Olympic London 2012, 28/7 - 08/8/2012, London, Anh

devil_xiii

Binh Nhì
Đúng rồi đó. Thậm chí mình nghĩ trong nội bộ còn diễn ra một giải sát hạch lựa chọn người đánh đơn ấy chứ. Không thế sao những thành viên khác chịu phục và thoải mái tham gia theo sự phân công.

quan điểm cá nhân của mình thì những lựa chọn này đã được huấn luyện viên sắp xếp trước rồi, và sẽ theo đúng phương pháp bác lion nói là chiếu theo World ranking thời điểm đó để mà xếp đội hình vì đó là quyền lợi của từng cá nhân, còn ngoài ra trước thềm Olympic thì China đã tổ chức rất nhiều giải đấu tiền Olympic để cho các vận động viên "mài kiếm" rồi và trong những giải đó thì phong độ của Wang Hao và Zhang Jike đều không thật sự ấn tượng, mình đánh giá là cả hai đều dưới Ma Long và thậm chí cả dưới Xuxin tuy nhiên không thể vì thế mà đổi đội hình được. Mà quân phiệt như chịna, mình tin là dù bác LIU có quyết thế nào đi chăng nữa thì cũng không có vận động viên nào dám bật đâu :)) ngoài ra với China thì dù vận động viên không đạt phong độ cao thì vẫn luôn được đánh giá cao hơn các vận động viên khác, đơn giản vì họ ở 1 đẳng cấp khác, Olympic này cho dù không phải là Zhang và Wang đánh đơn, mà là Ma Long và Xu xin đánh đơn thì chức vô địch vẫn sẽ là cuộc chiến nội bộ của China mà thôi :D năm nay chắc là Olympic cuối của Wang Hao rồi "kẻ thua cuộc vĩ đại"
 

devil_xiii

Binh Nhì
Em thì thấy dàn xếp rồi. WH đánh ko có sát khí, thật lạ.
Set 4 Jike đánh bỏ thấy rõ.
Dàn xếp để Jike có đủ bộ sưu tập các danh hiệu cao quý nhất của làng bóng bàn thế giới.

bác theo dõi không sát rồi, lối đánh của Wang Hao so với Zhang Jike, Ma Long hay Xu xin thì đều hiền hơn lâu nay mỗi khi Wang Hao đánh với Jike hay Ma Long thì đều bị dồn vào thế hạ phong, thời điểm này phong độ của Wang Hao không cao, và đã hiểu nhau quá rõ nên Wang thua Zhang jike âu cũng là điều dễ hiểu, Wang Hao đánh đều cả hai càng nên sát khí không cao như mấy anh đánh thiên về 1 càng :D
 

mika9967

Trung Sỹ
Wang Hao đã bị bại dưới tay Zhang 2 lần tại 2 giải lớn, chắc là pohong độ xuống rồi, không thể nói là dàn xếp được.dẫu sao cũng tiếc cho WH.
 

devil_xiii

Binh Nhì
Uả thế trung quốc có ai là đánh 1 càng hả bác ơi?

bác đọc kĩ nhé, mình không nói là đánh 1 càng mà mình nói là đánh "thiên" về 1 càng, có nghĩa là họ đánh hai càng nhưng khi dứt điểm thì họ sử dụng chủ yếu 1 càng để dứt điểm, còn đẳng cấp thế giới thì ai lại đánh 1 càng, đơn cử như Ma Long, tất nhiên là vận động viên này đánh 2 càng rồi nhưng khi dứt điểm anh chủ yếu sử dụng FH để dứt điểm, Xu xin cũng vậy
 

chjck3n_pzo

Thượng Sỹ
bác đọc kĩ nhé, mình không nói là đánh 1 càng mà mình nói là đánh "thiên" về 1 càng, có nghĩa là họ đánh hai càng nhưng khi dứt điểm thì họ sử dụng chủ yếu 1 càng để dứt điểm, còn đẳng cấp thế giới thì ai lại đánh 1 càng, đơn cử như Ma Long, tất nhiên là vận động viên này đánh 2 càng rồi nhưng khi dứt điểm anh chủ yếu sử dụng FH để dứt điểm, Xu xin cũng vậy
Theo em nghĩ thì vđv nào cũng như vậy thôi.. kể quả wang hao cũng vậy.. họ thường xuyên dứt điểm bằng quả đánh thuận tay nhiều hơn là quả đánh trái tay.. nhưng khi vào tình thế đôi công hoặc mở đầu cho cuộc tấn công thì họ sử dụng đều cả 2 bên.. vd như wang hao fh/bh: 60/40, Zhang jike 60/40.. ma long 70/30.. theo em lối đánh của họ ảnh hưởng đến kỹ thuật chứ không phải điều ngược lại..
 

