Kĩ thuật , chiến thuật bóng bàn còn sót lại .

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Đỡ giao bóng xoáy ngang

cơ bản :

Đỡ giao bóng là một trong 3 kỹ thuật quan trọng hàng đầu đối với mỗi vận động viên môn bóng bàn. Do kỹ thuật giao bóng hiện đại ngày nay phát triển nhanh chóng, ngày càng nhiều chủng loại đã làm tăng độ khó của kỹ thuật đỡ giao bóng lên rất nhiều.
Trong mỗi hiệp thi đấu bóng bàn, đõ giao bóng cũng giống với giao bóng. Nếu đỡ giao bóng không tốt thì không những có thể mất điểm trực tiếp hoặc tạo ra cơ hội tấn công cho đối phương mà còn khó có thể phát huy được kỹ chiến thuật của bản thân, làm cho bản thân dễ xuất hiện tâm lý căng thẳng và sợ sệt, từ đó thất bại là lẽ đương nhiên. Ngược lại, nếu như nắm vững được kỹ thuật đỡ giao bóng thì có thể biến đổi từ bị động sang chủ động tạo đà cho thi đấu tốt trong mỗi ván đấu.

a. Chuẩn bị đỡ giao bóng.

Muốn đỡ giao bóng tốt, trước hết cần phải phải lựa chọn tốt được vị trí đứng. Nếu như đối phương đứng giao bóng ở góc phải của bàn bóngthì có thể giao bóng đến vị trí trái tay hoặc cũng có thể đến bên phải của bàn mình, thì vị trí đứng đỡ giao bóng tốt nhất nên ở khu vực giữa hoặc lệch sang bên phải một chút.
Nếu như đối phương đứng giao bóng ở vị trí góc trái của bàn bóng thì có thể giao bóng đến vị trí tay phải hoặc cũng có thể đến bên trái của bàn mình, thì vị trí đứng đỡ giao bóng nên ở khu vực giữa bàn hoặc lệch sang bên trái một chút.
Nếu đối phương giao bóng ở khoảng giữa bàn thì vị trí đứng của đõ giao bóng cũng không nên quá lệch sang một bên.
Ngoài ra còn cần dựa vào đặc điểm cách đánh, sở trường kỹ thuật và thói quen về vị trí đứng của mình để sử dụng vị trí đứng xa, gần hoặc trung bình cho phù hợp trong khi đối phó với cách giao bóng dài hoặc ngắn.

* Phán đoán bóng đến.

Muốn đỡ giao bóng tốt cần phải phán đoán tương đối chính xác độ xoáy, tốc độ, sức mạnh, điểm rơi, độ cao của bóng đến mới có thể sử dụng phương pháp đánh trả cho chính xác, phù hợp với đặc điểm tính năng của bóng đến.

- Dựa vào phương hướng vung vợt và góc độ mặt vợt của đối phương để phán đoán đường bay của bóng đến. Nếu mặt vợt của đối phương nghiêng, đồng thời vung vợt nghiêng ra trước thì bóng phát ra nhất định là bóng đường chéo, ngược lại nếu mặt vợt của đối phương hướng ra trước theo hướng thẳng thì bóng phát ra nhất định là bóng đường thẳng.

- Từ phương hướng vung vợt và ma sát vào bóng trong giây lát đối phương đánh vào bóng để phán đoán phương hướng xoáy của bóng đánh sang. Ví dụ, nếu vung vợt và ma sát bóng từ trên xuống dưới là xoáy lên, vung vợt và ma sát với bóng từ trái sang phải là xoáy nghiêng bên phải…v.v. Nhưng cũng cần chú ý là không nên bị mê hoặc bởi động tác giả của đối phương trước và sau khi đánh vào bóng.

- Phán đoán cường độ, tốc độ, đọ xa gần của điểm rơi từ mức độ lớn nhỏ của tốc độ vung vợt trong giây lát đánh vào bóng và độ “dày”, “mỏng” khi cắt bóng của đối phương. Nói chung tốc độ vung vợt nhanh lại cắt bóng “mỏng” đều là bóng có thêm độ xoáy.

