SADIUS - Ưu điểm & nhược điểm

tớ đã lên dũng cửu hỏi mua sar không có, qua vận đông của Dũng nên mua adr chán quá, đánh toàn bung quyết đinh mua lai sar .
Sau một thời gian một hôm buồn tình đánh lại adr thì trời ơi adr đánh hay hơn nhiều nhất là quả trái .cảm ơn dũng nhé . kỹ thuật mới hơn hẳn
 

AndroCS7

Đại Tá
tớ đã lên dũng cửu hỏi mua sar không có, qua vận đông của Dũng nên mua adr chán quá, đánh toàn bung quyết đinh mua lai sar .
Sau một thời gian một hôm buồn tình đánh lại adr thì trời ơi adr đánh hay hơn nhiều nhất là quả trái .cảm ơn dũng nhé . kỹ thuật mới hơn hẳn
Hehe vậy là bác giống em rồi :) thích nhất ở hàng andro là thiết kế tay cầm rất vừa vặn và dễ dàng xoay trở
 

Dũng Cửu

Đại Tá
tớ đã lên dũng cửu hỏi mua sar không có, qua vận đông của Dũng nên mua adr chán quá, đánh toàn bung quyết đinh mua lai sar .
Sau một thời gian một hôm buồn tình đánh lại adr thì trời ơi adr đánh hay hơn nhiều nhất là quả trái .cảm ơn dũng nhé . kỹ thuật mới hơn hẳn
Vâng!Thanks chú !cây này cấu tạo giống sadius sử dụng gỗ HINOKI trên bề mặt nhưng khác về công nghệ đó là sử dụng sợi FIBER CARBON làm cốt ổn ddingj và mềm hơn , cán được thiết kế công nghệ cao hơn rỗng bên trong để tăng khả năng cảm giác + khả năng thu động tác nhanh hơn, cổ tay sẽ linh hoạt >>> quả trái tay chú sẽ phát huy tốt hơn ! :)
 
Last edited:

mouse

Đại Uý
Em trình gà, em đánh sar liên tục tầm 2 tuần, sáng luyện, chiều cũng luyện nốt luôn, kết quả sau 2 tuần em không nhấc nổi cái vai em lên luôn, em cũng dân thể thao, vì ham hố em tem đồng quá nên muốn thử. Giờ em tặng luôn cho ông cậu đánh thư giản ở clb cụ cao tuổi rồi.hihi
 

huymdt

Thượng Tá
Em trình gà, em đánh sar liên tục tầm 2 tuần, sáng luyện, chiều cũng luyện nốt luôn, kết quả sau 2 tuần em không nhấc nổi cái vai em lên luôn, em cũng dân thể thao, vì ham hố em tem đồng quá nên muốn thử. Giờ em tặng luôn cho ông cậu đánh thư giản ở clb cụ cao tuổi rồi.hihi
Em đang chơi SAR mà xem các bác bình luận SAR nhược nhiều hơn ưu buồn quá hichichic :(
 

