Kĩ thuật , chiến thuật bóng bàn còn sót lại .

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Sự cố diễn đàn bị sập cách đây không lâu làm mọi người ai cũng luyến tiếc, em cũng thế !
ngoài hình ảnh, thơ văn , giao lưu thậm chí cãi nhau trên diễn đàn đều mất nhiều lắm,
box kĩ thuật, chiến thuật cũng mất rất nhiều,
điều đáng nói ở đây là một số bài viết rất có giá trị kĩ chiễn thuật của các thành viên kì cựu, lâu đời cũng mất, lúc trước em có lưu lại nhiều topic hay, em chỉ lưu những đoạn hay của các bác trên diễn đàn thôi đa phần không lưu tên vì không nghĩ rằng topic sẽ mất. Nên nếu cao thủ nào đọc mà thấy bài của mình thì bảo em edit lại nhá, còn bài nào em nhớ ai đã viết bài đó thì em ghi rõ ra.
em sẽ hệ thống thành các chương lớn do vậy sẽ mất thời gian up, em up từ từ các bác cứ từ từ nuốt nha. hihi

Phần 1,




1.1 Xoáy - mọi thứ bạn muốn biết về nó

Sự khác nhau lớn nhất giữa cao thủ và các "tay mơ" là xóay. Các @ dùng xóay khi giao bóng và các cú trả bóng khiến đối phương mắc lỗi. Chúng ta sẽ bàn về các kiểu xóay, hiệu quả của nó, mục đích của các kiểu xóay khác nhau, tạo xóay ntn? "đọc" xóay, xử lý xóay và xóay làm bóng bay ntn ?

Các kiểu xóay
Có bao nhiểu kiểu xóay đây ? Câu trả lời chung nhất là 4: Xóay lên, xuống, ngang (trái ,phải). Với nhiều người đây là câu trả lời đầy đủ. Tuy nhiên chính xác hơn là 7 cộng với rất nhiều kiểu kết hợp.
Bóng có thể quay theo 3 trục khác nhau mà mỗi trục đó vuông góc với các trục khác và bóng có thể quay theo 2 hướng trên mỗi một trục. Giả sử bạn đánh một cú ra và bạn sẽ nhìn thấy nó quay như sau:
Nếu đỉnh bóng quay từ phía bạn tiến tới trước nó là xóay lên
Nếu "đít" bóng quay từ phía bạn tiến tới trước nó là xóay xuống
Nếu cạnh phải bóng quay từ phía bạn tiến tới trước nó là xóay ngang phải
Nếu cạnh trái bóng quay từ phía bạn tiến tới trước nó là xóay ngang trái
Nếu bóng quay theo chiều kim đồng hồ (hình dung đặt cái đồng hồ song song với thân người) thì đó là xóay "chuội" phải (mình không biết trong tiếng Việt AE gọi cái xóay này là cái "giống gì" nên dịch đại)
Tương tự như trên nhung ngược chiều kim đồng hồ là "chuội" trái
Bóng không quay - Không xóay
Không xóay cũng được coi như xóay, nếu bạn nghe nhưng người chơi đỉnh cao hay nói về "không xoáy nặng" điều này nghe có vẻ trái ngược, nó thực sự là quả giao bóng không xóay nhưng đánh lừa như có rất nhiều xóay (thường đánh lừa như xóay xuống)
Xóay chuội thì hiếm găp ngoài trừ được giao bóng bởi các tay @. nó chỉ có thể "sản xuất" khi tung bóng cao, nếu bạn chưa bao giờ đối mặt với nó, hãy đọc phần xóay cạnh và xóay chuội "cẩn thận" nếu bạn hình dung ra trục quay thì rất dễ hiểu. Xóay cạnh- trục thẳng đứng vuông góc với mặt đất, xóay chuội - trục nằm ngang song song với mặt bàn vuông góc với lưới
Thực sự thì có 27 kiểu xóay (có thằng cha nào giao đủ từng ấy kiểu ko nhỉ) bởi kết hợp của tất cả các kiểu xóay trên với nhau (lên, xuống, ngang, chuội) và tính cả các hướng (đừng quên ko xóay cũng là một kiểu )
Hiệu quả của xóay
Tất cả các loại xóay có 3 hiệu quả chính: Bay thế nào , nảy thế nào trên bàn, nảy khỏi vợt thế nào
Xoáy lên
Bay thế nào - đường cong của quỹ đạo có xu hướng xuống dưới
Nảy thế nào trên bàn - thấp nhưng nảy nhanh
Nảy khỏi vợt thế nào- nảy vống lên trên, nhanh
Xoáy xuống
Bay thế nào - Bay lơ lửng "lềnh bềnh"
Nảy thế nào trên bàn - Nảy chậm xuống
Nảy khỏi vợt thế nào- nảy xuống

Xoáy ngang
Bay thế nào - bay cong ngang
Nảy thế nào trên bàn - nảy hơi cong sang một bên, không nhiều
Nảy khỏi vợt thế nào- nảy sang ngang
Xoáy "chuội"
Bay thế nào - bay hơi cong ngang
Nảy thế nào trên bàn - nảy cong sang một bên rất rõ
Nảy khỏi vợt thế nào- không ảnh hưởng nhiều tới vợt (nếu dựng vợt vuông góc với bàn) trừ khi mặt vợt quá mở hoặc quá đóng trong trường hợp này nó sẽ nảy sang 1 trong 2 bên



Mục đích của xoáy

Xoáy được sử dụng khi giao bóng hoặc khi đánh trả nhằm điều bóng hoặc ép đối phương mắc lỗi. Chúng ta hay “tích phân” mục đích của từng kiểu xoáy
Xoáy lên

Khi giao bóng, xoáy lên như là một cách cơ bản để ép đối phương trả về một cú bóng cao hoặc ra ngoài. Nếu đối phương không điều chỉnh mặt vợt thì bóng trả về sẽ là một cú bóng cao hoặc ra ngoài. nhiều ngưòi chơi thường sử dụng động tác tay nhanh để đánh lừa giống như là giao bóng xoáy xuống nhưng thực chất là xoáy lên lừa đối phương mắc lỗi.

Trong cú trả bóng, xoáy lên làm bóng rơi rất nhanh, thấp và nó làm cho rất khó đánh trả bóng. Nó không chỉ cho phép ta tấn công khi bóng rẩt thấp mà còn làm cho đối phương dễ mắc lỗi khi trả lại bóng ngắn,với xoáy lên. Nếu bạn đánh một cú tương đối thấp, khó, không xoáy bóng chỉ có thể đủ thời gian để rơi vào khoảng 1 foot cuối bàn bên kia (em nhớ mang máng 1 foot = 20-30cm gì đó) với xoáy lên nó có thể rơi và bất kì đâu trong khoảng 3 feet cuối bàn bên kia, như vậy mục tiêu của bạn đã rộng hơn 3 lần.

Khi bạn giao bóng, xoáy lên sẽ làm đối thủ có xu hướng trả bóng cao hoặc ra ngoài. Quả giật - quả có xoáy lên vô cùng khủng khiếp, nó cũng là quả rất quan trọng trong BB nó làm đối thủ phải phòng thủ hoặc phản công rất khó.

Xoáy xuống

Khi giao bóng, xoáy xuống dễ làm đối phương đánh bóng rúc lưới, nó cũng là 1 cách hiệu quả để ép đối phương trả về một quả mà bạn có thể tấn công, nhiều người hay đánh lừa như là xoáy lên, ngang, không xoáy nhưng thực chất là xoáy xuống, cũng là một cách ép đối phương lỗi.

Trong cú đánh trả, xoáy xuống thường là những quả phòng thủ ngắn . Chống lại một quả xoáy xuống thì một cú đẩy cũng xoáy xuống là một cách đánh lừa điểm rơi, đối với nhiều đối thủ nói chung rất hiệu quả. Tuy nhiên nó mang lại cho đối thủ cơ hội tấn công đặc biệt với quả giật vì vậy chúng ta không nên lạm dụng.

Có rất nhiều người chơi kiểu thủ xa bàn cắt lại những quả tấn công xoáy lên bằng xoáy xuống. Điều này mang lại cho đối thủ cơ hội tấn công nhưng nhiều ngưòi chơi kiểu này rất hiệu quả, cắt, cắt nữa, cắt mãi cho đến khi đối phương đánh ra ngoài hoặc có được đường bóng dễ dàng để “giết”

Xoáy ngang

Xoáy ngang được dùng chủ yếu khi giao bóng. Mục đích của xoáy ngang là để đối thủ trả bóng ra ngoài 2 cạnh ngang bàn hoặc vào vị trí bạn đang giăng bẫy, hơn nũa xoáy ngang nảy khỏi vợt tương đối nhanh nên đánh nó rất dễ bay ra ngoài bàn.Thường giao bóng xoáy ngang được nguỵ trang như xoáy xuống đối thủ bị lừa đẩy bóng và bạn ghi điểm. Nếu bạn “thêm tí” xoáy lên vào xoáy ngang sẽ làm đối thủ lo là bóng ra 2 bên cạnh bàn và sẽ đưa bóng ra ngoài cuối bàn.

Xoáy ngang không sd nhiều trong các cú đánh trả ngoại trừ nhưng tay vợt có “sao, vạch”. Những “bác” này có thể giật , đẩy, lốp bóng “tuyền” xoáy ngang. Người mới chơi hay cấp độ trung bình nên học những cú này cũng tốt, khi bạn “lên đai” bạn có thể kiểm soát nó.

Xoáy nút chai

Loại xoáy này không phổ biến lắm và nó chỉ được sử dụng bởi những người có trình độ cao khi giao bóng. Giao kiểu này rất khó trừ khi bạn tung bóng cao (tung bóng cao là một nghệ thuật rồi vì nhiều quả tung rơi ngay vào "mõm" nói gì đến giao bóng). Thỉnh thoảng, ngưòi chơi rời khỏi vị trí và “múc” bóng từ dưới gầm bàn và khi bóng nảy khỏi bàn nó sẽ không đi thẳng mà nhảy “vẹo” sang một bên đó là xoáy nút chai. Lốp và giật cầu vồng có thể có xoáy này.( tớ hay chơi với một thằng cha lốp kiểu này, vô cùng khó chịu, bóng trả rất cao trông ngon, nhưng xông vào đập , giật rất dễ hụt hoặc vào cạnh vợt, trúng bóng thì rúc lưới)

Không xoáy

Giao bóng không xoáy cực kỳ hiệu quả bởi vì nó hay lừa như có xoáy. Nếu bạn “thuốc” được đổi thủ làm họ tin ràng đó là xoáy kỳ thực không thì bạn ko cần phải tạo xoáy thật

Phần lớn người chơi hay giả dạng không xoáy như xoáy xuống trong quả giao bóng, điểm tiếp xúc vợt gần tay cầm (đó là chỗ vợt di chuyển chậm nhất) và chỉ “vỗ” nhẹ vào bóng qua lưói rồi bay sang sân kia với tốc độ uy lực nhưng không xoáy và nếu bạn vẩy cổ tay mạnh đánh lừa với đà phát bóng sau khi đã tiếp xúc bóng đối thủ sẽ nghĩ rằng bóng có xoáy khi mà thực sự chẳng có tí nào.

Trong cú đánh trả ko xoáy cũng được nguỵ trang như “có tí” . Phần lớn người chơi sẽ mở vợt để “nghênh chiến” với quả đẩy xoáy xuống và trong tình huống này nếu bạn đẩy không xoáy bóng trả về sẽ nảy “vống” lên “mời ông xơi”, tương tự bạn có thể áp dụng chiến thuật này trong quả lốp

Một điểm mạnh nữa khi giao bóng không xoáy tốc độ cao. Đối phương nghĩ rằng quả giao bóng nhanh có xoáy lên, anh ta hơi úp vợt, nếu thực sự bóng ko xoáy, bóng của anh ta sẽ đi vào lưới, điều này chỉ hiệu quả khi bạn giao bóng đủ nhanh đến nỗi đối thủ ko có thời gian để phán đoán xoáy của bóng hoặc ko xoáy

Một quả bóng có xoáy sẽ nảy ra khỏi vợt với năng lượng từ cả vận tốc của bóng và xoáy. Bóng ko xoáy sẽ nảy ra chậm hơn. Điều này có nghĩa rằng họ hay đánh bóng rúc lưới bởi vì bóng không nảy nhanh như họ mong đợi. Tương tự khi bóng có xoáy, người chơi thường đưa bóng ra ngoài bàn bởi vì không “trừ hao” độ nảy thêm từ xoáy của bóng

- Tạo xoáy như thế nào.

Tạo xoáy

Xóay được tạo ở 2 thời điểm: giao bóng và đánh trả. Sự khác nhau cơ bản là khi giao, bạn hoàn toàn chủ động điểu khiển bóng, bạn có thể tung cao thấp tùy bạn. Trong cú đánh trả bóng đến thì rất khác nhau (điểm rơi, xóay) nên bạn phải đối phó lại.

Để tạo xóay bạn cần 3 yếu tố sau đây: Tốc độ vợt, điểm tiếp xúc và độ bám bóng của vợt (với mặt vợt không bám bóng bạn không thể tạo nhiều xoáy nhưng bạn có thể trả lại xoáy của đối thủ nhưng điều này không hoàn toàn giống như cách tạo xóay)

Điều quan trọng khi tạo xóay là bạn phải mềm mại , thả lỏng và thật thoải mái. Nếu bạn quá "cương cứng" thì sẽ không tạo được nhiều xóay. Hình dung xem bạn đánh một cái gì đó bằng một cái roi (roi mềm) và một cái gậy cứng và đầu roi với đầu gậy cái nào đi nhanh hơn ? Đó chính là sự khác nhau giữa thả lỏng mềm mại và cứng nhắc trong sự vận động để tạo xóay

Giao bóng xóay

Khi giao, có hàng "lô xích xông" kiểu động tác tay khi tiếp xúc với bóng nhưng chúng ta sẽ không lạm bàn về nó trong khuôn viên chủ đề này. Cái chúng ta cần là hiểu cơ bản về cái đằng sau nó để làm sao có xóay tốt khi giao bóng
Để tạo xóay tối đa bạn nên sử dụng mặt vợt bám bóng "lông cắm vào trong". Một mặt vợt ít bám bóng như mặt gai ("lông lộ ra ngoài") có thể tạo được xóay nhưng không nhiều. Để tạo xóay thực đầu tiên bạn cần mặt vợt bám bóng tốt

Yếu tố thứ 2 - Tốc độ của vợt tại điểm tiếp xúc bóng. Vợt tại điểm tiếp xúc với bóng nên có tốc độ cực đại nhưng không có nghĩa là đánh mạnh vào bóng mà sượt qua bóng ("thêm tí mắm muối").Với bất kể động tác tiếp xúc như thế nào bạn nên bắt đầu di chuyển cánh tay sau đó "vảy" cổ tay khi tiếp xúc với bóng. Phần lớn tốc độ đến từ cú vẩy cổ tay này - có lẽ đến 70%- vậy hãy cố vảy như có thể.

Cuối cùng bạn cần điều chỉnh độ chạm bóng tại điểm tiếp xúc. Tiếp xúc tốt sẽ tạo nhiều xóay. Ngưòi chơi đẳng cấp giao bóng xóay dữ dội khi họ có động tác tay tiếp xúc bóng tốt, bóng đi rất chậm thường chỉ đủ vượt qua lưới, hầu như tất cả năng lượng từ sự tiếp xúc đó vào hết xóay chứ không phải vào tốc độ. Để đạt được điều đó hãy luyện tập thôi, đi kiếm một xô bóng và "múc" càng nhiều càng tốt

Một cách luyện tấp tốt là giao bóng trên sàn và xem nó nảy trên sàn ntn. Nếu xóay xuống tốt nó sẽ nảy vài lần đến khi dừng và quay ngược lại về phía bạn. Nếu xóay ngang tốt, bóng sẽ vẹo sang 2 bên sau một số lần nảy. Thử đặt một vài mục tiêu sau đó cố giao vào xung quanh mục tiêu. Về lý thuyết một xoáy ngang thuần khiết sẽ không nảy sang 2 bên bởi vì trục quay của nó là từ trên xuông dưới tuy nhiên khi nảy trên bàn trục của nó hơi ngả về một chút nó sẽ tạo một chút xóay nút chai và cộng với nảy sang hai 2 bên từ lần nảy thứ 2. Không đơn giản tí nào ? (Có đồng chí nào đang định bảo vệ tiến sỹ toán trong box ta thì có lẽ đây là một đầu bài hay chăng ? và tiêu đề của nó là - Phân tích đường đi của bóng bàn. Đảm bảo sau khi xong sẽ lên "đai" ngay và có ngay một ghế trong ITTF)

(Em cũng đã sưu tập được một số hình ảnh minh họa về xóay từ "bọn bắt tơ phờ lai" đợi hết bài này em post sau)

Trả bóng xóay

Trong cú đánh trả thường thường thì là xóay lên, xuống thỉnh thoảng là không xóay hoặc xoáy ngang
Phần lớn quả giật có xoáy lên nhưng khi bạn muốn thực sự có một quả xóay lên khủng khiếp hãy nhờ đến loop. Để đạt được "cảnh giới" này bạn phải dùng toàn thân, giống như người chơi tennis vậy. Ta không bàn về loop ở đây nhưng cái cơ bản để luyện tập là tốc độ vợt, điểm tiếp xúc và mặt vợt và cũng nên thả lỏng - ví dụ cái roi, cây gậy.

