Vì sao bạn bỏ Tàu đạo

Acoustic

Đại Uý
2 tháng dán 1 lần bác phải giật mỗi ngày 2 tiếng như em mới rộp được mặt trong 1 tháng :))
Có trường hợp nữa là H3, Haifu Whale hay Venus 2 tune sẵn, để trong bao chân không cũng dễ bị rộp. Mặt càng để lâu càng dễ rộp. Cho nên em khoái mặt tự tune hoặc tự dán keo hơn. Mặc dù em bỏ mặt Tàu ko phải vì lý do kinh tế nhưng bác nào đánh mãi không hỏng là một hạnh phúc rồi :D.
KKK, cảm ơn bác. E chơi đơn giản là vì e thích thôi. Vài năm nữa già không có sức thì đơn giản là gai công, rẻ, siêu bền
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
E cũng ước ao đánh rộp đc 1 mặt tàu nhưng chơi mãi nó chỉ mềm, chỉ mốc hỏng mới đau
em cũng ước như bác, từ khi đánh Tàu đến giờ là 2 năm, mà thú thực là từ Market đến Blue, chả cái gì không chơi, mà chưa rộp được cái nào

Khi hết tiền, xin cái mặt NT nó đánh 6 tháng rồi, nó bảo chắc vài tuần là tèo, em đánh 1 lèo đã đủ vài ... tháng, mà nó vẫn chưa rộp gì cả, chả biết kỹ thuật mình đúng hay sai, nhưng em có thể khẳng định nó thuộc kỹ thuật CON NHÀ NGHÈO BIẾT TIẾT KIỆM TIỀN ạ :p:p:p:p
 

Acoustic

Đại Uý
em cũng ước như bác, từ khi đánh Tàu đến giờ là 2 năm, mà thú thực là từ Market đến Blue, chả cái gì không chơi, mà chưa rộp được cái nào

Khi hết tiền, xin cái mặt NT nó đánh 6 tháng rồi, nó bảo chắc vài tuần là tèo, em đánh 1 lèo đã đủ vài ... tháng, mà nó vẫn chưa rộp gì cả, chả biết kỹ thuật mình đúng hay sai, nhưng em có thể khẳng định nó thuộc kỹ thuật CON NHÀ NGHÈO BIẾT TIẾT KIỆM TIỀN ạ :p:p:p:p
A có cảm thấy mặt ấy mềm ra, không 'ăn bóng' ko ạ
 

Infinity FL

Binh Nhì
Mình chơi bb đc 3 năm, chơi mặt tàu đc hơn 2 năm, có miếng h3 cũ xin của ông anh ( mua 350k đánh gần 1 năm) em về đánh thêm 1 năm nữa mà chưa thấy rộp gì cả, chỉ thấy tét rìa và bớt dính, nhưng vệ sinh sạch sẽ thấy đánh không khác gì lúc mới xin.
Về mặt tàu so với mút nhật đức em thấy thế này: xoáy hơn, bóng dị hơn, độ bền hơn, nhưng khó kiểm soát hơn.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Mình chơi bb đc 3 năm, chơi mặt tàu đc hơn 2 năm, có miếng h3 cũ xin của ông anh ( mua 350k đánh gần 1 năm) em về đánh thêm 1 năm nữa mà chưa thấy rộp gì cả, chỉ thấy tét rìa và bớt dính, nhưng vệ sinh sạch sẽ thấy đánh không khác gì lúc mới xin.
Về mặt tàu so với mút nhật đức em thấy thế này: xoáy hơn, bóng dị hơn, độ bền hơn, nhưng khó kiểm soát hơn.
khó kiểm soát, vì bác cứ muốn nó đúng sát với cái bác muốn. Em thì đơn giản thôi, ngắn thì ít xoáy, dài thì nặng xoáy, bỏ thì quan trọng tụt hơn là nhanh, và nếu không công, thì không bao giờ đẩy nhịp lên, trừ khi chơi bóng chuội vào BH sâu người đội bạn
 
Quá trình bỏ mặt Tàu của em phải nói là gian nan và khó khăn, nếu ví như cai nghiện mặt Tàu như một số anh em nói là rất phù hợp.

Mặt Tàu nói chung, cũng chỉ là cái mặt vợt rất nhiều xoáy, có độ dính và tốc độ chậm, lưu bóng tốt. Nó không thần thánh như mọi người hay nghĩ.

Nghiện mặt Tàu, chủ yếu nghiện ở chỗ nào?
-Cái độ dính và độ xoáy, lưu bóng giúp cho quả giao bóng có độ xoáy cao, đột biến.
-Ngoài ra khi giật, nếu tiếp xúc có hơi lệch, hơi vỗ, hơi thừa thiếu lực hay hơi sai một chút bóng vẫn vào bàn, vì vậy rất dễ đánh xoáy lên.
-Tiếp đến độ lưu bóng tốt cùng góc bắn cao của một số mặt chân gai nhỏ như H3, Venus 2 giúp những người chậm chạp giật bóng khi đang rơi xuống vẫn có thể chỉnh được điểm rơi và tăng lực tạo xoáy.
-Và điểm nhiều người ưa chuộng đó là sau khi chạm bàn, bóng giật bằng mặt Tàu có độ cắm xuống nhiều hơn, gây khó chịu cho đối thủ.

