Về với Quảng Nam mỗi thứ/ngày

ducphubb

Thượng Sỹ
Nhận lương dẫn Drmatchetjoola đi rồi biết, không hỏi nhiều, BS trả lời không được vì đang chảy nước miếng.

Đoán drmatchetjoola ở Nha Trang- Khánh Hòa là đồng hương với tiền bối dr Nguyễn Ngọc Hiền ở Nguyễn Trãi- Nha Trang gốc người Quảng Nam- Đà Nẵng nên bác mới viết ẩm thực Quảng Nam gần gũi đến thế?
 
Last edited:

drmatchetzoola

Đại Tá
Đoán drmatchetjoola ở Nha Trang- Khánh Hòa là đồng hương với tiền bối dr Nguyễn Ngọc Hiền ở Nguyễn Trãi- Nha Trang gốc người Quảng Nam- Đà Nẵng nên bác mới viết ẩm thực Quảng Nam gần gũi đến thế?

Drmatchetjoola là dân Huế gốc, gia đình ở phường Vĩnh Trung Đà nẵng, định cư TP Tam Kỳ Quảng Nam, đang sinh hoạt tại CLB BB QN, có bà cố ngày xưa nấu ẩm thực cho cung đình Huế, nên có tí di truyền ăn uống, nên khoái các đề tài ăn uống nhậu. Hẹn!
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Ngày 13: Phở sắn trộn nhộng và chuối cây

Bên cạnh mì Quảng, phở sắn là món ăn quen thuộc của người dân nơi vùng đất “chưa mưa đà thấm”. Phở sắn được sản xuất chủ yếu ở vùng trung du Quế Sơn của Quảng Nam, làm từ bột sắn (bột khoai mì) với nhiều công đoạn rất vất vả mà nếu được tận mắt chứng kiến thì mới có thể hiểu hết được giá trị của món ăn dân dã này.
Vùng đất khô cằn với những con người chịu thương chịu khó đã biến những thứ sẵn có của quê nghèo - sắn - thành một loại thức ăn mà trước kia chỉ chuyên dành cho người khá giả - phở - như một nghệ thuật ẩm thực tuyệt vời.
Sắn tươi sau khi thu hoạch được xắt lát phơi khô, xay thành bột mịn rồi đem ngâm với nhiều lần thay nước trong vài ngày, cho đến khi bột không còn đục. Khâu ngâm bột nếu làm không kỹ thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của phở. Sau đó, đem bột hấp chín, đưa vào khuôn ép, dùng sức ép thành sợi theo hình lưới.
Thông thường, một người dùng tay kéo chày ép bột chảy thành sợi rơi xuống tấm vỉ phía dưới, một người khác nhanh tay đưa chiếc vỉ theo hình chữ X cho bột dàn đều khắp vỉ. Mang vỉ này ra phơi nắng, đợi đến khi khô thì dỡ tấm phở sắn ra khỏi vỉ. Do có hình giống như tấm lưới B40 nên phở sắn còn được người Quảng gọi bằng cái tên gần gũi là “bún lưới”. Phở sắn được bán khá phổ biến tại các chợ trong tỉnh.



Phở sắn rất dễ chế biến, làm được nhiều món khác nhau, phù hợp với nhiều vị nước lèo được nấu từ thịt, cá, tôm... Người địa phương ăn phở sắn chan nước cá nục, cá ngừ biển tươi ngon, khá nổi tiếng.



Ngoài ra còn một món không thể không nhắc tới là món phở sắn trộn nhộng và chuối cây, vừa đậm đà, vừa nồng ấm tình quê cha, đất mẹ.
Tấm phở sắn khô đem bẻ thành miếng nhỏ vừa ăn, ngâm nước khoảng 15 phút cho vừa mềm rồi vớt ra rổ để cho ráo nước. Chuối cây chọn thân cây còn non, xắt thành từng lát thật mỏng rồi ngâm vào thau nước cho trắng, sau đó vớt ra để ráo. Đậu phộng (lạc) rang chín, chà vỏ, giã sơ cho nát.
Cho phở sắn vào thau, thêm chuối cây, đậu phộng vào. Khử dầu với vài củ nén, củ hành, bỏ nhộng vào xào chín rồi đổ vào thau gỏi. Tiếp tục nêm thêm chén nước mắm ớt tỏi, một ít bột ngọt và vắt vài lát chanh, trộn đều, cho ra đĩa rồi rắc một ít rau thơm, hành ngò lên trên.
Vị dai dai, nồng nồng của sợi phở, hòa quyện với vị béo, bùi của nhộng, vị ngọt mềm chuối non, mùi thơm của tỏi dầu, đậu phộng rang, rau quế, cùng vị cay của trái ớt vườn nhà đã trở thành một hương vị rất đặc biệt. Món ăn sẽ càng đậm đà hơn nếu có thêm một cái bánh tráng gạo nướng chín bẻ nhỏ bỏ vào để ăn cùng. Có thể ăn cùng với cơm nóng hoặc dùng bữa thay cho cơm.
Kết tinh từ tình đất tình người quê hương, đĩa phở sắn trộn nhộng và chuối cây đã trở thành món ăn thân thương, không chỉ là ấm lòng những đứa con xa xứ mỗi lần về thăm quê mà hương vị đặc trưng, mặn mà của nó còn níu lòng những du khách một lần ghé thăm được thưởng thức.

