Sai lầm trong kỹ thuật "vảy cổ tay trái"

long thủ

Đại Tá
Cái này thì Bác sai hoàn toàn rồi, dù gò đẩy cắt...đánh vào phần mép vợt luôn có lực hơn nhiều so với đánh vào tâm vợt. Bác tâng bóng thì hiển nhiên là sẽ thấy tâm vợt bóng nảy hơn, nhưng giờ bác thử giật bóng xem, những cú giật lai bạt bóng sẽ tiếp xúc chủ yếu ở khu mép dưới vợt. Chỉ qua việc tiếp xúc bóng cũng sẽ biết ai là cao/thấp thủ, hehe
PS : Vậy là qua mấy lần tranh luận đã bắt thóp đc hermesqn và bachikho rồi nhé, khà khà

... Thầy em học bóng bàn bên Thượng Hải mà cũng ko dám kết luận như bác đâu :( Điểm phát lực tốt nhất với quả giật là nốt mụn trong ảnh dưới đây
Bác giật vào mép dưới vợt thì chắc chắn là chả có hạ người xoay người gì đúng không

 

VirusBNG

Trung Uý
... Thầy em học bóng bàn bên Thượng Hải mà cũng ko dám kết luận như bác đâu :( Điểm phát lực tốt nhất với quả giật là nốt mụn trong ảnh dưới đây
Bác giật vào mép vợt thì chắc chắn là chả có hạ người xoay người gì đúng không
Bác nói đúng rồi đó, bóng trên bàn và sát mép thì phát lực bằng vai, điểm tiếp xúc ở mép dưới vợt, em nói ở comment trước rồi mà, còn xa hơn 1 chút thì đương nhiên hạ trong tâm xoay người rồi. Bóng tiếp xúc ở khu mép sẽ cắm bóng hơn, giật ở tâm thì bóng sẽ đi vòng cung hơn.
 

linh729

Thượng Tá
Cái này thì Bác sai hoàn toàn rồi, dù gò đẩy cắt...đánh vào phần mép vợt luôn có lực hơn nhiều so với đánh vào tâm vợt. Bác tâng bóng thì hiển nhiên là sẽ thấy tâm vợt bóng nảy hơn, nhưng giờ bác thử giật bóng xem, những cú giật lai bạt bóng sẽ tiếp xúc chủ yếu ở khu mép dưới vợt. Chỉ qua việc tiếp xúc bóng cũng sẽ biết ai là cao/thấp thủ, hehe
PS : Vậy là qua mấy lần tranh luận đã bắt thóp đc hermesqn và bachikho rồi nhé, khà khà

== Một số cốt vợt ngoài độ uốn theo hướng dọc cán vợt, còn có độ uốn theo cả chiều ngang.
Chính độ uốn đó đã làm cho 1 số quả đánh khi bóng rơi vào mép dưới kèm theo 1 động tác đủ dài và không quá đột ngột, người chơi sẽ có cảm giác bóng lưu lại lâu hơn và khi bật ra thì nhiều xoáy hơn và hơi dị. Những cây vợt đó sẽ cho ra đường bóng biến hóa khó lường nhưng thiếu ổn định.
== Ngoài độ uốn của vợt, còn có thể do sự đặc biệt khác thường trong động tác của người chơi dẫn đến cảm giác bóng vào mép vợt đi hiểm hóc hơn.

Vì vậy, kết luận của bạn là không sai nhưng rất tiếc nó chỉ đúng cho 1 số trường hợp, không đúng cho tất cả.
 
Last edited:

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Ngồi đọc hết 8 trang bài biết có thể kết luận rằng như sau:
Phần đúng:
_Bác chủ thớt nói là cú trái dùng lực "quất roi", ok, phần này mình cho là chuẩn, chính xác
_Lực chủ yếu phát ra ở cẳng tay, cổ tay đóng góp vai trò là chọn điểm tiếp xúc và ma sát bóng + thêm trợ lực