Ex_Hai05

Đại Uý
Mình đọc thấy ý kiến trái chiều nên ngứa nghề xin viết đôi lời về cảm nghĩ và một phần cũng dc chuyên gia maketing phân tích.
-Trước tiên tạm chưa nói về SAR,mà nói đến những mặt hàng khác như sau;
1,Xe máy;Xe máy cup 79,81,82...xe này máy rất tốt máy êm bền,chở hàng khỏe,và đến nay đã là ngót ngét 35 năm,và nó vẫn còn tàm tạm nếu ko muốn nói là còn tốt,
-Xe SPACY rất đắt và dc ưa chuộng ở thành phố lớn xin hỏi các bạn là SPACY đến nay dc bao nhiêu năm rồi,tôi ko rõ ra đời năm nào nhưng chắc khoảng dưới 15 năm,những xe ra đời năm đầu đến nay đã quá cũ và cọc cạch lắm rồi,và xe đó chắc chắn là không chinh chiến và chở hàng nhiều bằng xe 79,81,82 dc,và thời gian cũng chưa bằng
-Người Việt Nam nói chung và trên thế giới nói riêng đều tâm lý như nhau cả,đó là thích cái mới,và số người thích cái cũ rất ít,vì vậy người ta không thể mãi sản xuất xe Dream được trong khi đối thủ YAMAHA có xe JUPITER,NOVO,EXCITER,V.V.
Ai cũng thể thôi khi mình đã từng đi Dream,đi Wave,nếu muốn mua xe khác thì phải thử cảm giác xe khác đó là AIRBLADE,LEAD,SH của HONDA hoặc một hãng nào đó,chính vì điều đó các hãng phải luôn thay tên hiệu xe là vì vậy,chứ để mãi một tên và một loại xe thì bán cho ai?còn về chất lượng thì các hãng thừa sức để làm cho chiếc xe đẹp mỹ mãn và bền muôn thủa,nhưng vì thương trường không cho phép họ làm, chính vì điều tâm lý người dân như trên nên các hãng còn phải để dành mẫu mã để dành một thiết kế nào đó cho chiếc xe chuẩn bị ra sau này,và lý do tại sao một số mặt hàng thời xưa bền và tốt hơn bây giờ vì ngày xưa chưa có cạnh tranh lớn như bây giờ nên họ làm đồ tương đối tốt vì ngày xưa con người thích tốt,hàng nào tốt thì người dân dùng, nên nhớ vì bây giờ bão hòa nên họ không thể làm tốt hẳn và mãi mãi một tên sản phẩm thì sẽ không bán dc cho ai cả,các bạn thử hình dung xe đạp đua của HONDA và YAMAHA có giá rẻ nhất là 200 triệu,xe máy đua có giá rẻ nhất là 500.000$ xe đó đẹp bền tốc độ như nào chắc các bạn biết..và tất cả cái gì cũng vậy,nhiều hãng nhiều công ty làm cùng mặt hàng nên phải liên tục thay tên sản phẩm thôi.
Vậy cái Cốt SAR các bạn bình luận ở đây cũng vậy thôi, về thông số thì bàn tay con người không thể chứng minh dc,khi nhà sản xuất họ đề như nào là như vậy,Sữa uống và thuốc chữa bệnh họ còn đề sai với thực chất chứ nói gì đến cây vợt bóng bàn nên chẳng ảnh hưởng gì sấc,còn ai nói các nước không còn chơi SAR và Nhật bản ko sản xuất cũng là sai, Nhật bản vẫn sản xuất SAR nhưng sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ chứ không ồ ạt,họ vớt vát dc tý nào hay tý đấy các bạn nhé vì miếng cơm manh áo cả, thương trường mà,nếu không sản xuất họ sẽ có cuộc họp công bố và không nhập gỗ, và niêm phong công cụ sản xuất SAR ,chứ không phải ko sản xuất nữa mà ai đặt họ mới nhập gỗ và moi đồ đạc ra để làm dễ dàng như các bạn nghĩ đâu.
Bình luận hay quá, lập luận chắc chắn khó lay chuyển. Biệt danh phá Đá quả không sai. ;)
 

bachikho

Đại Tá
Sar đắt quá, bạn nào ít tiền có thể chơi bản fake của nó, hãng 729 có làm cây Friends ship 8030 Carbon (Sadrius Clone) được nhiều người chơi thử bên hải ngoại đánh giá giống 99%,
http://www.tabletennisdb.com/blade/729-8030.html
:Dmình cũng đang tìm nó mà cây này hơi khó mua
hehe, bác ko hiểu tâm lý dân ta rùi, quan trọng ko phải là cái cảm giác giống 99% đó mà nó là ở chỗ "ta cũng đánh sar như người khác đây" kìa
(chắc cũng ko nhiều bác chơi sar biết đc nó hay ở điểm j đâu mà chủ yếu là cả CLB mình chơi sar thì ta cũng chơi thôi) :D
 