 

drmatchetzoola

Đại Tá
Ngày 14: "Chả Ốc" mẹ làm

Thành phố Tam Kỳ được chia làm hai khu vực tách biệt, một bên phố xá nhộn nhịp với những tòa nhà cao tầng, tuyến đường mở rộng, ánh đèn bật sáng hằng đêm, còn xung quanh vẫn giữ được nét yên ả với những luống khoai, lũy tre làng, đặc biệt là ruộng lúa mênh mông nên chỉ cần xách giỏ ra đồng một lát là có nào tép, nào cá, nào ốc; trong đó ốc là chiếm số nhiều và rất dễ bắt, có thể chế biến thành các món ăn rất bình dị như ốc sào xả ớt, ốc hấp gừng, ốc luộc nhưng chả ốc mới là món ăn vừa lạ vừa ngon, lại dễ làm nên mẹ hay làm cho tôi ăn và đãi khách mỗi khi tới nhà.
“Chả ốc” mẹ làm, có lẽ vì thế mà món ăn này luôn khiến người ta phải thòm thèm, phải luyến lưu mà mỗi lần ăn là nhớ mẹ đến vậy. Chả ốc không phải là món ăn để no mà chỉ là món để người ta ăn nhẩn nha, để trải nghiệm những cung bậc hương vị đa dạng, để vừa nhai miếng ốc giòn sựt vừa đoán xem nó có bao nhiêu mùi khác nhau. Con ốc lấm láp ngoài đồng ruộng, nhưng vẫn thanh cao và ý vị lắm. Nó thanh cao bởi chính cái khéo léo, cái nhẫn nại của người đầu bếp gửi vào trong từng món ăn dù thật đơn sơ, bình dị.



Ốc bắt về ngâm trong nước cơm vo hoặc bỏ vào nước những lát ớt thật cay trong vòng một giờ đồng hồ để ốc nhả chất bẩn. Sau đó dũng muỗng (thìa) móc lấy từng con ốc sống ra khỏi vỏ và cho tất cả ốc cùng chả heo sống vào mấy xay để được trộn nhuyễn. Khi đó thêm gia vị gồm tiêu, ớt, tỏi, ngũ vị hương, nước mắm, hành tươi và bột năng vào trộn đều. Lấy bánh tráng lề kẹp ốc vào trong và để lên chiên giòn. Khi chiên, mùi thơm của gia vị cộng với mùi đặc trưng của ốc lại thêm mùi hòa nguyện của hành lá thật là đậm đà, dân dã và hấp dẫn làm sao. Tất cả những mùi hương đồng cỏ nội đã tạo nên một món ăn đầy sức quyến rũ đến lạ lùng.
Chả ốc giản đơn, nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ tinh xảo. Từ con ốc nhồi to béo đầy ắp thịt và ngọt đậm, cùng với rất nhiều nguyên liệu bí truyền riêng của gia đình mình, quyện lại thành những chiếc chả be bé xinh xinh. Miếng chả sau khi được chiên trong chảo dầu nóng bỏng sẽ vàng ươm, thơm lừng khắp không gian. Xoáy một miếng chả vào bát nước chấm chua ngọt, nhấm nháp thêm cọng rau sống xanh non để cảm nhận thật đầy đủ vị chua, cay, mặn, ngọt nhưng vẫn không át đi cái cái mặn mòi khó quên của ốc.
Để có món chả ốc tuyệt vời đó thì việc chế biến khá đơn giản và dễ dàng, các công đoạn thực hiện không có gì khó khăn nhưng phải có bí quyết và nghệ thuật đặc trưng để mẹ tôi tạo ra cái riêng mà những người khác, nơi khác không có được, điều đó mới là vấn đề quan trọng. Vì vậy, khi chế biến đòi hỏi phải tuân theo các nguyên tắc để có được món chả ốc chất lượng.
Bây giờ món ăn này nằm trong thực đơn của không ít nhà hàng tạị nhiều thành phố, tôi đã từng đến để thưởng thức nhưng không đâu bằng món chả Ốc quê mẹ và chính tay mẹ bắt ốc, mẹ làm ...

