bản chất quả giao ngược là một quả giao xoáy ngang như quả giao xoáy ngang thuận bình thường. Điểm khác biệt duy nhất là chiều xoáy của quả giao bóng. Khi giao thuận, người ta vào cạnh trái của trái bóng, bóng trả lại đương nhiên có chiều hướng bay về góc BH của người giao, xoáy ngang càng nhiều thì điểm rơi càng sâu ra mang của góc né (điểm rơi tự nhiên, nếu người đỡ giao bóng không cố điều hướng). Khi giao ngược (điểm tiếp xúc ở cạnh bên phải của trái banh, chièu trả giao tự nhiên sẽ là góc trống) thì sẽ hạn chế được một quả trả giao cài sâu vào BH, bóng sẽ có thiên hướng sang BH nhiều hơn nếu người đỡ giao ko tận lực điều chỉnh (ko dễ cài sâu vào mang BH nếu người giao bóng giao ngược thực sự xoáy). Trong quá trình giao đấu, sử dụng quả giao ngược, đặc biệt là ngược xuống một cách hợp lý và có ý đồ thì sẽ có nhiều cơ hội tấn công FH tốt ở những điểm nút (trình độ nghiệp dư mà giao ngược xuống ko bị dài và có độ xoáy tốt thì rất có lợi). Trong góc độ chiến thuật, giao ngược xuống mang tính chiến thuật cao hơn hẳn ngược lên (do ngược lên quá nguy hiểm khi mà điểm rơi của quả giao nằm ở góc FH, nếu bị bắt bài thì quả cổ tay đè banh gần lưới của đối phương sẽ rất khó lường). Một quả giao ngược xuống không cần quá ngắn với điểm rơi nằm trên vạch trắng giữa bàn sẽ gây khó cho đối phương nếu muốn bắt sâu vào góc né (vì phải bẻ cổ tay rất lớn đồng thời vẫn phải ngửa vợt để chống rúc lưới), thường thường ở điểm nút, quả trả bóng sẽ có điểm rơi chạy từ vạch giữa bàn đến góc vuông bên thuận tay, người giao banh sẽ có cơ hội đánh FH trước mà ko cần phải né người, chủ động lúc này có ý nghĩa cực lớn.