cũng là ... hiển nhiên luôn ! Bởi vì chúng ta đang nói đến các động tác trong cú giật, mà giật là động tác đánh vợt từ sau ra trước, từ thấp lên cao (quan trọng là ở "cái" từ thấp lên cao đây này), muốn cú đánh được dài ( để tạo ra lực mạnh, và tạo xoáy cao) thì vợt phải xuất phát từ thấp, mà muốn vợt thấp thì việc hạ trọng tâm cơ thể và nghiêng người ra sau là rất quan trọng (ngoài tác dụng tạo cân bằng tốt hơn, tạo cho thân người và cánh tay có biên độ đánh theo phương ngang được nhiều hơn). Các bạn cứ thử để trọng tâm ở tít trên cao - đứng 2 chân thẳng, 2 bàn chân gần nhau là trọng tâm cao nhất còn gì - và thử giật với biên độ vung tay dài xem có được không nhá ! Đố ai làm được đấy! Vì còn "chỗ" đâu mà đưa vợt lên cao nữa, trừ trường hợp ... nhảy lên - mà cũng rất khó nhảy khi 2 chân đang đứng thẳng đứ đừ như vậy.

Dĩ nhiên điều bạn Long thủ nói là trong điều kiện "lý tưởng", tức là chúng ta có đủ thời gian để chuẩn bị (hoặc là chúng ta có tố chất là ... rất nhanh nhẹn). Còn trong những tình huống cụ thể, có khi không kịp cong 2 đầu gối, nghiêng người, hạ tay lấy đà thì đành phải "hy sinh" các ưu điểm của các công đoạn này và chỉ còn dùng cơ vai để điều khiển cánh tay trong, cánh tay ngoài rồi đến bàn tay nữa thôi. Và đương nhiên một cú giật "chưa đủ chân đủ tay" như vậy thì khó mà tạo ra lực mạnh, xoáy cao, điểm rơi tốt được - Nhưng ... có còn hơn không, hihi !
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top