Trích tiếp của bác "P-500"
V. Giới hạn, bất lợi và hướng khắc phục
Như ở trên chúng ta đã nổ quá nhiều về những khả năng đặc biệt của cú giật bằng combo hiện đại, như khả năng đối với bóng khó, gài lại một đường bóng khó hoặc dứt điểm bạo lực. Tuy nhiên bất lợi và giới hạn của cú giật này cũng không phải là ít. Có thể nêu ra vài khuyết điểm căn bản kèm cách khắc phục sau:
a. Cảm giác bị chậm một chút do thời gian lưu bóng dài, thiếu lực
Có một tính chất thường nghe nói là những cây vợt thường trợ lực rất tốt, nghĩa là sau khi "ngoạm" trái bóng vợt bị biến dạng đàn hồi và có thêm lực búng ra cộng vào lực giật của tay. Chính chỗ này mà nếu không tận dụng thì lại thấy nó rất chậm, nếu lợi dụng được thì thấy "đã" vô cùng. Ở những ai quen kiểu chạm bóng vọt ra nhanh, sẽ thường lỏng cổ tay và ngón tay không ôm chặt vào cán với má vợt (vì nếu cầm chặt bóng sẽ có xung quá mạnh khó kiểm soát), khi đánh qua hệ vợt đàn hồi sẽ tự nhiên bị hẫng. Thay vì cộng lực thì lực đàn hồi lại trừ mất để biến thành độ "rung" truyền vào cánh tay (cảm giác rất rõ) nên sẽ la oai oái "vợt rung quá, đau tay!".
Cách giải quyết hết sức đơn giản và tiên quyết cho những ai muốn thử dòng vợt+mút hiện đại này: chỉ cần nắm sát lên má vợt, ôm chặt vào vợt bằng hổ khẩu và ngón trỏ kẹp chặt. Khi giật mạnh, lúc tiếp xúc bóng thì các ngón tay siết bóp chặt vào cán vợt. Chính chỗ này mà cái cán vợt lại hết sức quan trọng, nếu cái cán không hợp tay thì nhiều người còn dùng dây buộc vào, dùng dây buộc cán của cầu lông hoặc đơn giản là dây thun cũng được. Chính em cũng thường xài dây cước để buộc vào, nhắc mình phải "feel" chỗ đó một chút khi tiếp xúc bóng. Khi các ngón tay nắm chặt thì cổ tay cũng tự động khóa lại chứ không lỏng lẽo được, lực sẽ truyền thống nhất xuyên suốt từ thân vào vợt tới bóng, ngay cả độ búng đàn hồi cũng bật trở lại ra bóng chứ không truyền ngược lại cánh tay. Sẽ khác rất xa nếu không khóa chặt các ngón tay và cổ tay, nhưng không phải là gồng cứng nhé. Chính cái khoảng tích tắc này mà ai tập luyện quen rồi sẽ có nhiều kiểu biến hóa bóng, cũng một cách giật y chang nhau mà cho ra đủ kiểu bóng khác nhau, trái dài trái ngắn, xoáy nhiều xoáy ít không biết đâu mà lần. Khẩu quyết là "ôm chặt và cảm nhận"!
Ở đây xin nói lan man một chút ngoài lề. Các cốt vợt làm bằng gỗ non hoặc ghép nối quá nhiều sẽ làm mất độ đàn hồi. Người đánh lâu khi cầm vợt quá non quá nhẹ, sẽ thấy không hề có chút trợ lực nào, mà thay vào đó là cực kỳ mất lực, giống như đang cầm một cốt vợt defensive lõi balsa mà đánh vậy. Để tránh gỗ non thì nên chọn vợt có vân khít, lõi vợt có mật độ xớ gỗ cao, cân nặng trên 85gr. Còn lựa vợt đừng có ghép thì em cũng bó tay, may ra nếu có ai ở VN chịu mở xưởng làm vợt thì mới mong có vợt tốt.
