Làm sao để có cú GIẬT FOREHAND HOÀN HẢO - Lý thuyết đơn thuần

Trainee

Đại Tá
bác cá chém đấy, cùng một người đánh nhưng trái bóng bàn nhẹ hơn trái tennis nhiều nên ko thể có chuyện động năng như nhau mà suy ra tốc độ gấp 10 lần được :p
Ở trên mình có đăng clip quả bóng bàn bắn thủng vợt. Đó là clip thật, tốc độ quả bóng ở clip đó là siêu thanh.
 

pingg

Trung Uý
Trời ơi, cao thủ nói hay thế này thì anh em trình thấp biết nói sao?!
Đúng là sự tập luyện rất quan trọng, nhưng ko thể nói lý thuyết chỉ chiếm 1/1000 tập luyện được. Muốn tập luyện tốt phải có lý thuyết tốt, tập luyện phải dựa trên cơ sở lý thuyết; giống như giáo viên giảng lý thuyết trước sau đó mới cho học sinh làm bài tập để vận dụng lý thuyết.
Trong bóng bàn, nếu 2 người cùng bắt đầu cầm vợt 1 hôm và năng khiếu giống nhau, nếu người nào tìm hiểu lý thuyết trước đó tốt sẽ đánh tốt hơn người chưa hiểu gì về bóng bàn; nếu 2 người có cường độ luyện tập giống nhau thì người nào chịu đào sâu nghiên cứu lý thuyết sẽ tiến bộ rất nhanh hơn người chỉ đánh xong về đi ngủ, mai lại đánh mà ko suy nghĩ gì đến những câu hỏi tại sao, vì sao lại thế???
D9 nói rất đúng về tầm quan trọng của sự luyện tập, nhưng ko thể nói lý thuyết bằng 1/1000 của luyện tập được. Mình thích sự nghiên cứu của bác Cá. Cố lên bác nhé!!!
tập hùng hục ko lý thuyết thì chỉ lên ngang đồi, muốn lên đỉnh núi phải rất rất nhiều lý thuyết, minh chứng là nghiệp dư nếu chả biết đếch về xoáy có đánh cả đời cũng chỉ đến E, ví dụ nữa tuyển Việt Nam! tập hùng hục vẫn top 300
 

pingg

Trung Uý
e thì lại suy nghĩ đơn giản hơn chút
Lực là F=m x a trong đó m là khối lượng, a là gia tốc
m là đại lượng ko đổi, chỉ có a thay đổi dẫn đến F thay đổi. Như vậy muốn F lớn thì a phải lớn, muốn a lớn tức là phải tăng gia tốc đột ngột cho quả bóng, nghĩa là vào bóng nhanh(theo các hướng khác nhau sẽ cho ra chiều xoáy khác nhau) đơn giản chỉ có vậy, đây là kiến thức vật lý lớp 6 thì phải, định luật 1 niu tơn hay 2 niu tơn gì đó!
a lớn vẫn chưa đủ, cần góc tiếp xúc nữa để truyền F vào bóng. C nếu tất cả giống nhau: vợt giống, bóng giống, góc vợt giống, thì F càng lớn thì chưa chắc bóng càng xoáy, hoặc bóng càng nhanh. Nói cach khác đây là bài toán nhiều tham số nên không thể chỉ xét mình F được
 

pingg

Trung Uý
Thêm một câu hỏi hại não nữa cho các bác:

Trong khi đối giật, có thể đối giật với xoáy lên của đối thủ bằng cách mình đánh trả lại và cho ra bóng xuống không ?
đối giật là tạo xoáy lên với bóng đến xoáy lên, em hiểu như vậy, còn bác vẫn đánh trả xuống được, cắt lại thôi:cool:
 

pingg

Trung Uý
Pha bóng từ phút 1.49 (11 khi kết quả là 10-7) của Ovtranov, cú đỡ cuối cùng của hắn khiến Timoboll giật mình, giơ vợt ra đỡ, bóng cắm thẳng xuống mặt bàn là BÓNG XOÁY XUỐNG, minh chứng cho những gì nói và tranh luận ở trên
nó kéo vợt về đằng sau đó bác, ko phải tại vợt dựng dọc lên đâu. Chiều di chuyển của vợt lúc đó là từ trên xuống duói trc ra sau
 

