Xin bản có phụ đề tiếng việt hoặc anh của đoạn video clip này

thaythuydn

Đại Tá
Mình kiếm được mấy cái clip học bóng bàn của một ông già người Hoa ở Mỹ. Theo cảm nhận của riêng mình thì những clip mà sư phụ dạy hay chỉnh sửa động tác cho đệ tử rất bổ ích vì mình có thể học được rất nhiều từ cái sai của người khác. Khi nào Backhand-Ghót rãnh rỗi tóm lược những ý chính trong clip cũng được. Mình có nhờ một cô người Hoa dịch dùm clip này sang tiếng Anh nhưng cô ta không chơi bóng bàn nên bài dịch cũng chẳng giúp ích được gì.
Anh Luong qua Luong nhiệt tình quá .Đâu cần có anh Luong.Cám ơn anh rất nhiều.
 

Cuongngoquyen

Trung Uý
Mời bác vào ngay topic Bộ tài liệu "Cùng học đánh bóng bàn vơi tiến sĩ Đường và Đánh giá thực chiến" (Kiến thức BB - Cơ bản).
Tuỳ bro chọn, clip nào cũng được, tất nhiên, theo thứ tự thì ok nhất. Thanks
Ok bác. E vào xem trước rồi mai sẽ gọi điện ngay cho thằng bẹn e. Hy vọng nó sẽ giúp ae trên diễn đàn được chút ít. Hj
 

NTBB

Super Moderators
Ôi, ai cũng nhiệt tình như mọi người đây thì ace diễn đàn đâu phải lo không có tài liệu học BB. Cứ làm phụ đề cho các video "Anh - Việt" và "Hoa - Việt" lấy từ YouTube là dư tài liệu để học cho đến khi về ...hưu, hehe !
Cảm ơn tất cả mọi người !
 

backhand-ghost

Đại Tá
Gần 5h, thức giấc, không ngủ được nữa.
Lại lọ mọ vào đây để nghĩ cách làm cho nhanh 24 tập còn lại.
Bất chợt, BhG nghĩ ra. Giờ này duy nhất chỉ còn một ông bạn thân TQ còn đang thức là thằng đang làm việc ở Na Uy (ông em này hơn mình 2 tuổi, chủ nhiệm CLB bóng bàn và cầu lông của trường).
Loanh quanh, moi móc trong email, tìm được số đt thoại của nó. Haha, gọi phát mà nó nhấc máy ngay, bố sư thằng cu.
Nhiệm vụ rất đơn giản, chú vào youtube, tìm download về toàn bộ, ghi lại toàn bộ nội dung cho anh, mẹ thằng này, nó lại hỏi mình có cần dịch ra tiếng Anh ko. Ô hay, dịch ra tiếng Anh rồi tao lại vẫn mất công dịch từ Anh sang Việt mà. Nếu được thì mày dịch thẳng mịe nó sang Tiếng Việt cho anh luôn thì tốt. Thằng đúng là...chỉ được cái nhiệt tình ^_^
Vậy là xong, vấn đề còn lại thì dễ hơn cả quả giật trái. Hẹn cả nhà chậm nhất giữa tháng 10 xong (thời gian để e còn đi làm kiếm tiền nuôi con nữa ^_^).
Vậy có ok không ạ?
 

o3ma

Đại Tá
Gần 5h, thức giấc, không ngủ được nữa.
Lại lọ mọ vào đây để nghĩ cách làm cho nhanh 24 tập còn lại.
Bất chợt, BhG nghĩ ra. Giờ này duy nhất chỉ còn một ông bạn thân TQ còn đang thức là thằng đang làm việc ở Na Uy (ông em này hơn mình 2 tuổi, chủ nhiệm CLB bóng bàn và cầu lông của trường).
Loanh quanh, moi móc trong email, tìm được số đt thoại của nó. Haha, gọi phát mà nó nhấc máy ngay, bố sư thằng cu.
Nhiệm vụ rất đơn giản, chú vào youtube, tìm download về toàn bộ, ghi lại toàn bộ nội dung cho anh, mẹ thằng này, nó lại hỏi mình có cần dịch ra tiếng Anh ko. Ô hay, dịch ra tiếng Anh rồi tao lại vẫn mất công dịch từ Anh sang Việt mà. Nếu được thì mày dịch thẳng mịe nó sang Tiếng Việt cho anh luôn thì tốt. Thằng đúng là...chỉ được cái nhiệt tình ^_^
Vậy là xong, vấn đề còn lại thì dễ hơn cả quả giật trái. Hẹn cả nhà chậm nhất giữa tháng 10 xong (thời gian để e còn đi làm kiếm tiền nuôi con nữa ^_^).
Vậy có ok không ạ?
Xem chừng có nhiều đầu mối thế thì quá ổn rồi bác. Để xem sản phẩm đầu tay của các "đầu mối" khác thế nào. Nếu tất cả đều ổn thì ta chia ra bác ạ. Mỗi đầu mối chịu trách nhiệm 1 phần thì lại càng nhanh phần thuyết minh.
 