Có những vận động viên giỏi về khả năng giao bóng, khi giao bóng nhanh gấp lúc đầu tốc độ vung vợt cố ý làm chậm nhưng khi đến thời điểm vợt tiếp xúc bóng, cổ tay đột ngột phát lực lắc mạnh làm cho tốc độ bóng đi nhanh, bên đõ giao bóng có thể bị đối phương lừa bởi động tác chậm trước khi vợt tiếp xúc bóng nên trở tay không kịp.

- Phán đoán điểm rơi của bóng đánh sang từ vị trí điểm rơi bóng bên bàn đối phương và độ vòng cung của bóng khi đối phương giao bóng. Nếu điểm rơi lần thứ nhất khi giao bóng gần lưới hoặc đường vòng cung của bóng đánh sang có điểm cao nhất định (đỉnh cao của vòng cung) ở trên khoảng không của bàn đối phương hoặc gần lưới, thì điểm rơi của bóng đánh sang tất nhiên sẽ gần lưới. Ngược lại, nếu như điểm rơi lần thứ nhất ở gần đầu bàn đối phương đồng thời điểm cao của đường vòng cung lại ở trên khoảng không cảu mặt lưới thì điểm rơi của bóng sẽ xa.

- Phán đoán cường độ xoáy của bóng từ tốc độ vung vợt và âm thanh phát ra khi vợt đánh vào bóng của đối phương (nghe âm thanh mà phán đoán cường độ bóng xoáy đã có 1 topic tranh luận rất sôi nổi bên TTVNOL, topic đó bây giờ MOD đã đóng rồi, AE nào có hứng thú thì tham khảo thêm nhé). Ví dụ, tốc độ vung vợt trong thời điểm đánh vào bóng nhanh, nhưng âm thanh phát ra nhẹ thì bóng đánh sang sẽ rất xoáy. Ngược lại nếu âm thanh phát ra khi đánh vào bóng to, chắc thì độ xoáy của bóng đánh sang sẽ không xoáy hoặc xoáy yếu.

Ngoài ra còn có một số phương pháp khác bổ trợ để phán đoán tính năng, đặc điểm cảu bóng khi đánh sang như quan sát đường vòng cung bay và hình dạng của nó để phán đoán phương hướng và cường độ xoáy của bóng đánh sang, bản năng, kinh nghiệm thi đấu…Vấn đề này cần dựa vào sự nhận biết và lý giải được tính chất của các loại bóng xoáy, hình dạng đường bay vòng cung của vận động viên. Người tập cần phải thông qua quá trình tập luyện lâu dài kết hợp kiểm nghiệm trong thực tế để nâng cao trình độ cho mình.

b. Phương pháp đỡ giao bóng.

Phương pháp cơ bản của đỡ giao bóng gồm có: Giật bóng, công bóng, tạt bóng, vuốt bóng, gò bóng, cắt bóng, đẩy bóng, chặn bóng, đập nhỏ, bỏ nhỏ.

* Đỡ giao bóng nhanh thuận tay và trái tay.

Vì tốc độ bóng đánh sang nhanh, đường vòng cung thấp, điểm rơi xa, xung lực (lực lao) lớn lại có thêm độ xoáy lên nên bóng đi nhanh, góc độ lớn ở bên trái thường không kịp né thân đánh trả. Vì vậy nên thường dùng đẩy chặn trái tay hoặc đánh trả giật nhanh hoặc công nhanh thuận tay. Khi dùng cắt bóng đánh trả nên lùi ra sau một chút, đợi cho tốc độ bóng đánh sang chậm lại một chút sẽ đánh trả sẽ tương đối chắc chắn hơn.

* Đỡ giao bóng xoáy xuống nhanh.