(khái niệm loop , drive, couterloop khác nhau ntn nhỉ ? bác nào cứu với, vậy em cứ "phang" nguyên TA cho nó lành)

Cái hay của loop là tạo xóay lên rồi nhưng nó còn có hệ số an toàn cao, với nó, bạn có thể có đường bóng tiếp theo dễ tấn công. Đặc biệt ở bên phải tay người chơi nên tập giật hoặc loop liên tục cho đến khi dễ dàng kết thúc hoặc đối phương "biếu" điểm

Xóay lên cũng được dùng khi bạn lobbing - giật cầu vồng (lại lốp, sao lắm "cao su sao vàng" và "đồng nai" thế - Tiếng An nam có phải là giật cầu vồng ko ấy nhỉ ) Bóng cao và có rất nhiều xóay lên và thường trộn tí xoáy ngang rất khó đập. Xóay lên khiến bóng nảy nhanh ra khỏi bàn và cũng "nhảy" vống khỏi vợt khi chạm vợt. Với trình độ cao , giật cầu vồng là một trong những cú bóng ngắn rất hấp dẫn và khó đỡ, nó rất hiệu quả khi đối mặt với nhiều loại rơ khác nhau.

Xoáy xuống được sử dụng trong các quả cắt, đẩy. Một cú đẩy là cách phòng thủ hoặc xóay xuống một chút chống lại một quả bóng tới ngắn xoáy xuống . Nhiều người tấn công quả đẩy rất tốt vậy hãy xem xét cẩn thận khi nào đẩy bóng ngắn. Cũng nhiều người hay lạm dụng nó đặc biệt khi đỡ giao bóng, ngay cả khi bóng tới là xoáy ngang hoặc lên điều này khiến bóng trả về "Cao như núi Thái sơn" hoặc ra ngoài. Tuy nhiên một cú đẩy tốt có thể rất có giá trị Bí quyết để có cú đẩy tốt là làm cho bóng có xoáy xuống, thấp và với một góc rộng (điểm rơi biến hóa). Bạn cũng nên học đẩy nhanh khi bóng vừa nảy (kê bóng) quả này làm cho đối phương có it thời gian xoay xở (Quả này đặc biệt hữu ích khi đối phương "béo" và "già" và chống lại quả giật cầu vồng - Kinh nghiệm bản thân) Và có lẽ cũng nên "bỏ nhỏ" vào mặt kia của bàn nó sẽ là một quả khó mà tấn công (ông anh Walder rất hay dùng chiêu này khiến nhiều chú Tàu chạy "xoạc rách quần" vào bàn mà không kịp, hình như là Lưu quốc Lượng thời kì gầy nhom). Ở "chiếu trên" người ta hay đẩy ngắn nhưng đó là nhưng quả tinh tế. Tôi thực thà khuyên các bạn (tác giả khuyên, không phải em) nên học đẩy sâu trước, nếu làm được rồi thì cố "ấn" sâu tí nữa cho đến gần mép bàn kia.

Xoáy ngang thì thì hay được sử dung trong các cú đánh trả của các cao thủ (điều này không đúng bằng chứng là em rất là thấp thủ , cắt ngượng như khi tỏ tình nhưng em vẫn "rặn" ra được nhiều quả xóay ngang) Nó có mặt trong các quả đẩy chặn, lốp và Couterlooping (cái gì đây) Nó thường làm cho đối thủ "nhìn rau gắp thịt" hoặc đánh lỗi(Jan-Ove Waldner - có thể là VĐV hay nhất của mọi thời đại là "tổ sư của món này" ông này rất hay trộn xóay ngang vào đẩy và chặn). Khi lob, đặc biệt đấu với quả kê hoặc xóay lên nhất là couterloop bạn nên cho tí xóay ngang vào để cho bóng bay lệch sang trái (cho người tay phải) Một cú với 15% xoáy ngang sẽ tự nhiên hơn so với khi loop thuần xóay lên. Cao thủ có thể xoáy ngang theo 2 hướng.


“Đọc” xoáy

Cái khó học nhất trong BB là học cách đọc xoáy đặc biệt khi đối phương giao bóng tốt, bởi vì chẳng có phương pháp nào đơn giản dễ học cả, nó cần rất nhiều sự luyện tập và kinh nghiệm. Tuy nhiên nhiều người chơi rất lâu nhưng chẳng bao giờ thu được kinh nghiệm này bởi vì họ không hiểu các nguyên tắc của việc đọc xoáy. Thật vậy cách tốt nhất trong đọc xoáy là nhìn vợt đối phương tiếp xúc với bóng nhưng bạn không thể lúc nào cũng làm tốt việc này mà chỉ dựa vào phương pháp trên. Bạn nên kết hợp một số dấu hiệu để đọc được xoáy của đối phương

2 ) Độ xoáy từ điểm tiếp xúc bóng

Độ xoáy liên quan tới tốc độ của vợt và vợt sượt vào bóng tại điểm tiếp xúc bóng (chúng ta đang nói tới loại vợt bình thường ma sát tốt, gai quay vào trong). Tốc độ của vợt tại điểm tiếp xúc cao hơn, vợt tiếp xúc với bóng nhiều hơn thì tất nhiên xoáy hơn, nhưng phải chắc rằng bạn nhìn thấy thời điểm mà vợt thực sự tiếp xúc với bóng chứ không phải cái đoạn mà đối phương cố tình "mai hoa quyền loằng ngoằng dây điện" cho bạn nhìn thấy. Nhiều tay vợt ra tay rất nhanh trông xoáy như "vòi rồng" nhưng thực chất vợt tiếp xúc với bóng ở gần cán vợt-chỗ vợt chuyển động không nhanh và kết quả là có một chút thôi. Cách này hiệu quả khi đối phương nghĩ rằng nó có nhiều xoáy.

Bạn có thể đoán ra bao nhiêu xoáy khi nhìn đối thủ tiếp xúc bóng theo nhiều cách. Trứớc tiên nhìn bóng đến nhanh hay chậm. Nếu vợt có vận tốc rất nhanh tại điểm tiếp xúc nhưng bóng đến "lừ đừ" rất chậm vậy năng lượng phải đi đâu đó chứ ? Vâng, nó chuyển hoá thành xoáy qua động tác tiếp xúc vợt vào bóng. Thứ hai, hãy nhìn vợt tiếp cận bóng tại điểm tiếp xúc xem nó sượt vào bóng ntn . Thứ 3 - Âm thanh. Tiếp xúc sượt vợt vào bóng rất yên lặng và bạn nghe thấy tiếng âm thanh không lớn nhưng tiếng thì "xé gió chết chóc với một tông cao" điều này đồng nghĩa với việc hãy "lạy giời cho con đỡ được quả này" còn nó kêu công cốc thì không đáng sợ lắm. (điều này chỉ là tương đối thôi bởi vì tuỳ mặt vợt và cốt âm thanh nó sẽ khác nhau và ta phải nghe quen vợt của đối thủ trước 1,2 séc đã)

3) Kiểu xoáy từ hướng của vợt tại điểm tiếp xúc

Kiểu xoáy có thể nhìn từ hướng của vợt tại điểm tiếp xúc . Điều này không khó chỉ đòi hỏi chút tinh tế tuy nhiên đối với số "ông" chuyên "múc cháo vòng cầu" bạn đừng ngại hãy bỏ qua phần hoa chân múa tay chỉ chủ ý xem hướng nào tại điểm vợt tiếp xúc với bóng.

Có 2 cách để làm điều này. Đầu tiên bạn cố "ghi hình" đoạn vợt tiếp xúc với bóng đó vào đầu và từ đó hình dung ra hướng của vợt tiếp xúc với bóng. Nếu bạn có thể học cách ghi được đoạn "video" này bạn sẽ sớm nắm bắt được điểm tiếp xúc của bóng. Thứ hai nhìn hứong bóng khi nảy khỏi vợt đối thủ Nếu nó đến "yểu điệu" là xoáy lên, hơi cong sang một chút - đích thị là xoáy ngang. Tuy nhiên đôi khi vợt di chuyển rất nhanh rất khó để phán đoán được.

Trong cả 2 trường hợp khi bạn học được cách đọc xoáy bạn nên gọi tên nó (gọi to hay lầm rầm đều được nhưng phải xem thằng cha bên kia sân nó có khó chịu không) cho đến khi nó trở thành bản năng của bạn.

4) Bóng nảy trên bàn thế nào

Nếu bạn "lăn tăn" về xoáy tại điểm tiếp xúc. Bạn vẫn có còn có cơ hội nắm bắt nó khi nó nảy trên cả 2 bàn. Nếu bóng xoáy lên nó sẽ bay thấp và nảy nhanh. Nếu nó có xoáy xưống nó sẽ "lờ đờ" và nảy ngắn. Nếu nó có xoáy ngang hoặc xoáy nút chai nó sẽ nảy sang 2 cạnh

5) Bóng bay thế nào trên không

Bạn cũng có thế đọc xoáy khi nhìn nó "du hành" trên không trước khi rơi vào bàn. Đường bay của xoáy lên có hình vòng cung và rơi cực nhanh. Xoáy xuống có xu hướng lơ lửng với đường cong "dẹt" hơn. Xoáy ngang thì cong sang 2 bên. Xoáy nút chai thì cong không nhiều nhưng nảy sang ra ngoài bàn theo 2 bên trái phải.

6) Xem chính trên quả bóng có xoáy không.

Bạn có thể nhìn chính quả bóng bay xem có xoáy hay không. Vài người nói họ nhìn cái tem trên quả bóng xem bóng có xoáy không. Vài ông "thần nhãn" quả quyết rằng họ có thể nhìn thấy chính quả bóng có xoáy hay không từ các vết tem mác. Bạn có nhìn thấy không ? Một số bảo có số còn lại bảo "chỉ khi uống 10 vại + 1 hộp dầu gan cá mập trắng Bắc cực tao mới nhìn thấy"

Độ, kiểu xoáy - kinh nghiệm từ quả trước của đối thủ

Thậm chí bạn ko đọc được xoáy từ những chỉ dẫn trên thì không có nghĩa là hết thuốc chữa. Bạn đọc nó bằng kinh nghiệm chiến trường của mình. nếu đọc sai 1 lần , lần sau hãy nhìn động tác tay và nếu vẫn không biết nó là cái giống gì (cái này giống em qua) bạn có thể "phán" nó giống nhau. VD: nếu bạn nghĩ rằng đó là giao xoáy xuống ,nhưng trả lại theo cách đối phó với xoáy xuống thì toàn ra ngoài hoặc cao. Vâng có lẽ là bạn đã nhầm. Khi bạn lại nhìn thấy cái quả bực mình này tiếp diễn hãy đặt bản năng tự nhiên sang một bên và "đối xử" với nó như xoáy lên. Vấn đề chính ở đây là cái thằng cha bàn bên kia có thể có nhiều loại xoáy nhưng độc tác tay lại giống nhau và bạn không thể phân biệt được. Giờ đây bạn gặp rắc rối thật sự khi không nhìn được bất cứ sự thay đổi nào vậy quay về các phần trên đọc lại và cố sửa những lỗi của mình. Chỉ nên dùng phương pháp này kết hợp với các phương pháp trên hoặc chỉ khi nó là cái phao cuối cùng mà bạn có.

8) Trong cú đánh trả có bao nhiêu xoáy và chừng nào sẽ đuợc trả về
Nếu bạn đánh 1 quả xoáy, đối phương có thể chỉ đơn giản trả về một quả xoáy xuống. Điều này thường xảy ra nếu đối thủ dùng vợt chống xoáy hoặc gai. Bề mặt gai dài, ngắn, chống xoáy có thể trả về chính xoáy của bạn. Vd bạn đánh 1 quả xoáy lên nặng "đô", không cần phải làm gì nhiều gai dài có thể trả lại toàn bộ nhưng gì bạn mang đến. Một mặt bình thường cũng có thể trả lại chính xoáy của bạn nhưng với mức độ ít hơn

Chống lại xoáy

Chống lại xoáy là bài tập chủ yếu về góc độ mở của vợt và hướng của cú đánh.Với mọi loại xoáy chúng ta đều có một góc và một hướng của cú đánh trả thích hợp để chống lại nó. Chọn cái nào là một câu hỏi. Thường thường một cú đánh về phía trước với một góc vợt mở để chống lại một quả xoáy xuống. Trong khi đó với các loại xoáy khác thì dùng cùng một góc vợt

Chống lại một quả xoáy ngang , bạn phải xốc tới xử lý nó ngay thì hiệu quả của nó sẽ bớt đi. Nếu bạn chần chừ, không dứt khoát bóng sẽ nảy không kiểm soát được đó chính là lí do vì sao mà những người chần chừ sẽ gặp vấn đề với quả xoáy ngang hơn là người dứt khoát.

Khi học cách đọc xoáy, chờ bóng là một ý kiến hay, trả bóng lại chậm nhất có thể để bạn có thời gian phân tích nó. Khi bạn đã nâng cao được kĩ năng này rồi bạn có thể trả bóng sớm hơn. Tuy nhiên nhiều cao thủ vẫn thường trả lại bóng chậm trước những quả giao bóng hiểm hóc.

Cách trả lại bóng xoáy

Xoáy lên: Góc vợt đóng, với góc vợt như vậy nó sẽ làm cho bóng không nảy quá cao hoặc bay ra ngoài. trước một quả xoáy nặng, bạn nên chặn đơn giản để trả ngắn, hãy nhanh tay khi bóng vừa nảy nếu không bạn sẽ phải chiến đấu với một đường bóng thấp và nảy nhanh.

Xoáy xuống: Góc vợt mở tránh cho bóng có xu hướng rúc lưới, nếu bạn muốn có xoáy lên hãy dùng một cú đánh tiến về phía trước và nâng bóng về phía trước lên trên. Đây cũng là thời điểm tôt để có một cú giật xoáy lên.

Xoáy ngang: Hãy nhắm vợt vào hướng đối diện, đặt vợt đối diện với hướng bóng tới. Nếu bạn trả lại xoáy ngang bằng quả xoáy lên hơi mạnh mẽ, thì bạn có thể coi quả xoáy ngang đó như là quả xoáy lên.

Xoáy nút chai. Đoán trước chiều nảy (trái , phải) trên bàn của bóng. chuẩn bị vị trí đừng quá cố chụp vội để cố học nhiều hơn làm thế nào giải quyết nó bởi vì ta chỉ thấy nó ở đẳng cấp cao. Nếu giải quyết quả này chỉ bằng một cú đẩy với vợt mở và đánh vào phần dưới bóng thì bóng sẽ nảy ra ngoài vợt ngay, nếu đóng vợt và đánh vào phần dưới bóng , bóng cũng nảy khỏi vợt ngay theo hướng ngược lại. Hãy hình dung chiều quay xoáy của bóng đến và nó tác động với vợt thế nào khi ta "thò" vợt không đúng chỗ.

Cái gì khiến bóng bay cong trên không ?

Bây giờ chúng ta hãy phân tích bóng bay như thế nào với chút kiến thức vật lý.