Trau_CoDoc

Trung Uý
Hình tem bạc rất rõ này:.....chẳng nhẽ lại được phép chơi 2 vợt trong một trận đấu hả boll??

Cũng có thể chơi 2 vợt mà bác. trc em xem có 1 trận WangLiqin vs Samsonov. WangLiqin va vào bàn khi thực hiện cú đánh BH nên đã thay 1 cây vợt khác mà. Đấy là chư kể những VĐV bị gãy vợt khi thi đấu nữa chứ :)
 

devil_xiii

Binh Nhì
Theo em nghĩ thì vđv nào cũng như vậy thôi.. kể quả wang hao cũng vậy.. họ thường xuyên dứt điểm bằng quả đánh thuận tay nhiều hơn là quả đánh trái tay.. nhưng khi vào tình thế đôi công hoặc mở đầu cho cuộc tấn công thì họ sử dụng đều cả 2 bên.. vd như wang hao fh/bh: 60/40, Zhang jike 60/40.. ma long 70/30.. theo em lối đánh của họ ảnh hưởng đến kỹ thuật chứ không phải điều ngược lại..

mình hoàn toàn đồng tình với bạn, tuy nhiên mình nghĩ là kĩ thuật và lối đánh của từng cầu thủ là hai thứ luôn song hành, không thể tách rời và hai cái đó luôn cùng phát triển với nhau và hỗ trợ nhau để phát triển chứ không phải cái nào có trước cái nào có sau hay cái nào quyết định cái nào, trừ những thứ thuộc về "bẩm sinh". Còn ý mình ở trên thì là nếu bạn sử dụng FH/BH là 70/30 thì quả FH của bạn sẽ "dũng mãnh" hơn hay nhiều "sát khí" hơn một người cùng đẳng cấp và sử dụng FH/BH với tỉ lệ 60/40
 

toannq

Trung Uý
Cũng có thể chơi 2 vợt mà bác. trc em xem có 1 trận WangLiqin vs Samsonov. WangLiqin va vào bàn khi thực hiện cú đánh BH nên đã thay 1 cây vợt khác mà. Đấy là chư kể những VĐV bị gãy vợt khi thi đấu nữa chứ :)
Em thấy Olympic trước trận đấu trọng tài thu vợt của 2 vđv lại.Đến khi thi đấu mới đưa ra rồi cho 2 vđv xem vợt nhau.Thấy có mỗi 1 vợt thôi
 

tranthelong

Super Moderators
Vòng 16 nội dung đồng đội nữ đã bắt đầu diễn ra ngày hôm nay 03/8/2012.
Kết quả và lịch thi đấu các vòng tiếp theo như sau:
(Giờ Việt Nam = Giờ London+6)



Một số hình ảnh thi đấu của đội tuyển nữ Trung Quốc:


Ding Ning, Guo Yue và Li Xiaoxia















Ngày hôm nay 03/8 cũng đã bắt đầu với vòng 16 nội dung đồng đội nam. Llịch thi đấu như sau:
(Giờ Việt Nam = Giờ London+6)
Link xem trực tiếp: http://www.youtube.com/user/olympic

 
Last edited:

tranthelong

Super Moderators
Zhang Jike: Giành danh hiệu Grand Slam trong vòng 445 ngày

Ở tuổi 24, Zhang Jike xếp hạng ở vị trí số 1 thế giới, là nhà đương kim vô địch thế giới, vô địch World Cup và vô địch Olympic, phá vỡ tất cả mọi kỷ lục được biết đến trong làng bóng bàn. Zhang Jike đã thiết lập nên một tiêu chuẩn mới và đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của mình và sẽ được ghi vào lịch sử bóng bàn.


Zhang Jike - huyền thoại sống của bóng bàn ở tuổi 24

Tháng 5/2011 tại Rotterdam, Zhang Jike lần đầu tiên đến với chức vô địch thế giới. Ai có thể đoán trước được rằng lần đầu tiên Zhang Jike đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên với màn trình diễn của mình. Có lẽ, điều quan trọng nhất là Zhang Jike đã đánh bại Timo Boll. Điều đó khiến cho anh tự tin hơn trong trận chung kết với Wang Hao. Sau 6 set đấu, Zhang Jike đã được vinh danh là nhà vô địch thế giới. Và đây cũng là tấm vé để anh đến với Olympic London 2012.