Do bóng đánh sang có tốc độ nhanh, điểm rơi xa lại xoáy xuống, khi đánh trả rất dễ chúc lưới, vì vậy khi đẩy hoặc công bóng đánh trả nên làm cho mặt vợt hơi ngửa ra sau, đồng thời tăng thêm lực lên trên thích đáng. Khi đánh trả bằng gò bóng, cắt bóng nếu tốc độ bóng đánh sang nhanh nhưng cường độ xoáy xuống không lớn thì góc độ mặt vợt không nên quá ngửa sau và điểm tiếp xúc với bóng khi đánh trả nên vào phần giữa bóng đồng thời tăng thêm sức ma sát bóng xuống dưới.

* Đỡ giao bóng xoáy xuống “xoáy và không xoáy”

Trước hết cần phán đoán chuẩn xác độ xoáy của bóng đánh sang.

- Đối với bóng xoáy xuống có thêm độ xoáy thì có thể dùng gò bóng để đỡ trả bóng, đồng thời mặt vợt phải ngửa ra sau và dùng sức ra trước nhiều hơn một chút để “xúc” bóng lên. Nếu dùng giật hoặc líp bóng để đánh trả thì cần tăng sức mạnh kéo nâng lên trên.

- Đối với bóng xoáy xuống “không xoáy” có thể dùng đẩy chặn hoặc công bóng để đánh trả. Nhưng do phần lớn bóng loại này thường có kèm theo xoáy xuống nhẹ, vì vậy khi đánh trả thì góc độ mặt vợt có thể hơi ngửa ra sau (hoặc không nên nghiêng ra trước nhiều) đồng thời tăng thêm lực hướng lên trên thích đáng.

* Đỡ giao bóng ngắn.

Do loại giao bóng này bóng sang bàn mình gần lưới, đồng thời thường được dùng kết hợp với giao bóng nhanh, vì vậy luôn phải chú ý đến điểm rơi của bóng đến. Khi phát hiện bóng đến là bóng ngắn cần phải nhanh chóng di chuyển lên phía trước đến được vị trí đánh bóng thích hợp, sau đó căn cứ vào phương hướng và mức độ xoáy của bóng đến và sở trường kỹ thuật của bản thân để sử dụng gò, đẩy, công, líp bóng cho phù hợp.
Vì phần lớn bóng loại này đều ở trong bàn nên khi đánh trar thì vợt thường bị trở ngại của mặt bàn, làm cho biên độ động tác không thể lớn nên cần phải vận dụng đầy đủ sức mạnh của cẳng tay và cổ tay đồng thời cần phải dựa vào tính năng xoáy của bóng đến để điều chỉnh góc độ mặt vợt và phương hướng dùng sức cho phù hợp.
Sau khi đánh bóng cần nhanh chóng trở về vị trí đứng bình thường chuẩn bị đón đánh bóng lần sau.

* Đỡ giao bóng xoáy lên (xoáy xuống) bên trái thuận tay.

Do loại giao bóng này thường có thủ pháp tay giống nhau nhưng độ xoáy lại có sự khác biêth giữa xoáy nghiêng lên và xoáy nghiêng xuống. Do vậy trước khi đánh trả cần phải đặc biệt chú ý đến phương hướng xoáy của bóng đến.
Đỡ giao bóng xoáy nghiêng lên thường sử dụng đẩy bóng, công bóng để đánh trả. Khi đỡ bóng mặt vợt cần hơi nghiêng trước, đồng thời hơi nghiêng lệch sang trái một cách thỏa đáng, cần tăng thêm lực hướng xuống phía dưới và phía trước để phòng ngừa khi vợt tiếp xúc với bóng sẽ bật ngược sang phía bên phải. Nếu dùng gò bóng hoặc cắt bóng để đỡ bóng thì mặt vợt không nên ngửa ra sau quá nhiều, đồng thời hơi nghiêng lệch sang trái thỏa đáng, ngoài ra còn phải tăng lớn lực ma sát vào bóng theo hướng xuống phía dưới. Khi dùng líp bóng để đánh trả cần tăng lớn góc độ nghiêng trước của mặt vợt, đồng thời giảm tối đa sức mạnh nâng kéo lên trên, tăng thêm lực kéo ra trước.