Đầu tiên hãy chúng ta bàn về tới quả xoáy lên.Khi bóng bay trong không khí với chiều quay lên trên, nó tạo một áp suất không khí trên đỉnh quả bóng lớn hơn áp suất không khí ở bên dưới quả bóng vì vậy nó ép quả bóng xuống dưới gây ra hiện tuợng bóng rơi và nảy nhanh. Giải thích tương tự với xoáy ngang, áp suất ở một cạnh quả bóng lớn hơn bên kia và nó sẽ ép quả bóng bay lệch sang một bên. Nhưng xét về xoáy xuống thì không hoàn toàn như vậy bởi vì còn có yếu tố trọng lượng (lực hấp dẫn). Áp suất không khí ở bên dưới quả xoáy xuống cao hơn bên trên , nó sẽ đẩy quả bóng lên trên nhưng trọng lượng lại đẩy nó xuống chính vì điều này đường bay của xoáy xuống có xu hướng lơ lửng hơi thẳng trước khi nó rơi bởi trọng lực

Kết luận

Xoáy trong bóng bàn là sự khác biệt lớn nhất giữa các cao thủ và người chơi trung bình. Ai đó có thể đánh trả tốt nhưng nếu họ không nắm bắt và đỡ được xoáy hoặc không tạo được xoáy thì đó là một bất lợi rất lớn. Hãy học cách sử dụng và khống chế xoáy bạn sẽ nhanh chóng lên một đẳng cấp khác.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
1.2 Thuận tay trái và lợi thế

Về sinh học, khoa học đã chứng minh rằng với các môn thể thao có cầm dụng cụ (bb, tennis, cầu lông, kiếm, v.v...), các tay trái có lợi thế hơn tay phải. Do bán cầu não chỉ huy hoạt động nằm bên trái, cho nên đường truyền dẫn của người thuận tay phải dài hơn nên phản xạ chậm hơn. Mặt khác, người thuận tay trái trong cuộc sống đời thường lẫn thể thao chiếm tỷ lệ rất thấp, nên thông thường các bác tay trái thường quen với lối chơi của người tay phải hơn là ngược lại. Vì vậy, dù trong bb có ít người thuận tay trái nhưng cũng đã chứng kiến nhiều tay vợt bước lên ngôi vị cao nhất như Gatien (Pháp), Rosskoff (Đức), Wangtao, Wangnan (TQ), .v..v...Vậy các bạn nói là tay phải có ưu thế hơn là....oan rồi. Ko tin cứ hỏi tất cả diễn đàn này xem thì biết hầu hết đều khó chịu ít nhiều khi chạm trán với các cây vợt thuận tay trái. Các bạn tưởng tượng xem, khi bóng vào đôi công tốc độ nhanh, người tay phải cứ theo thói wen là đánh về phía trái đối phương để tránh quả giật thuận tay bên phải, nhưng với mấy bác tay trái thì quả đó lại là....mời bác xơi ạh, vì là bên thuận tay. Còn đánh đường thẳng thì lại ko wen vì có mấy khi được tập với tay trái?
Về chiều xoáy, cả 2 (tay trái lẫn tay phải) đều bị khó chịu khi đỡ giao bóng bên phải ngắn bàn từ cú giao bóng thuận tay của đối phương do cùng chiều xoáy,
Về hình học, khi đấu với nhau, cả tay trái và tay phải cùng đứng 1 bên bàn nên đối diện nhau, khác với 2 tay phải đấu với nhau hoặc 2 tay trái đấu với nhau là đứng 2 góc chéo nhau. Do vậy, đường bóng khi gò hoặc đôi công về phía trái tay của đối phương cũng sẽ là đường thẳng nên dễ né người tấn công hơn. Vì vậy, khi tay trái đấu với tay phải, ưu thế sẽ thuộc về bên nào tích cực né người trước để tấn công. Các bác cứ xem các trận đấu thế giới khi 2 bên đấu với nhau sẽ thấy rõ họ đã né người để tấn công với mức độ tích cực hơn hẳn khi cùng thuận tay đấu với nhau.






1.3Chuẩn bị tư tưởng, kỹ chiến thuật trước khi thi đấu.
Yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu của vdv:
1. Kỹ thuật sai : cổ tay bị lắc, khuỷu tay di chuyển ko đúng,v..v...Thường nếu vdv mắc phải lỗi kỹ thuật sẽ thi đấu dưới sức mình 2 bóng so với khi tập luyện và giao hữu và thuộc loại "ko thể chỉ đạo được". Càng về cuối trận càng bị "tâm lý" hơn. Số lượng này chiếm đến 90% trong tổng số vdv bị tâm lý cho dù có thi đấu nhiều đi chăng nữa và thường bị chỉ trích là thi đấu thiếu ổn định, "nhát".
2. Ít đấu giải : do ít hoặc đã lâu ko tham dự giải và đấu với vdv "tiếng tăm" quá nên "khớp". Trường hợp này cũng dễ khắc phục nếu được thi đấu nhiều và khi thi đấu nên tập trung vào trái bóng hơn là nhìn đối thủ.
3. Hơi thở : khi căng thẳng, người ta thường nín thở hoặc thở ko đều. Trong trường hợp ngược lại cũng vậy, nếu ko kiểm soát hơi thở tốt sẽ tạo căng thẳng trong tâm lý.

 
Last edited:

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
1.3.1 Tâm lý - chìa khoá của thành công.
Khi thi đấu ở bất kỳ môn thể thao nào, tất cả chúng ta đều có thể mất bình tĩnh. Trong tình huống như vậy, những VĐV thông minh luôn biết cách kiềm chế để vượt qua khó khăn và đạt một kết quả tốt nhất.

Thực tế đã cho thấy việc chơi bóng bàn lâu năm, có thể bạn là một tay vợt mạnh mẽ và rất kinh nghiệm đôi khi lại không liên quan đến chuyện cái đầu nóng. Sự tức giận có thể xảy ra với bất kỳ ai. Dù vậy, những tác động tiêu cực do sự tức giận trên sân có thể giảm tới mức tối thiểu nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ càng và thực sự quyết tâm đối phó với những tình huống như vậy.

Điều đầu tiên và cũng rất quan quan trọng là bạn cần phải xác định rồi liệt kê những yếu tố, nguyên nhân từng khiến bạn tức giận, bực bội từ trước tới nay. Đó có thể là các quyết định của trọng tài, những lời nói khiêu khích của đối thủ, chấn thương... hay bất cứ điều gì khác đã làm bạn "sôi máu". Việc làm này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ càng trước mỗi trận đấu, trước những việc mà bạn thường ít hoặc không có khả năng kiểm soát.

Làm được như vậy, khi vào thi đấu, bạn có thể loại bỏ những điều không cần thiết trong suy nghĩ và tập trung vào yếu tố quan trọng duy nhất, đó chính là lối chơi và trận đấu.

Cũng không thể tránh được một thực tế là đôi khi gặp phải những đường bóng không như ý muốn, thừa lực hay thiếu lực khi đánh bóng, đỡ giao đường bóng đơn giản nhưng lại hỏng bóng… bạn có thể chán nản và dẫn tới tức giận, ức chế về mặt tâm lý, không dám mạnh dạn tấn công khi có thể. Khi đó, nếu chuẩn bị tinh thần tốt, bạn sẽ tìm được một vũ khí hiệu quả. Một khi dấu hiệu tức giận nhen nhóm, bạn cần nhận ra rằng bạn đang đối mặt với... "một lò phản ứng hạt nhân" đang chuẩn bị bùng nổ. Nhiều tay vợt thường xuyên không nhận ra điều đó. Khi sự bực tức lên tới đỉnh điểm, được thể hiện ra ngoài bằng những hành động như quăng vợt đang cầm trên tay, gào thét hoặc tự nói những chuyện vớ vẩn, rồi cãi cọ với đối thủ... đều là những dấu hiệu cho thấy khi đó bạn cần phải "hạ hỏa". Nếu các tay vợt này tiếp tục trở thành nạn nhân của chính những sự cáu kỉnh không thể kiềm chế được của chính họ, có lẽ tốt nhất là cần phải ghi băng để tiếp tục nghiên cứu một cách nghiêm túc. Ngoài ra, trong các buổi tập, các bạn chơi, đồng đội và HLV cũng nên dành thời gian chỉ ra những hạn chế và đưa ra những biện pháp cho các học trò của mình điều chỉnh cảm xúc.
 
Last edited:

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Phục hồi tâm lý sau khi để thua ngược.
Bị thua sau khi đã nắm trong tay điểm kết thúc trận đấu (match point) có thể làm bạn suy sụp hẳn. Nhà tâm lý học thể thao John F. Murray (Mỹ) sẽ trình bày phương pháp giúp bạn tránh tự làm hỏng lối chơi của mình.

Tay vợt nào cũng từng trải qua cơn ác mộng đang làm chủ hoàn toàn thế trận và chuẩn bị ăn mừng chiến thắng, bỗng nhiên mất tập trung, để đối phương "hồi sinh" và chiến thắng.

Đối với các tay vợt nhà nghề, chuyện gượng dậy từ kinh nghiệm cay đắng này để giành chiến thắng ở giải tiếp theo là điều còn có vẻ dễ dàng. Nhưng đối với những tay vợt chưa đạt trình độ cao, có thể cơn khủng hoảng vẫn còn đè nặng và làm bạn mất tự tin ở những trận đấu tới. Sau đây là vài chiến thuật để thất bại đau đớn không làm hỏng lối chơi về sau của bạn:

- Khen ngợi đối thủ: Khi trận đấu vừa kết thúc, ngay lập tức bạn hãy đến bắt tay đối phương và nói vài lời tốt đẹp. Điều đó sẽ giúp bạn thoát khỏi hội chứng "tại sao là tôi" chỉ khiến làm mọi việc thêm tồi tệ hơn.

- Không tự bào chữa: Có nhiều lý do giải thích cho thất bại, nhưng đừng quên thực tế là bạn đã thua trận. Hãy thừa nhận đối phương mạnh hơn và mình chơi kém hơn. Bạn hãy lập một danh sách những điều mà bạn sẽ thực hiện tốt hơn ở lần tới và xem đó là mục tiêu phải đạt được.

- Không nên kéo dài nỗi thất vọng: Cứ giữ mãi trong lòng những suy nghĩ tiêu cực có thể tạo ra cơn khủng hoảng lần hai và hạn chế thành công sau này. Hãy xem thất bại như động cơ để phấn đấu.

- Tự tin trong lần đối đầu tiếp theo: Dù đối phương thắng trận sau khi lội ngược dòng một cách khó tin nhưng bạn cũng có thể gây bất ngờ ở lần gặp sau. Hãy thể hiện mình bằng những suy nghĩ tích cực, biết đâu, sẽ đến lượt bạn làm nên chuyện
 
Last edited:

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
1.4 Ưu và nhược điểm của vợt dọc so với vợt ngang?
Vợt dọc còn có thể chia làm 2 dạng
một là loại vợt có hình dạng hình chữ nhật ,thường thấy các cao thủ của korea và nhật bản hay sử dụng , ưu điểm của loại vợt này là kiểm soát bóng trên bàn tốt , có thể tăng uy lực khi đánh cổ tay trên bàn và tăng lực khi giật phải xa bàn .khuyết điểm là người sử dụng khó có thể giật quả trái do diện tích vợt hơi hẹp , do đó bên trái chỉ có thể chặn đẩy mà thôi.

Hai là loại vợt dọc dạng tròn , hiện thấy các cao thủ trung quốc hay sử dụng như malin , wang hao. loại vợt này đã khắc phục khuyết điểm của loại vợt dọc thứ nhất do diện tích mặt vợt tương đương như loại vợt ngang nên người chơi có thể giật được` bóng .
Ưu điểm, nhược điểm :
Từ cách cầm vợt, vợt dọc so với vợt ngang sẽ:
- Đôi công ôm bàn nhanh hơn, vì chỉ sử dụng 1 mặt vợt trong khi vợt ngang phải xoay qua trở lại. Đừng có dại mà ôm bàn đôi công với vợt dọc.
- Tuy trái hơi yếu, nhưng quả phải sát người là quả đánh sở trường, uy lực nhất, khác với vợt ngang là điểm yếu nhất, nhất là đối với người đứng hai chân song song với cạnh bàn hoặc chân thuận cao hơn. Thấy trái yếu nhưng chớ có ép sẽ lãnh đủ với quả né người của vợt dọc.
- Tầm bao bàn bị hạn chế về chiều ngang ngắn hơn do ko đánh với được (cả 2 bên) buộc chân phải di chuyển nhiều và nhanh hơn vợt ngang. Nên đưa mỗi bên 1 trái cho thìa di chuyển chứ ko ép trái như đấu với vợt ngang.
- Tấn công bóng trong bàn dễ hơn vì bóng ma sát trên mặt vợt nhiều hơn theo chiều dọc của vợt. Đừng bắt ngắn với thìa, cứ xỉa dài ra góc phải, thìa sẽ đỡ nguy hiểm hơn bóng ngắn rồi đẩy về bên trái.
-Vợt dọc có lợi thế là giao bóng cực xoáy va đánh cổ tay trên bàn cực tốt. thật ra vợt dọc giật rất mạnh vì lực cổ tay dùng rất dễ,như Duy thìa giật khá mạnh. và vợt dọc khi chụp có thể kéo ngang tạo xoáy và giữ banh trên bàn như Malin hay làm.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
1.5 Một số kinh nghiệm trước và trong trận đấu !


Mình post bài này đã được đúc kết từ kinh nghiệm và cũng đã hỏi han 1 số người, chắc chắn sẽ có ích cho mọi người.
Tất cả những ai đi đánh giải rồi đều biết cảm giác đều rất '' khó thở '', nhiều lúc cũng ke tay lắm chứ.Mình viết bài này bảy ra 1 số kinh nghiệm để giúp các ace giảm đi nỗi lo ngại khi vào trận đấu.
- Hãy thật chăm chỉ tập luyện vì nếu có một nền tảng kĩ thuật '' khủng '' chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy đỡ lo khi gặp đối thủ nào đó và chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn, qua đó dễ thắng hơn.
- Trong quá trình tập luyện, đánh giao lưu, có thể đánh độ = nước, tiền và thậm chí .... mặt vợt chả hạn.Ở đây mình nhấn mạnh là mình không khuyến khích chuyện cờ bạc, độ,... và mình nói luôn là độ những cái thứ này rất dễ dẫn đến thù oán,... nếu không hiểu nhau và không có tính '' chuyên nghiệp ''..Tốt nhất là anh em độ nhau ai thua thì phải chống đẩy tầm 100 cái hoặc nâng tạ 10kg 30 lần chả hạn,... vừa rèn luyện thân thể, vừa vẫn tạo ra hình phạt khủng cho đối phương.Khi đánh độ ntn, chúng ta sẽ phải toàn tâm toàn ý tập trung đánh và chắc chắn chúng ta sẽ đấu hết sức.Làm nhiều lần tâm lý sẽ vững hơn.
- Hãy là một người thực tế ! Đó là lời khuyên của mình !Có 1 số bạn của mình đánh thì kém nhưng bị bảo là beginner thì rất tức, chả biết mình là ai và khi thua thì cảm thấy bực tức, ... Đấy là tội chủ quan, khinh địch và do đâu ??? xin trả lời đó là do không biết lượng sức mình, không biết mình là ai, coi trời = vung, đúng là ếch ngồi đáy giếng.Hãy luôn đánh giá khách quan trình độ của mình, đừng có nghĩ là mình như thế là giỏi lắm rồi và vào trận thì đối thủ chỉ là '' con tép trên mép con mèo ''.Và cũng đừng có hi vọng là sẽ thắng trong trận đấu nếu ta không chăm chỉ tập luyện.Người sống thực tế và luôn biết người biết ta luôn sẽ đạt được kết quả tốt, cũng như sẽ không sốc trong trận, luôn giữ được bình tĩnh dù gắp đối thủ tưởng như trình lùn mà lại pro hơn mình.
- Lời khuyên thứ 2 : hãy luôn là chính mình.Có 1 số điều không có chiều xuôi và chiều ngược, ví dụ nhé : bạn tập rất tốt nhưng đánh trận rất dở => đó là do tâm lý không tốt và chiến thuật không tốt nhưng 99% ko có chuyện đánh trận thì hay mà tập thì dở.Bạn tập giật, tập bạt, tập vẩy , tập móc lúc tập luyện thì vào trận đấu hãy phô diễn tất cả những kĩ thuật đó đi, cho đối thủ biết bạn là ai, đừng vì quá mất bình tĩnh mà làm mất đi style của bạn, thay vào đó đánh những quả lởm khởm, chỉ đủ để vào bàn, bạn vừa không cho thấy được cái đẹp vừa bị thua => không còn gì để nói.
- Hãy tập luyện hết sức trong những buổi tập, đừng có để dành vào trận nhé !
- Hãy có chuẩn bị tốt trước trận đấu, đừng có để đến giờ rồi mới hối hả chạy đến, thờ hổn hển.Bạn nên nhớ rằng, không bao giờ có thể giữ được bình tĩnh khi nhịp tim đập nhanh như khi đang chạy.Hãy dành nhiều thời gian, đến sớm, có màn khởi động hoàn hảo nhất có thể nhưng nhớ để dành cảm giác thèm bóng và khao khát chiến thắng cho trận đấu nhé !
- Ngủ đủ và thư giãn ngày hôm trước trận đấu.Cấm tiệt coca và cà phê trước trận đấu đi !
- Nếu bạn đang cảm thấy quá lo lắng cho trận đấu sắp tới, hãy bật máy nghe nhạc lên và nghe theo một bản nhạc du dương, nhẹ nhàng hoặc đi tìm mấy ông bạn để tâm sự, giải tỏa nỗi lo.
- Hít thở sâu, nhẹ nhàng và chạy ra lau mồ hôi khi cần thiết.
- Nhìn thẳng vào mắt đối thủ khi chuẩn bị đỡ giao bóng, đừng nhìn vào khán giả đang la hét.
- Xin ra hội ý đúng lúc vì rất có thể bạn sẽ lật ngược thế cờ.Có rất nhiều lý do để ra hội ý :
+ Muốn xin ý kiến chỉ đạo của hlv khi đang bị dẫn hoặc đang dẫn nhưng đối thủ đang gỡ đc và đối thủ đang xung.
+ Dùng để giải lao.
+ Dùng để phá nhịp của đối thủ
...
- Bắt tay đối thủ và cười thật tươi dù thắng hay thua => rất quan trọng để giữ gìn hình ảnh.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
1.6 Cảm giác bóng : Kiến thức hay trải nghiệm
Tác giả: Theorist

Thoạt nhìn từ bên ngoài, bóng bàn có vẻ tương tự như các môn sử dụng vợt khác như tennis, cầu lông, ..v..v… Nhưng trên thực tế mà người chơi BB biết rất rõ – nhưng không mấy ai có thể định nghĩa được – là cảm giác bóng trong bộ môn này, đó là cảm giác độc quyền trong các bộ môn thể thao. Cho đến ngày nay, rất nhiều sách báo dạy về BB của Việt Nam đã từng dạy rất nhiều về kỹ , chiến thuật, nhưng phần quan trọng nhất – cảm giác bóng (CGB) – lại chưa được đề cập đến, hạn chế này còn làm cho các HLV phải lúng túng khi muốn nâng cao trình độ cho những học trò của mình. Có thể từ 2 nguyên do, thứ nhất là chưa định nghĩa được rõ ràng loại “quyền lực” này, thứ hai là do có quá nhiều sự khác biệt về cảm giác bóng ở mỗi người, bất kể là chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Tuy nhiên, cảm giác bóng lại chính là thứ ma túy của những người chơi BB ngoài cảm giác chiến thắng hay khống chế, điều khiển được quả bóng theo ý mình, điều này làm cho BB mặc dù là một môn thể thao khó, số lượng người chơi không nhiều, nhưng vẫn giữ được những “tín đồ” trung thành cho mình bất kể thời gian và điều kiện khác.

