Phút trải lòng với FL hay ST???

lamtq

Đại Tá
đây nữa



nguồn http://www.fotop.net/rxng/cntt/
 
Last edited:

tiachop

Thượng Tá
Mình thì thấy khác.
Cái gì cũng có sở trường sở đoản, mặt lợi thế và mặt tiêu cực.
Mình chơi từ FL sang ST rồi Cpen rõ ràng là có thấy sự khác biệt, mà có thể nói là khác biệt nhiều.
Chia sẻ đôi khi giúp chúng ta học hỏi được rất nhiều, biết đâu tìm ra cách khắc phục những điểm yếu. Bể học vô biên mà.
Thêm nữa lên chém cũng vui, chứ ai biết việc người nấy thì chán chết.
Nói về cái gì mình đam mê không mệt lắm đâu, mình còn thấy sướng ấy :)
Vậy Hỏa Châu cho tý phân tích sự khác biệt giữa FL và ST đi để anh em rút kinh nghiệm.
 

trungsay

Thượng Sỹ
Em đánh ST khoảng 5 năm nay và chắc chắn sẽ trung thành với cán ST. Tuy nhiên mọi người lưu ý, cán ST mỗi hãng mỗi khác, Butterfly thậm chí có những cây cán ST mà cầm lại rất dở hơi như con IOLITE NEO vì nó thẳng nhưng lại bẹt. Có cây thì vuông chành chạnh như cây Schangler, hoặc to uỳnh oành như cây Fukuhara. Cán thẳng của Nittaku mà em đang chơi thấy cầm là sướng nhất.
 

tuyetvu79

Đại Tá
1. Cán cong ( Ký hiệu FL, viết tắt của Flared, còn gọi là cán đuôi cá)
Cán đuôi cá có hình dạng thuôn nhỏ phần đầu và loe rộng theo đường vòng cung về phía đuôi. Đây là loại cán cầm phổ biến nhất hiện nay. Ưu điểm của loại cán này là đường vòng cung uốn nhẹ nhàng theo lòng bàn tay khi cầm, vì vậy sẽ có cảm giác ôm tay. Diện tích tiếp xúc giữa lòng bàn tay và cán vợt rất rộng, cộng thêm độ vòng cung của cán làm cho cây vợt nằm rất chắc chắn trong lòng bàn tay của bạn, khi phát lực mạnh sẽ dễ hơn và có cảm giác tự tin hơn. Tuy nhiên loại cán này có điểm yếu là phần loe ra của đuôi khi xoay trở trái phải rất dễ cọ vào cổ tay gây khó chịu. Loại cán này rất thích hợp cho lối đánh bóng thiên về tấn công một càng với lực mạnh mẽ .

2. Cán thẳng ( Ký hiệu ST, viết tắt của Straight )
Cán thẳng có 2 đường cạnh vợt chạy thẳng và song song với nhau từ đầu đến đuôi. Đây là loại cán phổ biến thứ 2. Loại cán này đem đến cho người sử dụng cảm giác bóng rất tốt cùng khả năng xoay trở rất linh hoạt. Nhờ đặc điểm này mà các vận động viên có lối đánh tấn công 2 càng rất ưa thích cán thẳng. Do phần đuôi không bị cọ vào cổ tay nên các kỹ thuật sử dụng cổ tay khi đi cùng loại cán này được thực hiện rất hiệu quả

3. Cán lồi ( Ký hiệu AN, viết tắt của Anatomic, còn gọi là cán thân cá ).

Cán thân cá có xu hướng hơi lồi lên ở giữa cán vợt. Loại cán này được thiết kế cho những người có bàn tay to. Ưu điểm của nó là phần lồi lên ôm vào lòng bàn tay rất dễ chịu. Loại cán này cũng giúp người sử dụng có độ thả lỏng khi thu cổ tay bên trái, rất tiện cho tấn công trái bằng giật hoặc móc xoáy ngay trên bàn. Tuy nhiên đòn đánh cổ tay trên bàn bên phải sẽ cần phải bỏ nhiều công sức luyện tập hơn.