Và khi em sử dụng trong quá trình đánh giải, em gặp những vấn đề vướng mắc không thể gỡ bỏ nổi như sau:
1. Giao bóng khó, nhưng gặp người đỡ trả sang tốt cũng cảm giác khó phát động tấn công hơn. Ngoài ra đánh trận ăn giao bóng nhiều cũng ít nhiều bị cùn đi khả năng tấn công hay đua kỹ thuật ăn điểm.
2. Quả giao bóng phi nhanh về 2 góc bàn thực hiện khó hơn một chút. Khi giao ngang, lên xuống ngắn bị bắt bài thì em hay phi dài để đẩy đối thủ ra xa, nhưng thực hiện quả giao này với mặt Tàu hơi tâm lý vì khó hơn là dùng mặt Nhật/Đức do mặt Tàu dính.
3. Giật được trước người khác thì sướng quá vì đúng bài rồi, cứ la liệt thôi, nhưng bị giật trước thì bí kinh khủng. Khi bị giật vào bên phải (Mặt em chơi Tàu trước đây) thì chặn cực khó, quả nào người ta giật mạnh hay bị tụt lưới còn giật vồng thì bị bung. Dùng mặt Đức/Nhật cảm giác chặn tốt hơn, ổn định hơn, vì thế điều chỉnh cũng dễ hơn nhiều. Có quả đờ mi lại của mặt Tàu rất hay, nhưng đây là kỹ thuật khó, đánh chơi hay vào còn đánh giải hay hỏng, mà đã hỏng 1 quả thì lại tâm lý, cuối cùng lại xoay ra chặn, và lại rơi vào tính trạng chặn không ổn định.
4. Gặp giơ lốp cũng bí. Em đánh mặt Tàu gặp ông nào lốp là sợ. Em cũng tập tành xoay mặt nhưng không ăn thua vì cữ tay giật mặt Tàu biên độ rộng, mỗi quả đánh tốn sức hơn, rất mệt. Lúc bỏ nhỏ quả lốp của người ta lại mà không khéo, họ chạy lên công lại nhẹ nhẹ vào phải là lại bị thất thế.
5. Kiếm điểm mệt mỏi. Với một số người đánh an toàn, họ đỡ được giao bóng của em vào bàn thôi thì toàn phải giải quyết bằng giật. Đây là cách kiếm điểm chủ đạo của mặt Tàu. Em quan sát nhiều anh em chơi mặt Nhật, Đức, họ phân phối thể lực để kiếm điểm hiệu quả hơn rất nhiều. Quả thì giật, quả thì ăn điểm bằng đôi công, quả thì chặn đẩy, quả thì hất cổ tay phải. Cũng vì có nhiều bài nên đỡ bí và đỡ bị bắt bài hơn, và quan trọng là thể lực được phân phối hợp lý để có thể đánh nhiều trận hơn với độ ổn định cao hơn. Điều này là rất quan trọng khi đánh giải.
6. Tính linh hoạt trong chiến thuật thấp. Nếu bảo để đẳng cấp Chuyên nghiệp của TQ sử dụng thì ko nói làm gì, họ vượt trội quá nhiều và áp đặt được lối chơi, còn nghiệp dư ở Việt Nam hay kể cả chuyên nghiệp nhiều nước, khi gặp đối thủ ngang tài ngang sức thì sự linh hoạt trong thay đổi chiến thuật cực kỳ quan trọng. Ví dụ khi em gặp người chặn bóng hợp mặt Tàu quá, giật không thủng thì cố xoay sang thế đôi công hoặc cho người ta đánh, nhưng dùng mặt Tàu mà làm vậy thì lại giống rước hoạ vào thân. Dùng mặt Nhật/Đức thì toàn diện hơn, sử dụng được nhiều kỹ thuật cơ bản hơn, dễ áp dụng hơn, từ đó lối chơi cũng linh hoạt và chắc chắn hơn, ít bị kỵ giơ hơn.
7. Đòi hỏi thể lực và tốc độ khá cao. Thật sự giật quả bóng bằng mặt Tàu không hề tốn lực, mà rất là nhàn là đằng khác, nhưng là nhàn với điều kiện cả. Vậy thì tại sao nhiều người phàn nàn đánh mặt Tàu mệt trong khi nhiều anh em bảo đấy là nói bậy. Đúng ra thì giật mặt Tàu nhàn thì nhàn thật mà mệt thì cũng mệt thật. Giật mặt Tàu trong trường hợp bạn đứng 1 chỗ giật quả bóng có điểm rơi đoán được và ổn định là cực nhàn, dù xoáy xuống có nặng mấy đi nữa. Nhưng khổ cái là đánh với một số người họ đặt bóng tốt thì em phải di chuyển làm sao cho khoảng cách giữa người và quả bóng có cự ly đủ dài để phát lực, vì chơi mặt Tàu khi giật biên độ tay dài hơn là mặt Nhật/Đức. Nếu bóng sát người quá thì đánh sang bên kia rất hiền, dễ bị đè bóng và điều. Cái món di chuyển để tạo biên độ này mới là cái bị ăn mòn thể lực nhiều nhất. Em thấy tuyển Trung Quốc họ phán đoán cực tốt, nhanh, di chuyển trước cả bóng nên đòn nhịp nhanh, cục và dữ. Còn nghiệp dư, thậm chí là chuyên nghiệp của nhiều nước chưa có khả năng phán đoán tốt như vậy vì nó còn là thành quả của tư chất cộng một đống kinh nghiệm thi đấu hàng trăm, hàng nghìn trận ở đẳng cấp cao mới có được. Vậy nên em thấy chỉ có khoẻ mới nhanh thì mới bù được vấn đề tạo biên độ này. Mà mấy khi anh em nghiệp dư mình khoẻ với nhanh như mấy người ăn tập 8 tiếng 1 ngày được.