pingg

Trung Uý
Hình như bác có định kiến gì với bác @Trạng .... CÁ. Người ta đang thắc mắc rằng về mặt LÝ THUYẾT có trường hợp đó ko? Giải thích và chứng minh như thế nào thì bác lại lôi thực tế ra. Thực tế đã xảy ra rồi thì luôn luôn đúng nhưng có thể đúng đến hiện tại nhưng trong tương lai chưa chắc đã đúng.
Bác nghĩ thế nào về một câu nói rất nổi tiếng của Einstein "cái gì không chứng minh được bằng thực nghiệm thì chứng minh bằng lý thuyết".
Còn bài toán bóng chui gầm bàn của bác em có thể làm được với điều kiện bác tạo cho em một vật nhỏ thôi cũng được nhưng có khối lượng lớn gấp 5-10 lần khối lượng trái đất. Tương tự như câu nói "hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể nhấc bổng trái đất lên".

Nhà thơ Xuân Quỳnh hỏi: sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ đâu?
Nếu trả lời đến tận cùng nguyên nhân tạo ra gió, chỉ duy nhất lý thuyết mới chứng minh đươc. Nền khoa học thực nghiệm của nhân loại chưa chứng minh được
lý thuyết nào chứng minh được đến tận cùng nguyên nhân của gió hả bác, hồi cấp một em mới dc học chênh lệch áp suát làm ko khí chuyển động tạo ra gió, áp suất lại phụ thuộc nhiệt độ, nhiệt độ do mặt trời, mặt trời do big bang, còn sau đó là j hả bác
 

gaumeo

Đại Tá
lý thuyết nào chứng minh được đến tận cùng nguyên nhân của gió hả bác, hồi cấp một em mới dc học chênh lệch áp suát làm ko khí chuyển động tạo ra gió, áp suất lại phụ thuộc nhiệt độ, nhiệt độ do mặt trời, mặt trời do big bang, còn sau đó là j hả bác
Thì chính cái big bang đấy, đã ai chứng minh được đâu. Người ta mới chỉ đặt ra giả thuyết, sử dụng lý thuyết thì chứng minh được, nhưng vẫn đang đi tìm bằng chứng thực tế cho đầy đủ
 

pingg

Trung Uý
Thì chính cái big bang đấy, đã ai chứng minh được đâu. Người ta mới chỉ đặt ra giả thuyết, sử dụng lý thuyết thì chứng minh được, nhưng vẫn đang đi tìm bằng chứng thực tế cho đầy đủ
bang cũng là giả thuyết bác ạ, lý thuyết chưa chứng minh dc
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
trọng lượng có thể thay đổi, còn khối lượng thì không trừ khi bác bay với vận tốc ánh sáng, cái làm cho nặng nhẹ lại cái khác, bác tra lại dùm
Cái này bác đúng rồi, nên là TRỌNG LỰƠNG thì chính xác hơn, nó liên quan đến LỰC TRỌNG TRƯỜNG nên gọi là TRỌNG LƯỢNG mới chính xác
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
giật nhẹ thì đầy người làm được, còn mạnh thì ...
Trả lời câu hỏi của bác, cũng sẽ có câu trả lời cho các bác khác có vấn đề tương tự

Rất nhiều bác, tham gia topic, phần em giải thích tại sao nó thế, thì không đọc, chỉ đọc mỗi cái phần kết quả nó thế nào, rồi comment đến khiếp, cứ như là EM PHÁN BỪA, LÔI Ở ĐÂU VÀO (có thể em lôi ở đâu vào thật vì lý thuyết giải thích theo kiểu 1+1=2 của em hình như chỉ có vài người làm:(:(:(:(:(:() rồi suy diễn ra là PHÁN BẬY. Thôi kệ, các bác ấy có quan điểm riêng, nên em cũng TÔN TRỌNG mà không bắt các bác ấy đọc LẠI vì sao nữa ....:rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes:

