Xin bản có phụ đề tiếng việt hoặc anh của đoạn video clip này

tiachop

Thượng Tá
Mình được nghe rất nhiều về động tác giật phải thuận tay -( khép nách ) có ACE hướng dẫn khi tập nên kẹp quả bóng hoặc con Iphone 4S vào nách để đúng động tác cơ bản nhưng khi xem Video này thì lại thấy mở nách rất rộng . ACE vào chia sẻ giúp

Theo em thì việc khép này để giúp cho những người mới tập giật phải tập trung vào việc phát lực từ lườn. Vì khi khép nách, nếu bác muốn giật bóng thì lườn phải xoay theo. Nếu những người mới tập giật mở nách thì họ có xu hướng chỉ giật bóng bằng cánh tay. Còn thực tế khi đã động tác chuẩn rồi thì việc mở nách khiến có cú giật tự nhiên, thoái mái và uy lực hơn.

Các bài giảng kỹ thuật bóng bàn ở trên mạng thì em thấy cũng tùy thuộc vào dạy cho trình độ nào.
Ví dụ trong bài giảng này của tiến sĩ Đường thì cú giật BH đòi hỏi cánh tay trong cố định, chỉ phát lực bằng cẳng tay và cánh tay ngoài. Trong khi đó thì cú giật bóng BH của Kalinikos Kreanga thì lại cả cánh tay trong cũng chuyển động:

Giống như trong bài giảng của Pingskill về cú giật thì ở mức độ cơ bản thì yêu cầu chỉ giật bằng cẳng tay, cổ tay phải cố định. Nhưng ở bài giật nâng cao thì cổ tay phải thả lỏng, nhằm tăng ma sát và tốc độ vào bóng. (Xin nói thêm ở đây là chúng ta thường nói giật bóng bằng cổ tay, nhưng thực tế là thả lỏng cổ tay để lực truyền từ thân người qua cánh tay trong rồi cẳng tay rồi cổ tay để vào bóng, điều này giúp truyền lực tốt nhất. Còn nếu chúng ta cố tình ngoắt cổ tay tạo xoáy thì uy lực thực tế sẽ giảm và độ chính xác khi vào bóng cũng giảm)
 

Cuongngoquyen

Trung Uý
Theo em thì việc khép này để giúp cho những người mới tập giật phải tập trung vào việc phát lực từ lườn. Vì khi khép nách, nếu bác muốn giật bóng thì lườn phải xoay theo. Nếu những người mới tập giật mở nách thì họ có xu hướng chỉ giật bóng bằng cánh tay. Còn thực tế khi đã động tác chuẩn rồi thì việc mở nách khiến có cú giật tự nhiên, thoái mái và uy lực hơn.

Các bài giảng kỹ thuật bóng bàn ở trên mạng thì em thấy cũng tùy thuộc vào dạy cho trình độ nào.
Ví dụ trong bài giảng này của tiến sĩ Đường thì cú giật BH đòi hỏi cánh tay trong cố định, chỉ phát lực bằng cẳng tay và cánh tay ngoài. Trong khi đó thì cú giật bóng BH của Kalinikos Kreanga thì lại cả cánh tay trong cũng chuyển động:

Giống như trong bài giảng của Pingskill về cú giật thì ở mức độ cơ bản thì yêu cầu chỉ giật bằng cẳng tay, cổ tay phải cố định. Nhưng ở bài giật nâng cao thì cổ tay phải thả lỏng, nhằm tăng ma sát và tốc độ vào bóng. (Xin nói thêm ở đây là chúng ta thường nói giật bóng bằng cổ tay, nhưng thực tế là thả lỏng cổ tay để lực truyền từ thân người qua cánh tay trong rồi cẳng tay rồi cổ tay để vào bóng, điều này giúp truyền lực tốt nhất. Còn nếu chúng ta cố tình ngoắt cổ tay tạo xoáy thì uy lực thực tế sẽ giảm và độ chính xác khi vào bóng cũng giảm)
Theo mình thì không hẳn như bạn nói. Theo những gì mình tập thì giật BH bằng cổ tay điểm tiếp xúc vợt tại phía trên của vợt sẽ tạo ra cú đánh nhanh,mạnh,xoáy và có độ chuẩn xác cao,tất nhiên phải luyện cho cổ tay khỏe và dẻo. Còn giật bằng cánh tay thì lực yếu hơn và giống một cú chặn đẩy nhiều hơn vì giật BH không giống FH ở chỗ không có khoảng không để thả tay và vung tay nên BH phải tận dụng cổ tay nhiều hơn
 