Đỡ bóng xoáy nghiêng xuống dưới bên trái nên dùng gò, cắt để đánh trả. Khi đỡ bóng cần hơi ngửa ra sau, đồng thời hơi nghiêng lệch sang trái, tăng thêm lực hướng ra trước, ngăn ngừa bóng đến bật trở lại ra phía dưới bên trái. Nếu dùng đẩy bóng, công bóng để đỡ thì mặt vợt cần hơi ngửa ra sau, đồng thời hơi nghiêng lệch về bên trái, tăng tối đa sức mạnh ma sát bóng lên trên. Khi dùng líp bóng để đỡ trả thì mặt vợt không nên quá nghiêng về trước, đồng thời tăng thêm sức mạnh nâng kéo lên trên.

* Đỡ giao bóng xoáy lên (xoáy xuống) bên phải trái tay.

Phương pháp đỡ giao bóng xoáy lên (xoáy xuống) bên phải trái tay về cơ bản giống với đỡ giao bóng xoáy lên (xoáy xuống) bên trái thuận tay, chỉ khác là khi đánh vào bóng vợt cần phải nghiêng lệch sang bên phải thỏa đáng để triệt tiêu sức mạnh bắn sang bên trái của bóng đến.

Trên đây là các phương pháp đỡ các loại giao bóng nói chung. AE tập khi đã thành thạo được các phương pháp nói trên sẽ làm cho kỹ thuật cơ bản của mình được nâng cao. Dựa vào sở trường kỹ thuật của mình và đòi hởi kỹ - chiến thuật trong thi đấu có thể vận dụng các phương pháp khác nhau để chủ động đánh trả các loại giao bóng của đối phương.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Kĩ thuật đỡ giao bóng nâng cao :
TH1 : Giao bóng chậm,ngắn xoáy ngang ra mang cá

- Sử dụng cổ tay quyệt trả bóng xoáy ngược dọc biên cho đối phương tha hồ mà bơi ( lên dùng ít lức đánh trả nếu không muốn cấn ngược xoáy cao tít và thò ra ngoài bàn, nên căn bóng quyệt giữa bàn cho bóng ra biên là vừa, khi tật trả giao bóng quả này bao giờ bác thấy quả nảy thư 3 trên bàn đối phương bòng xoáy ngược lại chiều giao thì đạt tiêu chuẩn )
- Bật nhẹ cổ tay sang bên đối phương giao bóng thành bóng không lực, đối phương chỉ dám bật nhẹ lại và chuẩn bị mà quăng quả 2.
- Đỡ an toàn giao bóng bằng cách nghiêng vợt với góc nghiêng rất nhỏ ( khoảng 80 độ ) nếu góc nghiêng lớn thì bóng sẽ cao tít, lo mà ăn bạt nhá
- Có thể dùng cổ tay đánh nếu bóng cao nhưng đòi hỏi trình độ đẳng cấp khá cao và cổ tay tốt.

TH2 : Giao bóng xoáy ngang và nhanh

- Nếu bóng giao xoáy ngang của người trái tay với mình chỉ còn cách giật thôi, nếu chịu đòn được thì đôi nên nhưng thế thì dễ đi lắm. Nếu bóng giao xoáy ngang của người cùng tay với mình thì hơi lùi líp bóng xoáy an toàn cho bóng xoáy lại ngược chiều giao hay bật đôi công trái. Nhưng nói chung giao xoáy ngang của người trái tay khó khống chế hơn người cùng tay vì vị trí đứng đón giao bóng để đỡ quả giao bóng ra mang cá là tương đối xa.

 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Kỹ Thuật Đánh Cổ Tay Trong Bàn ( cổ tay bên phải )

Trong bóng bàn bộ chân là rất quan trọng. Cụ thể trong trường hợp này, việc di chuyển nhanh, sâu và hợp lý vào bàn là đỏi hỏi thiết yếu để thực hiện quả gọi là "oánh cổ tay" này.