Sau đó, các bác sẽ có một câu rất phổ biến: CHƯA THẤY BAO GIỜ, A B C còn chả làm được ,...... Dạ, đến Đạt trố nhất Việt Nam là cái các bác có thể nhìn thấy không qua video thì đứng ở đâu trên bảng xếp hạng ITTF chắc các bác đều hiểu, mà thứ hạng chênh nhau tầm chục hạng ở top 500 thì nhỏ, chứ tầm chục hạng ở top 100 chắc nó khác nhiều, chưa kể đến khác 1 hạng trên dạng top 10 thì nó khác như thế nào.

Đã có bác nào đích mục sở thị xem ML ZJK FZD nó tập hoặc nó làm được gì chưa ạ ? Vì vậy, đứng đưa chứng cứ là chả thấy bao giờ để nói.

Hơn nữa, cái em muốn hướng đến (chắc chỉ cho một mình em khi mở topic, muốn được anh em góp ý để xây dựng, đến giờ chắc khoảng 3 - 4 người cảm thấy có ích, dù người tham gia rất đông) là NGUYÊN NHÂN TẠI SAO NÓ LẠI NHƯ THẾ NÀY MÀ KHÔNG PHẢI LÀ NHƯ THẾ KIA, trên CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC.

Em cứ giả sử em là thiên tài, tức là cái LÝ THUYẾT SUÔNG của em nó đúng, thì sợ bọn ML ZJK FZD nó chưa chắc đã làm được, vì theo lý thuyết thì các điều kiện là hoàn hảo, hay chính xác là một số điều kiện phải coi như không có, theo thực tế, nên chỉ trong phòng thí nghiệm mới có thể làm được điều đó.

Em vẫn cứ làm, vì theo em muốn, em biết và em đọc được, chỉ sợ thực hành không giống lý thuyết để đạt đến cái lý tưởng, chứ các thực hành mà sai với lý thuyết thì thường là các thực hành không có thực, có thể gọi là CHÉM GIÓ.

Nhưng trường hợp đó trong lịch sử loài người vẫn có đều, vì người ta vẫn sống với niềm tin Trái đất là trung tâm của vũ trụ hàng nghìn năm có chết đâu, và đa số các lý thuyết trong vật lý, hóa học thì đều chỉ được chứng minh sau khi mọi người đều công nhận rằng với lý thuyết đó thì các mâu thuẫn chưa giải quyết được sẽ được giải quyết.

Em rất thích tranh luận, vì tranh luận mới ra vấn đề, mới sáng tỏ. Em thuộc loại học qua nói, chứ không học qua đọc, nên em rất hoan nghênh các bác tranh luận. Nhưng để đạt đến sự thông suốt, giải quyết vấn đề, thì nên sử dụng một cơ sở tranh luận chung, tránh trường hợp của topic bên bbsg, và em cũng mặc kệ các comment không bàn luận trên cơ sở lý thuyết nhé:)
 
Last edited:

Trạng .... CÁ

Đại Tá
đây rồi, quả giật xoáy xuống của Ma Long, ở phút 3:32 nhé các bác :rolleyes:

Cái này hay, nhưng mình đang sử dụng lý thuyết để nói về một cú tay đi lên phía trên mà vẫn có xoáy xuống, chứ đây là tay đi xuống phía dưới rồi :)
Dù sao cũng cảm ơn bác rất nhiều
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
lý cấp 3 với lý đại học chưa đủ để giải quyết vấn đề đâu bác ạ, nên bác ko cần mặc cảm, việc cái vợt mút đập vào cái quả bóng bằng nhựa thuộc về cơ học vật rắn biến dạng, vật liệu đàn hồi, có tính đến cả ma sát, nên bác nào có ý định dùng mấy cái động năng để giải thích nên dừng lại tìm hiểu một chút, khi dùng công thức bảo toàn cơ năng thì nó mới áp dụng cho vật rắn không biến dạng, không ma sát thôi ợ. Bác đánh bóng bàn thì thừa biết mút cứng khác mút mềm, cốt cưng khác cốt mềm, mút tàu khác nhật, nên chỉ dùng vật lý cấp 3 thì vẫn còn cách thực tế vài km.
Bác nói quá đúng, nhưng nếu không tạm thời giảm lược nó đi, thì chúng ta tiếp tục học theo KINH NGHIỆM, em thì lại không khoái cái đó, quá lâu, và không có cơ sở để làm theo.