Phần sai:
_ Cú Flick mà bác bảo không có cổ tay thì là sai hoàn toàn nhé, vì cái tên này đã được mặc định các huấn luyện viên + các vận động viên của thế giới mặc định đặt cho những cú xử lý trong bàn rồi, trừ khi bác muốn sáng tạo trường phái mới, lật đổ thế giới bóng bàn hiện tại.
_ Chủ thớt đưa những Video dẫn chứng để chứng minh luận điểm của mình là "cổ tay được ghim chặt với cánh tay" nhưng 100% video ta đều nhìn thấy rõ ràng cổ tay của họ có cử động, em nói là cử động chứ chưa nói là vảy hay làm điều gì đó tương tự như thế nhé. Và chính chủ thớt cũng bảo dùng "lực roi quất" - Bác đã nhìn thấy cái roi nào lúc quất mà phần đầu của nó vẫn cứng đơ như khúc gỗ chưa.
_Bác nói W. Schlager đánh trái ghim chặt cổ tay và thấy rất cứng sau đó đưa video dẫn chứng. Bản thân em xem xong video thì thấy rằng: "Có phải vì video quay xa + động tác của anh ta nhanh nên bác không nhìn kịp hay bác có chút vấn đề về mắt mà lại bảo bậc thầy về kỹ thuật cổ tay đánh trái không cần cổ tay" - Cái này thì chắc chắn bác sai lòi
_ Kỹ thuật flick thường được dùng khi bóng trên mặt bàn, có nghĩa là ngắn. Vậy dùng cả cẳng tay dài thì liệu có "kịp" không khi bóng nảy hai nảy. Nếu dùng cẳng tay là chính thì tại sao ta hay thấy những Ma Long, Xu Xin di chuyển sang phải để dùng cú Flick BH mà không đứng nguyên mà sử dụng cú Flick FH hay giật phải - Rõ ràng là đỡ mất sức hơn rất nhiều mà lại không bị rơi vào thế bị "điều".

Hơn hết: "Trong bóng bàn, cổ tay là cực kỳ quan trọng và tối cần thiết trong tất cả các kỹ thuật của bóng bàn" - Câu này là Jan Ove Waldner nói chứ không phải là em nghĩ ra.

Nói chung trong topic này:
+ Chủ thớt ngộ ra một kỹ thuật, nhưng lại nói cả thế giới nhầm và cho rằng kỹ thuật của mình mới là chuẩn mực, kỹ thuật bác ngộ ra đơn giản là một cách để đưa bóng vào bàn đối phương chứ chưa phải là Flick.
+ Một mình bác một ý kiến còn lại là 3 comment cám ơn vì bác ngộ ra kỹ thuật này, còn 100% các ý kiến còn lại đều là phản đối. Hiện tại chắc bác đang nghĩ những ai phản bác mình là ngu muội hết, mình ta một trình độ. Nếu bác đúng đã không có 7 trang tranh luận mà đa 100% là phản đối
+ Những người phản đối bác bằng những cmt dài, có dẫn chứng đều là những người có thâm niên đánh bóng bàn từ 3 - 30 năm trở lên rồi chứ không phải 3 tháng. Riêng hai thanh niên long thủ và Bạch Long đã chơi lần lượt là 7 năm và 3 năm rồi, hai người này em chơi thân nên em biết.

Cuối cùng, mong bác xem kỹ lại video rồi lý giải tại sao trong các cú Flick hay giật trái, nếu cổ tay ghim cứng thì tại sao nó vẫn cử động.
Lời kết: Chúc bác lật đổ được thế giới bóng bàn hiện tại, em chán nhìn cảnh TQ thống trị lâu lắm rồi.

Thân!
 
Last edited:

VirusBNG

Trung Uý
Cuối cùng, mong bác xem kỹ lại video rồi lý giải tại sao trong các cú Flick hay giật trái, nếu cổ tay ghim cứng thì tại sao nó vẫn cử động.
Lời kết: Chúc bác lật đổ được thế giới bóng bàn hiện tại, em chán nhìn cảnh TQ thống trị lâu lắm rồi.

Thân!

Trước em muốn nói ở đây, là cám ơn sự nhiệt tình của Bác, và điều em muốn là trao đổi vui vẻ chứ ko phải hổ báo như 1 số thành viên.
Ở trên có những chỗ Bác đúng và những chỗ em chưa đồng ý.
Trước tiên quan điểm của em rõ ràng là thế này. Gọi góc giữa "Bàn tay" và "Cánh Tay giữa" là Góc X
1. Cổ tay đc ghim cứng là thế nào : Trước tiếp xúc và sau tiếp xúc bóng - góc X ko thay đổi nhiều.
2. Đa phần clip được đưa ra em đều thấy Góc X này ko thay đổi nhiều.