Quá trình bỏ mặt Tàu của em kéo dài khoảng 4-5 năm. Trong giai đoạn này em đánh giải, chỉ được có 2 giải thì 2 giải đó đều có khi dùng mặt Nhật hoặc Đức. Còn lại lúc đánh mặt Tàu thi thoảng có trận xuất thần, nhưng sau đó xịt ngóm, không vào được sâu. Mỗi lần đánh giải đồng đội thua như vậy rất buồn vì có trách nhiệm với anh em, nên suy nghĩ lắm.
Em cứ bỏ mặt Tàu 1 vài tuần, sau đó lại quay lại. Trong 4-5 năm này chắc phải mấy chục lần như vậy. Rồi quá trình tìm mặt thay thế đông tây kim cổ, cứ nghe cái nào hay là thử, nào là mặt Đức làm theo công nghệ Sticky của Tàu, nào là mặt Tàu làm theo công nghệ Nhật, rồi mặt Tàu công nghệ mới Tension...nhiều lúc nản lắm.

Cuối cùng quyết tâm là bỏ hẳn, gọi mấy anh em lại, nhờ chúng nó chặn đẩy, quan sát, góp ý và chỉ bảo, chỉnh lại tay và tập thêm chặn đẩy, đôi công, bây giờ có thể nói là không vương vấn mặt Tàu nữa. Mà thật sự người nào bỏ mặt Tàu mà ko vương vấn nữa, đa phần là bởi vì tỉ lệ thắng trận cao hơn hẳn trước đây và có thể là bắt đầu có thành tích. Tiếc là 1 năm nay tập vào tay quá nên ham, có hôm quá sức với bóng bị trẹo cả đầu gối nên phải nghỉ gần 1 năm mới tập lại được.

Em nghĩ bàn luận về mặt Tàu, huyền hoặc cũng có cái hay, nghe nó vui vui, cũng như đọc truyện Chưởng vậy. Nhưng trên hết nó phải có tính ứng dụng, thực tế và hiệu quả. Hiện nay chưa nhiều người ở tầm đỉnh cao nghiệp dư hay chuyên nghiệp ở Việt Nam chứng minh bằng thành tích và hiệu quả mà đa phần dừng ở lý thuyết và phân tích, đôi khi là tự luận. Nói CNT chứng minh rồi thì khó vì không hẳn họ vô địch thế giới vì chơi mặt Tàu, rất nhiều HLV và VDV Trung Quốc và nước ngoài có uy tín đã khẳng định như vậy; ngoài ra họ có đủ tài năng thiên bẩm, khổ luyện, kinh nghiệm, thời gian mà chẳng anh em nghiệp dư nào có được, làm sao mà đặt chúng ta vào trường hợp của họ được.

Lưu ý thêm là bên em phân phối mặt Tàu và có nhiều cốt hỗ trợ mặt Tàu, lượng bán rất tốt , nên có thể coi là những ý kiến, trải nghiệm của em có độ khách quan cao.
 
Last edited:
trả có lý do gì để bỏ H3 cả
Ở đây ko nói riêng H3 ạ. Mặt Tàu cổ điển bao gồm rất nhiều mặt có tính chất chậm, dính, xoáy cao, cứng, bao gồm cả Globe 999, Dawei 08, Haifu Whale, Yinhe Venus 2, Yinhe Mẻrcury, Battle 2, Giant Dragon Storm, Tuttle Beijing...H3 chỉ là 1 trong những mặt thuộc dòng này thôi ạ.
 

CLB Xuân Diệu

Đại Tá
cũng tùy với mổi người , có hơp hay không thôi . Tôi đã từng tốn tiền oan với số dòng ĐỨC, NHẬT , thử 1 số loại , trên trịệu có dươi triệu có . nhưng cuối cùng chỉ kết mỗi em china 150 k .
 

bachikho

Đại Tá
Quá trình bỏ mặt Tàu của em phải nói là gian nan và khó khăn, nếu ví như cai nghiện mặt Tàu như một số anh em nói là rất phù hợp.

Mặt Tàu nói chung, cũng chỉ là cái mặt vợt rất nhiều xoáy, có độ dính và tốc độ chậm, lưu bóng tốt. Nó không thần thánh như mọi người hay nghĩ.

Nghiện mặt Tàu, chủ yếu nghiện ở chỗ nào?
-Cái độ dính và độ xoáy, lưu bóng giúp cho quả giao bóng có độ xoáy cao, đột biến.
-Ngoài ra khi giật, nếu tiếp xúc có hơi lệch, hơi vỗ, hơi thừa thiếu lực hay hơi sai một chút bóng vẫn vào bàn, vì vậy rất dễ đánh xoáy lên.
-Tiếp đến độ lưu bóng tốt cùng góc bắn cao của một số mặt chân gai nhỏ như H3, Venus 2 giúp những người chậm chạp giật bóng khi đang rơi xuống vẫn có thể chỉnh được điểm rơi và tăng lực tạo xoáy.
-Và điểm nhiều người ưa chuộng đó là sau khi chạm bàn, bóng giật bằng mặt Tàu có độ cắm xuống nhiều hơn, gây khó chịu cho đối thủ.

