1. Tổng quan
Càng xem các VĐV bóng bàn Hàn Quốc, chúng ta mới thấy HLV của họ tạo ra được nhiều trường phái đánh , phong cách đánh đa dạng về kỹ thuật , chiến thuật trong trận đấu , nhiều khi đi tán gẫu chém gió với anh em bóng bàn mọi người cứ so sánh với bóng bàn Trung Quốc , so sánh giữa dân số TQ hơn 1 tỷ người với dân số Việt Nam xấp xỉ 100 triệu người ! Nhưng so sánh với Trung Quốc quá khập khiễng cả dân số , trình độ bóng bàn Trung Quốc đều trên các cường quốc bóng bàn : Đức ,Thụy Điển , Séc , Hàn Quốc , Nhật ... 1 bậc , ở đây mình hãy so sánh với 1 quốc gia tiêu biểu Hàn Quốc nếu về dân số chúng ta đông gần gấp đôi ( 100 triệu với 58 triệu dân ) , phong trào chúng ta cũng đông hơn mình chưa nói đến yếu tố kinh tế nhưng về phong cách , trường phái đánh thì vđv họ hơn vdv chúng ta nên đương nhiên các HLV Hàn Quốc hơn HLV chúng ta nhiều bậc trong huấn luyện đa dạng phong cách đánh của VĐV !
Hàn Quốc có vdv bóng bàn lên đỉnh thế giới chơi vợt dọc Ry Sung Min vô địch Olimpic ăn Vương Hạo , có lối chơi thủ công biến hóa có lối đánh khó chịu nhất thế giới , từng ăn rất nhiều vđv Trung Quốc như Malinh , Zhangzike .. gai trái , giật phải mạnh như người Việt Nam : Joo Sea Hyuk với 1 lần nhì thế giới rất nhiều lần đứng 3 thế giới ,có lối đánh đẹp như Đinh Quang Linh , Lê Huy là Oh Sang Oun chúng ta hãy nhìn sang các VDV Việt Nam toàn dơ giật mạnh như vũ bão phát 1 maximum về lực :Trần Tuấn Quỳnh , Đoàn Kiến Quốc , Vũ Mạnh Cường , ngay cả VĐV 2 càng đều như Đinh Quang Linh cũng rất mạnh về lực trọng hẳn về trường phái tấn công , nhưng thiếu hẳn khả năng phòng thủ , tính chiến thuật , sự khoa học trong lối chơi , nếu nhìn kỹ thì chúng ta thiếu hẳn nhiều phong cách chơi vợt dọc , vợt gai phòng thủ , vợt gai tấn công thiếu hẳn lối đánh phòng thủ , thông minh khoa học của người Nhật mặc dù với thể trạng không hẳn tốt hơn người Việt Nam nhưng KENTA ,MI JUTANIJUN , KOKINA WA thể chất nhỏ con nhưng vô cũng nhanh nhẹn khắc chế người Châu Âu bằng khả năng phòng thủ ôm bàn như KENTA tấn công đờ mi vô cùng sắc sảo , thông minh với khả năng phòng thủ cực khoa học , độ chiến thuật cao cộng phong cách tấn công 2 càng không mạnh như chúng ta nhưng điểm rơi , độ chính xác khả năng tư duy chiến thuật hơn vdv chúng ta nhiều bậc , với MIJUTANIJUN anh này 17 tuổi sang Việt Nam với thách tích thời đó vđv vô địch Nhật Bản trẻ nhất toàn phòng thủ xa bàn lốp dai , đối giật nhưng nhìn chung cũng là dơ phòng thủ !Như vậy rõ ràng trình độ đào tạo vđv bóng bàn chúng ta kém hẳn người Hàn nhưng kém hẳn trong cả khâu tạo trường phái đánh chúng ta không có đủ huấn luyện viên hiểu nghiên cứu về trường phái , để có thể đào tạo vđv chơi được vợt dọc thìa Ry Sung Min chứ chưa nói đến dạy được vđv nam đạt đẳng cấp thế giới, chơi đến mức độ cpen 2 càng như vợt ngang Vương Hạo ( TQ) cho đến khó hơn chơi gai phòng thủ tấn công dũng mạnh như JOO SEA HUYK !