Bác phản biện giúp em 2 ý ở trên.

Giờ em phản biện 1 vài ý của Bác
Kỹ thuật flick thường được dùng khi bóng trên mặt bàn, có nghĩa là ngắn. Vậy dùng cả cẳng tay dài thì liệu có "kịp" không khi bóng nảy hai nảy. Nếu dùng cẳng tay là chính thì tại sao ta hay thấy những Ma Long, Xu Xin di chuyển sang phải để dùng cú Flick BH mà không đứng nguyên mà sử dụng cú Flick FH hay giật phải - Rõ ràng là đỡ mất sức hơn rất nhiều mà lại không bị rơi vào thế bị "điều". Đoạn này quá đúng, em xin ghi nhận để học hỏi.

_Bác nói W. Schlager đánh trái ghim chặt cổ tay và thấy rất cứng sau đó đưa video dẫn chứng. Bản thân em xem xong video thì thấy rằng: "Có phải vì video quay xa + động tác của anh ta nhanh nên bác không nhìn kịp hay bác có chút vấn đề về mắt mà lại bảo bậc thầy về kỹ thuật cổ tay đánh trái không cần cổ tay" Đoạn này Bác xem lại ý 1,2 của em, nếu ý 1,2 sai thì đoạn này em nhận em sai. Em vẫn luôn nói là "Cổ tay ghim cứng" chứ ko hề nói nói là "anh ta ko dùng cổ tay".

Hơn hết: "Trong bóng bàn, cổ tay là cực kỳ quan trọng và tối cần thiết trong tất cả các kỹ thuật của bóng bàn" - Câu này là Jan Ove Waldner nói chứ không phải là em nghĩ ra. EM đâu có phản Bác điều này, cổ tay mà waldner nói tới là để chỉnh hướng đi của bóng, vì waldner là dân ôm bàn, điều bóng về các góc thì góc cổ tay thay đổi liên tục là điều hiển nhiên. Nhưng điều em hiểu ra ko phải là điều waldner nói. Cổ tay phải cứng trong đa phần động tác, nếu ko bóng sẽ...tụt lưới/bung. Vậy theo Bác, đôi công tác dụng gì trong kỹ thuật bóng bàn ???
 

VirusBNG

Trung Uý
Ví dụ như clip dưới đây là có "vảy cổ tay" góc X có thay đổi.
Và bản thân e cho rằng đây là động tác ko đúng, vì nó khác hoàn toàn với các VĐV TQuốc, và em cũng thấy rằng việc cổ tay để lỏng như trong clip dưới siêu siêu khó đánh, khó có thể có độ chính xác cho trái bóng. Hình như pingskills cũng có động tác tương tự như vậy.
 

VirusBNG

Trung Uý
Còn đây là clip đầu tiên em quay lại để xem, sau 3 tháng rưỡi học bóng.
Em mặc quần áo đen, và người đánh cùng chỉ là 1 người đánh bình thường, nên chưa thể thể hiện hết đc kỹ năng mà e đã tự học. Trong 1-2 ngày tới có thể em sẽ quay tiếp với người đánh tốt hơn hẳn để các Bác góp ý.

 

bachikho

Đại Tá
xem clip rồi thì vẫn giữ cho bác 5 bóng và sẽ ko tranh luận nữa vì đã hiểu tại sao bác chưa phân biệt được flick với giật trái hay các khái niệm cơ bản của bb (đúng như dự đoán ban đầu là phát thuận chưa xong lại lo phát ngược mà)
 

linh729

Thượng Tá
Còn đây là clip đầu tiên em quay lại để xem, sau 3 tháng rưỡi học bóng.
Em mặc quần áo đen, và người đánh cùng chỉ là 1 người đánh bình thường, nên chưa thể thể hiện hết đc kỹ năng mà e đã tự học. Trong 1-2 ngày tới có thể em sẽ quay tiếp với người đánh tốt hơn hẳn để các Bác góp ý.