Và khi em sử dụng trong quá trình đánh giải, em gặp những vấn đề vướng mắc không thể gỡ bỏ nổi như sau:
1. Giao bóng khó, nhưng gặp người đỡ trả sang tốt cũng cảm giác khó phát động tấn công hơn. Ngoài ra đánh trận ăn giao bóng nhiều cũng ít nhiều bị cùn đi khả năng tấn công hay đua kỹ thuật ăn điểm.
2. Quả giao bóng phi nhanh về 2 góc bàn thực hiện khó hơn một chút. Khi giao ngang, lên xuống ngắn bị bắt bài thì em hay phi dài để đẩy đối thủ ra xa, nhưng thực hiện quả giao này với mặt Tàu hơi tâm lý vì khó hơn là dùng mặt Nhật/Đức do mặt Tàu dính.
3. Giật được trước người khác thì sướng quá vì đúng bài rồi, cứ la liệt thôi, nhưng bị giật trước thì bí kinh khủng. Khi bị giật vào bên phải (Mặt em chơi Tàu trước đây) thì chặn cực khó, quả nào người ta giật mạnh hay bị tụt lưới còn giật vồng thì bị bung. Dùng mặt Đức/Nhật cảm giác chặn tốt hơn, ổn định hơn, vì thế điều chỉnh cũng dễ hơn nhiều. Có quả đờ mi lại của mặt Tàu rất hay, nhưng đây là kỹ thuật khó, đánh chơi hay vào còn đánh giải hay hỏng, mà đã hỏng 1 quả thì lại tâm lý, cuối cùng lại xoay ra chặn, và lại rơi vào tính trạng chặn không ổn định.
4. Gặp giơ lốp cũng bí. Em đánh mặt Tàu gặp ông nào lốp là sợ. Em cũng tập tành xoay mặt nhưng không ăn thua vì cữ tay giật mặt Tàu biên độ rộng, mỗi quả đánh tốn sức hơn, rất mệt. Lúc bỏ nhỏ quả lốp của người ta lại mà không khéo, họ chạy lên công lại nhẹ nhẹ vào phải là lại bị thất thế.
5. Kiếm điểm mệt mỏi. Với một số người đánh an toàn, họ đỡ được giao bóng của em vào bàn thôi thì toàn phải giải quyết bằng giật. Đây là cách kiếm điểm chủ đạo của mặt Tàu. Em quan sát nhiều anh em chơi mặt Nhật, Đức, họ phân phối thể lực để kiếm điểm hiệu quả hơn rất nhiều. Quả thì giật, quả thì ăn điểm bằng đôi công, quả thì chặn đẩy, quả thì hất cổ tay phải. Cũng vì có nhiều bài nên đỡ bí và đỡ bị bắt bài hơn, và quan trọng là thể lực được phân phối hợp lý để có thể đánh nhiều trận hơn với độ ổn định cao hơn. Điều này là rất quan trọng khi đánh giải.
6. Tính linh hoạt trong chiến thuật thấp. Nếu bảo để đẳng cấp Chuyên nghiệp của TQ sử dụng thì ko nói làm gì, họ vượt trội quá nhiều và áp đặt được lối chơi, còn nghiệp dư ở Việt Nam hay kể cả chuyên nghiệp nhiều nước, khi gặp đối thủ ngang tài ngang sức thì sự linh hoạt trong thay đổi chiến thuật cực kỳ quan trọng. Ví dụ khi em gặp người chặn bóng hợp mặt Tàu quá, giật không thủng thì cố xoay sang thế đôi công hoặc cho người ta đánh, nhưng dùng mặt Tàu mà làm vậy thì lại giống rước hoạ vào thân. Dùng mặt Nhật/Đức thì toàn diện hơn, sử dụng được nhiều kỹ thuật cơ bản hơn, dễ áp dụng hơn, từ đó lối chơi cũng linh hoạt và chắc chắn hơn, ít bị kỵ giơ hơn.
7. Đòi hỏi thể lực và tốc độ khá cao. Thật sự giật quả bóng bằng mặt Tàu không hề tốn lực, mà rất là nhàn là đằng khác, nhưng là nhàn với điều kiện cả. Vậy thì tại sao nhiều người phàn nàn đánh mặt Tàu mệt trong khi nhiều anh em bảo đấy là nói bậy. Đúng ra thì giật mặt Tàu nhàn thì nhàn thật mà mệt thì cũng mệt thật. Giật mặt Tàu trong trường hợp bạn đứng 1 chỗ giật quả bóng có điểm rơi đoán được và ổn định là cực nhàn, dù xoáy xuống có nặng mấy đi nữa. Nhưng khổ cái là đánh với một số người họ đặt bóng tốt thì em phải di chuyển làm sao cho khoảng cách giữa người và quả bóng có cự ly đủ dài để phát lực, vì chơi mặt Tàu khi giật biên độ tay dài hơn là mặt Nhật/Đức. Nếu bóng sát người quá thì đánh sang bên kia rất hiền, dễ bị đè bóng và điều. Cái món di chuyển để tạo biên độ này mới là cái bị ăn mòn thể lực nhiều nhất. Em thấy tuyển Trung Quốc họ phán đoán cực tốt, nhanh, di chuyển trước cả bóng nên đòn nhịp nhanh, cục và dữ. Còn nghiệp dư, thậm chí là chuyên nghiệp của nhiều nước chưa có khả năng phán đoán tốt như vậy vì nó còn là thành quả của tư chất cộng một đống kinh nghiệm thi đấu hàng trăm, hàng nghìn trận ở đẳng cấp cao mới có được. Vậy nên em thấy chỉ có khoẻ mới nhanh thì mới bù được vấn đề tạo biên độ này. Mà mấy khi anh em nghiệp dư mình khoẻ với nhanh như mấy người ăn tập 8 tiếng 1 ngày được.

Quá trình bỏ mặt Tàu của em kéo dài khoảng 4-5 năm. Trong giai đoạn này em đánh giải, chỉ được có 2 giải thì 2 giải đó đều có khi dùng mặt Nhật hoặc Đức. Còn lại lúc đánh mặt Tàu thi thoảng có trận xuất thần, nhưng sau đó xịt ngóm, không vào được sâu. Mỗi lần đánh giải đồng đội thua như vậy rất buồn vì có trách nhiệm với anh em, nên suy nghĩ lắm.
Em cứ bỏ mặt Tàu 1 vài tuần, sau đó lại quay lại. Trong 4-5 năm này chắc phải mấy chục lần như vậy. Rồi quá trình tìm mặt thay thế đông tây kim cổ, cứ nghe cái nào hay là thử, nào là mặt Đức làm theo công nghệ Sticky của Tàu, nào là mặt Tàu làm theo công nghệ Nhật, rồi mặt Tàu công nghệ mới Tension...nhiều lúc nản lắm.