Vài tháng sau đó, vào tháng 11/2011 tại Paris, Zhang Jike bước vào một giải đấu lớn khác, đó là World Cup. Một lần nữa Zhang Jike và Wang Hao lại gặp nhau ở trận chung kết và lần thứ hai, Zhang Jike giành chiến thắng.

Tháng 5/2012 vừa qua, khi Ma Long đã sớm bị loại tại Korea Open, danh hiệu vô địch ở Incheon lại thuộc về Zhang Jike. Kể từ đó, Zhang Jike chưa từng rời khỏi vị trí đầu bảng cho đến Thế vận hội Olympic London 2012.

Zhang Jike bắt đầu cuộc hành trình cho Thế vận hội vào ngày 30/7. Vòng đấu đầu tiên an toàn nhưng vòng đấu thứ hai Zhang Jike đã gặp phải khó khăn. Anh đã bị dẫn 2-3 trước lão tướng Vladimir Samsonov của Belarus . Với sự khuyến khích của Liu Guoliang, Zhang Jike đã lội ngược dòng thành công và vượt qua trở ngại. Kể từ đó, các trận đấu của Zhang Jike đã không bị kéo dài đầy đủ nữa. Anh đã đánh bại Jiang Tianyi của Hồng Kôngvà Dimitrij Ovtcharov của Đức chỉ trong năm set, đảm bảo vị trí của mình trong trận chung kết.

Đây là lần thứ ba, Zhang Jike phải đối mặt với đối thủ yêu thích của mình là Wang Hao trong trận đấu cuối cùng của một giải đấu thế giới. Set đấu mở màn đã được chứng minh là rất quan trọng, sau khi vượt qua nó, Zhang Jike trở thành một cỗ máy hủy diệt. Sau 5 set đấu, Zhang Jike đã được vinh danh là nhà vô địch Olympic 2012 và là chủ nhân mới của danh hiệu Grand Slam.

Sau lễ trao giải, Zhang Jike đã trả lời cho một cuộc phỏng vấn. Thật ngạc nhiên, nhà vô địch Olympic không có một dấu hiệu gì của sự phấn khích, niềm vui tràn ngập: “Chúng tôi vẫn còn nội dung đồng đội phải hoàn thành. Và chưa cần thiết để tỏ ra quá phấn khích. Tôi muốn cảm ơn rất nhiều người nhưng một trong những người tôi muốn cảm ơn nhất là Wang Hao. Anh ấy thật tuyệt vời. Trong giải đấu, chúng tôi là đối thủ nhưng ở bên ngoài, chúng tôi là anh em".

Do còn ít tuổi nên nhiều người đã nghĩ Zhang Jike có thể là người trẻ nhất giành được danh hiệu Grand Slam. Zhang Jike, với sự khiêm tốn đã nói về điều này:”Tôi không phải là người trẻ nhất giành được danh hiệu Grand Slam. HLV Liu của tối đã giành được Grand Slam hồi còn trẻ hơn tôi bây giờ”. Tuy nhiên, Zhang Jike thừa nhận rằng anh là cầu thủ giành được tất cả những danh hiệu thế giới trong thời gian ngắn nhất.

Người đầu tiên, Jan Ove Waldner đã mất hơn 3 năm mới giành được danh hiệu Grand Slam trong khi Liu Guoliang cũng phải mất 3 năm. Còn người thứ ba là Kong Linghui cũng phải mất hơn 5 năm để hoàn thành giấc mơ Grand Slam của mình.

Còn Zhang Jike đã hoàn thành danh hiệu Grand Slam trong vòng 445 ngày, tức là 1 năm 80 ngày. Chó ngao Tây Tạng (ví cho sức mạnh của Zhang Jike) đã lập một kỷ lục tuyệt vời của bóng bàn thế giới. Điều này được coi là một bước đột phá đáng kinh ngạc trong lịch sử của bóng bàn, làm cho Zhang Jike trở thành một huyền thoại sống của bóng bàn ở tuổi 24!
 

malin_dn

Trung Uý
Trận chung kết đơn nam olympic 2012 quả thật là một trận đấu hay, như các bạn thấy kĩ thì đa số các cú giao bóng của wang hao đều bị zhang jike moi trả xoáy một cách rất dễ dàng. wang hao bị buộc phải dồn vào đôi công nhanh, tỉ lệ thắng trong các pha đối giật, đôi công phần thắng đa số nghiêng về phía zhang, điều này khiến cho wang hao không thể tìm ra được cách phá giải, dù đã có những lúc wang vượt lên dẫn điểm. Chúng ta thấy wang cũng có một phần về gánh nặng tuổi tác, kinh nghiệm k thể giúp cho wang làm chủ cuộc chơi.
Lối đánh của zhang jike rất linh hoạt và chủ động hoàn toàn. đây là xu thế mới của bóng bàn thế giới, xử lí giao bóng bằng cách moi trả xoáy đưa vào thế đôi công. và như các bạn thấy, zhang rất ít sử dụng gò, chấn trên bàn như trước đây.
 