Đánh thế này thì còn nhiều thứ phải chỉnh lắm Virus ạ. Tầm Long thủ chắc sẽ tặng được bạn ít nhất 6 quả. Tốt nhất nên dừng lại việc tranh luận. Ra Tết anh em gặp nhau giao lưu, bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn đấy.
 

hermesqn

Trung Uý
Cái này thì Bác sai hoàn toàn rồi, dù gò đẩy cắt...đánh vào phần mép vợt luôn có lực hơn nhiều so với đánh vào tâm vợt. Bác tâng bóng thì hiển nhiên là sẽ thấy tâm vợt bóng nảy hơn, nhưng giờ bác thử giật bóng xem, những cú giật lai bạt bóng sẽ tiếp xúc chủ yếu ở khu mép dưới vợt. Chỉ qua việc tiếp xúc bóng cũng sẽ biết ai là cao/thấp thủ, hehe
PS : Vậy là qua mấy lần tranh luận đã bắt thóp đc hermesqn và bachikho rồi nhé, khà khà
???????????? bác bắt cái j` ở đây thế, bác có thấy ai đồng ý với cái quan điểm cắt, gò, giật,... (trừ giao bóng nhé) mà tiếp xúc vào mép vợt ko? Bác dẫn chứng cao thủ nào tiếp xúc ở mấy cái chỗ bác nói hay ko giùm em với?????
 

VirusBNG

Trung Uý
???????????? bác bắt cái j` ở đây thế, bác có thấy ai đồng ý với cái quan điểm cắt, gò, giật,... (trừ giao bóng nhé) mà tiếp xúc vào mép vợt ko? Bác dẫn chứng cao thủ nào tiếp xúc ở mấy cái chỗ bác nói hay ko giùm em với?????
Bác đợi em xíu, em chụp lại hình các cao thủ.
 

hermesqn

Trung Uý
Còn đây là clip đầu tiên em quay lại để xem, sau 3 tháng rưỡi học bóng.
Em mặc quần áo đen, và người đánh cùng chỉ là 1 người đánh bình thường, nên chưa thể thể hiện hết đc kỹ năng mà e đã tự học. Trong 1-2 ngày tới có thể em sẽ quay tiếp với người đánh tốt hơn hẳn để các Bác góp ý.

Em đã khóc khi xem clip này :((((((((((((((((((((((((((((((((
 

NTBB

Super Moderators
Ví dụ như clip dưới đây là có "vảy cổ tay" góc X có thay đổi.
Và bản thân e cho rằng đây là động tác ko đúng, vì nó khác hoàn toàn với các VĐV TQuốc, và em cũng thấy rằng việc cổ tay để lỏng như trong clip dưới siêu siêu khó đánh, khó có thể có độ chính xác cho trái bóng. Hình như pingskills cũng có động tác tương tự như vậy.

Bạn VirusBNG thân mến !

Về video bạn tập bóng và lấy đó để chứng minh cú Flick Backhand với cổ tay ghim cứng của bạn mình tạm thời chưa có ý kiến gì.

Ở đây mình chỉ muốn bạn lưu ý thêm một số điều về video clip trong đó động tác của người làm mẫu mà bạn cho là không đúng:

1. Đây là video về cú giật trái tay đối phó với cú chặn bóng, tức bóng đưa sang là bóng xoáy lên. Khác với cú Flick Backhand trên bàn mà chúng ta đang bàn đến. Trong clip đó chỉ có cú đánh trả giao bóng ở phút 3':04" là cú backhand flick đối phó với bóng xoáy xuống - chính là cú đánh mà các bạn khác đang rất quan tâm - và thực tế người làm mẫu "vảy cổ tay" rất rõ.

2. Người hướng dẫn trong clip đó nêu ra 3 sai lầm phổ biến nhất:
a. Đưa cổ tay ra phía trước theo đà vung vợt khi đánh bóng.
b. Chỉ sử dụng cẳng tay mà không có cổ tay (tham gia vào cú đánh).
c. Chuyển động đầu "lung tung".

3. Và người hướng dẫn cũng nêu ra 3 yếu tố then chốt trong cú đánh mà anh ta đã hướng dẫn (cú giật trái tay chống lại bóng chặn), đó là:
a. Tư thế đứng thoải mái (thả lỏng).
b. Điều chỉnh độ cao cánh tay ngoài.
c. Kỹ thuật phải linh hoạt.