Bộ chân để bước sâu vào bàn theo nguyên tắc, đánh tay phải thì bước chân phải vào, đánh tay trái thì bước chân trái vào. Tuy nhiên nếu muốn oánh mất quả bóng một cách dứt điểm bằng toàn lực thì bạn phải thực hiện bộ lao trong bàn, có nghĩa là khi oánh xong quả này có khả năng là bạn sẽ đứng cùng phía với đối phương.
Cổ tay (bên phải) trong bàn thông thường được chia thành 2 cách đánh:

1. chỉ hất nhẹ điểm rơi, hoặc quẹt trả xoáy điểm rơi.
Đánh cổ tay cách này, bạn phải phán đoán và lường được xoáy của đối phương, điểm tiếp xúc của vợt là ngang dứơi bóng. Không cần dùng lực lớn, chủ yếu là hất điểm rơi vào chổ hiểm để có cơ hội thực hiện quả sau. cách này ta phải ma xát vào bóng.
ưu điểm: độ chuẩn cao, an tòan, trông khéo léo như thợ may, có thể đánh bóng thấp hơn lưới một chút, dễ chủ động điểm rơi, bóng trả về cho đối phương có xóay, không mất bộ.
khuyết điểm: bóng nhẹ, dễ đở, không độc, có thể bị oánh trả nếu đối phương bắt bài

2.đánh mất bóng, dùng hết lực
oánh cổ tay cách này nhất định phải oánh khi bóng còn trên cao, không cần ma xát mà phải phát lực cực đại vào tâm bóng cho mất xoáy của đối phương, phải lao hết người vào bàn để cộng thêm lực trọng lượng của cơ thể với lực của cổ tay. Nên đánh đường chéo sẽ an toàn hơn đường thẳng. quyết đoán và dứt khoát khi oánh quả này, vì nếu bạn do dự một tít tắc thôi thì khả năng hỏng sẽ là 99%.
ưu điểm: mạnh, nhanh, khó đở, không quan tâm xóay
khuyết điểm: không chuẩn, xác suất thấp, khó chỉnh điểm rơi, dễ mất bộ, không thể đánh khi bóng thấp hơn lưới.

Còn về cách tập thì nên tập bóng nhiều, một người đặt bóng và một người óanh. khi tập phải để ý cảm giác khi chạm bóng và thời điểm tiếp bóng. mũi vợt phải hướng ngang hoặc xuống, không được chĩa lên. tuy nói là oánh cổ tay, nhưng phải lấy đà bằng cẳng tay ( không phải cả cánh ).
và đặc biệt là kỉ thuật này chỉ dùng cho bóng ngắn :)
3 . lưu ý khi đánh quả này : quan trọng muốn dùng được cổ tay thì cổ tay phải ngửa ra sau, ở kĩ thuật gò, nhằm, đạt được lực tối ưu và bất ngờ khi sử dụng cổ tay.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Cách tập luyện , tạo thói quen mới khi vào trận ( với người ko quen giật trái )


Để có thể loại bỏ phản xạ cũ để hình thành lối đánh mới, thì bạn hãy thử áp dụng phương pháp này xem, nhưng cũng không kém phần kiên nhẫn lẫn thời gian .

1. Không những chỉ tập đều đơn lẻ cho hai bên trái và phải, bạn nên có những bài tập kết hợp, nhưng nên chú ý, tập kết hợp với tốc độ chậm, nơi mà bạn vẫn còn kiểm soát được đường bóng theo nhận thức, vì khi tập nhanh, thì phản xạ cũ lại trỗi dậy (nói nôm na là khi cơ thể bị ép vào thế quyết tử sinh tồn, thì khuynh hướng phản xạ tự nhiên áp đảo, và như thế bạn không thể áp dụng kỹ thuật mới được, ở đây là quả trái của bạn)

2. Trong một thời gian tương đối dài (khoảng 1 hoặc 2 tháng), bạn không nên đấu với người ngang cơ hoặc hơn bạn, mà chỉ vào trận với người dưới bạn ít nhất 3 hoặc 4 bóng, và ở mỗi trận đấu đó, bạn phải quyết tâm thực hiện các kiểu kỹ thuật mới.