Nói nôm na, CGB là tất cả những cảm giác của người chơi BB về tác động của quả bóng trên mặt bàn và trên mặt vợt khi tiếp xúc. CGB bắt đầu khi 1 người mới tập chơi BB và định hình khi người đó đạt được đến 1 trình độ nhất định với các kỹ thuật cơ bản, quan trọng nhất là các kỹ thuật tạo xoáy và khống chế xoáy như giật, gò, chận đẩy, giao bóng và đỡ giao bóng,..v..v…. CGB còn được quyết định bởi cây vợt mà nguời đó đang cầm khi đạt trình độ đó. Cũng từ điều này, CGB ở mỗi người là khác nhau từ một thị trường có nhiều loại vợt khác nhau và kể cả do chính các HLV của những người chơi khác nhau quyết định và hướng dẫn. Đạt đến trình độ này, người chơi đã nhận biết sự khác nhau của mỗi loại cốt vợt, mút để khống chế quả bóng bằng cảm giác của chính mình.

Không may mắn là thành ngữ “tiền nào của đó” lại không áp dụng được cho BB, một bộ môn đòi hỏi cảm giác rất cao trong khi giá thành vợt chỉ phản ánh giá trị của chất liệu hoặc công nghệ chế tạo chứ không phải là tốt nhất cho cách chơi của mỗi người. Chính điều này đã làm hỏng nhiều tài năng BB khi hình thành CGB không hợp với trình độ bắt đầu chơi với những cây vợt đắt tiền, trong khi với trình độ này, sự khác biệt giữa mút Tenergy và mút Đường sắt là không có. Điều không may tiếp theo là CGB khi hình thành thì khó thay đổi, nếu không muốn nói là không thay đổi được, do vậy, việc thay đổi từ loại vợt cứng qua mềm bị đánh giá là quá rung, còn mềm qua cứng sẽ cho cảm giác không khống chế được bóng vì không có cảm giác. Do vậy, CGB từ ban đầu là rất quan trọng mà không mấy người mới biết chơi ý thức được.

Qua thời gian chơi bóng lâu dài, CGB càng phát triển và thay đổi tùy theo trình độ kiểm soát bóng và sự đầu tư. Tuy CGB cũng vẫn khác nhau tùy thuộc vào cảm giác ban đầu, điều này thường dẫn đến tranh luận khi cùng nhận xét về loại cốt vợt hay mút nào đó, nhưng vẫn có điểm chung là tầm nhận thức về vợt nói chung đối với lối chơi của mình. Dựa vào phát biểu hay nhận xét của mỗi người, người có trình độ cao có thể biết được cảm giác bóng của người đó, qua đó cũng biết được trình độ BB một cách tương đối. Ví dụ như A cho rằng Bryce là miếng toàn diện nhất, A là người có trình độ không chuyên nghiệp loại thấp vì chưa biết xử lý bóng trong bàn, người có trình độ cao dù có chơi Bryce (như Schlarger) vẫn hiểu được nhược điểm này của nó. Hay "vợt nào cũng được, chơi lâu sẽ quen vì chỉ chiếm 10% trận đấu", vì họ chưa cảm nhận được bóng trong xử lý, nhận xét này cũng sẽ không làm hài lòng người chơi ở trình độ cao hơn vì đã tốn nhiều công sức để tìm cốt,mút phù hợp với mình. Chính CGB ở trình độ nhất định mới là điều có thể “giữ chân” tín đồ của BB khi họ đạt đến.

Nghịch lý lớn nhất của CGB là nó phải đi đôi với kiến thức chung về trái bóng ngay cả khi nó tiếp xúc với bàn. Việc thay đổi quỹ đạo bay tùy thuộc vào tính chất bóng mới quyết định hiệu quả của CGB, nếu không, người chơi sẽ bối rối khi không thực hiện được các kỹ thuật mình đang có dựa vào CGB. Do vậy, tuy CGB là ma túy của bộ môn này nhưng cũng không có nghĩa là tất cả “người nghiện” sẽ là cao thủ môn BB cho dù có cảm giác tay tốt. Cũng như các công việc quan trọng khác, kiến thức chỉ mới là điều kiện cần mà sự trải nghiệm mới là điều kiện đủ, CGB đòi hỏi phải có sự trải nghiệm qua thời gian nếu không có người hướng dẫn. Với BB thế giới, việc xử lý CGB cho người mới tập được thực hiện tốt ngay ở thời gian đầu bằng cả kiến thức lẫn chọn vợt, điều mà các nền BB thấp hơn không làm được. Phải chăng đã đến lúc Việt Nam phải có các bộ phận nghiên cứu về BB chuyên sâu hơn để có thể theo kịp người bạn TQ khi thể hình và mức độ tập luyện là như nhau?
Cảm giác bóng (phần cuối): Yếu tố sống còn

Cảm giác bóng (CGB) trong phần đầu và phần cuối này được giới hạn trong phạm vi cảm giác người chơi cảm nhận được từ những xung động do trái bóng khi tiếp xúc với mặt vợt, được truyền đến bàn tay. CGB không liên quan đến cảm giác hưng phấn hoặc cảm giác nản bóng – là những cảm giác mang yếu tố tâm lý, dù rằng các cảm giác này cũng có tác động qua lại với CGB.

Sau giai đoạn hình thành bộ môn thuộc loại khó nhất trong các môn thể thao, cốt vợt được sản xuất tưởng như hoàn hảo gồm 3 hoặc 5 lớp đều nhau để phục vụ cho lớp gai mút bề mặt. Tưởng chừng như bộ môn này đã đi đến giới hạn cuối cùng về công nghệ sản xuất cốt vợt - dẫn đến lối chơi đơn giản thiên về phòng thủ và dẻo dai của VDV - thì người Nhật đã làm cuộc cách mạng tuyệt vời là úp ngược miếng gai và nâng cấp lớp cao su bề mặt. Từ đó, bóng bàn ngày càng nghiêng về hướng tạo xoáy để phát lực hơn là kiểm soát lực khi gò bóng (mút gai). Điều này làm cho CGB càng đóng vai trò quan trọng hơn trong tập luyện và thi đấu. Qua CGB, người chơi có thể nhận biết được độ xoáy của cú đánh của đối phương qua kỹ thuật khống chế bóng như gò, cắt, chận, đẩy và lý thú hơn, nhận biết được mức độ xoáy do mình tạo ra khi phát lực như giật, bạt, ..v.v…. Tất cả CGB đó đều chỉ nhận biết chỉ qua 1 lần chạm bóng trên mặt vợt. Do vậy, các hãng chế tạo vợt, mút đã lao vào nghiên cứu, chế tạo nhằm đáp ứng yêu cầu tối quan trọng này.

Lúc đầu, nhà sản xuất nhận biết rằng loại gỗ càng mềm thì càng tăng thời gian tiếp xúc bóng và càng truyền được xung động tốt hơn. Cây vợt Kenny và Wakaba của Butterfly được chế tạo lập tức thay thế các loại cứng nổi tiếng thế giới đương thời như Barna, Som và được dân BB Sài Gòn chào đón. Sau đó, việc nghiên cứu sản xuất vợt có cấu tạo lớp giữa mềm, dày đã hình thành lối chơi hiện đại ngày nay với lối chơi tấn công là chiến lược.

Với lớp giữa kỳ diệu đó, cú đánh sẽ được hỗ trợ, đặc biệt khi xa bàn và khi giật. Điều này gần như quyết định chiều hướng phát triển của bộ môn bóng nhựa vì ở lối chơi đỉnh cao, bóng cao để bạt dứt điểm hầu như không còn. Trường hợp bóng có cao chăng nữa thì vẫn có xoáy lớn, sử dụng cú bạt để giải quyết không còn là giải pháp tốt nhất, vì rất dễ bị xoáy làm ảnh hưởng đến độ chuẩn. Mặt khác, sự thay đổi về động tác từ giật bóng khi bóng thấp chuyển sang bạt bóng sau đó thực sự không thuận lợi vì điểm xuất phát khác nhau trong tốc độ cao càng giảm độ chính xác. Do vậy, lối đánh giật moi kết hợp bạt từ thập niên 70 nay đã không còn ở BB đỉnh cao mà thật sự chuyển sang giật xung liên tục, nhất là từ khi cốt vợt với lớp giữa mềm ra đời. Riêng cú bạt chỉ còn được sử dụng với bóng trên tầm vai.

Các công nghệ sản xuất nhằm tăng CGB phát triển liên tục, từ cán rỗng của Stiga (WRB), đến khoét hai lớp gỗ ngoài của cán vợt của Donic cũng nhằm tăng CGB cho người chơi. Riêng Butterfly, hãng có thị phần lớn nhất Châu Á thì dường như không mặn mà lắm với công nghệ này, vì dân BB Châu Á vẫn chuộng tốc độ hơn nên không cần cảm giác mềm, nên chỉ có 1 dòng vợt VSG và dòng Arcrylate để giữ khách hàng ở Châu Âu. Vả lại, công nghệ mút tension ra đời lại cần cốt vợt cứng hơn, vì bản chất mút tension là mềm nên thời gian lưu bóng dài hơn dòng mút thế hệ trước.

Tất cả những công nghệ làm tăng CGB này càng khẳng định: CGB còn là yếu tố “sống còn” với các VDV đỉnh cao, vốn sử dụng độ xoáy cao trong tốc độ, nhất là các VDV Trung Quốc. Người ta đã chứng kiến sự thay đổi của BB TQ từ thế hệ sử dụng cốt cứng mút mềm, lấy tốc độ làm vũ khí chiến lược đến thế hệ Kong LinhHui, Liu Guoliang sử dụng cốt, mút Nhật và thế hệ hiện nay Wang Li Quin, Ma Long, Chen Qi chơi cốt mềm, mút cứng, lấy độ xoáy làm vũ khí chiến lược nhưng vẫn không làm mất đi tốc độ, vốn là thế mạnh của dân Châu Á- do thể hình nhỏ, nên nhanh hơn các VDV của Châu Âu. Trong khi ở Châu Âu thì ngược lại, họ sử dụng cốt cứng với mút tension nên vô hình trung, lại dùng tốc độ để khống chế độ xoáy của VDV TQ- điều mà TQ đã thấu hiểu là không thể, từ sau thất bại trước BB Thụy Điển năm 1989 ở trận chung kết đồng đội.

Tuy nhiên, tất cả những công nghệ làm tăng CGB nêu trên dường như chỉ thực hiện được “nhiệm vụ” duy nhất là truyền xung động từ mặt vợt khi tiếp xúc với bóng. Nhưng xung động thực sự tạo nên CGB đó xuất phát từ vùng “Sweet pot”. Sự ma sát giữa trái bóng vào vùng này mới tạo ra sự kỳ ảo của BB hiện đại. Nói một cách đơn giản nhất, đó là phần diện tích có dạng hình tròn trên mặt vợt với tâm điểm là khoảng 2/3 đường thẳng từ cán vẽ dọc mặt vợt đến đầu vợt. Vùng lăn bóng và tâm điểm của nó thực sự là vấn đề tạo ra sự khác biệt giữa mỗi trình độ. Nó là nguyên nhân làm cho người có sức khỏe cao hơn nhưng trình độ BB thấp hơn sẽ giật nhẹ hơn, dù động tác giống nhau, thậm chí tốc độ lăn tay cao hơn vẫn nhẹ và chậm hơn. Hơn thế nữa, những tình huống mà người chơi dù đã thực hiện đúng động tác như các danh thủ hoặc kỹ thuật yêu cầu vẫn không cho kết quả tương tự, đặc biệt là trong quả giao bóng, hoặc sử dụng cùng loại cốt vợt và mút lại có động tác khác nhau, hiện tượng này cho thấy kỹ thuật động tác tay là chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ trong kỹ thuật.

Ngoài ra, CGB mà người chơi thường cảm nhận được hàng ngày bổng dưng “biến mất” khi chơi với người trên trình độ của mình từ 2 bóng trở lên, hoặc một quả giật (hoặc chận đẩy) không đạt yêu cầu cũng không mang lại cảm giác “sướng tay” bằng một cú giật (hoặc chận đẩy) đạt yêu cầu, tất cả cũng từ sự lệch chuẩn giữa bóng với vùng lăn bóng mà nhiều người lại lầm tưởng là do yếu tố tâm lý. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu và sử dụng vùng lăn bóng này đã giúp cho nền BB TQ tiến bộ vượt bậc so với phần còn lại của thế giới, và cũng giải thích vì sao các VDV TQ ngày nay sử dụng các loại cốt không cứng nhưng vẫn thực hiện được cú đánh kỹ thuật có tốc độ và xoáy cao, đặc biệt là khi bóng đã rơi xuống thấp hơn mặt bàn – điều mà mút tension không làm được hoặc chỉ sử dụng xoáy ngang. Kỹ thuật kết hợp giữa động tác phù hợp mút tacky và tiếp xúc ở vùng lăn bóng này rút ngắn được thời gian luyện tập và năng lượng của VDV trong quá trình tập luyện. Có thể nói rằng quá trình tập BB ở VDV chuyên nghiệp thực chất là quá trình tập khống chế, sử dụng xoáy cho các điểm rơi đa dạng ở tần số vận tốc lớn.

Nhưng trên tất cả, kỹ thuật sử dụng vùng lăn bóng này đã đưa đến một hệ quả bất ngờ nhất: các cú giật ngày nay của các VDV TQ ngược với lý thuyết đã tồn tại từ thập niên 1960 đến 1990 là giật xoáy xuống sẽ giật cao tay lên, bóng xoáy lên sẽ úp vợt giật “đè” bóng. Nếu tinh ý, người xem có thể thấy được những cú giật bóng xoáy xuống của VDV TQ lại vung tay về phía trước (đặc biệt là cú giật trái tay trong bàn của Ma Long, Zhang Jike khi đối phương giao bóng xoáy xuống), còn cú giật bóng xoáy lên – nhất là khi giật theo đường thẳng, đường ngắn nhất của bàn – tay lại lăn hướng lên trên, điều thấy rõ nhất ở Ma Lin, Xu Xin.

Chủ đề vùng lăn bóng này thực sự là một chủ đề quá lớn với khuôn khổ một vài bài viết. Tác giả xin hẹn lại vào một dịp khác khi có nhiều thời gian hơn và điều kiện thuận lợi. Chuyên đề về cảm giác bóng xin được chấm dứt tại đây, với ước muốn đã giải thích được phần nào yếu tố quan trọng của BB, yếu tố có thật đã làm con dân BB trên toàn thế giới phải “nghiện”. Xin cám ơn tất cả mọi người đã đọc và mong nhận được những ý kiến bổ sung cho bài viết này.

Tản mạn về sự mạnh yếu trong BB

Có một hiện trạng chung của BBVN hiện nay là lý luận thể hình người VN yếu, nhỏ nên giật không có lực như người nước ngoài được rèn luyện thể lực chu đáo. Nhận định này bao trùm hầu hết người chơi BB hiện nay ở một trình độ BB quốc gia thuộc loại …yếu trên bản đồ BB thế giới. Nhận thức vốn là cơ sở để có quan điểm trong mọi vấn đề của cuộc sống, trong đó có BB, vì từ nhận thức sai sẽ có quan điểm sai. Do vậy, cần có sự phân tích về dựa trên thực tiễn để có được nhận thức đúng về vấn đề này, vì trong khoa học và thực tiễn, quan điểm của số đông người không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với đúng.

Hãy quan sát một VDV ném tạ, là một vật nặng, anh ta phải nâng tạ sát vào người để tạo thế, sau đó dùng hết lực của cơ bắp (thường gọi là gồng) để ném cho quả tạ đi thật xa. Nếu đưa anh ta một quả ..bóng bàn thì chắc chắn là, để ném cho xa, anh ta phải vung tay thật nhanh mà không thể dùng sức mạnh cơ bắp được, vì càng gồng sẽ làm động tác chậm đi, do đó sẽ làm trái bóng bàn bay chậm hơn. Như vậy, tác động vào vật thể nhẹ hoàn toàn khác với vật thể nặng.