Cuối cùng quyết tâm là bỏ hẳn, gọi mấy anh em lại, nhờ chúng nó chặn đẩy, quan sát, góp ý và chỉ bảo, chỉnh lại tay và tập thêm chặn đẩy, đôi công, bây giờ có thể nói là không vương vấn mặt Tàu nữa. Mà thật sự người nào bỏ mặt Tàu mà ko vương vấn nữa, đa phần là bởi vì tỉ lệ thắng trận cao hơn hẳn trước đây và có thể là bắt đầu có thành tích. Tiếc là 1 năm nay tập vào tay quá nên ham, có hôm quá sức với bóng bị trẹo cả đầu gối nên phải nghỉ gần 1 năm mới tập lại được.

Em nghĩ bàn luận về mặt Tàu, huyền hoặc cũng có cái hay, nghe nó vui vui, cũng như đọc truyện Chưởng vậy. Nhưng trên hết nó phải có tính ứng dụng, thực tế và hiệu quả. Hiện nay chưa nhiều người ở tầm đỉnh cao nghiệp dư hay chuyên nghiệp ở Việt Nam chứng minh bằng thành tích và hiệu quả mà đa phần dừng ở lý thuyết và phân tích, đôi khi là tự luận. Nói CNT chứng minh rồi thì khó vì không hẳn họ vô địch thế giới vì chơi mặt Tàu, rất nhiều HLV và VDV Trung Quốc và nước ngoài có uy tín đã khẳng định như vậy; ngoài ra họ có đủ tài năng thiên bẩm, khổ luyện, kinh nghiệm, thời gian mà chẳng anh em nghiệp dư nào có được, làm sao mà đặt chúng ta vào trường hợp của họ được.

Lưu ý thêm là bên em phân phối mặt Tàu và có nhiều cốt hỗ trợ mặt Tàu, lượng bán rất tốt , nên có thể coi là những ý kiến, trải nghiệm của em có độ khách quan cao.
bài của bác quá rõ ràng và đầy đủ, chả biết thêm được j nữa :)
tuy nhiên hiện tại thấy pro 1 số nước (Nhật, HQ...) cũng bắt đầu đánh H3 blue bên FH, đang thắc mắc k hiểu tụi nó lấy nguồn đâu ra nhỉ (món này hình như tụi tàu coi là gia bảo thì làm j có chuyện đem bán cho tụi đối thủ đc)???
 

traicauvong_bg

Đại Tá
Cái gì cũng có ưu, nhược điểm, chơi bb là thoả mãn đam mê, ai hợp, ai thích cái gì thì dùng cái đó, mình nghĩ topic nên chuyển thành ưu, nhược điểm của tàu hay nhật, chứ đừng khuyên ai đó nên theo hay bỏ mặt tàu
 
Cái gì cũng có ưu, nhược điểm, chơi bb là thoả mãn đam mê, ai hợp, ai thích cái gì thì dùng cái đó, mình nghĩ topic nên chuyển thành ưu, nhược điểm của tàu hay nhật, chứ đừng khuyên ai đó nên theo hay bỏ mặt tàu
Em không khuyên ai bỏ Tàu đâu ạ, mà khuyên cũng không được.
Trường phái mặt Tàu chắc chắn sẽ phổ biến hơn, điều này là sự thực khách quan và tốt cho bóng bàn nói chung. Nó làm cho cộng đồng bóng bàn có sự đa dạng hơn về lối chơi, từ đó nâng tầm cả về số lượng và chất lượng. Ví dụ ở Trung Quốc, Đức, Nhật...em thấy họ có sự đa dạng cực lớn. 10 người thì có vài người chơi Tàu, vài người chơi Nhật, vài người chơi Đức, vài người chơi gai thủ, vài người gai công, vài người gai trung, Anti...ở TQ thì có thêm vợt dọc Tàu, HQ và Nhật thì có vợt dọc Nhật...sự đa dạng này cũng chính là biểu hiện của nhưng nền bóng bàn phát triển mạnh mà Việt Nam rất nên quan tâm.
Ý tưởng của em là mang đến thông tin đa chiều để mọi người chọn cho mình một trường phái, lối đánh phù hợp với dụng cụ, từ đó đạt hiệu quả tốt hơn trong thi đấu/đánh giải. Nếu người nào chơi Tàu và thấy rất ưng ý, rất hợp thì không nói làm gì, còn những người gặp phải những giới hạn như em chẳng hạn (em gặp và trao đổi với khá nhiều người như vậy), phải có một phương án để giải quyết.
Thật ra nếu có anh em nào tìm ra được giải pháp cho những giới hạn em gặp phải khi đánh mặt Tàu thì em cũng có thể quay lại chơi. Thực tâm trong bóng bàn mọi người rất cầu tiến, chỉ cần có thể vượt qua được bản thân đến một trình độ cao hơn thì việc đánh mặt gì không quan trọng lắm. Đối với em cũng vậy, miễn không phạm luật là em chơi. Hiện tại giải pháp hiệu quả duy nhất em tìm được lúc này là chuyển sang mặt Nhật/Đức và tập thêm một số kỹ thuật.
 