 

drmatchetzoola

Đại Tá
Ngày 14: "Chả Ốc" mẹ làm

Thành phố Tam Kỳ được chia làm hai khu vực tách biệt, một bên phố xá nhộn nhịp với những tòa nhà cao tầng, tuyến đường mở rộng, ánh đèn bật sáng hằng đêm, còn xung quanh vẫn giữ được nét yên ả với những luống khoai, lũy tre làng, đặc biệt là ruộng lúa mênh mông nên chỉ cần xách giỏ ra đồng một lát là có nào tép, nào cá, nào ốc; trong đó ốc là chiếm số nhiều và rất dễ bắt, có thể chế biến thành các món ăn rất bình dị như ốc sào xả ớt, ốc hấp gừng, ốc luộc nhưng chả ốc mới là món ăn vừa lạ vừa ngon, lại dễ làm nên mẹ hay làm cho tôi ăn và đãi khách mỗi khi tới nhà.
“Chả ốc” mẹ làm, có lẽ vì thế mà món ăn này luôn khiến người ta phải thòm thèm, phải luyến lưu mà mỗi lần ăn là nhớ mẹ đến vậy. Chả ốc không phải là món ăn để no mà chỉ là món để người ta ăn nhẩn nha, để trải nghiệm những cung bậc hương vị đa dạng, để vừa nhai miếng ốc giòn sựt vừa đoán xem nó có bao nhiêu mùi khác nhau. Con ốc lấm láp ngoài đồng ruộng, nhưng vẫn thanh cao và ý vị lắm. Nó thanh cao bởi chính cái khéo léo, cái nhẫn nại của người đầu bếp gửi vào trong từng món ăn dù thật đơn sơ, bình dị.



Ốc bắt về ngâm trong nước cơm vo hoặc bỏ vào nước những lát ớt thật cay trong vòng một giờ đồng hồ để ốc nhả chất bẩn. Sau đó dũng muỗng (thìa) móc lấy từng con ốc sống ra khỏi vỏ và cho tất cả ốc cùng chả heo sống vào mấy xay để được trộn nhuyễn. Khi đó thêm gia vị gồm tiêu, ớt, tỏi, ngũ vị hương, nước mắm, hành tươi và bột năng vào trộn đều. Lấy bánh tráng lề kẹp ốc vào trong và để lên chiên giòn. Khi chiên, mùi thơm của gia vị cộng với mùi đặc trưng của ốc lại thêm mùi hòa nguyện của hành lá thật là đậm đà, dân dã và hấp dẫn làm sao. Tất cả những mùi hương đồng cỏ nội đã tạo nên một món ăn đầy sức quyến rũ đến lạ lùng.
Chả ốc giản đơn, nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ tinh xảo. Từ con ốc nhồi to béo đầy ắp thịt và ngọt đậm, cùng với rất nhiều nguyên liệu bí truyền riêng của gia đình mình, quyện lại thành những chiếc chả be bé xinh xinh. Miếng chả sau khi được chiên trong chảo dầu nóng bỏng sẽ vàng ươm, thơm lừng khắp không gian. Xoáy một miếng chả vào bát nước chấm chua ngọt, nhấm nháp thêm cọng rau sống xanh non để cảm nhận thật đầy đủ vị chua, cay, mặn, ngọt nhưng vẫn không át đi cái cái mặn mòi khó quên của ốc.
Để có món chả ốc tuyệt vời đó thì việc chế biến khá đơn giản và dễ dàng, các công đoạn thực hiện không có gì khó khăn nhưng phải có bí quyết và nghệ thuật đặc trưng để mẹ tôi tạo ra cái riêng mà những người khác, nơi khác không có được, điều đó mới là vấn đề quan trọng. Vì vậy, khi chế biến đòi hỏi phải tuân theo các nguyên tắc để có được món chả ốc chất lượng.
Bây giờ món ăn này nằm trong thực đơn của không ít nhà hàng tạị nhiều thành phố, tôi đã từng đến để thưởng thức nhưng không đâu bằng món chả Ốc quê mẹ và chính tay mẹ bắt ốc, mẹ làm ...