Quan điểm chơi của mỗi người rất khác nhau.

Nhưng cần nói thêm với bác, va chạm mềm, không được coi là va chạm rắn, bao gồm:
1. làm giảm năng lượng/động năng do ma sát
2. làm biến dạng vật va chạm

Ở đây:
1. không cần quan tâm vì ta coi sự phát nhiệt làm giảm năng lượng chung là nhỏ, và thực tế nó cũng rất nhỏ, không gây cháy vợt nổ bóng, nên không sợ
2.
2.1. quả bóng có thể coi là không bị biến dạng được, vì sự biến dạng của qủa bóng bàn thực tế sẽ cực nhỏ, do lực va chạm không đủ lớn để khiến một quả bóng bàn bé và cứng như vậy biến dạng lớn để ảnh hưởng đến quỹ đạo (khác quả bóng đá ở chỗ đó, vì nó quá bé và quá cứng).
2.2. Sự biến dạng của mặt vợt, nếu bác nào có khả năng nghiên cứu thì hay, nhưng hiện tại là chưa. Có điều, nếu sự biến dạng của mặt vợt là một đại lượng cố định (do mặt vợt là xác định, vì Ten 64 thì dù lên xuống thế nào cũng tác động giống nhau vào mặt vợt Ten 64, nên sự biến đổi là giống nhau, là một đại lượng cố định). Vì vậy, nếu coi đại lượng biến đổi này là một const/hằng số, thì va chạm giữa bóng và mặt vợt, mặt vợt có thế được coi là một va chạm cứng (em cứ giả thiết thế thôi, chứ thực tế thế nào thì chịu)

Em vẫn nói là em sẽ làm, các bác thích bình luận cứ việc, cùng cơ sở thì em comment, khác cơ sở thì tùy các bác, cứ chém ngoài, em sẽ không tham gia. Em nghiên cứu cho em, nhưng phải viết ra thì mới biết sai đúng, vì vậy, dù thế nào, thì em vẫn cứ viết, có kết qủa, chẳng tốt cho ai thì sẽ tốt cho em. Không phí hoài đi đâu
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
lửa bốc lên, nước chảy xuống tất nhiên là đúng, cơ mà ông Giản nói về điện ko nói về lửa nên là ông nói gà bà hiểu vịt.
Đấy chính là cách gây tranh cãi bên bbsg, và nếu theo hướng đó thì tại topic này sẽ theo chiều hướng tương tự, đơn giản là EM CHẢ THẤY BAO GIỜ khác với TRÊN LÝ THUYẾT THÌ NÓ SẼ LÀ NHƯ THẾ ;)

Bác nói về tương đối rộng hay tương đối hẹp ạ, tiên đề của định luật vạn vật hấp dẫn là gì hả bác
Cái này bác có thể xem qua, em chỉ biết lơ mơ là thế này
http://khoahoc.tv/khampha/kham-pha/...dan-va-nhung-dieu-chung-ta-van-lam-tuong.aspx
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Em dẫn lại phần quan trọng nhất về Gravity để bác @pingg dễ theo dõi tại sao lại là thay đổi TIÊN ĐỀ
"...Albert Einstein, nhận giải Nobel về Vật lý năm 1921, đã đưa ra một lý thuyết khác về gravity. Đây là một phần của Thuyết Tương Đối, và nó cho thấy một cách giải thích hoàn toàn khác so với định luật vạn vật hấp dẫn của Newton.Einstein không cho rằng gravity là một lực, ông cho rằng đây là một sự bóp méo về không gian và thời gian, nói cách khác, chính là chiều không gian thứ 4..."
 

Bình luận từ Facebook

Top