tuyetvu79

Đại Tá
Theo em thì việc khép này để giúp cho những người mới tập giật phải tập trung vào việc phát lực từ lườn. Vì khi khép nách, nếu bác muốn giật bóng thì lườn phải xoay theo. Nếu những người mới tập giật mở nách thì họ có xu hướng chỉ giật bóng bằng cánh tay. Còn thực tế khi đã động tác chuẩn rồi thì việc mở nách khiến có cú giật tự nhiên, thoái mái và uy lực hơn.

Các bài giảng kỹ thuật bóng bàn ở trên mạng thì em thấy cũng tùy thuộc vào dạy cho trình độ nào.
Ví dụ trong bài giảng này của tiến sĩ Đường thì cú giật BH đòi hỏi cánh tay trong cố định, chỉ phát lực bằng cẳng tay và cánh tay ngoài. Trong khi đó thì cú giật bóng BH của Kalinikos Kreanga thì lại cả cánh tay trong cũng chuyển động:

Giống như trong bài giảng của Pingskill về cú giật thì ở mức độ cơ bản thì yêu cầu chỉ giật bằng cẳng tay, cổ tay phải cố định. Nhưng ở bài giật nâng cao thì cổ tay phải thả lỏng, nhằm tăng ma sát và tốc độ vào bóng. (Xin nói thêm ở đây là chúng ta thường nói giật bóng bằng cổ tay, nhưng thực tế là thả lỏng cổ tay để lực truyền từ thân người qua cánh tay trong rồi cẳng tay rồi cổ tay để vào bóng, điều này giúp truyền lực tốt nhất. Còn nếu chúng ta cố tình ngoắt cổ tay tạo xoáy thì uy lực thực tế sẽ giảm và độ chính xác khi vào bóng cũng giảm)
.....
BH của Kalinikos Kreanga là....thuộc dạng vô địch xa bàn rùi
:D:D:D
theo em thấy Kalinikos Kreanga Giật pha Bạt bóng nhìu hơn
 

Cuongngoquyen

Trung Uý
.....
BH của Kalinikos Kreanga là....thuộc dạng vô địch xa bàn rùi
:D:D:D
theo em thấy Kalinikos Kreanga Giật pha Bạt bóng nhìu hơn
Xem clip mà hú vía, trình độ này gọi là thượng thừa rồi. Nhưng để ý lúc giật BH thì dùng cả cổ tay và cánh tay đấy bác nhỉ
 

tiachop

Thượng Tá
Theo mình thì không hẳn như bạn nói. Theo những gì mình tập thì giật BH bằng cổ tay điểm tiếp xúc vợt tại phía trên của vợt sẽ tạo ra cú đánh nhanh,mạnh,xoáy và có độ chuẩn xác cao,tất nhiên phải luyện cho cổ tay khỏe và dẻo. Còn giật bằng cánh tay thì lực yếu hơn và giống một cú chặn đẩy nhiều hơn vì giật BH không giống FH ở chỗ không có khoảng không để thả tay và vung tay nên BH phải tận dụng cổ tay nhiều hơn
Nhưng ở đây cổ tay thả lỏng để chuyển động theo quán tính của cẳng tay, còn nếu ta cố tình ngoắt cổ tay thì sẽ thiếu chính xác.
Ở đây cần phân biệt việc cổ tay thả lỏng chuyển động theo cánh tay ngoài.
Cú giật là chuyển động phối hợp toàn thân. Từ chuyển trọng tâm, xoay lườn, vụt cánh tay, gấp cẳng tay, cổ tay theo quán tính quất vào bóng.
Nếu cố tính ngoắt cổ tay để giật bóng thì sẽ giống như giật bóng bằng cánh tay mà không xoay lườn. Giật vẫn được nhưng sẽ thiếu sức mạnh, thiếu chính xác.
 

Bình luận từ Facebook

Top