4. Cán dọc kiểu Tàu ( Ký hiệu CPen, viết tắt của Chinese Penhold )

Cầm vợt dọc giúp góc độ mở của cổ tay rộng ra rất nhiều, người chơi vợt dọc thường tận dụng được cả lực lẫn độ khéo léo của cổ tay, giúp cho đòn đánh gần bàn hay xa bàn đều hiệu quả cả về lực, độ xoáy hay điểm rơi. Nhược điểm rất lớn của cách cầm vợt dọc là kỹ thuật tấn công bên trái gần như không có. Gần đây người Trung Quốc đã cố gắng cải thiện được điểm yếu này, những VDV có nền tảng tốt và được khổ luyện như Wang Hao hay Xu Xin có thể tấn công từ cả 2 bên. Tuy nhiên khi cải thiện được điểm yếu thì điểm mạnh của quả tấn công thuận tay lại bị giảm đi phần nào .
5. Cán dọc kiểu Nhật ( Ký hiệu JPen, viết tắt của Japanese Penhold )
Kiểu cầm vợt này đang bị đào thải, ngay tại quê hương Nhật Bản của nó. Tuy nhiên cán vợt này lại được người Hàn Quốc du nhập và phát triển rất hiệu quả. Độ mở cổ tay cao giúp đòn tấn công trên bàn lẫn xa bàn trở nên rất uy lực. Tuy nhiên kiểu tay cầm này hạn chế khả năng tấn công bên trái rất nhiều. Hầu hết những người sử dụng loại cán vợt này chỉ chặn đẩy bên trái, các VDV có đẳng cấp cao thường có thêm kỹ thuật chặn đẩy tăng lực để phần nào cải thiện được sự bị động. Lối chơi này đòi hỏi có sải tay dài, bộ chân di chuyển rất nhanh và tốt. Những thành công của các tay vợt dọc cổ điển như Yoo Nam Kyu, Kim Ki Taek, Kim Taek Soo và gần đây nhất là Ryu Seung Min đã chứng tỏ rằng lối đánh sử dụng loại cán vợt này không hề bị tụt hậu. Uy lực và sự mạnh mẽ được nâng tới đỉnh điểm cùng sự bùng nổ đặc trưng của các tay vợt dọc Nhật Bản khiến cho những trận đấu có họ trở nên cực kỳ mãn nhãn và mang nhiều cảm xúc cho người xem.

.....sưu tầm được
:D:D
 
1. Cán cong ( Ký hiệu FL, viết tắt của Flared, còn gọi là cán đuôi cá)
Cán đuôi cá có hình dạng thuôn nhỏ phần đầu và loe rộng theo đường vòng cung về phía đuôi. Đây là loại cán cầm phổ biến nhất hiện nay. Ưu điểm của loại cán này là đường vòng cung uốn nhẹ nhàng theo lòng bàn tay khi cầm, vì vậy sẽ có cảm giác ôm tay. Diện tích tiếp xúc giữa lòng bàn tay và cán vợt rất rộng, cộng thêm độ vòng cung của cán làm cho cây vợt nằm rất chắc chắn trong lòng bàn tay của bạn, khi phát lực mạnh sẽ dễ hơn và có cảm giác tự tin hơn. Tuy nhiên loại cán này có điểm yếu là phần loe ra của đuôi khi xoay trở trái phải rất dễ cọ vào cổ tay gây khó chịu. Loại cán này rất thích hợp cho lối đánh bóng thiên về tấn công một càng với lực mạnh mẽ .

2. Cán thẳng ( Ký hiệu ST, viết tắt của Straight )
Cán thẳng có 2 đường cạnh vợt chạy thẳng và song song với nhau từ đầu đến đuôi. Đây là loại cán phổ biến thứ 2. Loại cán này đem đến cho người sử dụng cảm giác bóng rất tốt cùng khả năng xoay trở rất linh hoạt. Nhờ đặc điểm này mà các vận động viên có lối đánh tấn công 2 càng rất ưa thích cán thẳng. Do phần đuôi không bị cọ vào cổ tay nên các kỹ thuật sử dụng cổ tay khi đi cùng loại cán này được thực hiện rất hiệu quả
3. Cán lồi ( Ký hiệu AN, viết tắt của Anatomic, còn gọi là cán thân cá ).
Cán thân cá có xu hướng hơi lồi lên ở giữa cán vợt. Loại cán này được thiết kế cho những người có bàn tay to. Ưu điểm của nó là phần lồi lên ôm vào lòng bàn tay rất dễ chịu. Loại cán này cũng giúp người sử dụng có độ thả lỏng khi thu cổ tay bên trái, rất tiện cho tấn công trái bằng giật hoặc móc xoáy ngay trên bàn. Tuy nhiên đòn đánh cổ tay trên bàn bên phải sẽ cần phải bỏ nhiều công sức luyện tập hơn.