pen

Binh Nhất
Lúc nào có thời gian bác Dũng Cửu làm luôn bài "TMB ZLC - Ưu điểm & nhược điểm" đi ạ. Cốt này giờ đi đâu cũng gặp, mà quần chúng thì ngu dốt nên cách kết hợp cốt-mút và kỹ thuật loạn xạ lắm... :D. Chỗ em có mấy bác cũng chịu khó đọc các diễn đàn nước ngoài, xem video của tây, nhưng đem ra áp dụng thì chả ăn thua mấy so với thời đánh 729. Chắc tại tụi tây ăn thịt bò/bơ sữa/bánh mì còn mình ăn cơm/dưa/cà nên động tác kỹ thuật phải điều chỉnh mới hợp. Mong bác chỉ giáo.
 

Dũng Cửu

Đại Tá
Mạn phép trích 1 bài của bác nick "P-500" như sau:

Hồi đó - và ngay cả bây giờ - người ta quan niệm rằng cốt vợt là để tạo ra tốc độ, còn mút là để tạo xoáy. Nhiều người còn quan niệm rằng mút cứng hơn sẽ cho tốc độ lớn hơn nhưng xoáy kém hơn, trong khi một số bảo vệ rằng mút mềm hơn thì sẽ xoáy và dễ đánh hơn. Để tạo ra một cây vợt "mạnh nhất" thời bấy giờ thì cần có một cốt tốc độ khủng và cặp mút mềm dai. Những người theo quan điểm này tạo nên trường phái "cốt cứng mút mềm", họ có kỹ thuật tạo xoáy chủ yếu là ma sát mỏng vào bóng, càng mỏng thì càng xoáy (thực ra là tỉ lệ xoáy và tốc độ thay đổi, xoáy nhiều thì chậm). Những tay vợt thìa Nhật lúc ấy chiếm lĩnh bóng bàn TG với loại vợt nhanh chớp nhoáng. Người làm rạng danh môn phái này là Schlager với cây Schlager Carbon (y chang Sadius) và 2 miếng Bryce Speed, hoặc vợt thìa vuông như Ryu Seng Min. Còn ở VN thì cặp Mạnh Cường - Kiến Quốc một thời làm bá chủ Đông Nam Á cũng với kiểu vũ khí tương đương.

Phát triển song song với rơ cốt cứng mút mềm là rơ cốt đàn hồi mút trung bình và cốt trung bình mút cứng. Đó là cả thế giới bóng bàn còn lại với các tên tuổi lớn như Waldner, Khổng Lệnh Huy, Lưu Quốc Lượng,...và cho tới ngày nay thì hầu như 95% cao thủ trên TG đều chơi kiểu vợt này ăn theo miếng mút Tenergy hoặc DHS H3.

-Các pha đôi công trên bàn, với rơ hiện đại sau 2005 thường là rất nhanh và xoáy với sự phát minh của cú đánh backhand cẳng tay trên bàn (có sự hỗ trợ của miếng Tenergy). Rơ này bây giờ cực kỳ phổ biến, trước đây chỉ có ở Châu Âu, từ khi Zhang Yining và Zhang Zike áp dụng thì bây giờ cả thế giới đều biết, cho tới cái ao làng Đông Nam Á ai cũng xài. Coi mấy video clip giải Gà hay Chích Chòe cũng thấy nhiều "cao thủ" xài, vì nó quá hiệu quả. Cùng với cú giật xoáy bên Fh, cú đôi công xoáy bên Bh này là cái án tử hình cho dòng vợt Tamca với mút tension cũ trên đấu trường Thế Giới. Vì sao? Cú này có quỹ đạo cực ngắn nhưng vọt tới rất thấp, lại rất an toàn. Chỉ có 1 cách để đối phó với nó là cũng phải lên xoáy lại y chang như nó, trả lại một quả cũng vọt tới. Mà điều này vợt quá nãy và cứng không thể làm được, không bắn lại được mà cũng không lùi ra giật mất bóng, vì bóng sụp xuống nhanh và ngắn quá. Còn đỡ lại thì cứ như dâng cỗ cho đối phương dứt điểm.