Phải chăng bóng bàn Việt Nam giống một bài viết tâm huyết Dũng Cửu đọc của anh Trần Vĩnh Phát ANDRO , cần đưa HLV chúng ta đi đào tạo , nghiên cứu thực tiễn nhiều nền bóng bàn thế giới như Trung , Nhật, Hàn cả về kỹ thuật , phương pháp vận hành , nghiêu cứu về công nghệ ở đây là mút vợt , cốt vợt để có thể áp dụng lên các chương trình đào tạo đưa ra nhiều vđv với nhiều lối đánh , phong cách đánh tiêu biểu ?
Đành rằng chúng ta về tổng thể đổ tại cơ chế , nhưng HLV Việt Nam cảm giác như tạo ra toàn 1 thế hệ VĐV như 1 cái máy giật chỉ biết mạnh , nhưng thiếu hẳn nhiều phong cách chơi do phương pháp huấn luyện , công nghệ , vậy công nghệ ứng dụng vào lối đánh ở đây là gì : Cốt ? , mặt vợt ??? của người Trung Quốc là mặt phải H3 cốt thuần gỗ mỏng rung ? , Nhật , Hàn Quốc chúng ta có hiểu , nghiên cứu chuyên sâu để ứng dụng được công nghệ vào lối chơi lối đánh mà như mình tìm hiểu các VDV Nhật Bản phòng thủ tốt nhờ chơi mặt dưới 2, 1 mm họ đều chơi mặt có độ dày 1,7 mm đến 1,9 mm cốt mỏng rung để giảm tốc độ trận đấu và xoáy để có thể đối phó với người Châu Âu thiên về thể lực , người Trung Quốc thiên về xoáy .Nếu như ở Kenta là 2 mặt theo sự tìm hiểu của D9 : Tenergy 05 độ dày 1,7 mm cốt timoboll ALC nếu combo này cho người Việt Nam liệu có giật được không ?? nếu lối đánh như KENTA mà cầm SADIUS kết hợp mút vợt độ dầy 2,1mm max về lực với thể trạng nhỏ con vậy liệu ở Việt Nam anh có phòng thủ ôm bàn chủ động trái phải áp đặt lối đánh như anh thể hiện được không ? Phải chăng thực tế huấn luyện viên chúng ta không có sự đối chiếu so sánh , tìm hiểu công nghệ đưa ra những giả thiết , chưa có các giáo trình tìm hiểu 1 cách tổng thể khoa học chuyên sâu giữa ứng dụng công nghệ hiện đại ở đây là cốt vợt , mặt vợt để áp dụng cho những phong cách đánh cụ thể hợp với thể thể trạng , phong cách chơi , lối đánh có một ví dụ rất đơn giản và dễ hiểu như là nếu như JOO SEA HUYK mà dùng SADIUS kết hợp 2 mút 2,1mm thì em chỉ xin nói 1 câu là anh ta không thể làm nổi kỹ thuật cắt bóng xoáy , đẹp hay tinh tế sắc sảo để làm nên lối đánh đạt tầm thế giới như anh ta đang thể hiện được mà anh ta phải chơi cốt thuần gỗ , bản to với sự hỗ trợ của mặt gai dài bên trái để hỗ trợ cho kỹ thuật đánh , phong cách chơi của anh ta rõ ràng ở đây chúng ta thấy rõ công nghệ hỗ trợ cho những kỹ thuật , phong cách đánh đây là điều mà huấn luyện viên chúng ta gần như không tìm hiểu chuyên sâu , mà mình có điều kiện gặp gỡ ,trao đổi rất nhiều HLV Việt Nam các tỉnh thành trong tư duy họ chỉ có 1 điều kỹ thuật mới là quan trọng chứ cốt , mặt vợt không ảnh hưởng nhiều nên cũng chẳng có sự nghiên cứu một cách thực tiễn , chi tiết , khoa học mà rõ ràng các VDV Việt Nam chúng ta nếu sang Trung Quốc 2 bên đổi vợt cho nhau, ông Trung giật bay ra ngoài do vợt chúng ta dầy ,cứng , nảy , tốc độ cao do 2 lớp carbon trợ lực , êm quá còn Việt Nam cầm vợt của VĐV Trung Quốc giật rúc lưới do rung quá , xịt quá ,mặt vợt xoáy quá lên bóng lưu lâu không bắn ra ngay , như vậy ở đây rõ ràng sự cảm nhận về xoáy , lực cảm giác chơi 2 vdv chúng ta khác hẳn họ do cấu tạo cốt vợt kết hợp mặt vợt chúng ta khác họ như vậy rõ ràng , kỹ thuật , cảm nhận, giáo án và phương pháp huấn luyện , tư duy , chiến thuật để định hình phong cách chơi chúng ta cũng sẽ khác họ , mặc dầu nhìn qua thì thấy hao hao giống nhau, nên theo cảm tính của mình HLV họ thấy chúng ta chơi vũ khí vậy cũng khó mà biết nền tảng chúng ta ra sao , để mà huấn luyện, thành ra sang Trung Quốc chúng ta toàn tự tập, chủ yếu do sang đó cơ sở vật chât , ăn uống ,chế độ, sư tập chung cao độ , , đấu trận cọ sát chứ có mấy khi tập cùng họ , chúng ta sử dụng cốt vợt mặt vợt Nhật nhưng nếu để VĐV KENTA Nhật Bản đổi vợt với chúng ta thì cũng giống như đổi vợt với TQ vậy chú Kenta sẽ giật bắn ra ngoài còn vđv Việt Nam thì khổ hơn giật chắc phải 1 lúc mới điều chỉnh vào được bàn
2 ) Tại sao chúng ta cần HLV đủ tầm đào tạo nhiều VĐV đa dạng lối đánh ?
Huấn luyện viên không thể đào tạo được ra nhiều trường phái đánh về tổng thể đây sẽ là điều rất bất lợi do chúng ta do hạn chế về ngân sách nhà nước , liên đoàn không đủ chi phí đưa các vđv thi đấu cọ sát các giải TOUR trong khi tại môi trường quốc nội các vđv không có điều kiện cọ sát nhiều vdv đa dạng về trường phái lẫn công nghệ của các nước , lối đánh từ phòng thủ , gai thủ, gai tấn công bên trái , bên phải , trường phái vợt dọc thìa , cpen ....
nên khi chúng ta đưa các vđv bóng bàn chuyên nghiệp ra biển lớn rất dễ bị ngợp , ngợp ở đây là ngợp về sự điều chỉnh chiến thuật với quá nhiều các vđv đẳng cấp thế giới với nhiều trường phaí đánh khác nhau mình đưa ra một ví dụ đơn giản : như gặp JOO SEA HUCK chẳng hạn hay như chúng ta đưa VDV chơi SEAGAME 27 gặp GAONING không sợ bằng gặp JIAN ZHAN người Sing Vô địch đều thắng vdv chúng ta 4/0 rất nhanh tiêu biểu trận chung kết gặp Tiến Đạt .
Vậy tại sao chúng ta không sợ gặp Gaoning bằng Jian Zhan các vđv chúng ta sang Trung Quốc cũng đã quen dần lối đánh mặt tầu của GaoNing nhưng lại rất sợ Jian Zhan do anh này lối đánh dị biệt khác hẳn so với phần còn lại của thế giới mà các vđv chúng ta chưa bao giờ được gặp đó là trường phái chơi dùng gai tấn công bên phải bên trái đánh mút , tấn công bằng giật gai kết thúc bạt gai và phòng thủ rất bền khó chịu , VĐV chúng ta cũng như trưởng bộ môn bóng bàn kiêm trưởng đoàn chú Nguyễn Đức Long cũng phải thốt lên '' sau thời Lưu Quốc Lượng chơi gai vợt dọc bây giờ mới có vđv chơi gai công bên phải dị đến thế '' các VĐV chúng ta gặp đều không thể phát huy được lối chơi do chưa bao giờ gặp lối gai phải bạt , giật phòng thủ bền khó chịu đến thế , tại seagame này còn có vdv nữ li gia wei 3 lần đứng thứ 3 thế giới trong gần 12 năm top 10 thế giới 3 hay 4 lần vô địch đơn nữ seagame mặc dầu chị bây giờ phong độ giảm thì các vđv nữ chúng ta cũng không thể chịu nổi và thích ứng điều chỉnh kịp !