b. Bóng giật thường đi cầu vồng cao, và thường có nhiều xoáy
Đây là điểm yếu của kiểu combo [vợt đàn hồi cao + mút bọt khí bám xoáy]. Ngay ở tầm quốc tế ta cũng thấy điều này, những cú giật của rơ Châu Âu thường đi cao hơn lưới khá nhiều, tuy uy lực lắm nhưng vẫn bị các bác Tung Của bắt bài đánh counter loop lại chết tươi. Xoáy nhiều cũng không phải là lợi thế, nếu như đánh với rơ phản xoáy hoặc mượn xoáy mượn lực. Đánh rơ nông dân như bác Nghị Úc cứ mượn lực đở lại, vậy mà nhiều thằng top của Nam Úc cũng chết hoài, bởi vì tụi nó cứ ỷ sức nhưng không biết là nó đánh càng xoáy càng mạnh thì càng chết mau.
Có rất nhiều cách giải quyết, và tụi tuyển Tung Của giải quyết tốt nhất, đó là chuyển sang xài cốt 7 lớp ít độ flex nhưng vẫn đàn hồi cao nếu dùng lực mạnh. Còn những ai ko thích cốt dầy thì có thể chuyển qua xài kiểu 7 lớp có các sợi composite. Điểm yếu của các cốt vợt này là cần lực mạnh và độ chính xác cao, nếu không có thì bất lợi còn hơn là [cốt cứng+mút mềm] nữa. Cá nhân em thấy, cái yếu điểm này không quá lớn đến mức phải bỏ vợt 5 lớp. Vì có những loại vợt 5 lớp vẫn tạo được kiểu đánh như vợt 7 lớp, có phần uy lực hơn. Và nếu gặp các rơ phản xoáy mượn lực thì chỉ cần đổi chiến thuật chứ không phải đổi vợt. Điển hình là Ma Lin, Wang Hao, Fan Zhe Dong vẫn xài cốt 5 lớp đấy thôi.
Chính vì chỗ dễ bị bắt bài, nên cú giật "nửa vời" mới được phát triển mạnh cách nay vài năm, đặc biệt là với những rơ mạnh phần phản công đối giật. Sau vài trái đối giật, vừa để dưỡng sức vừa để đổi nhịp, các cao thủ thường đổi xoáy và đổi đường bóng bằng cách đánh một kiểu bóng cà dựt, nhiều điểm thắng cũng nhờ đường bóng này.
c. Bị ăn xoáy trước khi kịp tấn công
Với các bác mới tập chơi thì điểm yếu này sẽ rất rõ. Cơ bản là vì vợt nhún lại kết hợp với mút bám xoáy, độ lưu bóng quá cao nên bị xoáy là đương nhiên. Cho nên em không khuyến khích xài hàng xịn vừa nhanh vừa xoáy, cứ quay lại mấy miếng Moon của Yinhe mà xài. Mà em thấy cái mút của cây vợt Đường Sắt cũng là...bọt khí luôn đó, không tin thì kiểm tra lại xem sao. Khi nào quen tính chất của hệ cốt+mút mới thì hãy nên tự tin đổi sang các mút nhạy xoáy hơn.
Nếu tập chơi lâu mà vẫn bị thì lỗi là do tâm lý hoặc lo sợ đánh ra ngoài, vào bóng không đủ lực để "khóa cứng" trái bóng, triệt tiêu xoáy trước rồi mới tạo xoáy. Nếu vào bóng không dứt khoát thì rất dễ bị ăn xoáy, bóng đi rất bậy bạ. Cho nên điều quan trọng là đừng nên xài cốt đàn hồi mà QUÁ NÃY (thông số speed cao). Chính cái chỗ ít nãy mà ta vào bóng rất tự tin không sợ đánh dư, còn xài cốt nãy cứ phải lo gồng tay hãm lực, thì chuyện ăn xoáy là tất yếu.
Quả thật tác viết rất hay và thấy rất hợp lý