o3ma

Đại Tá

NTBB

Super Moderators
Giả sử khi clip gắn phụ đề thực hiện xong thì e up lên thế nào nhỉ? Mặt tiền "văn phòng" bác "đầu tư" hết rồi. Ah, để e gửi bác rồi bác up lên các lô đã có sổ đỏ nha.
Không ! O3ma cứ dựng phụ đề và up lên dd vào trong topic http://www.bongban.org/threads/bo-t...y-duong-kien-quan-co-phu-de-tieng-viet.31297/ (giống như đã làm với video đầu tiên mới rồi ở topic này đó). Sau đó mình sẽ copy video đó dán vào vị trí theo thứ tự ở "khu phố mặt tiền".
Tóm lại là cả công đoạn nghe - dịch của Backhand_ghost, cả công đoạn dựng phụ đề của O3ma từ giờ sẽ thực hiện ở bên topic đó nhé.
 

son_canloc

Đại Tá

Mình được nghe rất nhiều về động tác giật phải thuận tay -( khép nách ) có ACE hướng dẫn khi tập nên kẹp quả bóng hoặc con Iphone 4S vào nách để đúng động tác cơ bản nhưng khi xem Video này thì lại thấy mở nách rất rộng . ACE vào chia sẻ giúp
 

o3ma

Đại Tá
Mình được nghe rất nhiều về động tác giật phải thuận tay -( khép nách ) có ACE hướng dẫn khi tập nên kẹp quả bóng hoặc con Iphone 4S vào nách để đúng động tác cơ bản nhưng khi xem Video này thì lại thấy mở nách rất rộng . ACE vào chia sẻ giúp
Có lẽ kiến thức này bị lỗi thời rồi bác. Những quả vừa lao người vừa giật thì khép nách vào đâu?
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh

Cám ơn đội ngũ thực hiện ! qua video có phụ đề này mình thấy cái quan trọng trong quả giật mà họ muốn nói là :
1 - Đánh ở thời điểm bóng đến trước mặt của mình - nơi mà mình nhìn bóng rõ nhất.
2 - Tăng thêm ma sát chứ không phải là tăng lực, kết hợp với việc vòng tay có thiên hướng tiến về phía trước chứ không phải kéo lên cao.
3 - Đánh bóng ở khoảng cách đủ, nách vẫn mở chứ không khép.

,...

Không biết có đúng có đủ không ? ngắn gọn.
 

o3ma

Đại Tá
Như vậy là khi tập giật đều cũng cần nắn động tác mở nách đúng không O3ma ?
Chả ai nhắc e là phải khép nách lại cả, chỉ nhắc thoải mái, lỏng tay ra, có khi yêu cầu rộng tay (cũng có đi tập vài chỗ). Ông tiến sĩ Đường hói kia cũng chỉ bảo là thả lỏng người ra chứ có nói là khép nách đâu bác.
 

Cuongngoquyen

Trung Uý
Thật ra mở nách hay khép nách nó liên quan đến quá trình gập cánh tay để quả bóng đánh sang được xoáy và mạnh hơn. Khi khép nách và hạ tay xuống dưới thì cánh tay sẽ không duỗi thắng mà hơi co một chút để đến lúc đánh vào bóng thì gập cánh tay nhanh và mạnh hơn. Còn đối với quả giật lao thì đúng là chẳng thể khép nổi nách đâu, khi đó tay thả lỏng xuống dưới và lao ra giật đồng thời cố gắng gập nhanh cánh tay thôi.Gửi các bác tham khảo!
 