 

drmatchetzoola

Đại Tá
Ngày thứ 15: Tuyên bố sập topic với món tráng miệng Bánh Su sê và bánh ít, ăn ít, nhớ nhiều đến đất Quảng. Quà tặng cho 15 người, ai nhanh tay đăng ký mình sẽ gởi 15 người/15 món/15 ngày.

Những món bánh truyền thống ở các địa phương khác cũng có, nhưng khi đến Hội An lại được biến thể, gia giảm ít nhiều để trở nên món ăn đặc trưng của phố Hội. Mỗi món bánh trái, lại có một “lịch sử nghề”, gắn với tên tuổi của một lò bánh nào đấy ở Hội An. Ai đi xa, hay du khách ở nơi khác đến, cũng được người Hội An giới thiệu, gửi biếu vài chục bánh làm quà như món quà quê.
Nhiều người Hội An xa quê đã lâu có dịp về đều tìm đến lò bánh ông bà Kiệt mua bánh để ăn cho đỡ thèm. Người Hội An đi đâu xa cũng mang theo bánh ít, bánh susê làm quà. Bánh Su sê hay còn gọi là bánh phu thê. Tên gọi này gắn liền với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh. Chồng cảm động đặt tên cho bánh là phu thê (tức bánh vợ chồng). Chẳng ngờ đến phương xa, người chồng bị say đắm bởi sắc đẹp của các cô gái lạ và không muốn quay về. Người vợ ở nhà biết tin liền làm bánh gởi cho chồng lèm theo lời nhắn:
“Từ ngày chàng bước xuống ghe
Sóng bao nhiêu đợt bánh phu thê rầu bấy nhiêu”
Nhận được bánh và lời nhắn của vợ, người chồng hối hận liền tức tốc quay về và không còn nghĩ đến chuyện thay lòng đổi dạ nữa. Từ đó bánh phu thê thường hay có mặt trong các tiệc cưới nhằm nhắn nhủ lời thuỷ chung đến các đôi vợ chồng trẻ. Bánh su sê có màu vàng nhạt, dẻo, vị ngọt và thơm.



Bánh ít lá gai có vỏ bọc làm bằng bột nếp trộn đường và nước lá gai để có màu đen bóng. Nhưn (nhân) bánh bằng đậu xanh, có màu vàng. Bánh susê nguyên liệu như bánh ít, nhưng không sử dụng với lá gai mà trộn với nước cốt dừa, điểm trang thêm bằng cơm dừa bào sợi nhỏ. Cả bánh ít lá gai và bánh susê đều được bọc bằng lá chuối vẫn giữ màu xanh ngắt. Nhìn bên ngoài, bánh gói có chóp nhọn là bánh ít lá gai, chóp bánh bẹt hơn một chút là bánh su sê. Để giữ cho vỏ bánh có màu xanh bắt mắt, khi hấp bánh phải cẩn thận. Không quá già lửa, cũng không được non lửa, canh giờ để vớt bánh ra. Tuy cùng nguyên liệu, nhưng mỗi loại bánh có một hương vị đặc trưng riêng. Bánh ít lá gai có vị ngọt của đường, vị bùi béo của bột nếp, hòa với vị đăng đắng của lá gai. Bánh susê khi ăn có vị thơm của cốt dừa, những sợi dừa tươi hòa trong nhân bánh khi nhai nghe sừn sựt, béo ngậy. Những đám giỗ, tiệc, món tráng miệng đãi bánh susê, bánh ít lá gai sẽ dung hòa với những món ăn béo ngậy thường có ở yến tiệc. Những nhà hàng, khách sạn mở buffet ẩm thực bao giờ cũng giới thiệu với du khách hai món bánh đặc sản này, và thường hết sạch ngay khi tiệc chưa kết thúc.

 

bongban-vn

Trung Sỹ
"Ngày thứ 15: Tuyên bố sập topic với món tráng miệng Bánh Su sê và bánh ít, ăn ít, nhớ nhiều đến đất Quảng. Quà tặng cho 15 người, ai nhanh tay đăng ký mình sẽ gởi 15 người/15 món/15 ngày.,,,"

Bác drmatchetzoola ơi, cho em đăng ký món CHẢ ỐC nhé, đọc bài của bác mà cầm lòng không đặng ,,hiiii..hiiiii,..!
 

drmatchetzoola

Đại Tá
"Ngày thứ 15: Tuyên bố sập topic với món tráng miệng Bánh Su sê và bánh ít, ăn ít, nhớ nhiều đến đất Quảng. Quà tặng cho 15 người, ai nhanh tay đăng ký mình sẽ gởi 15 người/15 món/15 ngày.,,,"

Bác drmatchetzoola ơi, cho em đăng ký món CHẢ ỐC nhé, đọc bài của bác mà cầm lòng không đặng ,,hiiii..hiiiii,..!