Việc thi đấu tập kỹ thuật mới với người dưới hẳn hình sẽ giúp bạn được 2 điều, thứ nhất tâm lý ngại thua, khi đánh với những người ngang cơ nhưng mình vẫn có thể thắng, nhưng mỗi khi ra chiêu mới thì lại thua, cho nên để đánh thắng thì bạn có khuynh hướng trở lại chiêu cũ, cái kiểu mà bạn tự tin nhất, và kết quả là chẳng có cái gì mới được áp dụng.

Thứ hai, là đánh với người dưới cơ bạn nhiều, thì tốc độ của họ chậm, đường bóng không khó cho bạn, làm bạn không bị "ngợp", và kết quả là bạn vẫn sáng suốt và kiểm soát tâm trạng, và cuối cùng là kiểm soát được kỹ thuật, khi đó thì sẽ dễ dàng tung chiêu mới, nhưng vẫn có thể thắng được. Cũng nên nhớ là những người dưới cơ bạn nhiều sẽ rất sẵn lòng có cao thủ hơn 3 hoặc 4 bóng chơi với mình.

3. Trong những trận đấu dễ chịu đó, bạn sẽ từ từ cảm nhận được những kiểu mới được áp dụng, nhưng một khi cảm thấy trận nào cũng áp dụng được quả mới (trường hợp của bạn là quả trái thì phải), thì nên nhớ, cũng chưa đủ, vì phản xạ tự nhiên cũng chưa đủ, khi chưa test chính mình với nhưng người trình độ cao hơn chút (thua bạn 2 bóng chẳng hạn), và cứ từ từ, bạn thực hiện rất nhiều lần, nhiều lần như vậy,... thi có thể phản xạ cũ sẽ dần dần bị loại bỏ.

4. Và quá trình này sẽ on/off theo suốt trong 1 hoặc 2 năm (tùy theo thể trạng và sự thích nghi của cơ thể bạn), khi thì được, khi thì không, nhưng vấn đề là phải kiên trì, phải biết bỏ qua ngoài tai những nhận xét, nào là bạn lúc này xuống tay quá, nào là đổi rơ chỉ phí thời gian,...

5. Lối đánh bị khuyết một càng (hoặc khuyết bất kỳ kỹ thuật nào), ngọai trừ chuyên nghiệp vì bộ chân quá nhanh, đối với dân amateur như chúng ta là một khiếm khuyết lớn, đối phương rất dễ tận dụng, đôi khi ở những trận đấu căng thẳng ta có thể thua với người coi là dưới cơ. Như bạn cũng biết, tình trạng thể chất của đôi chân rất không ổn định, sáng nắng chiều mưa, và nếu không có càng trái tấn công bổ trợ thì có những lúc làm ta mất tự tin thật sự !

