xin giúp đỡ về cú giao xoáy ngược xuống

hoangthinh

Đại Uý
Còn tùy vào từng trường hợp là bóng xoáy ngang lên hay ngang xuống. Nếu là ngang xuống vợt hơi ngửa ,đầu vợt xuôi về sau sang phải, cán vợt đưa về phía trước sang trái hoặc hướng vợt ngược lại tùy ta thuận cắt phải hay cắt trái, điểm tiếp xúc vào bóng ở má trái bên dưới (khoảng 7-8 giờ ) còn trường hợp là ngang lên vẫn hướng vọt như vậy chỉ thay đổi là úp xuống đẩy sang là được hoặc công luôn.
 

backhand-ghost

Đại Tá
đỡ phát ngược giống đỡ cú phát trái tay thôi mà, chỉ khác ở chỗ phát ngược khó đọc xoáy hơn nếu ko quen
giao thuận xoáy ngược khác giao trái ở điểm tiếp xúc, vì điểm tiếp xúc khác nên thực tế quả bóng nó bay theo quỹ đạo khó chịu hơn nhiều. Giao thuận tay điểm tiếp xúc nó nằm ở phía dưới trái banh và lực ma sát của ta có đôi chút hướng lên trên. Nó làm banh "bồng bềnh" và "chạy" hơn quả giao trái tay (quả giao trái thường có điểm tiếp xúc thiên về bên cạnh banh, lực ma sát có chiều hướng đè xuống, nhất là khi giao xoáy xuống). Ko có ai có thể giao một quả trái mà bóng "chạy" ngúng nguẩy, "lượn lượn" như vậy. Ngoài việc có điểm tiếp xúc kín hơn, chính cái "ngúng nguẩy", "lượn lượn, bồng bềnh" làm ta hơi bối rối để phân biệt lên xuống.
 

anh lang thang

Trung Uý
bản chất quả giao ngược là một quả giao xoáy ngang như quả giao xoáy ngang thuận bình thường. Điểm khác biệt duy nhất là chiều xoáy của quả giao bóng. Khi giao thuận, người ta vào cạnh trái của trái bóng, bóng trả lại đương nhiên có chiều hướng bay về góc BH của người giao, xoáy ngang càng nhiều thì điểm rơi càng sâu ra mang của góc né (điểm rơi tự nhiên, nếu người đỡ giao bóng không cố điều hướng). Khi giao ngược (điểm tiếp xúc ở cạnh bên phải của trái banh, chièu trả giao tự nhiên sẽ là góc trống) thì sẽ hạn chế được một quả trả giao cài sâu vào BH, bóng sẽ có thiên hướng sang BH nhiều hơn nếu người đỡ giao ko tận lực điều chỉnh (ko dễ cài sâu vào mang BH nếu người giao bóng giao ngược thực sự xoáy). Trong quá trình giao đấu, sử dụng quả giao ngược, đặc biệt là ngược xuống một cách hợp lý và có ý đồ thì sẽ có nhiều cơ hội tấn công FH tốt ở những điểm nút (trình độ nghiệp dư mà giao ngược xuống ko bị dài và có độ xoáy tốt thì rất có lợi). Trong góc độ chiến thuật, giao ngược xuống mang tính chiến thuật cao hơn hẳn ngược lên (do ngược lên quá nguy hiểm khi mà điểm rơi của quả giao nằm ở góc FH, nếu bị bắt bài thì quả cổ tay đè banh gần lưới của đối phương sẽ rất khó lường). Một quả giao ngược xuống không cần quá ngắn với điểm rơi nằm trên vạch trắng giữa bàn sẽ gây khó cho đối phương nếu muốn bắt sâu vào góc né (vì phải bẻ cổ tay rất lớn đồng thời vẫn phải ngửa vợt để chống rúc lưới), thường thường ở điểm nút, quả trả bóng sẽ có điểm rơi chạy từ vạch giữa bàn đến góc vuông bên thuận tay, người giao banh sẽ có cơ hội đánh FH trước mà ko cần phải né người, chủ động lúc này có ý nghĩa cực lớn.

Em xem các trận đấu của Zang jike vs ML thấy Zang hay giao ngắn xoáy ngang (thuần - xuống) vào góc FH của ML. ML có 2 phương án trả thường thấy là:
1. Chém xoáy (bắt ngắn) lại vào góc mang cá FH của Zang => Zang bước một bước Flick trên bàn tấn công trước.
2. ML flick nhanh trên bàn tấn công luôn quả giao bóng, và bóng dường như bắt buộc phải đi vào hướng FH của Zang (e chưa thấy trận nào ML flick quả này vào BH của Zang được cả), trường hợp này cũng trong tính toán của Zang nên anh Zang làm quả đờ mi ngược lại vào góc FH của ML.
Trong cách trả thứ 2, càng xem các clip gần đây em càng thấy số lượng bóng đôi công qua lại từ quả này của 2 người càng ngày càng tăng, nghĩa là ML sau một thời gian bị thua quả này cũng đã tìm ra cách ứng phó là làm lại một quả đờ mi như Zang (sau khi Zang đờ mi). Vì pha bóng thường diễn ra ở tốc độ cao nên cũng hiếm khi e thấy 2 cao thủ này đờ mi góc nào khác góc FH của nhau.
 