Còn đây là những nhận xét của mình về các ... nhận xét của bạn:

i. Bạn nói rằng video đó là không đúng vì nó không giống với các VĐV Trung Quốc. Cách lập luận này không có sức thuyết phục (thậm chí hơi ... ngây ngô - xin lỗi bạn !), vì chẳng lẽ trên thế giới này chỉ có các VĐV TQ là luôn đúng, còn những TimoBoll, Shlarger, Orcharov, Mizutani, Waldner... trong đó có những người đã từng là vô địch thế giới với các cú đánh khác người TQ đều là sai cả sao? Và bạn có biết rằng chính HLV trưởng của đội tuyển BB TQ đã từng nói rằng (bạn tìm xem trong mục Nâng cao của diễn đàn): một trong những yếu tố khiến động tác giật bóng kiểu TQ khác với kiểu châu Âu là ở tính chất của loại mút mà họ sử dụng.

ii. Bạn nói rằng động tác vảy cổ tay của người hướng dẫn trong video là "siêu siêu khó", và khó chính xác, nhưng mình thấy anh ấy làm có khó gì đâu, thậm chí anh ấy còn điều hướng bóng, tấn công ra 2 góc rất dễ dàng và cũng rất chính xác. Và nếu bạn chú ý thì quả bóng đến khó như ở thời điểm 2':39" anh ấy đã dùng cổ tay để đánh trả 1 đường bóng ở góc khá xa bên trái tay, trong một tư thế rất khó (quả đó nếu không nhờ cái ... cổ tay thì chưa chắc anh ấy đã đưa được bóng vào bàn đẹp đến như vậy!). Có thể động tác "vảy cổ tay" trong video chỉ khó với bạn hoặc với ai chưa tập quả này thôi, nhưng điều đó không phải là lý do để nói rằng động tác của anh ấy ... sai (!?).
 
Last edited:

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Trước em muốn nói ở đây, là cám ơn sự nhiệt tình của Bác, và điều em muốn là trao đổi vui vẻ chứ ko phải hổ báo như 1 số thành viên.
Ở trên có những chỗ Bác đúng và những chỗ em chưa đồng ý.
Trước tiên quan điểm của em rõ ràng là thế này. Gọi góc giữa "Bàn tay" và "Cánh Tay giữa" là Góc X
1. Cổ tay đc ghim cứng là thế nào : Trước tiếp xúc và sau tiếp xúc bóng - góc X ko thay đổi nhiều.
2. Đa phần clip được đưa ra em đều thấy Góc X này ko thay đổi nhiều.

Bác phản biện giúp em 2 ý ở trên.

Giờ em phản biện 1 vài ý của Bác
Kỹ thuật flick thường được dùng khi bóng trên mặt bàn, có nghĩa là ngắn. Vậy dùng cả cẳng tay dài thì liệu có "kịp" không khi bóng nảy hai nảy. Nếu dùng cẳng tay là chính thì tại sao ta hay thấy những Ma Long, Xu Xin di chuyển sang phải để dùng cú Flick BH mà không đứng nguyên mà sử dụng cú Flick FH hay giật phải - Rõ ràng là đỡ mất sức hơn rất nhiều mà lại không bị rơi vào thế bị "điều". Đoạn này quá đúng, em xin ghi nhận để học hỏi.

_Bác nói W. Schlager đánh trái ghim chặt cổ tay và thấy rất cứng sau đó đưa video dẫn chứng. Bản thân em xem xong video thì thấy rằng: "Có phải vì video quay xa + động tác của anh ta nhanh nên bác không nhìn kịp hay bác có chút vấn đề về mắt mà lại bảo bậc thầy về kỹ thuật cổ tay đánh trái không cần cổ tay" Đoạn này Bác xem lại ý 1,2 của em, nếu ý 1,2 sai thì đoạn này em nhận em sai. Em vẫn luôn nói là "Cổ tay ghim cứng" chứ ko hề nói nói là "anh ta ko dùng cổ tay".

Hơn hết: "Trong bóng bàn, cổ tay là cực kỳ quan trọng và tối cần thiết trong tất cả các kỹ thuật của bóng bàn" - Câu này là Jan Ove Waldner nói chứ không phải là em nghĩ ra. EM đâu có phản Bác điều này, cổ tay mà waldner nói tới là để chỉnh hướng đi của bóng, vì waldner là dân ôm bàn, điều bóng về các góc thì góc cổ tay thay đổi liên tục là điều hiển nhiên. Nhưng điều em hiểu ra ko phải là điều waldner nói. Cổ tay phải cứng trong đa phần động tác, nếu ko bóng sẽ...tụt lưới/bung. Vậy theo Bác, đôi công tác dụng gì trong kỹ thuật bóng bàn ???