bài của bác quá rõ ràng và đầy đủ, chả biết thêm được j nữa :)
tuy nhiên hiện tại thấy pro 1 số nước (Nhật, HQ...) cũng bắt đầu đánh H3 blue bên FH, đang thắc mắc k hiểu tụi nó lấy nguồn đâu ra nhỉ (món này hình như tụi tàu coi là gia bảo thì làm j có chuyện đem bán cho tụi đối thủ đc)???
Em không nghĩ là hàng gia bảo nó không cho đâu ạ.
Đúng là những mặt vợt tốt nhất, chất lượng nhất thì Tàu sẽ giữ cho VDV của họ, nhưng khi số lượng sản xuất cao lên cùng chất lượng thì họ sẽ nghĩ đến việc bành trướng sản phẩm và thương hiệu của họ.
Ngay cả như việc Ma Long, Fang Bo họ cũng cho đi đánh đôi cùng VDV nước khác thì biết bên cạnh việc làm ngoại giao bóng bàn thì họ sẽ cho đi những gì tốt, nhưng chỉ khi biết rằng cuối cùng họ vẫn là người thắng cuộc. Hiện giờ trình độ bb của họ có khoảng cách quá xa với thế giới nên họ không lo đến việc người khác có thể dùng H3 đánh bại họ.

Và nếu mọi người bảo mấy mặt vợt H3 Pro mà họ ko làm được số lượng lớn vì độ khó cao hơn làm H3 chợ thì cũng giống như kiểu bảo Trung Quốc ko sản xuất được nhiều xe máy vì phức tạp hơn xe đạp vậy.

Các HLV đi đến TQ tập huấn hoặc có mối liên hệ cá nhân với HLV/VDV Trung Quốc luôn được tặng hoặc được mua những mặt vợt tuyển tỉnh, chất lượng không kém hàng đội tuyển QG là mấy. Hàng năm số lượng đội tuyển tỉnh, quốc gia của các nước khác đến TQ tập huấn là cực lớn, và số lượng chuyên gia, VDV TQ đi ra các nước để huấn luyện và thi đấu cũng không kém. Mối liên hệ cá nhân là cực kỳ nhiều và phức tạp.
Số lượng này trên thực tế rất nhiều, nhưng luôn được kiểm soát. Các cửa hàng, nhà phân phối cũng luôn có 1 suất mua và nhập mặt hàng này, nhưng bên TQ họ rất thông minh là kiểm soát số lượng giới hạn để tăng giá thành lên.

Còn việc Pro một số nước chơi H3 hay Haifu Whale...em thấy là quá bình thường.
-Thứ 1 là họ qua TQ tập huấn, thi đấu nên ít nhiều ảnh hưởng lối chơi, kỹ thuật của TQ.
-Thứ 2 là như mọi người nói, mỗi người, mỗi lối đánh sẽ phù hợp với một trường phái riêng, một đội tuyển mạnh không những có sự đa dạng về lối chơi mà còn về dụng cụ. VD đội tuyển Nhật có 10 người chơi Ten và 2 người chơi Tàu không có nghĩa là tại mặt Tàu là hơn mặt Ten.
-Thứ 3 nữa là bản thân các VDV họ thay đổi dụng cụ rất thường xuyên. Phải xem họ có đánh lâu dài không rồi mới biết. Hôm nay họ chơi Ten, mai họ chơi Fastarc G1, 1 tháng sau H3, nửa năm sau lại Victas V15...Ví dụ trước đây Samsonov có chơi Whale 2, nhưng sau này thì lại về Evolution.

Chẳng qua đây là một hình thức bành trướng tinh vi và thông minh thôi ạ.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Quá trình bỏ mặt Tàu của em phải nói là gian nan và khó khăn, nếu ví như cai nghiện mặt Tàu như một số anh em nói là rất phù hợp.

Mặt Tàu nói chung, cũng chỉ là cái mặt vợt rất nhiều xoáy, có độ dính và tốc độ chậm, lưu bóng tốt. Nó không thần thánh như mọi người hay nghĩ.

Nghiện mặt Tàu, chủ yếu nghiện ở chỗ nào?
-Cái độ dính và độ xoáy, lưu bóng giúp cho quả giao bóng có độ xoáy cao, đột biến.
-Ngoài ra khi giật, nếu tiếp xúc có hơi lệch, hơi vỗ, hơi thừa thiếu lực hay hơi sai một chút bóng vẫn vào bàn, vì vậy rất dễ đánh xoáy lên.
-Tiếp đến độ lưu bóng tốt cùng góc bắn cao của một số mặt chân gai nhỏ như H3, Venus 2 giúp những người chậm chạp giật bóng khi đang rơi xuống vẫn có thể chỉnh được điểm rơi và tăng lực tạo xoáy.
-Và điểm nhiều người ưa chuộng đó là sau khi chạm bàn, bóng giật bằng mặt Tàu có độ cắm xuống nhiều hơn, gây khó chịu cho đối thủ.