Ví dụ gần hơn: chúng ta thử quan sát động tác giật phải của VDV tennis. Khi giật, cổ tay họ bẻ ra phía sau tạo thế khóa cứng, khi lăn tay, họ cũng dùng sức mạnh cơ bắp để xuất phát cho động tác, nhằm đánh trái bóng đang lao tới rất nặng, khớp chủ yếu là khớp vai để chịu được lực mạnh. Sau khi bóng đã rời vợt, khủy tay họ mới hơi gập lại khi không phải chịu áp lực. Tính chất mạnh mẽ này của bộ môn tennis chắc chắn phù hợp với thể hình to khỏe, cho nên, không có gì lạ khi dân Âu Mỹ vẫn luôn thống trị bộ môn này, trường hợp Michael Chang chỉ là ngoại lệ hiếm hoi và thật ngắn ngủi. Dân BB khi chuyển sang chơi tennis thường bị trật khớp khủy tay do thói quen nếu không biết sử dụng khớp bả vai để chịu lực như dân tennis.

Nhưng đối với cú giật của BB, mọi chuyện hoàn toàn khác. Một cú giật được gọi là mạnh khi nó có tốc độ và độ xoáy cao, tuy nhiên, tên gọi “mạnh” lại khiến nhiều người nghĩ rằng do sức mạnh cơ bắp (gồng) như tennis hoặc đẩy tạ. Sự thật là động tác giật của BB lại theo nguyên tắc tác động vào vật nhẹ. Khi VDV BB giật, anh ta phải thả lỏng tay và gập thật nhanh - chứ không phải mạnh – để lăn tay qua quả bóng, khớp chủ yếu là khớp ở khủy tay, vì khớp này mới nhanh được. Chuyện này thì mỗi người có thể tự kiểm chứng được trên bàn bóng. Tuy nhiên, hầu hết các lỗi giật lại là điểm này do nhận thức sai về cái “mạnh” trong quả giật bóng. Các VDV chuyên nghiệp còn có cách triệt tiêu một cách triệt để việc gồng tay bằng cách hơi (khẽ) đưa nhẹ tay lên rồi mới gập nhanh, vì nếu tay đang ở vị trí đứng yên, muốn đi nhanh ngay từ điểm xuất phát phải “gồng”. Mọi người có thể kiểm tra và khắc phục lỗi thông dụng nhất trong kỹ thuật giật này, tuy rằng để phát huy tối đa, cần có việc áp dụng nguyên tắc của vùng lăn bóng. Tóm lại, có thể khẳng định rằng cú giật bóng mạnh của BB xuất phát từ một động tác nhanh của hệ thống gân chứ không phải là cơ bắp.

Trở lại với BBVN, hình như khó tìm ai có thể hình và sức mạnh như Đàm Quang Huy (xin lỗi chú em), anh là VDV Judo đẳng cấp TP, ngoài ra còn là VDV nâng tạ cũng có hạng. Là một VDV BB có trình độ cứng ở B1, có thể chơi ngang ngửa với VDV A2, nhưng khó mà cho rằng cú giật của anh lại “mạnh” bằng Huy Bảo, trong cả hai trường hợp giật bóng chận đẩy lẫn giật đối giật trực tiếp, dù rằng so về thể lực, chắc chắn HB đành …..”tránh voi không xấu mặt nào”. Hay như trường hợp Hồ Ngọc Thuận, dù thi đấu đến mức kiệt sức phải ngất xỉu tại giải VĐQG, nhưng với tình trạng vừa tỉnh lại, nếu như tầm B trở xuống vào đấu, chắc chắn anh cũng “tiễn” từng người một với tỷ số 3/0 mà không cần lăn xả để giật. Vậy mới thấy BB là kỹ thuật, thể lực là điều kiện cần thiết để duy trì tình trạng thi đấu được lâu bền, chứ không nhằm để có cú giật mạnh.

Hệ quả của nhận thức này là nhận định “người VN yếu nên ……” đang là phổ biến. Câu này thường được nghe nhiều nhất ở phụ huynh của VDV nhỏ tuổi khi được hỏi vì sao dùng vợt cứng: “vì cháu nó giật yếu quá, thày nói ……”. Nhiều thứ hai là những người chơi ở trình D, C, nhưng giảm dần khi đến những người trình cao hơn, tuy vẫn còn. Vì với trình độ cao, dường như có nhiều nỗi lo hơn trong khống chế xoáy, điểm rơi, giành tấn công (nói chung là chiến thuật đánh), v..v….tuy vẫn chưa hài lòng về cú giật của mình. Nguyên nhân là do ở đẳng cấp cao, việc gập tay không dùng cơ bắp là bắt buộc nên cú giật đã mạnh hơn, tuy để đạt được điều này, VDV đó đã mất rất nhiều công sức để biết cách giật ….không mất sức mà mạnh hơn.

Chưa nói đến kỹ thuật tác động ở vùng lăn bóng của kỹ thuật giật trái quy tắc, thử bàn đến “lý luận” của cú giật bóng xoáy lên đang áp dụng phổ biến là úp vợt để giật. Để giật bóng đang xoáy lên, cần phải úp vợt (nếu không sẽ bị bung do xoáy lên), và để bóng bay cao qua lưới, động tác phải từ dưới lăn lên trên. Điều này giống như một người đang cố di chuyển một vật đi thật nhanh bằng cách vừa đẩy vừa ….kéo ngược lại. Lý luận này sai ở chỗ: dùng kết quả ở trang thái tĩnh (khi vợt đứng yên mới bị bung do xoáy lên) để áp dụng cho trạng thái động (vợt đang lăn khi giật). Kết quả của kiểu giật vừa sợ vô lưới vừa sợ ra ngoài là một lối giật nhẹ hều, rồi than vãn rằng mình sức khỏe quá kém.

Lạm bàn một chút về BBTQ hàng xóm của chúng ta, câu chuyện cô bé Đinh Nghi không là đại biểu của BB chuyên nghiệp cấp QG của TQ, câu chuyện này chỉ muốn nói là chỉ với chế độ tập luyện nghiệp dư mỗi tuần 3 giờ, người TQ cũng đã đạt được trình độ hơn hẳn đội tuyển QGVN với chế độ tập ….như điên, chứ chưa cần so sánh với hạng quốc gia như Zang YiNing. Để khoác áo đội tuyển QG, ai cũng phải tập luyện thể lực nghiêm khắc để đảm bảo sức khỏe tham dự các giải quốc tế lớn và dài ngày để bảo vệ màu cờ sắc áo, chứ không phải để giật mút Tàu. Đối với toàn thể người chạy bộ, chân lý là ai chạy nhanh hơn và bền hơn sẽ chạy được nhiều hơn, nhưng không thể lấy chân lý đó để so giữa người chạy bộ với người đi xe đạp hoặc gắn máy được.

Nhìn theo quan điểm của người thiếu kiến thức, người TQ có vẻ kém thông minh khi nghiên cứu tạo ra loại mút giật không “đi”, để rồi cố tập thể lực để giật bằng loại mút ấy trong khi người Nhật đã chế tạo được loại tăng lực (tension). Nhưng giả sử có một người vốn quen giật mút tension, một hôm sang TQ để thử giật mút Tàu, sau đó nói với VDV TQ vấn đề vừa phát hiện, rồi kết thúc bằng câu hỏi : sao mày lại ……thiếu thông minh thế? Chắc chắn anh ta sẽ lắp bắp lại rằng: “Ngộ cũng …lịnh lói câu…. ló ló”.

Việc sử dụng mút Tàu là để chơi kỹ thuật của lý thuyết vùng lăn bóng, chứ không để phải tập thể lực mới giật được. Nếu phải mời đại diện trường phái mút Tàu để “thử” với những Kiến Quốc Quang Linh, Huy Bảo – vốn luyện tập ở đẳng cấp quốc gia, thiết tưởng phải mời….Ma Long mới tương xứng, nhưng e rằng anh ta không …dám đánh. Thôi thì mời hai chú em gì đó vừa tăng cường đánh giải Cây Vợt Vàng vừa qua cũng tạm được, nhưng chắc họ ..đấu với nhau rồi, kết quả thắng thua thì ai cũng biết dù ……. không biết. Và cũng vì những điều kiện nhanh tạo sức mạnh trong BB, dân Châu Á mới thống trị được ở bộ môn này nhiều hơn kể từ khi được phổ biến ở cấp độ toàn cầu cho thấy “nhanh” là yếu tố chủ đạo của BB chứ không phải “mạnh” như trong tennis.

crazydalat
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
1.7 Từ kiến thức cơ bản cần thiết đến bí mật của mút Tàu.
Thảo luận từ kiến thức cơ bản đến bí mật của mút Tàu.

Khác với những tranh luận về tình hình thực tế của BBVN vốn tùy thuộc vào quan điểm, nhận thức theo trình độ riêng của mỗi người. Việc thảo luận về kiến thức BB lại là một vấn đề khoa học mà không có tranh luận về đúng hay sai, vì khoa học vốn có bản chất là chính xác thực tế. Do vậy, crazy đề nghị các bác cùng tham gia để tìm hiểu, làm sáng tỏ hơn các kiến thức tối thiểu cần có có người tập BB, điều mà dường như các HLV của VN hiện nay không quan tâm (hoặc không biết?). Tùy theo trình độ BB (chứ không phải trình độ văn hóa), mọi người đều có thể tham gia góp ý hoặc phản biện dựa trên kiến thức khoa học mà không thể là nhận thức chủ quan theo cảm tính được.

Từ những kiến thức thực tế đầu tiên để trả lời cho các câu hỏi mà lẽ ra chúng ta đã phải giải quyết trước khi chơi BB, hy vọng chúng ta sẽ làm sáng tỏ được tất cả vấn đề liên quan như: nguyên tắc động tác tay, lựa chọn mút, vì sao mút tension dễ đánh, dễ đỡ, lý giải hiện tượng hi-angle và low-angle, và cuối cùng: phát hiện bí mật của vũ khí mút Tàu. Qua thảo luận này, chắc chắn những người tham gia sẽ đạt được điều gì đó mình chưa biết, hoặc hiểu chưa đúng về BB tuy đã chơi nhiều năm. Bên cạnh đó, còn nâng cao được trình độ “đọc” xoáy của các trận đấu của VDV TQ để thưởng thức được hết các cú đánh của mút Tàu khi đối phó với tension. Và trên hết, những kiến thức này có thể sẽ giúp được chúng ta hạn chế được năng lượng, thời gian, tiền bạc phải bỏ ra khi tập luyện mà không hiểu rõ kỹ thuật ấy phải thực hiện như thế nào, ví như biết rõ những con đường phải đi đến mục tiêu đã định. Nhất là trong tình hình BBVN hiện nay, rõ ràng là chúng ta phải “tự cứu trước khi chờ ….người TQ cứu”.

Vì mục đích đó, mục tiêu chung của chúng ta sẽ là thảo luận về các hệ quả của nó mà không dừng ở lý giải hiện tượng chỉ để trả lời những điều chưa biết.

Có lẽ là hợp lý nhất khi bắt đầu trả lời câu hỏi đơn giản nhất:

1. Vì sao khi gò (cắt) phải gò nhẹ, còn khi giật được giật mạnh?
Ngắn gọn và dễ hiểu: chiều xoáy của quả bóng làm thay đổi áp lực của không khí xung quanh trái bóng. (xin tìm thêm tư liệu trong DĐ của bác ansovn đã post)

Nếu chọn một điểm giữa lưng bóng, thì chiều xoáy về hướng nào, áp lực phía bên đó sẽ tăng lên và đẩy quả bóng về hướng ngược lại. Ai cũng từng đánh xoáy ngang khi quả bóng đã rơi xuống quá thấp đều thấy, khi chúng ta đưa tay từ trong ra ngoài (hướng từ trái sang phải), chiều xoáy sang phải (tính từ điểm giữa lưng bóng) khiến cho áp lực không khí của bên phải tăng lên và ép quả bóng bay vòng về bên trái. Tương tự vậy đối với xoáy lên, áp lực phía trên sẽ ép bóng cắm xuống, với xoáy xuống thì ngược lại, áp lực phía dưới tạo lực “nâng” quả bóng lên nên bóng sẽ có khuynh hướng bay ra khỏi bàn. Đó là lý do chính trả lời cho câu hỏi và kết luận: xoáy lên là yếu tố cần thiết để cú tấn công đạt độ chuẩn do có độ cắm cao.
(Tuy lý giải đơn giản, nhưng hệ quả thì rất phong phú, bổ ích và rất lý thú. Chúng ta thử thảo luận tiếp.)
Hệ quả:

* Với xoáy xuống:
- Muốn gò được độ xoáy xuống nhiều mà bóng không bay ra khỏi bàn, các VDV thường có động tác gò theo hình ¼ vòng cung từ trên xuống dưới, động tác này nhằm chuyển hóa lực của vợt vào bóng thành xoáy và giảm nhẹ lực. Do vậy có thể biết được muốn gò nhiều xoáy, phải có động tác tạo vòng cung nhỏ và nhanh.
- Các VDV chơi phòng thủ xa bàn không thể chơi tension được, tuy tension rất dễ giật, vì khi cắt, xoáy xuống cộng với lực do tension đưa ra sẽ làm bóng ra ngoài bàn, không kiểm soát được.

* Với xoáy lên:
- Động tác tấn công của cả FH lẫn BH đều phải có xoáy lên. Bên BH do động tác ngắn hơn FH nên khó tạo xoáy lên hơn, do đó, cần phải có động tác hình vòng cung từ dưới lên để tạo xoáy. Do đó, những cú “bắn” trái sẽ có độ chính xác thấp khi chỉ đẩy thẳng vợt về phía trước (vì không đủ xoáy).
- Các VDV càng lên đẳng cấp cao càng sử dụng cú giật (hơn là bạt) nhằm đạt độ chuẩn cao do bóng có độ cắm, cho tất cả các bóng từ tầm vai trở xuống. Và ngay cả với bóng từ ngang tầm vai đến đầu, chúng ta hãy xem Ma Long xử lý, tay cầm vợt để thấp ở dưới, khi bạt mới bạt lên tới bóng rồi “chụp” xuống, điều này là để bóng có xoáy lên, đảm bảo độ cắm cho bóng nhằm tăng độ chuẩn, khác với nhiều người trong chúng ta thường suy nghĩ là giật thì kéo tay lên, bạt phải từ trên bạt xuống, như vậy, góc ép và hướng đi của vợt không thể tạo xoáy lên, làm giảm độ chính xác rất nhiều.
- Khi giật tốc độ, hướng tay VDV gần như đi đường thẳng nhưng khi giật cần xoáy nhiều, tay buộc phải có đường vòng cung từ dưới lên.
- Khi chận đẩy cú giật bị ra ngoài, khuynh hướng chung tự nhiên là úp vợt thêm và “đè” xuống, trong khi thực tế phải hạ thấp tay hơn để “cuốn” bóng, tạo xoáy lên nhiều hơn mới đưa bóng vào bàn.

Những hệ quả là rất nhiều, đến nỗi một hay vài người cũng không thể suy luận hết, kính mời mọi người cùng suy luận và bổ sung thêm.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
2.Câu hỏi lần sau: 2. Độ cắm nhiều hay ít là do đâu, thông số nào thể hiện và việc vận dụng thông số đó để phán đoán độ cắm (cầu vồng) của mút khi cần trang bị theo nhu cầu tập luyện.
Độ cắm nhiều hay ít là do đâu, thông số nào thể hiện và việc vận dụng thông số đó để phán đoán độ cắm (cầu vồng) của mút khi cần trang bị theo nhu cầu tập luyện.

Chắc ai cũng trả lời được, độ cắm nhiều hơn trong cùng tốc độ là khi bóng có nhiều xoáy lên hơn.

Để biết độ cắm của mút, lấy thông số của mút đó để so sánh, chẳng hạn độ xoáy 8, tốc độ 10 (8/10) thì độ cắm sẽ lớn hơn 8/12 nhưng nhỏ hơn 10/12. Lưu ý rằng việc xem xét qua thông số này chỉ áp dụng đúng với mút tension, ngoài ra, chúng ta cần quan tâm đến thuật ngữ "tỷ lệ xoáy trên lực", lực đây là tốc độ - nói ngắn gọn và theo thói quen của BB. Tỷ lệ này (phụ thuộc vào xoáy lên nhiều hoặc giảm lực lại) càng lớn thì độ cắm càng lớn.
Sở dĩ phải quan tâm vì chúng ta sẽ suy xét đến nó ở phần bí mật mút Tàu.

Hệ quả:
- Có thể chọn mút theo yêu cầu (xoáy hơn hay tốc độ hơn) để trang bị mút trong điều kiện thị trường hiện nay có đa dạng mẫu mã, thông số không theo thang điểm thống nhất.
3.Vì sao mút tension dễ đánh dễ đỡ, ưu điểm và hạn chế, nguyên tắc giật và chận đẩy tension.