Nhiều VĐV với nhiều trường phái thì phải do HLV đào tạo nên đỉnh cao sẽ tạo ra môi trường thi đấu quốc nội có chất lượng cao hơn , đa dạng hơn , cơ hội cọ sát cho vđv hiệu quả hơn sẽ giảm đi rất nhiều chi phí do nền kinh tế đất nước chung ta chỉ là nước đang phát triển đương nhiên ngân sách eo hẹp nhưng nếu cách làm vĩ mô chúng ta tốt chúng ta vẫn có thể tạo ra nhiều vđv chưa thể đạt tầm như Trung Quốc nhưng cũng có thể có cơ hội với top 20 thế giới nhưng để đạt được nhiều vdv với nhiều trường phái đánh , đa dạng về phong cách thì phải đặt dấu hỏi lại trình độ huấn luyện viên Việt Nam liệu có đủ tầm để nhận ra được VDV nào phát huy được để chơi phòng thủ , chơi gai thủ , gai tấn công , vợt dọc ? HLV phải nghiên cứu phong cách chơi , lối đánh ở các cường quốc bóng bàn , nghiên cứu rất đầy đủ , trải nghiệm thực tế bằng học hỏi bằng đi sang thực tế quay lại VĐV nhập quốc tịch SING đứng số 7 thể giới vô địch SEAGAME 27 trường phái chơi gai tấn công bên phải kết hợp trái mút chẳng hạn , tại sao về tổng thể trong đào tạo chuyên nghiệp chúng ta không đưa ra được những câu hỏi :
Tại sao ? chúng ta chỉ một dơ tấn công trong khi Trung Quốc, Hàn ,Nhật sáng tạo ra rất nhiều trường phái đều đạt tầm thế giới như : vợt dọc 2 càng Vương Hạo , Vợt thìa gai tấn công : Lưu Quốc Lượng và rất nhiều các vđv vợt dọc cả nam lẫn nữ đều đẳng cấp thế giới , gai phòng thủ đến gai công bên trái , và đến bây giờ là vdv chơi vợt ngang giật trái gai công phải điều mà để đào tạo nên được anh này đạt tầm thế giới khác hẳn với những vđv khác chơi mặt H3 đương nhiên cần phải có HLV chịu khó nghiên cứu, đầu tư học hỏi , sáng tạo để vđv đó chơi được một phong cách khác hẳn đạt đến tầm thế giới chứ không hẳn TQ phụ thuộc vào mỗi mặt mút láng và cuồng phong bên phải ! anh vô địch SEAGAME này nếu xét về trình độ chênh chúng ta đến 4 - 5 bóng 1 khoảng cách xa vời với 1 phong cách , lối đánh khác hẳn so với các vđv thế giới !
Như vậy ở đây HLV chúng ta thiếu hẳn yếu tố rất quan trọng trong đào tạo vđv chuyên nghiệp để đạt tầm thế giới đó chính là tính '' Sáng tạo '' trong đào tạo để tạo ra cái mới ,cái dị biệt, cái khác
.. còn tiếp ..
( bài viết thể hiện quan điểm riêng còn tiếp em đang nghiên cứu thêm và có chỉnh sửa anh em vui lòng ủng hộ thảo luận để em tiếp thu ý kiến cho hoàn chỉnh
, không trích dẫn để em hoàn thiện dần ! thanks anh em ^_^ )