Chờ đủ 15 người mình đặt hàng luôn nhé. Ráng nhịn thèm ít bữa.
 

thaythuydn

Đại Tá
Đoán drmatchetjoola ở Nha Trang- Khánh Hòa là đồng hương với tiền bối dr Nguyễn Ngọc Hiền ở Nguyễn Trãi- Nha Trang gốc người Quảng Nam- Đà Nẵng nên bác mới viết ẩm thực Quảng Nam gần gũi đến thế?
Dr Nguyển ngọc Hiền,cựu Phó GĐ BVĐK Khánh hòa là bạn cùng lớp với mình ở trường TH Trần quý Cáp Hội an.Hiền gốc người Duy xuyên,bà con xa với Nguyển ngọc Lể.Hồi nhỏ thường chơi bóng bàn với mình.Nay thì thiên về nhậu hơn,nhất là ỐC 7 món.
 

Drhongson

Đại Tá
Món ăn đặc sản hảo hạng , người chế biến có tài nghệ cao , người ăn cũng tinh tế , cùng hảo hữu biết thưởng thức nữa thì
đúng là ...khoái khẩu sướng đời .
Ngày xưa hàng xóm nhà mình có 1 cụ ngoài 80 tuổi , khi hấp hối cụ bảo thèm 1 miếng rượu mận ,
khi người nhà mua về , cụ ăn 1 miếng rồi mãn nguyện ra đi .
Mình khoái ăn ngon , nhiều khi phải kỳ công chạy khắp thành phố mới kiếm đuoc cái quán bán gà ta ngon ,
mà lại khoái cái miếng da gà ta nhai giòn sừn sựt , miếng tiết gà luộc bùi bùi ngọt ngọt quán khác không có ...
Khi có bạn từ Hà nội vào chơi thì phải vô khu sân bay kiếm mấy quán cháo lòng , bánh cuốn bún lá, bún đậu mắm tôm ,
phở tái lót dạ buổi sáng . ... đơn giản thế thôi nhưng đúng điệu đúng gu thì chủ khách đều khoái .
 

nguoihungyen

Binh Nhất
Hôm nay vào biết có topic này hay quá, toàn món ngon thôi, thèm...nhưng biết đến khi nào mình có cơ hội được đến thăm Quảng Nam mà thưởng thức ?!Xin đăng ký với bác món bánh ít, phu thê...Ở ngoài Bắc cũng có bánh phu thê, nhưng không biết vị có khác nhau không, hi..ráng chờ..dù biết là lâu lắm đây...!
Có bác nào biết ở HN có chỗ nào bán món mì Quảng không nhỉ ?Muốn thử một lần cho biết, cho dù nếu có chắc cũng không ngon bằng ăn tại quê hương của nó.
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Hôm nay vào biết có topic này hay quá, toàn món ngon thôi, thèm...nhưng biết đến khi nào mình có cơ hội được đến thăm Quảng Nam mà thưởng thức ?!Xin đăng ký với bác món bánh ít, phu thê...Ở ngoài Bắc cũng có bánh phu thê, nhưng không biết vị có khác nhau không, hi..ráng chờ..dù biết là lâu lắm đây...!
Có bác nào biết ở HN có chỗ nào bán món mì Quảng không nhỉ ?Muốn thử một lần cho biết, cho dù nếu có chắc cũng không ngon bằng ăn tại quê hương của nó.

Có mì Quảng bán tại Hà Nội đây bác, ngon ra phết, tại địa chỉ: Số 2C Quang Trung, Tràng Tiền, Hà Đông, Hà Nội Nằm ở vị trí rất dễ tìm, số nhà 2C Quang Trung (nhưng thật ra nó nằm ở mạn vườn hoa phía phố Nhà Chung nhé), hàng mì Quảng này mới mở chưa lâu và lại chỉ mở từ 5h chiều trở đi thôi các bạn ạ. Quán cũng rộng rãi, sáng sủa, ngồi cả trong nhà lẫn vỉa hè đều không bị chật chội, phục vụ cũng khá nhanh nữa. và Thiên Sơn quán, số 65 Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội.







 

Bình luận từ Facebook

Top