Cơ chế tiếp xúc bóng là cơ sở tạo nên tất cả, từ ưu nhược điểm đến nguyên tắc tiếp xúc bóng. Lót tension được chế tạo dựa trên cơ sở độ đậm đặc thấp nhưng tăng cường khả năng phục hồi sau khi bị tác động – điều này đồng nghĩa với tính đàn hồi, đẩy bóng ra nhanh. Do vậy, khi giật, bóng sẽ “ngập” sâu vào lớp lót tạo trạng thái “ôm” bóng, sau đó lăn thật ngắn tạo xoáy trước khi bị “bắn” trở ra do tính đàn hồi của lớp lót. Do lăn ngắn, mút tension rất ít cần đến vùng lăn bóng lớn, ngoài ra, trạng thái ôm bóng cũng làm giảm ảnh hưởng xoáy của đối phương. Mặt khác, tốc độ ra bóng nhanh tạo cho tension “ra” bóng có tỷ lệ xoáy và lực ổn định. Chính điều này làm cho tension dễ đánh. Tuy nhiên, ưu điểm cũng là nhược điểm, bóng ra với tỷ lệ xoáy và lực ổn định cũng làm đối phương dễ đỡ (vì độ nảy của bóng là như nhau), dù là tốc độ nhanh, cho thấy BB không chỉ là tốc độ. Bên cạnh đó, do tính năng đàn hồi nhanh nên các thông số của tension luôn có độ xoáy thấp hơn tốc độ, điều này khiến cho tension tuy có độ cắm ổn định nhưng thấp.

Chắc mọi người còn nhớ tác giả đã nói tỷ lệ xoáy và tốc độ để tính toán độ cắm của mút chỉ áp dụng với tension? Việc mút Sriver có tỷ lệ 8/10 nhưng thực tế ai cũng thấy là Sriver xoáy hơn Bryce - có tỷ lệ 10/12 - (như nhận định của boll_boll) là vì Sriver không phải là tension.

Hệ quả:

- Do trạng thái ôm bóng khi tiếp xúc tạo ma sát lớn, tension khó lòng giật xung các quả xoáy xuống nặng, đặc biệt khi bóng thấp. Tuy nhiên, nếu bóng cao, tension sẽ ra đòn rất mạnh vì tốc độ cao.
- Do tỷ lệ xoáy và lực thấp dẫn đến độ cắm thấp, tension phải đánh bóng ở điểm cao nhất có thể (nghĩa là khi bóng hơi rơi xuống). Với những tình huống bóng rơi thấp hơn, tension phải đánh nhẹ lực hơn. Và khi bóng đã xuống thấp hơn mặt bàn ở cự ly gần, tension chỉ còn cách nâng bóng lên hoặc tạo xoáy ngang gây khó khăn cho đối phương hơn là có thể giật mạnh theo ý muốn.
- Từ hệ quả trên,dễ dàng nhận thấy người chơi tension phải thực hiện động tác giật nhanh vì không thể để bóng rơi xuống.
- …. (mời các bác bổ sung tiếp).
-
Nguyên tắc giật và chận đẩy:

Do phải ôm vào bóng, động tác giật của tension tương tự như quả bạt kéo dài, tay đưa vợt ra sau thân người, mặt vợt đứng hay hơi úp tùy thuộc độ cao thấp của bóng, khi chạm bóng, gập khủy tay tới trước. Động tác của tension khác hẳn với tacky ở điểm: ngắn hơn (do đã có tension trợ lực) vợt thường dừng ở trước mặt hoặc thấp hơn sau khi gập khủy tay (đúng như bác phongmv đã nhận xét), ép vợt vào bóng chứ không lăn qua bóng (lưc vào bóng đi trên tâm bóng). Chúng ta hãy quan sát động tác giật của các VDV hàng đầu thế giới để kiểm chứng (Đến đây thì còn ai cho rằng mút tension và tacky giật giống nhau?)
Khi chận đẩy vào bóng xoáy lên, mút tension phải lướt lên để tạo xoáy lên (nếu bạn đã đọc phần đầu về xoáy) cho bóng cắm vào bàn.

Cũng cần đề cập đến cách giật chưa đúng của nhiều người do ảnh hưởng bởi cách giật truyền thống của mút thường trước đây, giật bóng xoáy lên của tension nếu úp vợt nhiều quá sẽ hạn chế tốc độ lẫn độ xoáy của bóng do độ “ngập” của bóng thấp và tension thì không lăn, nên dẫu có úp nhiều và lăn tay dài cũng vô ích.

* Ý phụ: đến đây, chắc nhiều người cũng có suy nghĩ rằng nếu tạo được loại mút có tỷ lệ xoáy lớn hơn lực làm độ cắm lớn hơn, VDV sẽ thoải mái giật phát lực cả khi bóng đã rơi xuống thấp. Điều này sẽ tạo ưu thế cho VDV trong mọi tình huống vì ưu thế thời gian lẫn không gian. Đó cũng là chủ đề của phần tới: lý giải hiện tượng low-angle, hi-angle, bí mật của mút Tàu và nguyên tắc giật mút Tàu.
4. Nguyên tắc chính của mút Tàu và lợi thế:

Khi xem xét cơ chế tiếp xúc bóng của loại mút truyền thống trước đây, người ta nhận thấy rằng thoạt đầu, bóng nén vào mút khiến cho lớp lót bị lún xuống, sau đó bóng sẽ lăn một đoạn tạo xoáy trước khi bị đẩy ra bởi độ đàn hồi của miếng lót bị nén. Như vậy, có thể tóm tắt là có hai hoạt động cơ bản khi mút tiếp xúc bóng: lăn (tạo xoáy) và đẩy (tạo tốc độ). Từ đây, các nhà chế tạo người Nhật đã dùng tính năng đẩy của lớp lót để làm tăng tốc độ cú đánh gọi là tension với đặc trưng cơ bản là tốc độ và tỷ lệ xoáy/lực ổn định (xoáy kém hơn lực), cùng những ưu nhược điểm đã được trình bày ở phần mút tension. Ưu điểm của tension (tốc độ) còn được sử dụng bởi chính các VDV TQ khi họ xoay mặt tension để xử lý những quả lốp bóng cao của đối phương để dứt điểm nhanh.

Tuy nhiên, trường phái BB TQ lại suy nghĩ khác để sử dụng được hoạt động “lăn” của bóng làm chủ đạo cho vũ khí của mình. Như lý thuyết xoáy tạo độ cắm của bóng, họ hiểu rắng nếu độ dài lăn bóng trên mặt vợt càng cao, tỷ lệ xoáy/lực sẽ được thay đổi dẫn đến độ cắm cao hơn, cho phép VDV được thoải mái giật mạnh cả khi bóng đã rơi thấp hơn bàn, điều mà tension không thực hiện được. Điều này có lợi cho VDV không những có ưu thế về không gian mà còn là thời gian (không cần phải đánh gấp). Muốn được như vậy, trạng thái ôm bóng (bị ma sát lớn không lăn được) phải bị loại trừ và độ đàn hồi của lớp lót cũng phải hạn chế tối đa. Từ đó, loại lót có độ đậm đặc cao ra đời khiến cho lớp lót đạt độ cứng đến nỗi bóng không thể lún vào được, và tính năng của loại lót này được gọi là tacky. Ai đã từng chơi quen mút thường trước đây và mút tension, khi giật mút Tàu (đúng động tác) đều bị cảm giác dính do bóng nằm lâu bất thường trên mút (do phải lăn), cảm giác đó là cảm giác tacky (không phải là độ dính bề mặt bởi loại hóa chất bảo quản mút).

Như vậy, đặc trưng “lăn” cơ bản của mút Tàu phụ thuộc vào độ đậm đặc của lớp lót, đồng nghĩa với khả năng thay đổi tỷ lệ xoáy/lực tạo độ cắm. Do vậy, thông số của mút Tàu thường không đề cập đến tốc độ mà chỉ là độ đậm đặc phản ánh khả năng tạo độ cắm cao này - càng cứng thì độ lún càng ít, độ lăn càng cao, bên cạnh đó, độ đậm đặc này còn làm tăng trọng lượng của miếng mút để làm tăng sức mạnh tác động vào bóng. Ai cũng biết rằng cầm một vật nặng để tác động thì “mạnh” hơn cầm vật nhẹ tác động. Nhưng khi trọng lượng của mút đạt độ nặng cần thiết (độ đậm đặc cao) thì lại cứng đến mức không còn hỗ trợ về tốc độ dù nhỏ nhất, do vậy, viêc xài keo tăng lực - thực chất là làm mềm lớp lót cho bóng lún được nhiều hơn - để tăng tốc độ vẫn được ưa chuộng hơn sử dụng loại NEO là làm giảm độ đậm đặc.

BBTQ đã thực sự khẳng định ưu thế của mình từ khi loại mút này được hoàn chỉnh với thế hệ Ma Lin, Wang Hao, Ma Long, …… Biết được đặc tính này của mút Tàu, người xem các trận đấu của VDV TQ sẽ rất thích thú với các cú giật “phản” của đối phương ngay cả khi bóng đã rơi thấp. Người sử dụng kỹ thuật này hiệu quả và rõ rệt nhất hiện nay có lẽ là Xu Xin. Anh có thể ung dung trước một cú giật của đối phương, chờ bóng rơi thấp hơn mặt bàn mới tung cú giật dứt điểm ngọt ngào. Ngoài ra, Wang Hao cũng làm người xem thích thú với những quả đối giật xa bàn khi bóng đã rơi tới …đầu gối mà vẫn là một cú giật hết tay, vợt vung cao hơn đầu làm bóng có độ cao lớn nhưng vẫn cắm vào bàn một cách sung mãn chứ không là “móc” bóng như tension. Bên cạnh đó, ưu thế bóng trong bàn của mút Tàu cũng không nằm ngoài nguyên tắc thay đổi tỷ lệ xoáy/lực, khi mà tension khó có thể thực hiện được vì quỹ đạo bóng quá ngắn.

Sẽ là không đầy đủ nếu không phân tích đến hiện tượng low-angle và hi-angle để khám phá bí mật mút Tàu. Các loại lót (kể cả Tàu và Nhật) có độ đậm đặc thấp thì khi giật sẽ có góc lên bóng nhỏ (sát lưới), còn các loại lót có độ đậm đặc cao sẽ cho góc lên bóng cao. Nói cách khác, nếu loại low-angle giật góc lên bóng cao sẽ ra ngoài, còn loại hi-angle nếu giật góc thấp sẽ bị vô lưới. Áp dụng lý thuyết xoáy của bóng làm áp lực không khí thay đổi, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng low-angle giật ra ngoài do thiếu xoáy lên, còn hi-angle giật vô lưới do độ xoáy quá lớn tạo độ cắm cao. Nhưng, hệ quả quan trọng nhất là: điều gì sẽ xảy ra nếu như mút hi-angle giật góc thấp (giật xung) bằng cách ngửa vợt ra và lăn thẳng lên đầu (như các VDV TQ đánh hiện nay)? Bóng sẽ có tốc độ và độ chuội nhanh khủng khiếp (tốc độ 2) chứ không thể là nhẹ như chúng ta nhận xét (vì giật sai động tác), hệ quả phụ còn là: loại hi-angle không chỉ thực hiện tỷ lệ xoáy/lực lớn mà còn làm thay đổi được tỷ lệ này thường xuyên khiến cho quả bóng khi vọt lên (it xoáy), khi cắm xuống (nhiều xoáy). Hãy xem Samsonow chặn bóng giật của Ma Long, có khi vài quả chận thành công thì bị quả dứt điểm bóng lọt dưới vợt vì độ cắm thay đổi đột ngột làm Samsonov không kịp thay đổi phản xạ, nhất là những quả nằm ở hông phải vì càng khó hạ cổ tay để chận đẩy.
Và đây dường như là bí mật lớn nhất của mút Tàu.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
5. Phối hợp cốt, mút cơ bản và của VDV TQ.

Việc phối hợp cốt và mút của bất cứ trường phái nào cũng tuân theo nguyên tắc chung nhất: cốt mềm mút cứng và cốt cứng mút mềm. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo vùng lăn bóng trên mặt vợt đạt được diện tích lớn nhất vì diện tích này quyết định độ chuẩn của vợt và độ dài của động tác tay chứ không là tùy ý thích của người chơi. Như một số người tinh ý đã nhận xét, độ dài và hướng gập tay của các VDV chơi tension dường như ngắn và thấp hơn các VDV chơi mút Tàu (ở trình độ thế giới). Rõ ràng là ở trình độ kiến thức của các quốc gia hàng đầu về BB, ngoài ưu thế về chiến thuật, còn là sự nghiên cứu kỹ lưỡng về vũ khí khiến cho VDV không bị mất thành tích khi phải đổi cốt, mút. Sự thay đổi ở những Ma Long, Wang Liquin,….gần đây và thành tích ít thay đổi của họ cho thấy điều đó, khác hẳn với thế giới còn lại, vì như chúng ta, mỗi lần thay vợt là lại xuống bóng, phải tập nhiều trong mày mò, tìm kiếm động tác phù hợp với cốt, mút mới. Ngay cả Timo Boll, VDV hàng đầu Châu Âu khi thay từ cốt TBS mút Sriver quen thuộc sang dòng ALC + Tennergy cũng bị bật ra khỏi top 10 một thời gian mới quay lại được.

Tuy nhiên, điều khó khăn cho người chơi là BB là định nghĩa về mềm, cứng của mút và cốt. Hầu hết người chơi đều cho rằng cứng mềm trong cốt mút này là tốc độ, nhưng thật sự không đúng hẳn là như vậy.

Cốt mềm hay cứng căn cứ vào độ đàn hồi của vợt, càng đàn hồi càng mềm (do có độ nhún) và có cảm giác mềm khi tiếp xúc bóng. Ví dụ như trong catalogue của Butterfly, ngoài thông số về tốc độ được thể hiện bằng vị trí cao thấp, chúng ta còn thấy một thông số khác là feeling được, so sánh qua chiều ngang, chính là sự thể hiện của độ đàn hồi. Như vậy, ví dụ so sánh giữa cốt Firehand với cốt Illision thì cốt Illision vẫn là mềm hơn so với Firehand dù có tốc độ cao hơn. Hai nhóm (cũng là chất liệu) thông dụng nhất đại diện cho sự cứng mềm của Butt là Arcrylate (mềm) và Carbon (cứng). Và trong cùng một nhóm, tốc độ mới nói lên độ cứng mềm giữa chúng, tốc độ càng cao thì độ cứng càng cao. Tuy nhiên, so sánh tổng thể với toàn bộ các thương hiệu thì độ mềm (đàn hồi) của Butterfly là rất thấp nếu so với Nittaku và Stiga, điều này sẽ dược nhắc tới sau.

Tương tự vậy, định nghĩa về mút cũng không phải là tốc độ, độ mềm cứng của mút được xét theo định nghĩa: độ lún của bóng khi tiếp xúc với mặt mút THEO CHIỀU VUÔNG GÓC. Với định nghĩa này, mút Tàu sẽ là cứng nhất, còn tension và các loại gai là mềm, loại trung bình là các loại mút trước đây như Sriver FX (Sriver D13-L hơi cứng hơn theo trường phái mút Tàu), Mark V, ..v..v….

Với các nguyên tắc trên, thật dễ hiểu là các dòng vợt có độ đàn hồi cao (mềm) là thích hợp với mút Tàu nhất, còn các dòng vợt ít đàn hồi (cứng) như Sadius, Schlager, etc, sẽ thích hợp với mút tension hơn. Ai đã từng kết hợp ngược nguyên tắc này đều nhận thấy sự khó chịu của Sardius + mút Tàu là khó giật thế nào khi mà cú giật nhẹ và mạnh dường như không thay đổi đáng kể về tốc độ, cứ như đánh bóng bằng gỗ; và sự dính bóng khó chịu khi giật bằng Feruku (Nittaku) + Plasma. Việc phân tích xin được dừng ở đây vì việc lý giải sâu hơn xem ra là ít cần thiết cho người chơi.

Tuy có thể thấy rằng việc tìm cốt cho mút Tàu là điều không khó khi áp dụng các nguyên tắc này bằng cách sử dụng các loại cốt có độ đàn hồi cao của Nittaku, Stiga, nhưng người TQ cũng sớm nhận ra điểm yếu của mút Tàu là thiếu tốc độ ở tình huống bị đẩy ra xa bàn và đối phương có thể khắc chế bóng giật xoáy của mút Tàu bằng lối chơi ôm bàn và chận đẩy thấp tay xuống nhằm đối phó với độ chuội do xoáy. Khi đó, bóng cũng sẽ được trả về có độ chuội lớn do tác dụng ngược xoáy (có thể chúng ta phải trợ lại nguyên tắc này khi … có thời gian). Mặt khác, trong khi chưa dứt điểm được, đối phương sẽ dễ ép bóng về bên BH của VDV mút Tàu, nơi khó sử dụng mút Tàu do đang ôm bàn và không thể thực hiện động tác dài như FH để giật tiếp. Hướng ra của bế tắc này là tăng cường lực bên BH bằng loại mút tension. Đến đây, dường như bài toán càng khó khăn hơn khi loại cốt mềm được sử dụng cho mút Tàu lại hoàn toàn không thể đánh với tension (cốt mềm + mút mềm). Lời giải phải là loại cốt nào đó có độ mềm tương đối để có thể đánh được cả mút Tàu lẫn tension, thì hình như loại cốt “trung tính” đó là loại khá mềm của Butterfy (mà cụ thể nhất là TBS, M.Maze, Viscaria) vì ít rung nhất nên có cảm giác khô, tuy rằng việc này sẽ làm giảm bớt độ “lợi hại “ của mút Tàu. Rõ ràng là khi dùng cốt Butterfly, động tác bên FH của VDV sẽ được thu ngắn hơn (vì diện tích vùng lăn bóng nhỏ hơn), điều mà người tinh ý sẽ nhận thấy được nếu so sánh động tác giật của Ma Long, và Wang Liquin (ngang đầu) hiện nay với Xu Xin, Wang Hao (quá đầu).