4. Cán dọc kiểu Tàu ( Ký hiệu CPen, viết tắt của Chinese Penhold )

Cầm vợt dọc giúp góc độ mở của cổ tay rộng ra rất nhiều, người chơi vợt dọc thường tận dụng được cả lực lẫn độ khéo léo của cổ tay, giúp cho đòn đánh gần bàn hay xa bàn đều hiệu quả cả về lực, độ xoáy hay điểm rơi. Nhược điểm rất lớn của cách cầm vợt dọc là kỹ thuật tấn công bên trái gần như không có. Gần đây người Trung Quốc đã cố gắng cải thiện được điểm yếu này, những VDV có nền tảng tốt và được khổ luyện như Wang Hao hay Xu Xin có thể tấn công từ cả 2 bên. Tuy nhiên khi cải thiện được điểm yếu thì điểm mạnh của quả tấn công thuận tay lại bị giảm đi phần nào .
5. Cán dọc kiểu Nhật ( Ký hiệu JPen, viết tắt của Japanese Penhold )
Kiểu cầm vợt này đang bị đào thải, ngay tại quê hương Nhật Bản của nó. Tuy nhiên cán vợt này lại được người Hàn Quốc du nhập và phát triển rất hiệu quả. Độ mở cổ tay cao giúp đòn tấn công trên bàn lẫn xa bàn trở nên rất uy lực. Tuy nhiên kiểu tay cầm này hạn chế khả năng tấn công bên trái rất nhiều. Hầu hết những người sử dụng loại cán vợt này chỉ chặn đẩy bên trái, các VDV có đẳng cấp cao thường có thêm kỹ thuật chặn đẩy tăng lực để phần nào cải thiện được sự bị động. Lối chơi này đòi hỏi có sải tay dài, bộ chân di chuyển rất nhanh và tốt. Những thành công của các tay vợt dọc cổ điển như Yoo Nam Kyu, Kim Ki Taek, Kim Taek Soo và gần đây nhất là Ryu Seung Min đã chứng tỏ rằng lối đánh sử dụng loại cán vợt này không hề bị tụt hậu. Uy lực và sự mạnh mẽ được nâng tới đỉnh điểm cùng sự bùng nổ đặc trưng của các tay vợt dọc Nhật Bản khiến cho những trận đấu có họ trở nên cực kỳ mãn nhãn và mang nhiều cảm xúc cho người xem.

.....sưu tầm được
:D:D

Bài này là mình viết nhiều năm về trước, khi trang web bongbanviet vừa hoàn thành.
Giờ trang web đổi giao diện và bỏ cơ sở dữ liệu cũ nên đã mất. :)
 

RogerFederer

Trung Sỹ
Em đánh ST khoảng 5 năm nay và chắc chắn sẽ trung thành với cán ST. Tuy nhiên mọi người lưu ý, cán ST mỗi hãng mỗi khác, Butterfly thậm chí có những cây cán ST mà cầm lại rất dở hơi như con IOLITE NEO vì nó thẳng nhưng lại bẹt. Có cây thì vuông chành chạnh như cây Schangler, hoặc to uỳnh oành như cây Fukuhara. Cán thẳng của Nittaku mà em đang chơi thấy cầm là sướng nhất.
Bác trungsay có lẽ vẫn đang chơi em acoustic?
 

xukaka

Đại Tá
+Anh không để ý sao? Em đã giả thiết là người dùng FL là 95%, người dùng ST là 4% đấy. Còn lại 1% là...AN và các loại tự chế. Nếu số liệu ko đúng với thực tế, sẽ bị NÉM ĐÁ lại ngay. Anh chờ xem!
--------------
Oái số thống kế của bác sao giống với số vợt em có thế. Em có 4 em FL thì có 1 em ST, tỷ lệ 4.1
 

tosiosHD

Đại Tá
--------------
Oái số thống kế của bác sao giống với số vợt em có thế. Em có 4 em FL thì có 1 em ST, tỷ lệ 4.1
+ Bạn đọc không kỹ rồi. Tỷ lệ thống kê (giả thiết) của mình là : FL/ST = 95/4 mà, có phải 4/1 đâu. Haha. Dù sao cũng tò mò muốn biết tên các cốt vợt của bạn, đặc biệt là cây ST?
 

xukaka

Đại Tá
+ Bạn đọc không kỹ rồi. Tỷ lệ thống kê (giả thiết) của mình là : FL/ST = 95/4 mà, có phải 4/1 đâu. Haha. Dù sao cũng tò mò muốn biết tên các cốt vợt của bạn, đặc biệt là cây ST?
-----------
Nhầm thiệt ùi....cây ST của mình là Nitaku BARWELL FLEET. Còn 1 cây ST mà dùng để đánh gai, lâu không dùng..không nhớ tên em nó.
 

tosiosHD

Đại Tá
-----------
Nhầm thiệt ùi....cây ST của mình là Nitaku BARWELL FLEET. Còn 1 cây ST mà dùng để đánh gai, lâu không dùng..không nhớ tên em nó.
+ Ui trời ơi! Bạn cũng đang sử dụng Barwell fleet à? Đang dán mút gì cho em nó vậy? Cảm giác cốt này chơi ntn?
Mình cũng đang trải nghiệm em nó đây, dán Aurus và Rakza7 soft. Đánh thật tuyệt vời. Tốc độ tốt, kiểm soát tốt, hơi rung 1 tí. Vậy mà 1 số bạn trên diễn đàn nói cốt này ko hay. Sao mình chơi lại thấy hay thế nhỉ?
 

Bình luận từ Facebook

Top