ngtrantoan

Đại Tá
giao thuận xoáy ngược khác giao trái ở điểm tiếp xúc, vì điểm tiếp xúc khác nên thực tế quả bóng nó bay theo quỹ đạo khó chịu hơn nhiều. Giao thuận tay điểm tiếp xúc nó nằm ở phía dưới trái banh và lực ma sát của ta có đôi chút hướng lên trên. Nó làm banh "bồng bềnh" và "chạy" hơn quả giao trái tay (quả giao trái thường có điểm tiếp xúc thiên về bên cạnh banh, lực ma sát có chiều hướng đè xuống, nhất là khi giao xoáy xuống). Ko có ai có thể giao một quả trái mà bóng "chạy" ngúng nguẩy, "lượn lượn" như vậy. Ngoài việc có điểm tiếp xúc kín hơn, chính cái "ngúng nguẩy", "lượn lượn, bồng bềnh" làm ta hơi bối rối để phân biệt lên xuống.
bác này nghiên cứu quả xoáy ngược cũng nhiều chứ nhỉ
 

vancon62

Trung Uý
xoáy ngược thì nên đỡ như thế nào các bác nhỉ
Theo mình thì để đỡ quả xoáy ngược hiệu quá thì quan trong là bộ chân của bạn.
Mình sẽ nói đến trường hợp mà 2 vdv đều là tay phải để dễ hình dung nhé , nếu quả xoáy ngược xuống sang BH của bạn thì lúc này đơn giản bạn chỉ cần kê vợt hoặc flick đúng chiều xoáy của quả banh về phía BH của đối thủ , còn nếu quả xoáy ngược xuống sang FH của bạn thì lúc đó bộ chân bạn phải di chuyển (đa số là 1 bước dài ) để kê vợt hoặc flick về phí BH của đối thủ ( bạn phải phán đoán được điểm rơi , độ xoáy của quả banh và quan trọng là bạn phải thu bộ thật nhanh ---> cái này thì thật sự khó )
Mình thấy Ma Long có cú đỡ giao bóng xoáy ngược này rất hiệu quả mà không nhất thiết phải di chuyển bộ chân nhiều như video bên dưới ( Ở thời điểm 1'55 ), cú đỡ giao bóng này vừa chuyển lợi thế tấn công của đối thủ thành lợi thế tấn công của mình


nhưng quả giao bóng này giống như con dao hai lưỡi nếu bạn ko xử lý tốt thì dễ bị đối thủ dứt điểm , như video bên dưới


Hi, cho nói thêm cảm nhận của mình ở video này xíu .
Qua video này , mình công nhận là Zhang Jike là ng phát cú xoáy ngược hiệu quả nhất , Ma Long hầu như rất khó để xử lý quả này tốt đc, Ma long cũng rất hạn chế flick hoặc kê bởi vì:
- Nếu như di chuyển để flick hoặc kê sang phía FH của Zhang Jike thì sẽ bị quả đơ mi hoặc giật cháy bàn vào góc trống của Ma Long vừa di chuyển ( dù Ma Long có hồi bộ nhanh thế nào thì cũng bị chuyển vào thế bị động )
- Nếu như di chuyển để flick hoặc kê sang phía BH của Zhang Jike , ai cũng biết là BH của Zhang Jike đỉnh thế nào rồi , nên cửa tử của Ma Long càng hẹp lại hơn.
 
Last edited:

ngtrantoan

Đại Tá
Khi thi đấu nghiệp dư, do quả ngược ít người giao được hoặc ít người giao được ngược xuống nặng nên quả giao bóng này dễ gây bối rối cho đối phương. Đặc biệt, như bác @hoangthinh nói, quả giao ngược lên xuống cũng cũng khó phân biệt hơn các quả giao ngang bình thường, do điểm tiếp xúc tương đối kín, dễ phán đoán sai.
quả giao ngược xuống khó, phải tập nhiều thì mới có cảm giác :D:D:D
 

bachikho

Đại Tá
có mấy kiểu giao ngược: 1 là kiểu china (ZJK, FZD...), 2 là kiểu Âu (Boll, Freitas), tui thấy kiểu Âu dễ tập hơn (cá nhân tui thích kiểu Freitas hơn kiểu Boll, ít khi thấy Boll phát xuống nặng nhưng Freitas phát xuống rất nặng):

 

hoangiang11

Trung Uý
có mấy kiểu giao ngược: 1 là kiểu china (ZJK, FZD...), 2 là kiểu Âu (Boll, Freitas), tui thấy kiểu Âu dễ tập hơn (cá nhân tui thích kiểu Freitas hơn kiểu Boll, ít khi thấy Boll phát xuống nặng nhưng Freitas phát xuống rất nặng):

Giao xuống ngược của malong mới nặng
 

docmaorg

Đại Tá
Quả này mình biết 1 bác ko cần giao nghich, bóng cũng chạy và rất kín. Nhìn cảm giác như xoáy ngang nhưng lúc pha, lên pha xuống rất khó chịu. Bác ý giao quả trái đơn thuần nhưng phải thừa nhận cổ tay, và điểm tiếp xúc bóng rất tốt.
 

ducmthai

Trung Uý
Quả giao này e thường bị 1 quả BH phản xoáy ngang, bóng xoáy ngược về BH của mình, độ xoáy cao hoặc hơn. Sân nhỏ k né giật dc đành phải nhảy ra giữa BH lại. Giao vào FH thì bị flick vào FH. Gặp gà con của gà gon thì nó đỡ mới bung hoặc rúc. Lâu lâu lôi ra thì mới ăn dc. Bởi thế giao khó cỡ nào mà đối phương biết bài là dở, cùng một kiểu giao mà muốn xoáy muốn nhanh muốn chậm kiểu gì cũng dc thì nó mới quan trọng
 

pri-an

Trung Uý
quân hàm này có nói lên điều gì đâu bác, BhG chỉ được cái trâu bò, post nhiều bài lăng nhăng là nó lên muh, he2.
Hôm nào giao lưu, bro bỏ quả ngược đừng giao, mình đỡ không được trái nào, anh em nó lại chê cười.[/QUOTE]
Ấy ấy, lương hưu Đại tá gấp ba lương mình?
 

Bình luận từ Facebook

Top