Ở giải China Open mới nhất mà người xem được chứng kiến, Wang Liquin có vẻ “chịu” đứng đấu càng trái với Wang Hao do thay đổi cốt phù hợp tension, khác hẳn lối chơi quen thuộc là luôn tranh thủ né người giật FH. Tuy nhiên, nhận ra chiến thuật này là sai lầm khi từ bỏ mũi nhọn của mình, lúc đã bị Wang Hao dẫn trước, anh đã thay đổi chiến thuật bằng cách né người giật mới lật ngược thế cờ giành chiến thắng. Nhưng việc giảm uy lực của FH đã khiến Wang Liquin phải trả giá trước Zhang Jike ở trận kế tiếp khi người xem không còn thấy ưu thế thông thường của Wang khi đối giật bằng FH với đối phương trước đây (mà ngay Walner cũng phải ca ngợi là người có FH mạnh nhất thế giới).

* Do có phần phân tích hơi sâu làm bài viết khá dài, phần nguyên tắc và kỹ thuật đánh mút Tàu xin hẹn lại bài tiếp theo nữa , mong được sự thông cảm của các bạn vì không có thời gian. Tuy nhiên, tác giả cũng hy vọng việc dài dòng của bài viết này cũng ít nhiều giúp ích được cho cái nhìn chung về BB TQ hiện nay, theo tựa đề bài viết, xét theo khía cạnh kỹ thuật.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
6. Nguyên tắc và kỹ thuật đánh mút Tàu:

Qua phần phân tích sự khác biệt trong cơ chế tiếp xúc bóng của 2 loại tension và mút Tàu, có thể khẳng định rằng cơ chế này quyết định sự khác biệt toàn diện giữa chúng bao gồm cả những nguyên tắc cơ bản lẫn động tác kỹ thuật. Trong khi mút tension lấy việc ép vào bóng để tăng cường tốc độ rồi sau đó, động tác gập tay tạo độ xoáy theo ý người chơi, thì mút Tàu lại theo nguyên tắc ngược hẳn lại. Nguyên tắc của mút Tàu vẫn là tạo điều kiện cho bóng lăn trên mặt mút, vốn đã được chế tạo theo khuynh hướng lăn để biến đổi tỷ lệ xoáy trên lực thành ưu thế cho mình. Nguyên tắc này ngoài việc hạn chế về tốc độ, còn khiến cho mút Tàu trở thành vũ khí có độ khó kỹ thuật cao nhất hiện nay.

Hãy xem xét một ví dụ cụ thể để chứng minh điều này. Đối với một tình huống bóng xoáy xuống mà người chơi mút Tàu muốn gò, bóng phải được lăn từ mép dưới của vợt ngược lên phần trên (vợt để ngang), và cũng với tình huống đó mà người chơi mút Tàu muốn giật, bóng phải được lăn từ mép trên lăn xuống phía dưới. Kỹ thuật này tuy nghe rất đơn giản, nhưng để thực hiện được lại là chuyện rất phức tạp, vì trong thực tế, người chơi không thể nhìn được bóng cho tới khi chạm vợt mình để điều chỉnh điểm chạm như ý muốn, mà phải đưa cao vợt hơn bóng khi gò (để bóng chạm mép dưới của vợt), và điều chỉnh cho điểm muốn giật của mình thấp hơn bóng (để bóng chạm cạnh trên của vợt), chứ không đơn giản là đánh bóng theo mắt nhìn bóng (thấy đâu đánh đó) dễ dàng như tension- vốn chỉ cần đường lăn cực ngắn.

Tương tự như vậy đối với tình huống giật bóng xoáy lên, khi giật với tốc độ bình thường, người chơi khi đã quen thuộc với điểm chạm cạnh trên của vợt với tốc độ tay trung bình, nhưng rõ ràng khi muốn giật bóng đi mạnh hơn, nếu anh ta chỉ thay đổi tốc độ tay, mặt vợt tới bóng sớm hơn sẽ khiến điểm chạm vợt thấp hơn vị trí quen thuộc sẽ làm bóng kém xoáy hơn (do đường lăn bóng ngắn hơn), và kém cả tốc độ. Muốn điểm chạm vợt không thay đổi như khi giật trung bình, anh ta phải chọn cho mình điểm đánh thấp hơn. Để làm được điều này khi không thể nhìn bóng chạm cạnh vợt để điều chỉnh như đã nói, sự điều chỉnh đó chỉ có thể diễn ra trong ĐẦU anh ta, bằng sự suy xét dựa trên kiến thức với tốc độ nhanh khi bóng qua lại.

Ngoài hai ví dụ nhỏ nêu trên, để cơ chế lăn bóng của mút Tàu được hiệu quả, VDV còn cần phải nắm vững lý thuyết quỹ đạo bóng nảy theo xoáy để điều chỉnh điểm đánh của mình mới có thể chơi được loại mút kỹ thuật này, vì nếu bóng nảy thấp hơn hoặc cao hơn anh ta nghĩ, điểm chạm bóng trên mặt vợt của anh ta sẽ không như ý muốn. Bên cạnh đó, để việc lăn bóng được đảm bảo không bị bật ra khỏi mút khi lăn, lực tác động khi tiếp xúc phải nhỏ, khác hẳn tension là phải ép lực mạnh vào bóng.

Từ các điểm nêu trên, rõ ràng là động tác kỹ thuật, cụ thể trong phần giới thiệu sắp tới là giật bóng xoáy lên, là khác hẳn mút Nhật nói chung (trừ dòng tackyfied là hơi giống mút Tàu). Tất nhiên, phần động tác được giới thiệu sau là khi bạn có một combo đúng kỹ thuật kết hợp cốt mềm mút cứng như đã nêu ở phần trước, và động tác giật cơ bản là dựa vào loại mút hi-angle, loại low-angle sẽ được gia giảm hơn về hướng mút trung tính.

* Động tác giật của mút Tàu:
Quan sát động tác giật của mút tension, vợt được đưa ra sau người với khoảng cách khá xa bóng, khi bóng nảy hết độ cao, vợt được đánh ép tới bóng với TỐC ĐỘ CAO, để có lực ép vào bóng, sau khi chạm bóng chỉ gập khủy lại theo quán tính nhằm tạo xoáy lên và dừng ở trước mặt. Nhìn chung, cú giật mút tension tương đương kỹ thuật khởi động bạt kéo dài ra sau. Bởi vì việc lăn dài hơn là không cần thiết và dễ mất độ chuẩn vì đã có lót tension trợ lực.

Còn đối với mút Tàu, vị trí ban đầu của vợt phải là từ vị trí khởi động bạt di chuyển thẳng xuống đất theo phương thẳng đứng, do cần LỰC PHẢI NHỎ khi chạm bóng (để làm bóng không bị bật ra), cánh tay ngoài cần lăn nhẹ đến sát bóng mới tung lực gập, sau khi gập, cánh tay cần đưa cao cho vợt qua khỏi đầu. Điều này làm cho động tác giật của mút Tàu trông như bị dư động tác khi kéo dài qua đầu sau khi chạm bóng, nhưng là hết sức cần thiết để bóng lăn tạo xoáy và cả tạo lực. Các bạn có thể phải quan sát lại động tác của các VDV TQ hiện nay để kiểm chứng, VDV thể hiện rõ rệt nhất hiện nay là Zhang Jike khi bóng dù thấp nhưng vợt lúc nào cũng vung quá đầu với phần nách mở hẳn.

Như vậy, sự khác biệt của cách giật hai loại mút không những ở cơ chế tiếp xúc mà còn ở chiều lăn tay (từ dưới lên trên so với từ sau ra trước), chiều dài trước khi chạm bóng (mút Tàu: trước khi chạm bóng vợt để gần hơn) và sau khi chạm bóng (mút Tàu: sau khi chạm bóng lăn dài hơn). Nhưng điều cần lưu ý nhất là: với mút tension có cú giật tương đương cú bạt kéo dài, người chơi cần dùng lực cơ bắp để có lực tiếp xúc mạnh, thì với mút Tàu, kỹ thuật lăn cần lực nhỏ khi tiếp xúc là không được dùng lực cơ bắp mà chỉ gập nhanh rồi giở tay cao. Điều này khiến chúng ta có thể kết luận: suy luận rằng chơi mút Tàu phải dùng đến sức mạnh được tập luyện như lực sĩ là một suy luận sai lầm bắt nguồn từ động tác giật mút Tàu của ….mút tension.

Hy vọng bài viết này không những cung cấp kiến thức có ích cho người chơi mút Tàu, mà còn cho cả người chơi mút tension, vì rằng có rất nhiều người hiện nay vẫn đang giật hai loại mút này theo kiểu giật truyền thống của mút trung tính trước đây như Mark V, Sriver, …. Và hơn thế nữa, hầu hết người chơi mút Tàu hiện nay cũng đang chơi tension bên BH, và thật sự cần phân biệt động tác khi thực hiện giật hai bên ngược nhau này.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Phần cuối về mút Tàu
Bổ sung về bí mật mút Tàu:
- Đặc tính lăn của mút Tàu còn được sử dụng một cách hiệu quả qua kỹ thuật giao bóng. Với một quả giao xoáy xuống cực nặng, các VDV TQ thường chỉ cần giảm thật nhẹ lực khi tiếp xúc bóng bằng cách ngửa vợt thật nhiều, bóng sẽ lăn thật dài từ mép dưới vợt lên trên tạo xoáy xuống. Như vậy, tỷ lệ xoáy (xuống) so với lực sẽ cực lớn, làm cho bóng có độ xoáy xuống đến khó tin. Nhưng khi cần giao bóng ít xoáy, họ cho bóng chạm vào cạnh trên của vợt, sẽ có đường lăn ngắn dù không thay đổi động tác. Kỹ thuật này được Ma Lin sử dụng hiệu quả nhất khi anh ta liên tục có bóng hơi cao để dứt điểm, với chỉ một kiểu giao bóng.
- Do đặc tính tacky của mút, trên thực tế khi bóng chạm vợt và lăn, bóng không nằm nguyên vị trí không gian để lăn mà "dính" theo vợt -đang di chuyển lên. Điều này làm cho bóng khi rời vợt có vị trí cao hơn khi tiếp xúc bóng, càng làm cho cú dứt điểm của bóng thấp thêm dễ dàng hơn. Mặt khác còn cho thấy trên thực tế, động tác lăn sau khi chạm bóng rất dài (quá đầu) không thừa như mọi người thấy.

Lời bàn: từ cách chế tạo, sử dụng mút Tàu là hạn chế độ nảy của lớp lót để bóng được lăn, nhiều người đang sử dụng mút Tàu lại cố dùng sức để tác động vào lớp lót đó (trước đó đã dùng keo để lót mềm ra) để rồi cho mình yếu sức nên giật không đi là một thực tế cần thay đổi. Từ sai lầm này, những người dùng động tác giật đang có với mút Tàu, thử với mút Nhật thấy dễ hơn nghĩa là đang giật bằng kỹ thuật tension, trong khi hai kỹ thuật giật là khác nhau xa. Nếu như vậy, nên chăng đổi sang mút Nhật sẽ hiệu quả hơn?
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
1.8 Tại sao bạn thua người yếu hơn?
"Tại sao bạn thua người yếu hơn?"
Đây cũng là một trong rất nhiều câu hỏi mà các bác được cho là "chiếu trên"
đau đớn thốt lên sau trận đấu.

Và đây là câu trả lời: (1) Bạn chơi hay hơn và (2) Đối phương chơi hay hơn.
(1). Bạn chơi hay hơn:

* Bạn quá tự tin, mất tập trung, thi đấu uể oải.
LK: Không xem nhẹ bất kể đối thủ nào, luôn chơi bằng khả năng tốt nhất của
mình.

* Đối phương buộc bạn phải chơi một trận hạng B với trận hạng A của anh ta,
nếu bạn không nhận ra và kịp thời điều chỉnh chiến thuật thì bạn sẽ "tiêu".
LK: Tập trung, nếu phát hiện bạn đang chơi trận đấu hạng B trong khi bạn là
người chơi tốt hơn thì hãy điều chỉnh chiến thuật cho hợp lý.

* Đối phương biết bạn mạnh hơn và quyết định dùng chiến thuật B khiến bạn
không thể phát huy sở trường của mình, hiển nhiên nếu chiến thuật B của bạn
tồi hơn chiến thuật B của anh ta thì bạn sẽ thua.

Dẫn chứng là trận chung kết đơn nam WTTC 1997 giữa J.O.Waldner và Vladimir
Samsonov, trước đó cả hai đã đụng độ tại giải đồng đội nam và che chắn (chặn
đấy) tốt kết hợp với những đòn đôi công đã giúp Samsonov đánh bại J.O.
Waldner rất dễ dàng. Nhưng trong trận chung kết đơn nam, Waldner vào trận
bằng chiến thuật B với lối đánh mãnh liệt hơn thường lệ và J.O. chơi rất tốt
khiến Samsonov không thể chơi trận đấu A như mọi khi, buộc phải gồng mình
lên chơi mãnh liệt để chọi lại chiến thuật của Waldner nhưng Samsonov đã
không thể kiểm soát được đành khoanh tay nhìn Waldner đăng quang ngôi vô
định đơn nam thế giới lần thứ hai sau thất bại 3-0.




Waldner vs Samsonov

LK: Nếu đối phương thay đổi chiến thuật, nghĩa là bạn không thể tiếp tục duy trì
chiến thuật A và anh ta đang lấn lướt bạn bằng chiến thuật mới thì bạn phải tìm
cách trở lại chiến thuật A và chơi tốt hơn (sẽ tốt hơn nếu bạn không quá tập
trung vào một đấu pháp nào) hoặc chuyển ngay sang chiến thuật C nhằm mục
đích kéo đối phương rời xa chiến thuật B đang phát huy hiệu quả sang chiến
thuật C.

* Có thể bạn chơi tốt hơn đối phương ở nhiều khu vực nhưng bạn đã bộc lộ
cho đối phương thấy một vài điểm yếu mà đối phương có thể khai thác và phát
huy thế mạnh của mình trong khi anh ta không cho phép bạn tấn công vào điểm
yếu của anh ta.
LK: Nếu bạn không thể chặn đứng đối phương bằng hạn chế kẽ hở của mình
bạn có thể chuyển sang chiến thuật B hoặc C miễn sao khiến anh ta không thể
tấn công vào đó được. Ví dụ, nếu bạn chuyên tấn công nhưng thường xuyên
mất điểm bởi đánh hỏng quả phát bóng dài của đối phương thì bạn có thể cắt
bóng trả lại trước, sau đó chặn đẩy cú phản công và cố gắng đặt bóng vào vị trí
giúp bạn có nhiều cơ hội triển khai đòn tấn công liên hoàn.

* Đối phương hay dùng tiểu xảo và hiệu quả trận đấu lên hay xuống hoàn toàn
phụ thuộc vào sự tự tin của anh ta. Nếu anh ta đang chơi "như lên đồng" anh
ấy sẽ càng chơi càng hay và có thể đánh bại bạn rất dễ dàng.
LK: Cố gắng kéo dài thời gian giữa các điểm số và thời gian giải lao giữa các
séc, hoặc bạn có thể lau mặt sau mỗi 6 điểm theo luật hoặc khi nào bạn được
phép xin hội ý...Bằng cách kéo dài séc đấu bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội "lật
kèo" khi làm anh ta "nguội lạnh".

* Đối phương đã tập luyện rất kỹ chiến thuật đối phó với chiến thuật của bạn.
LK: Bạn có thể chuyễn sang chiến thuật B để đánh lại đối thủ này vì nếu bạn cứ
giữ chiến thuật A thì bạn sẽ thua.

* Đối phương có thể đang sử dụng các chiêu bài khiến bạn phân tâm, vài đấu
thủ luôn gây nhiễu sóng đối phương bằng những hành động không fairplay để
chiếm ưu thế. Nếu một tay vợt yếu hơn có thể khiến bạn "xì khói" và nghĩ rằng
thằng cha này thật "ngố" khi hoan hô pha phát bóng hỏng của bạn, giữ bóng lâu
không trả hoặc cố tình đếm sai tỉ số rồi cứ thế "ăn cắp" chiến thắng từ tay bạn.
LK: Cẩn thận với những gì đối phương đang áp dụng với bạn, chìa khóa chính
là tập trung để nhận xét điều gì đang xảy ra, sau đó bạn có thể quyết định
không thèm đếm xỉa đến những gì anh ta đang thể hiện hoặc chiến đấu bốc lửa
tùy theo chiến thuật nào phù hợp với bạn nhất.