son_canloc

Đại Tá
Thật ra mở nách hay khép nách nó liên quan đến quá trình gập cánh tay để quả bóng đánh sang được xoáy và mạnh hơn. Khi khép nách và hạ tay xuống dưới thì cánh tay sẽ không duỗi thắng mà hơi co một chút để đến lúc đánh vào bóng thì gập cánh tay nhanh và mạnh hơn. Còn đối với quả giật lao thì đúng là chẳng thể khép nổi nách đâu, khi đó tay thả lỏng xuống dưới và lao ra giật đồng thời cố gắng gập nhanh cánh tay thôi.Gửi các bác tham khảo!
Ý mình muốn hỏi là khi tập giật đều ( tập giật có điều kiện ) còn khi vào trận thì nói làm gì . khi đó Liệu Cơm Gắp Thịt mà . Mình hiểu nôm na là , khi bóng bất kỳ ở đâu cũng phải di chuyển để đón đánh bóng với động tác cơ bản thì sẻ có hiệu quả cao . Và khép hay mở nách rất quan trọng cho quả đánh đó . Thanks
 

tuyetvu79

Đại Tá
Ý mình muốn hỏi là khi tập giật đều ( tập giật có điều kiện ) còn khi vào trận thì nói làm gì . khi đó Liệu Cơm Gắp Thịt mà . Mình hiểu nôm na là , khi bóng bất kỳ ở đâu cũng phải di chuyển để đón đánh bóng với động tác cơ bản thì sẻ có hiệu quả cao . Và khép hay mở nách rất quan trọng cho quả đánh đó . Thanks
.....
he...Bác hỏi mà như trả lời rùi nhé...:D:D:D
 

tuyetvu79

Đại Tá
Thật ra mở nách hay khép nách nó liên quan đến quá trình gập cánh tay để quả bóng đánh sang được xoáy và mạnh hơn. Khi khép nách và hạ tay xuống dưới thì cánh tay sẽ không duỗi thắng mà hơi co một chút để đến lúc đánh vào bóng thì gập cánh tay nhanh và mạnh hơn. Còn đối với quả giật lao thì đúng là chẳng thể khép nổi nách đâu, khi đó tay thả lỏng xuống dưới và lao ra giật đồng thời cố gắng gập nhanh cánh tay thôi.Gửi các bác tham khảo!
chính xác......bác nhỉ...:D:D
giống cái kiểu này nhỉ:

* Giật kiểu châu Âu so với giật kiểu Trung Quốc:

1. Tổng quan:
Có một vài sự khác nhau trong cách thực hiện cú giật thuận tay của các VĐV Trung Quốc so với các VĐV châu Âu.
Hầu hết các động tác liên quan đến cú giật là tương tự nhau, với sự đòi hỏi 2 chân và thân trên phải như là một bộ truyền lực; tuy nhiên, 2 lối đánh này khác nhau ở cách sử dụng cánh tay và các chỗ nối của nó. Cú giật kiểu Trung Quốc thực hiện với cánh tay thẳng hơn nhằm tạo ra lực lớn hơn; trong khi cú giật kiểu châu Âu được thực hiện với cánh tay cong (gập khuỷu tay – ND), nhờ thế mà việc thu tay về sẽ nhanh chóng hơn.

2. Những điểm khác nhau trong cú giật thuận tay

- Độ giang rộng của cánh tay: Cả cú giật kiểu Châu Âu và Trung Quốc đều dựa vào các chân, hông và xoay thân trên một cách thích hợp để điều khiển cánh tay. Tuy nhiên, kiểu Trung Quốc mở rộng cánh tay nhiều hơn, điều đó tạo ra lực đánh lớn hơn. Bất cứ sự gập khuỷu tay đáng kể nào cũng chỉ xuất hiện trong khi xoay lấy đà. Sử dụng kiểu giật Trung Quốc, trục xoay của cánh tay chủ yếu là ở vai; trong khi với việc sử dụng cú giật kiểu châu Âu thì trục xoay của cánh tay là tại khuỷu tay, giữ cho vợt ở gần thân người và tạo thuận lợi cho việc thu tay về một cách nhanh chóng.

- “Quất” cánh tay: Cả kiểu giật Trung quốc và Châu Âu đều “quất” cánh tay suốt cú đánh. Do giang rộng cánh tay hoàn toàn trong cú giật kiểu Trung Quốc, điều này có thể gây cảm giác rằng cánh tay “cứng” suốt cú đánh; tuy nhiên, cả 2 kiểu đều đòi hỏi một độ thả lỏng cánh tay nhằm đạt được hiệu ứng “quất roi” một cách thích hợp và đạt vận tốc cao nhất. Điều đó có nghĩa là, cánh tay không bao giờ được “cứng”, bởi vì sự căng cứng cơ bắp sẽ làm chậm sự xoay trở, làm ngắt quãng thời gian tiếp xúc, và làm giảm nhỏ thời gian phục hồi. Kiểu giật châu Âu chủ yếu vụt cánh tay ngoài (cẳng tay – ND) và kiểu Trung Quốc thì vụt toàn bộ cánh tay.