Và khi em sử dụng trong quá trình đánh giải, em gặp những vấn đề vướng mắc không thể gỡ bỏ nổi như sau:
1. Giao bóng khó, nhưng gặp người đỡ trả sang tốt cũng cảm giác khó phát động tấn công hơn. Ngoài ra đánh trận ăn giao bóng nhiều cũng ít nhiều bị cùn đi khả năng tấn công hay đua kỹ thuật ăn điểm.
2. Quả giao bóng phi nhanh về 2 góc bàn thực hiện khó hơn một chút. Khi giao ngang, lên xuống ngắn bị bắt bài thì em hay phi dài để đẩy đối thủ ra xa, nhưng thực hiện quả giao này với mặt Tàu hơi tâm lý vì khó hơn là dùng mặt Nhật/Đức do mặt Tàu dính.
3. Giật được trước người khác thì sướng quá vì đúng bài rồi, cứ la liệt thôi, nhưng bị giật trước thì bí kinh khủng. Khi bị giật vào bên phải (Mặt em chơi Tàu trước đây) thì chặn cực khó, quả nào người ta giật mạnh hay bị tụt lưới còn giật vồng thì bị bung. Dùng mặt Đức/Nhật cảm giác chặn tốt hơn, ổn định hơn, vì thế điều chỉnh cũng dễ hơn nhiều. Có quả đờ mi lại của mặt Tàu rất hay, nhưng đây là kỹ thuật khó, đánh chơi hay vào còn đánh giải hay hỏng, mà đã hỏng 1 quả thì lại tâm lý, cuối cùng lại xoay ra chặn, và lại rơi vào tính trạng chặn không ổn định.
4. Gặp giơ lốp cũng bí. Em đánh mặt Tàu gặp ông nào lốp là sợ. Em cũng tập tành xoay mặt nhưng không ăn thua vì cữ tay giật mặt Tàu biên độ rộng, mỗi quả đánh tốn sức hơn, rất mệt. Lúc bỏ nhỏ quả lốp của người ta lại mà không khéo, họ chạy lên công lại nhẹ nhẹ vào phải là lại bị thất thế.
5. Kiếm điểm mệt mỏi. Với một số người đánh an toàn, họ đỡ được giao bóng của em vào bàn thôi thì toàn phải giải quyết bằng giật. Đây là cách kiếm điểm chủ đạo của mặt Tàu. Em quan sát nhiều anh em chơi mặt Nhật, Đức, họ phân phối thể lực để kiếm điểm hiệu quả hơn rất nhiều. Quả thì giật, quả thì ăn điểm bằng đôi công, quả thì chặn đẩy, quả thì hất cổ tay phải. Cũng vì có nhiều bài nên đỡ bí và đỡ bị bắt bài hơn, và quan trọng là thể lực được phân phối hợp lý để có thể đánh nhiều trận hơn với độ ổn định cao hơn. Điều này là rất quan trọng khi đánh giải.
6. Tính linh hoạt trong chiến thuật thấp. Nếu bảo để đẳng cấp Chuyên nghiệp của TQ sử dụng thì ko nói làm gì, họ vượt trội quá nhiều và áp đặt được lối chơi, còn nghiệp dư ở Việt Nam hay kể cả chuyên nghiệp nhiều nước, khi gặp đối thủ ngang tài ngang sức thì sự linh hoạt trong thay đổi chiến thuật cực kỳ quan trọng. Ví dụ khi em gặp người chặn bóng hợp mặt Tàu quá, giật không thủng thì cố xoay sang thế đôi công hoặc cho người ta đánh, nhưng dùng mặt Tàu mà làm vậy thì lại giống rước hoạ vào thân. Dùng mặt Nhật/Đức thì toàn diện hơn, sử dụng được nhiều kỹ thuật cơ bản hơn, dễ áp dụng hơn, từ đó lối chơi cũng linh hoạt và chắc chắn hơn, ít bị kỵ giơ hơn.
7. Đòi hỏi thể lực và tốc độ khá cao. Thật sự giật quả bóng bằng mặt Tàu không hề tốn lực, mà rất là nhàn là đằng khác, nhưng là nhàn với điều kiện cả. Vậy thì tại sao nhiều người phàn nàn đánh mặt Tàu mệt trong khi nhiều anh em bảo đấy là nói bậy. Đúng ra thì giật mặt Tàu nhàn thì nhàn thật mà mệt thì cũng mệt thật. Giật mặt Tàu trong trường hợp bạn đứng 1 chỗ giật quả bóng có điểm rơi đoán được và ổn định là cực nhàn, dù xoáy xuống có nặng mấy đi nữa. Nhưng khổ cái là đánh với một số người họ đặt bóng tốt thì em phải di chuyển làm sao cho khoảng cách giữa người và quả bóng có cự ly đủ dài để phát lực, vì chơi mặt Tàu khi giật biên độ tay dài hơn là mặt Nhật/Đức. Nếu bóng sát người quá thì đánh sang bên kia rất hiền, dễ bị đè bóng và điều. Cái món di chuyển để tạo biên độ này mới là cái bị ăn mòn thể lực nhiều nhất. Em thấy tuyển Trung Quốc họ phán đoán cực tốt, nhanh, di chuyển trước cả bóng nên đòn nhịp nhanh, cục và dữ. Còn nghiệp dư, thậm chí là chuyên nghiệp của nhiều nước chưa có khả năng phán đoán tốt như vậy vì nó còn là thành quả của tư chất cộng một đống kinh nghiệm thi đấu hàng trăm, hàng nghìn trận ở đẳng cấp cao mới có được. Vậy nên em thấy chỉ có khoẻ mới nhanh thì mới bù được vấn đề tạo biên độ này. Mà mấy khi anh em nghiệp dư mình khoẻ với nhanh như mấy người ăn tập 8 tiếng 1 ngày được.

Quá trình bỏ mặt Tàu của em kéo dài khoảng 4-5 năm. Trong giai đoạn này em đánh giải, chỉ được có 2 giải thì 2 giải đó đều có khi dùng mặt Nhật hoặc Đức. Còn lại lúc đánh mặt Tàu thi thoảng có trận xuất thần, nhưng sau đó xịt ngóm, không vào được sâu. Mỗi lần đánh giải đồng đội thua như vậy rất buồn vì có trách nhiệm với anh em, nên suy nghĩ lắm.
Em cứ bỏ mặt Tàu 1 vài tuần, sau đó lại quay lại. Trong 4-5 năm này chắc phải mấy chục lần như vậy. Rồi quá trình tìm mặt thay thế đông tây kim cổ, cứ nghe cái nào hay là thử, nào là mặt Đức làm theo công nghệ Sticky của Tàu, nào là mặt Tàu làm theo công nghệ Nhật, rồi mặt Tàu công nghệ mới Tension...nhiều lúc nản lắm.