* Bạn quá căng thẳng cho chiến thắng vì bạn tin rằng bạn mạnh hơn và phải
thắng, điều đó khiến bạn thấy sợ hãi nếu thua và tâm lý đó khiến bạn tê cứng,
không tập trung như mọi khi và lo lắng nếu chơi không tốt.
LK: Hãy thư giãn trong trận đấu, bạn đã tập luyện rất nhiều và bây giờ hãy bình
thản bước vào trận và để cơ thể bạn, đôi tay bạn làm những gì nó đã được rèn
luyện để làm. Hãy tập trung vào việc làm đúng những điều đó hơn là ngần ngừ
suy đoán điều tồi tệ gì đang xảy ra. Đẳng cấp của đối phương không quan trọng
vì bạn đang chơi bằng những gì bạn có không hơn. Nếu bạn chơi bằng đẳng
cấp của bạn thì không sớm hay muộn chiến thắng sẽ tìm đến.

* Có thể bạn chơi tốt hơn nhưng sức khỏe kém, bạn chóng bị mệt sau khi tung
đòn tấn công khiến đối phương nhận ra và tấn công lại.
LK: Chăm chỉ tập luyện thể lực và không nên tham gia quá nhiều giải đấu vô bổ.

2. Đối phương chơi hay hơn:

* Có thể bạn đã không nhận định đúng về lối chơi của đôi phương. Một sai lầm
thường gặp là bạn so sánh đòn mạnh (tốt) nhất của mình (ví dụ quả giật thuận
tay) với đòn tương tự của đối phương, tuy nhiên có thể quả giật thuận tay
không quá quan trọng trong trận đấu của anh ta, khi đó sự so sánh của bạn trở
nên vô nghĩa.

* Có thể bạn quên không "xét một cách toàn diện" về anh ta, điều quan trọng
không phải là từng đòn của anh ta mạnh cỡ nào mà vấn đề nằm ở chỗ anh ta
phối hợp và phát huy chúng trong pha đôi công ra sao. Kỹ thuật của anh ta có
thể không bằng bạn nhưng nếu anh ta có khả năng xoay chuyển động tác tốt
hơn thì rõ ràng anh ta sẽ chiếm nhiều ưu thế hơn bạn.

* Bạn chọn quả đánh và chọn vị trí đặt bóng không tốt mặc dù bạn có kỹ thuật
tốt hơn.

* Đối phương đã tiến bộ vượt bậc kể từ lần gặp nhau gần đây nhất và bây giờ
anh ta đã vượt qua bạn về đẳng cấp.

* Cuối cùng, bạn có tinh thần yếu hơn anh ta, nếu đối phương chọn chiến thuật
đúng đắn trong khi bạn chọn sai thì anh ta nhìn có vẻ buồn cười nhưng thi đấu
rất hiệu quả.

Lời kết
Như bạn thấy, có vô vàn lý do khiến bạn có thể thua bởi một người mà bạn
nghĩ rằng anh ta chơi không hay bằng bạn. Hãy nhận xét về điểm mạnh, điểm
yếu của bạn và đối phương một cách thực tế để tối ưu hóa lợi thế của mình và
luôn tỉnh táo, tập trung, kịp thời nhận biết diễn biến và thay đổi chiến thuật hợp
lý, dĩ nhiên là bạn không được lơi là tập luyện nâng cao kỹ thuật và thể lực của
mình.
(Nguồn: http://tabletennis.about.com/od/begi...y_you_lose.htm)

Sưu tầm, dịch và biên tập,
By Lion
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
chủ động trong đánh bong

Khi muốn chủ động bóng trong bàn thì sẽ có 2 trường hợp, dù có là cao thủ hay thấp thủ cũng chỉ có vậy.
1. Bóng bắt ngắn sát lưới: đối với loại bóng này ta ko thể dứt điểm ngay được mà phải dùng độ khéo đưa bóng về khe hở của đối phương. Đối với kỹ thuật này, ta có 2 cách xử lý cơ bản: một là mở mặt vợt gạt vào chân bóng, tạo xoáy ngang; hai là hất bóng chủ động trả xoáy lại cho đối phương (thông thường cú này đưa ra góc trống sau đó canh lại đường chéo, tuyệt đối ko đưa quả này ngay tầm tay của đối phương, sẽ là tự sát).
- Còn bộ chân thì sao? Xử lý trường hợp này thì ko thể thắng điểm ngay được phải trả bộ về để chuẩn bị quả sau, kinh nghiệm để xử lý trái sau tùy mỗi người, vì còn tùy vào độ xoáy bạn đưa qua bàn đối phương nữa. Bộ chân bước ra sao b_m đã trình bày trong phần kỹ thuật căn bản.
2. Bóng bắt sang cao hơn lưới: trái này bắt buộc phải dứt điểm ngay. Đánh bóng trong bàn là bạn đã đánh trong tư thế với, bóng lại cao nên nếu đánh nhẹ quả này đối phương sẽ có thời gian trả bóng lại góc hiểm. Khi đánh quả này cổ tay mở nhẹ, thả lỏng, bạt bóng bằng cổ tay, thường là đối phương đang đứng ở đâu thì mình đánh thẳng vào bụng đối phương ở đó, chấp nhận 5 ăn 5 thua.
Khi đánh bóng trong bàn bạn phải kết hợp 2 chân nhuần nhuyễn, phối hợp với thời điểm tiếp xúc bóng thật tốt mới tạo hỏa lực cho quả bóng của bạn. Nên nhớ đánh bb phải luôn trong tư thế di chuyển, đánh những quả 5 ăn 5 thua chỉ là hy hữu thôi, đa phần phải chuẩn bị quả sau thật tốt.
Lưu ý: chuyện bóng qua thấp hay cao chỉ là giá trị tương đối, tùy thuộc vào mỗi người. Nhưng các bạn sẽ thấy trình độ càng cao thì cảm giác bóng qua lưới sẽ càng cao, cho nên các cao thủ quốc tế có thể đánh những trái trong bàn tốt như vậy.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Nếu bị rơi vào thế bị động ?

Trong thi đấu thì ko ai muốn rơi vào thế bị động, thế thì khi rơi vào bị động ta xử lý ra sao ?

Như thế nào là bị động trong bóng bàn:
-Đối phương giao bóng khó, ta chỉ đỡ cầu cho vào bàn. sau đó bị tấn công (thường là bị dứt điểm) cú thứ 2.
-Ta giao bóng bị tấn công quả giao bóng.
-Đối phương chém bóng nặng, buộc ta phải đỡ lại chứ ko giật được.
-Đối phương dùng gai chặn bóng vào góc xa, buộc ta vừa di chuyển vừa phải bê bóng trả lại.
-Bị giật hoặc bạt liên tục.
-Đang giật xa bàn bị chặn ngắn bỏ nhỏ.
....................

Nếu trình độ ngang nhau thì có một số cách như sau:

1. Bị giao bóng khó, bất ngờ ko thể phản công thì ta trả lại một cú trả giao bóng cũng khó tương đương, chấp nhận bị tấn công nhưng xác suất bị tấn công sẽ ko cao. Lùi ra xa 1 bước vào thế thủ.

2. Bị tấn công quả giao bóng, nếu đối thủ giỏi tấn công cú giao bóng thì ta nên trả lại bằng cú đôi công vào góc xa, buộc đối phương phải di chuyển, ta chuẩn bị vào thế đôi công.

3. Bị chém bóng nặng, nếu ta cứ ham giật thì cầm chắc 90% là hỏng bóng, mà trả lại một quả ngon lành thì khác nào đưa dao cho bạn giết mình ! Ta phải chuyển qua chủ động bằng cách xỉa xoáy ngang lại (quả này lại rất dễ thực hiện khi gặp bóng nặng mà chuội), vừa gây khó đối thủ, vừa lấy lại thế chủ động.

4. Quả này mà đỡ lại thì cầm chắc sẽ ăn bạt ngay, mấy bác đánh gai chỉ chờ có vậy ! Vì vậy, một là giật cực xoáy hoặc cực mạnh để ăn luôn, giật nhẹ là bị quả này liền. Xử lýtheo k/n của Nh là chờ bóng ra bàn thì chém bóng nặng lại chờ đối phương bạt hư vào lưới thôi ! hoặc nhìn xoáy mà nghiêng vợt ra sau bạt bóng chìm lại (kỹ thuật cao)

5. nếu rơi vào thế phải ăn quả đầu, may mắn đỡ được thì chỉ còn cách đỡ tiếp quả 2, quả 3,...Cái này thì các bác phải có cú cắt bóng xa bàn và cú trả bạt thôi, ko nên đỡ bằng 1 lực, phải biến hoá xoáy và điểm rơi khi đỡ, canh chừng bị bỏ nhỏ.

6. Nếu bị bỏ nhỏ thì chạy vào phải bỏ nhỏ tiếp, chớ có nêu bóng cao. Bỏ nhỏ phải có xoáy ngang.
..........

Trên đây chỉ là lý thuyết suông, thường thì với rơ tấn công và vợt mút quá nẩy khi rơi vào bị động sẽ rất khó xử lý. Còn có người lại chủ động đưa đối thủ vào chủ động để đối phương hăng máu rồi tự hư bóng mà thua, có người mượn sức mà phản công lại bóng khó, có người dùng vợt kiểm soát đỡ rất chì, đối phương đánh ko thủng một hồi rồi đuối tự thua,...

Nếu trình độ chênh lệch thì rất khó nói.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Cách gài bóng


Gài bóng sử dụng quả gò ngắn.Gài bóng có kiểu dùng để kết liễu đối thủ và dùng để tạo dựng thế trận.Nếu sử dụng để kết liễu đối thủ, cách đơn giản nhất đánh xé 2 góc,ví dụ : giao 1 quả thật ngắn về bên phải, đối thủ họ sẽ trả ngắn hoặc vừa, bạn đẩy một quả vào cuối bàn bên tay trái của họ, họ mà đỡ được, lại bỏ nhỏ ngay lập tức, cho họ chạy mệt nghỉ => die, trong trường hợp họ giật được quả đẩy dài của bạn thì ngay lập tức có đè đầu cưỡi cổ quả giật, úp mặt vợt, khép góc để bóng đi thấp và khó.CÒn nếu chỉ gài bóng để tạo dựng thế trận thôi thì bạn cần biết thông tin về đối thủ thì mới đưa ra kế sách hợp lý được, tuy nhiên mục đích vẫn là đưa vào khu nào mình tấn công tốt = cách sử dụng các quả tấn công để ép đối phương trả bóng vào chỗ mạnh của mình.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Sử dụng giơ đôi công

Khi đã đánh rơ đôi công thì ai cũng phải đứng bộ ngang mới có thể di chuyển bao quát bàn, vì đặc điểm của lối đánh này là tốc độ rất nhanh nên động tác phải cực kỳ gọn và phát lực phải cực kỳ chính xác.
khi luyện lối đánh này, các bạn nên tập những cú chủ yếu là: bên phải tập bạt, giật moi; bên trái tập bắn trái, moi trái (hoàn toàn bằng cổ tay); giao bóng tốc độ hoặc chủ yếu xoáy lên ngắn bàn vào giữa để ép đối phương vào thế đôi công. à, còn nữa, còn phải tập bấm banh thật nặng để đối phương ko thể dứt điểm mà phải câu lên rồi lại vào thế của ta.
nếu còn gì thiếu sót xin góp ý thêm, vì mình là lối đánh 2 càng tầm trung nên cũng không rành lắm về thể loại này, mong các bạn góp ý để mình sau này còn dạy cho các cháu nữ nữa, thanks.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Cơ bản về điểm rơi :


Đánh điểm rơi ko tốt - Từ đầu bàn bên này tới đầu bàn bên kia ("End to End")

Trong bóng bàn, nhiều vdv đánh theo kiểu "End to End", tức là có xu hướng luôn luôn đánh bóng tới cuối mép bàn của đối phương, trong khoảng giữa của 2 cạnh bàn. Trên hình, vùng tô màu là những góc mà B có thể đánh nếu anh ta đánh theo kiểu "End to End" với vị trí quả bóng như trên.
Nếu B tiếp tục đánh trong vùng này thì sẽ có 1 số điểm yếu:
- A có thể theo được bất kỳ quả nào B đánh qua với chỉ 1 bước di chuyển đúng hướng, do đó B ko ép anh ta di chuyển nhiều được, vì A chỉ cần đứng ngay giữa góc mà B có thể đánh và theo được mọi bóng đánh sang.
- Thực tế nhiều khi A thậm chí cũng ko cần nhấc chân lên di chuyển, nên sẽ dễ dàng đánh với bộ chân vững chắc -> cú đánh sẽ nhanh và đều hơn
- B chỉ có thể đánh đến 1 điểm rơi làm A khó chịu là vào nách, nhưng rất khó căn chính xác, hơn nữa mục tiêu này luôn di động
- A có 2 vùng chính để thủ, là thuận tay và nghịch tay, trong trường hợp ko thể đoán được B đánh sang bên nào, A có thể đoán mò và xác suất đúng là 50% và khi may mắn như vậy thì B sẽ gặp nhiều khó khăn

(tabletennis.about.com)

Điểm rơi tốt - Mang cá bên phải

Nếu B đánh được vào mang cá bên phải, thì sẽ mở rộng được vùng mà A phải cố phòng thủ. Hãy chú ý rằng chiến thuật này có nghĩa là B phải đánh bóng rơi ngắn hơn trên bàn, giảm chiều dài của đường bóng. Nghe có vẻ mạo hiểm , nhưng ko phải, bạn sẽ có 1 số cách để thực hiên đường giật bóng ngắn này
- Thứ nhất là thay đổi góc vợt và tăng ma sát, mục đích là tăng xoáy và giảm tốc độ của trái bóng. Như thế sẽ làm bóng đi chậm hơn bình thường 1 chút, nhưng lại đảm bảo được khi qua lưới bóng sẽ chúi xuống hơn bình thường, do đó sẽ dễ vào bàn hơn
- thứ 2 nhờ sử dụng đường bóng xoáy ngang thuận tay, B có thể làm cho bóng cong vòng trên không và khi nảy trên bàn bóng lại nhảy xa hơn nữa so với tầm tay của A.
Đường bóng này sẽ chậm hơn cú giật bình thường của B nhưng ko thành vấn đề. vì B đã ép được A phải di chuyển rất xa để theo được bóng, hơn nữa thông thường các vdv di chuyển về bên trài nhanh hơn sang bên phải, do đó A sẽ rất khó đánh được trái bóng này 1 cách thoải mái, thường thì A sẽ phải nhào ra hoặc với tay --> mất thăng bằng và sẽ bị kẹt ở góc xa bên phải

Nếu B có thể thường xuyên giật ra mang cá trong trận đấu, A bắt buộc phải thay đổi vị trí phòng thủ quen thuộc, mà phải hơi dịch sang phải (như trong hình) để chống lại vùng tấn công rất rộng mà B có thể sử dụng (cả phần màu đỏ + màu xanh) . Điều này rất quan trong, tại sao thì hồi sau phân giải .


Nếu B có thể thường xuyên giật ra mang cá thì sẽ đem lại nhiều lợi thế:
- Lúc này A phải phòng thủ 1 vùng lớn hơn, phải di chuyển nhiều hơn, và như thế sẽ làm giảm uy lực và độ chính xác của cú đánh
- Còn B thì giờ đây lại có nhiều điểm rơi có thể nhắm vào để bụp, đầu tiên vẫn là vùng nách của A, thêm vào là mang cá. Ngoài ra do A phải dịch qua bên phải đề đề phòng cú mang cá, nên sẽ để hở vùng dọc cạnh bàn bên trái tay --> Nếu B nhắm vào được chính xác vào các điểm rơi này thì cơ hội ăn điểm rất lớn
- do B có 3 điểm rơi để nhắm vào nên A cũng phải đề phòng cả 3 điểm này, lúc này khi đoán mò điểm rơi thì xác suất sai lầm là 2/3. Chỉ cần B ko đánh máy móc thì sẽ dễ dàng thắng điểm trong những pha bóng mà A phòng thủ dai dẳng bằng cách chọn điểm rơi hiểm hóc

Kết lụân : Chiến thuật này là 1 vd rất tốt về việc 1 cú đánh rất bình thường có thể tăng sức công phá của bạn lên rất nhiều nếu biết sử dụng đúng cách. 1 tháng tập giật bóng cong ra bên mang cá , sau đó tập kết hợp với đánh dài vào nách đồi phương sẽ có kết quả tức thì. Thử hỏi xem bạn phải tốn bao lâu để tăng sức công phá của quả giật phải cho kết quả như vậy chỉ bằng cách cố sức tăng lực trâu bò ?? (cái này là beast mình đây, giật như điên mà chẳng chết ai, toàn chết lại mình, đau ơi là đau
 

Bình luận từ Facebook

Top