- Các yêu cầu về chân và phần thân người: cả 2 kiểu giật đều đòi hỏi các chân và hông điều khiển phần thân trên xoay để đạt được hiệu quả tối đa về cả lực và độ kiểm soát. Ví dụ, khi cố gắng để giật một đường bóng xoáy xuống nặng mà không điều khiển cú đánh bằng các chân thì kết quả thường là thất bại, chẳng hạn bóng sẽ không qua lưới.

- Đà đánh bóng: Đà đánh bóng rất quan trọng trong mọi cú đánh, tấn công hoặc phòng thủ. Các cú giật kiểu châu Âu và kiểu Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Chúng đòi hỏi một đà đánh bóng đầy đủ, có điểm dừng tối ưu và tạo ra hiệu quả trực tiếp lên sự kiểm soát và phân bổ (bóng-ND). Trong đó “các điểm cuối” của đà đánh bóng phụ thuộc vào kiểu bóng được giật. Những cú giật cao, xoáy, hoặc những cú giật chống lại đường bóng xoáy xuống nặng, thường có sự xoay chéo một cách tương đối so với bàn và một đà đánh bóng với điểm kết thúc cao hơn (chẳng hạn ở trên mắt, giống như động tác chào của quân đội). Những cú giật đều, chống lại đường bóng xoáy lên thì thường có hướng đánh nằm ngang nhiều hơn so với bàn với điểm kết thúc thấp hơn, thường là ở dưới tầm mắt. Đà đánh bóng trong cả 2 cú đánh đều cần phải hướng về phía trước nhiều hơn là chỉ từ bên này sang bên kia.

Ý cuối cùng về đà đánh bóng: Mặc dù đà đánh tốt là tối cần thiết để có một cú đánh tốt, thì hiển nhiên rằng năng lượng chính còn dư sau khi bóng đã được đánh đi là năng lượng thừa. Có nghĩa là, đà đánh bóng tốt là cần thiết, song phần lớn năng lượng tiêu thụ trong cú đánh cần phải được tập trung vào ngay lúc bắt đầu, đạt đỉnh mạnh nhất vào thời điểm tiếp xúc với quả bóng, và nhanh chóng được giảm nhỏ ngay sau đó để thu tay về vị trí sẵn sàng chuẩn bị cho cú đánh tiếp theo. Cú giật kiểu Trung Quốc đòi hỏi sử dụng toàn bộ cánh tay, và vì thế cảm thấy cú đánh “lớn hơn”. Trong thực tế, nếu lực được sử dụng rất nhanh và mạnh mẽ, lại không được giảm nhanh ngay sau khi chạm bóng, thì đấu thủ dễ bị mất thăng bằng.

- Sự chuyển động cổ tay: Sự chuyển động của cổ tay được hợp nhất trong cả 2 kiểu đánh nhằm tăng thêm lực cho cú tấn công.

3. Những lưu ý:
Mặc dù có những sự phân biệt giữa kiểu giật Trung quốc và Châu Âu, thì cũng không nhất thiết phải cho rằng một người chơi bóng phải lựa chọn kiểu này hay kiểu kia. Thực vậy, các cú đánh có nhiều điểm tương đồng hơn là những điểm khác nhau.
:D:D :D
Không có sự phân biệt tuyệt đối giữa 2 cú giật và có nhiều sự trùng lặp khi áp dụng chúng. Hiếm khi thấy một người nào đó chỉ sử dụng kiểu giật Trung Quốc “trong mọi lúc”, cũng không thấy ai chỉ sử dụng kiểu giật châu Âu “trong mọi thời gian”. Các tình huống khác nhau đòi hỏi những sự đáp ứng khác nhau.
:D:D:D
Những giải thích ở đây mô tả những sự khác nhau giữa 2 cú giật dưới hình thức “bản chất” hoặc “ý tưởng”, với các điều kiện và ý nghĩa riêng.
 

Bình luận từ Facebook

Top