Trong hai trường hợp điển hình vừa nêu ra, rõ ràng không thể giật mạnh được, dù là kỹ thuật có cao như Schlager hay Waldner cũng phải chịu chết. Thua tuyển TQ thì còn mặt mũi, mà thua chính bọn nhóc Châu Âu do chính mình làm thầy của nó thì quả là đáng để gác vợt. Đó là chưa kể các loại bóng thiếu lực hoặc thiếu xoáy, hoặc đơn giản hơn là bóng cắt lại từ xa kiểu gai dài kiểu Hàn Quốc. Chỉ bởi vì cái vũ khí đang xài bị giới hạn, mà thi đấu đỉnh cao thì hễ ai khai thác được giới hạn của đối thủ thì đã nắm chắc phần thắng trong tay rồi.

Em xin nhắc lại một sự thật đau lòng đằng sau sự ra đi đột ngột của rất nhiều cao thủ trước cơn sóng thần cuộc cách mạng Tenergy. Mặc dù đã hơn 10 năm qua rồi, dù trước đó chúng ta cũng chẳng hơn gì ai với kiểu đánh chớp nhoáng giao bóng dài rồi dứt điểm. Bóng bàn hiện đại đang thay đổi từng ngày, nên chăng chúng ta chấp nhận lạc hậu 10 năm thay vì 40 năm?
hì chúng ta đang lạc hậu rất rất nhiều năm về xu hướng kỹ thuật bóng bàn hiện đại bạn à ^_^ vdv chúng ta thể lực người châu á nhưng phong cách đánh + Vũ khí sử dụng của người châu âu cốt + mặt maximum về tốc độ ! các vdv bóng bàn Việt Nam luôn lấy lực làm trọng trong khi nền tảng về thể chất con người thua xa người Châu Âu với vũ khí quá thiên về sức mạnh , tốc độ nhanh !
- Chúng ta đang tạo ra quá nhiều vdv giống nhau về lối đánh hãy nhìn sang Hàn Quốc những vdv của họ rất đa phong cách họ có dơ thủ là nam cắt xa bàn 1 lần nhì thế giới + mấy năm đứng thứ 3 thế giới như JOO SAE HYUK , họ có lối đánh tấn công dũng mãnh nhưng trường phái vợt dọc như Rya Sung Min 1 năm vô địch olympic , Hàn Quốc có oh sang un với lối đánh 2 càng như 1
- Nhìn sang Nhật Bản chúng ta thấy KENTA 2 năm thứ 3 thế giới lối đánh thiên về phòng thủ + phản công tinh tế , mizutani zun là lối đánh phòng thủ xa bàn , lúc chặn lúc lốp lúc giật phản công , kokinawa mặc dù người nhỏ con nhưng nhanh nhẹn khéo léo hãy xem kenta với cốt vợt rất xịt thiên về tạo xoáy lớn , rung chơi theo như em biết 2 mặt ten 05 với độ dày 1,7 mm để giảm lực giảm xoáy em xin thưa nếu chặn + khả năng phản công đờ mi liên tục tốc độ gàn bàn như KENTA mà dùng cốt nảy kiểu SADIUS kết hợp max độ dày 2,1 mm với các dòng mặt mềm + trung bình thì em nghĩ có tập chăm chỉ + cường độ đến đâu , thiên tài đến đâu cũng không thể :D hầu hết các vdv Nhật đều dùng mặt 1,9 mm rất ít dùng 2,1 mm cốt mỏng kết hợp sợi carbon hoặc arylate carbon!