Cuối cùng quyết tâm là bỏ hẳn, gọi mấy anh em lại, nhờ chúng nó chặn đẩy, quan sát, góp ý và chỉ bảo, chỉnh lại tay và tập thêm chặn đẩy, đôi công, bây giờ có thể nói là không vương vấn mặt Tàu nữa. Mà thật sự người nào bỏ mặt Tàu mà ko vương vấn nữa, đa phần là bởi vì tỉ lệ thắng trận cao hơn hẳn trước đây và có thể là bắt đầu có thành tích. Tiếc là 1 năm nay tập vào tay quá nên ham, có hôm quá sức với bóng bị trẹo cả đầu gối nên phải nghỉ gần 1 năm mới tập lại được.

Em nghĩ bàn luận về mặt Tàu, huyền hoặc cũng có cái hay, nghe nó vui vui, cũng như đọc truyện Chưởng vậy. Nhưng trên hết nó phải có tính ứng dụng, thực tế và hiệu quả. Hiện nay chưa nhiều người ở tầm đỉnh cao nghiệp dư hay chuyên nghiệp ở Việt Nam chứng minh bằng thành tích và hiệu quả mà đa phần dừng ở lý thuyết và phân tích, đôi khi là tự luận. Nói CNT chứng minh rồi thì khó vì không hẳn họ vô địch thế giới vì chơi mặt Tàu, rất nhiều HLV và VDV Trung Quốc và nước ngoài có uy tín đã khẳng định như vậy; ngoài ra họ có đủ tài năng thiên bẩm, khổ luyện, kinh nghiệm, thời gian mà chẳng anh em nghiệp dư nào có được, làm sao mà đặt chúng ta vào trường hợp của họ được.

Lưu ý thêm là bên em phân phối mặt Tàu và có nhiều cốt hỗ trợ mặt Tàu, lượng bán rất tốt , nên có thể coi là những ý kiến, trải nghiệm của em có độ khách quan cao.
chi ly va chi tinh, mot nguoi dam me va hieu biet ve mat Tau, khong lien thien nhu mot so ong choi chay qua hang Chao, vote cho bac
 

minhdi90

Thượng Sỹ
Khổ cái là lúc em còn đi chơi đều và tập đều được thì giật mặt Tàu tầm 2-4 tuần là toi. Mặt Nhật mất ma sát nhanh hơn là chuẩn, nhưng em vẫn duy trì được tầm 2-3 tháng.
Tuy nhiên em thấy cũng ít người chơi 2-4 tuần bị rộp vì thời lượng chơi ko nhiều và độ cấu xoáy liên tục cũng ít hơn, vì vậy em nghĩ đa phần người chơi dùng mặt Tàu sẽ có tính kinh tế cao hơn.
Mặt Đức Nhật thì chỉ có Blitz 2010 em chơi là thấy kinh tế hơn mặt Tàu vì con này đa phần bền khủng khiếp. Mặt này em chỉ đánh phải một giai đoạn rồi giữ đánh trái vì chưa hợp ý lắm.

Có một điều em ưng ý nhất ở mặt Tàu là khả năng tạo xoáy khi giao bóng chưa mặt nào vượt qua được. Trước đây em chơi mặt Tàu rất hay ăn vã giao bóng, kể cả khi chơi với người trình độ cao hơn kha khá. Tuy nhiên sau này lúc đánh bóng 40+ thì khó ăn giao bóng hơn.
Em thì vẫn ở giai đoạn ít tiền nên toàn chơi 729, đánh bóng bạt nhiều, mặt vợt chưa từng bị rộp :))
 

vietcan

Đại Tá
Bổ xung thêm thông tin là 1 số tuyến trẻ của các đội đang tập huấn ở Bển đã tập luyện H3 rồi nha. Hôm nay mình dc 1 a HLV pass cho 2 miếng H3 neo của Tuyến trẻ mình rồi nha. Sắp tới sẽ có chương trình trình giao lưu của Đội trẻ với ae Tàu Đạo cả nc nha
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Bổ xung thêm thông tin là 1 số tuyến trẻ của các đội đang tập huấn ở Bển đã tập luyện H3 rồi nha. Hôm nay mình dc 1 a HLV pass cho 2 miếng H3 neo của Tuyến trẻ mình rồi nha. Sắp tới sẽ có chương trình trình giao lưu của Đội trẻ với ae Tàu Đạo cả nc nha
theo đóm ăn tàn thôi, anh nghĩ thế

VNT đánh Đức Nhật còn chả ăn ai, nữa là chơi H3. Nhìn bọn CNT nó tập, bọn Tây còn lè lưỡi, mà VNT ăn được mấy thằng Tây, còn lòi mắt, thì làm sao chơi H3 để lên thần được

Bản thân H3 nó chả có gì ghê gớm, nhưng nếu làm được những điều không thể, thì nó mới phát huy hết tác dụng. Mặt nào cũng thế, cốt nào cũng vậy, phải đủ NĂNG LỰC mới làm nó hay được
 

langngoi

Đại Tá
theo đóm ăn tàn thôi, anh nghĩ thế

VNT đánh Đức Nhật còn chả ăn ai, nữa là chơi H3. Nhìn bọn CNT nó tập, bọn Tây còn lè lưỡi, mà VNT ăn được mấy thằng Tây, còn lòi mắt, thì làm sao chơi H3 để lên thần được

Bản thân H3 nó chả có gì ghê gớm, nhưng nếu làm được những điều không thể, thì nó mới phát huy hết tác dụng. Mặt nào cũng thế, cốt nào cũng vậy, phải đủ NĂNG LỰC mới làm nó hay được
đang định nhấc balo đi, nhưng phải login like phát :D lâu lăm mới thấy bố này phát biểu mà em ưng cái bụng quá cơ :D
 

Bình luận từ Facebook

Top