1. Cổ tay với cẳng tay chỉ gập được một số góc trong một số tình huống nhất định ví dụ như flick và cũng chính vì cái góc X của bác nó nhỏ + động tác của VĐV họ nhanh nên mới gọi là "Vẩy"
2. Rõ ràng góc X chỉ thay đổi lớn nhất khi mà họ Flick bóng, bác nhìn toàn những quả giật trái với chặn bóng + lão Kraenga đối giật trái thì động tác cổ tay của họ chả dứt khoát với biên độ không cao là đúng rồi còn gì. Hay bác nghĩ dùng cổ tay là họ phải dùng như kiểu cầm quạt mà quạt lấy quạt để.

Về ý phản biện:
Các bác cho em hỏi "Cổ tay ghim cứng" với "anh ta ko dùng cổ tay" thì nó khác gì nhau trong lời văn của bác ạ.
Chắc chắn bác nhầm việc "chắc chắn và dứt khoát" trong cú Flick với việc "cứng" cổ tay rồi ạ. Dân bóng bàn đều nói cái việc cứng cổ tay trong bóng bàn là thể viện sự hậu đậu trong bóng bàn rồi, không tin thì bác hỏi người bác cho là hiểu biết nhất về bóng bàn ở khu vực bác sống là rõ.

Câu nói của Waldner là không dành riêng cho bất cứ rơ đánh nào cả, nó dành cho tất cả các lối đánh. Còn lối ôm bàn chặn đẩy của Waldner mới là lối mà cần sự chắc chắn của cổ tay nhất, chặn bóng mà cổ tay dẻo thì chỉ có lối giảm lực như Kenta nhé bác. Còn đường chặn bóng của Waldner thì đi thẳng và nhanh, không lượn xoáy ngang chút nào => không có chuyện dùng nhiều cổ tay trong lối chặn bóng của Waldner.

Sau bài post này cùng việc xem video của bác, em sẽ không tranh luận thêm và chờ ngày bác ra HN giao lưu ạ!

Thân!
 

VirusBNG

Trung Uý
Bạn VirusBNG thân mến !

Về video bạn tập bóng và lấy đó để chứng minh cú Flick Backhand với cổ tay ghim cứng của bạn mình tạm thời chưa có ý kiến gì.

Ở đây mình chỉ muốn bạn lưu ý thêm một số điều về video clip trong đó động tác của người làm mẫu là không đúng:

1. Đây là video về cú giật trái tay đối phó với cú chặn bóng, tức bóng đưa sang là bóng xoáy lên. Khác với cú Flick Backhand trên bàn mà chúng ta đang bàn đến. Trong clip đó chỉ có cú đánh trả giao bóng ở phút 3':04" là cú backhand flick đối phó với bóng xoáy xuống - chính là cú đ1nh mà các bạn khác đang rất quan tâm - và thực tế người làm mẫu "vảy cổ tay" rất rõ.

2. Người hướng dẫn trong clip đó nêu ra 4 sai lầm phổ biến nhất:

Chú NTBB lại hiểu sai ý cháu rồi.
Cháu đưa clip lên để mọi người thấy động tác "vảy cổ tay" mà cháu đang định nghĩa là như thế nào !
Dù flick BH hay backhand topspin thì việc vảy cổ tay như clip cháu đưa ra là sai là ko đúng chuẩn.
 

VirusBNG

Trung Uý
Còn lối ôm bàn chặn đẩy của Waldner mới là lối mà cần sự chắc chắn của cổ tay nhất, chặn bóng mà cổ tay dẻo thì chỉ có lối giảm lực như Kenta nhé bác.

Sau bài post này cùng việc xem video của bác, em sẽ không tranh luận thêm và chờ ngày bác ra HN giao lưu ạ!

Thân!

1. "Cứng cổ tay" mà em đang nói tới chính là điều trong dòng chữ màu đỏ ở trên.
2. Em xin số bóng Bác muốn chấp để ra tết giao lưu.
 

Bình luận từ Facebook

Top