Hãy xem VDV có lối phòng thủ bị động hoàn toàn với những pha phản công chớp nhoáng như HUYNK mà dùng SADIUS cắt được thì em xin bái phục vì cốt anh này phải thuần gỗ + hơi rung và bản to hơn bình thường ! vậy mà rất nhiều người chơi cắt gai xa bàn phong trào VN vẫn dùng SADIUS !Có bác còn chưa có kỹ thuật gì toàn kỹ thuật gò cắt cầm sa với ten 64 bảo cắt sao cho hiệu quả trong trận đấu thì em xin thua chỉ trả lời '' bác gò lúc tập thì được chứ hiệu quả thì khó bằng cả cái vợt 729 mấy trăm ngàn ạ .... '' :D
- Có lẽ ai cũng biết Mai Huynh Mỹ Trang vdv nữ với quá nhiều thành tích trong bàn bàn Việt Nam với thể hình + thể trạng thua thiệt hẳn các vdv trẻ có thể hình nhỏ nhanh nhẹn hơn nếu chị chơi cốt như sadius liệu có đờ mi trái , chặn vê trái tấn công điểm rơi chuẩn xác để áp chế các vdv nhanh nhẹn khác được ko? em xin thưa rất khó chị Trang chỉ cần đưa tốc độ trận đấu ít xoáy hơn nhanh hơn là chân tay , thể trạng sẽ không thể theo kịp tốc độ trận đấu :D
- VDV quốc gia chúng ta thời trước 100 % chơi sa và schlager sang Tầu tập huấn đổi vợt thì thằng tầu ko oánh được giật bay ra ngoài phải 1 lúc mới giật được vô bàn còn chúng ta thì giật rung quá mà rúc lưới điều này nói lên cảm giác chơi của chúng ta rất khác người Tung Của nên quá trình phát triển kỹ thuật + lối đánh đương nhiên khác nhau ^_^ thì sao mà đòi được như Mã Long hay Zhangzike ....cũng tấn công nhưng xoáy lớn , độ bền cao lực vừa phải nhưng không hỏng :D còn chúng ta nhìn các vdv quốc gia oánh nhanh , mạnh quá độ an toàn không cao , phòng thủ kém cứ phát 1 như Châu Âu nhưng thực tế lại không thể mạnh bằng nó được do thể chất , thể hình chúng ta thua xa nó :D

** Bài viết này em đang on trên đt buồn quá sẽ chỉnh sửa nhưng kết lại chúng ta hãy quy lại em SADIUS cho những dơ ( lối chơi) oánh gai tấn công cổ điển đúng với thông số hãng BUTERFLY nghiên cứu sản xuất ra dòng sadius , vì nhìn phong trào bóng bàn chúng ta hầu hết tự bảo nhau theo kiểu chơi chứng khoán '' tâm lý bầy đàn '' cả phong trào lẫn nghiệp dư mà mất hết đi sự tinh túy cũng như tinh tế của bộ môn bóng bàn !
Mỗi lối đánh có những cốt + mặt hỗ trợ đến mức tối đa giúp vdv phát huy được đầy đủ phẩm chất + phong cách chơi + phát huy tối đa nhãn quan chiến thuật trong trận đấu , bổ trợ kỹ thuật ngày càng đạt đến sự hoàn thiện + tố chất để họ nhanh lên ở phong trào là trình độ E,F,D,B,C,A ở chuyên nghiệp là sánh ngang với các cường quốc bóng bàn!
+ Điều đáng mừng là đội tuyển Việt Nam chúng ta bây giờ cũng đang dần chuyển mình như đội tuyển trẻ + quốc gia cũng đã chuyển đến gần 40 % sang các dòng cốt sợi như Tú Mẩu chơi TMB ALC và ZLC ! các HLV cũng dần có tư duy thay đổi hơn nhưng không chịu tìm hiểu nghiên cứu đến mức học thuật uyên bác để thành viện nghiên cứu như các cường quốc bóng bàn : Đức , Thụy Điển , Trung Quốc ,Nhật đã làm ^_^ để có tầm nhìn cho bóng bàn Việt Nam 10 năm đến 20 năm sau !
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top