tranthelong

Super Moderators
Đồng đội nữ: Vòng 16

Một số hình ảnh thi đấu (tiếp):

Nhật Bản vs Mỹ: 3-0
Nhật Bản: Ai Fukuhara, Sayaka Hirano, Kasumi Ishikawa


Ai Fukuhara


Sayaka Hirano


Mỹ: Ariel Hsing, Lily Zhang, Erica Wu


Ariel Hsing - hot girl 17 tuổi của Mỹ


Lily Zhang


Erica Wu và Lily Zhang


Hàn Quốc vs Brazil: 3-0
Hàn Quốc: Kim Kyung Ah, Hajung Seok, Park Mi Young


Kim Kyung Ah


Kim Kyung Ah và ark Mi Young


Brazil: Caroline Kumahara, Gui Lin, Ligia Silva


Gui Lin


Ligia Silva và Gui Lin
 

tranthelong

Super Moderators
Đồng đội nữ: Vòng 16

Một số hình ảnh thi đấu (tiếp):

Singapore vs Ba Lan: 3-1
Singapore: Feng Tianwei, Wang Yuegu, Li Jiawei




Li Jiawei và Wang Yuegu


Ba Lan: Li Qian, Natalia Partyka, Katarzyna Grzybowska


Katarzyna Grzybowska


Katarzyna Grzybowska và Natalia Partyka


Đức vs Úc: 3-0
Đức: Irene Ivancan, Wu Jiaduo, Kristin Silbereisen


Irene Ivancan


Kristin Silbereisen (phải) và Wu Jiaduo (trái)


Úc: Miao Miao, Lay Jian Fang, Vivian Tan


Vivian Tan (trước) và Miao Miao (sau)
 

tranthelong

Super Moderators
Đồng đội nữ: Vòng 16

Môt số hình ảnh thi đấu (tiếp):

Ai Cập vs Hà Lan: 0-3
Ai Cập: Nadeen El-Dawlatly, Dina Meshref, Raghd Magdy


Nadeen El-Dawlatly


Raghd Magdy


Raghd Magdy và Dina Meshref


Hà Lan: Li Jiao, Li Jie, Timina Elena


Timina Elena


Timina Elena và Li Jie


Triều Tiên vs Anh: 3-0
Triều Tiên: Ri Myong Sun, Kim Jong, Ri Mi Gyong


Ri Myong Sun


Ri Mi Gyong (phải) và Kim Jong (trái)


Anh: Joanna Parker, Na Liu, Kelly Sibley


Joanna Parker


Na Liu


Kelly Sibley và Joanna Parker
 

tranthelong

Super Moderators
Đồng đội nữ: Vòng 16

Một số hình ảnh thi đấu (tiếp):

Hồng Kông vs Áo: 3-1
Hồng Kông: Tie Yana, Jiang Huajun, Lee Ho Ching


Tie Yana


Lee Ho Ching và Tie Yana


Áo: Liu Jia, Solja Amelie ^, Li Qiangbing


Liu Jia


Solja Amelie ^


Li Qiangbing


Li Qiangbing và Solja Amelie ^
 

Pearl

Thượng Sỹ
Hôm qua xem trận đồng đội nữ mới thấy được sự vất vả của Feng Tianwei, trận đầu tiên của Sin vs Poland, trước 1 VĐV ít tên tuổi nhưng có lối chơi phòng thủ khó chịu (đánh gai), Feng dù trong top 10 thế giới vẫn phải chịu thúc thủ 2-3. May cho Singapore là những tay vợt khác trong đội thi đấu tương đối ổn định nên đã vượt qua đại diện đến từ Châu Âu khá nhanh gọn.
Qua trận của Feng, ta mới thấy rõ một chân lý tưởng chừng như chỉ đúng trong bóng đá nhưng thực ra là đúng trong bất kì môn thể thao nào, đặc biệt là những môn thể thao có tính đối kháng cao, chân lý mà Hoàng đế Franz Beckenbauer rút ra từ chính sự nghiệp thi đấu của mình: "Kẻ mạnh không phải là kẻ thắng, kẻ thắng mới là kẻ mạnh".
 

Bình luận từ Facebook

Top