3.6 Để giật quả trái tốt


Giật trái cũng như giật phải thôi vì cần có sự luyện tập với khối lượng rất là lớn
Sự thành công của quả trái cũng như phải còn tùy thuộc vào cơ bản bên trái như thế nào? như quả chặn trái có đúng không? khi chặn bóng trái toàn bộ cơ thể cùng chặn bóng với vợt là điều thật là quan trọng , và toàn bộ cơ thể cùng vợt di chuyển theo từng điểm rơi của bóng (lười biếng hoặc không biết).
Khi có cơ bản quả chặn tốt và có đẩy ra trước thì động tác được gọi là CHẶN ĐẨY( cơ thể cũng có ngã ra trước).
Nếu thực hiện đúng cơ bản cho quả chặn bên trái thì coi như là lá chắn bên trái thật là vững vàng và sự tập dượt cho quả giật trái cũng có kết quả cao hơn.
Nói một cách chung chung là khi giật trái thiếu thân người hổ trợ thì xác xuất vào rất thấp và yếu.
Tập nhiều, giật đúng nhưng vào trận mạc cũng còn có nhiều khó khăn khi dùng đến là chuyện thường tình như là có kiếm nhưng rút kiếm ra chậm quá hoặc không đúng chổ v.v. Bởi vậy nên cần có nhiều công sức tập luyện và không ngại sử dụng lâu ngày mới có một quả giật tốt được.
Khi giật trái trong trạng thái giao lưu hoặc thi đấu một điều thật là quan trọng là KHÔNG NÊN LẤY ĐÀ vì làm như vậy thì động tác quá lớn, cơ hội thực hiện động tác giật trái sẻ giảm vì bóng khi đến sẻ dài, ngắn đủ thứ xoáy, cơ thể thích hợp với từng biến hóa của bóng đến không phải là dể nên MẶT VỢT ĐÓN BÓNG HẦU NHƯ KHÔNG ĐÀ RỒI DÙNG CỔ TAY GIẬT BÓNG.
Đó là cách đánh đầy mạo hiểm nhưng khi đánh chuẩn thì sẽ là mũi nhọn nguy hiểm.
Cũng có những người đánh rất ít đà, điều này sẽ giúp cho họ điều chỉnh bóng dễ hơn. Ít đà ở đây nghĩa là khoảng cách bóng và vợt rất ngắn, thường thấy ở những người cầm vợt cứng. Cách đánh này chỉ là câu xoáy, khó có thể đánh tốc độ như mấy ông thế giới được.
Còn những phần phụ trợ như eo, chân thì đương nhiên phải có. Một điều không kém quan trọng đó là bạn phải nhìn ra xoáy của trái bóng, không sẽ thành đánh đại đấy.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Cách tập Để giật quả phải tốt :

Giật bóng FH thì theo mức độ từ dễ đến khó đối với các quả do đối thủ đánh qua là: Chắn bóng (block) -> Giật bóng - đối giật (Topspin) , cắt bóng
Quả chắn bóng sở dĩ dễ giật hơn vì đây là quả bóng không xoáy hoặc ít xoáy, quỹ đạo bay của bóng ít biến đổi sau khi chạm bàn bên mình, Bạn có thể vào bóng ở nhiều vị trí khác nhau (phạm vi vào bóng rộng -> có nhiều thời gian cho bạn lựa chọn để vào bóng), đồng thời không đòi hỏi quá chặt chẽ về góc tiếp xúc lắm (vào rất mỏng hay hơi dày 1 chút cũng không sao), do vậy mà quả này được dùng làm nhập môn cho các bạn mới học giật.
Quả đối phương giật sang cho mình giật lại (nếu đối phương giật không quá xung và không có thêm nhiều xoáy ngang) bạn chỉ cần lùi xa bàn 1 chút là có thêm nhiều thời gian để vào bóng. bạn có thể vào bóng trước người 1 chút hoặc khi bóng đi ngang hông, thậm chỉ bóng bay qua 1 chút rồi bạn vẫn vòng tay giật được, phạm vi vào bóng quả này cũng tương đối rộng.
Nhưng quả cắt bóng thì đòi hỏi cảm giác bóng của bạn phải rất tốt, khoảng thời gian vào bóng không nhiều, thời điểm vào bóng càng muộn thì góc mở vợt càng lớn và quỹ đạo vung vợt càng lên cao. Nếu bạn vào sớm trên bàn (gần điểm 3 quỹ đạo bóng) thì bạn có thể úp vợt và miết thật nhiều trên đỉnh bóng ra phía trước. Nếu bạn vào muộn thì vị trí bóng có thể bằng hoặc thấp hơn mặt bàn, lúc này bạn phải mở vợt nhiều hơn và giật mạnh miết bóng lên phía trên nhiều hơn (ra phía trước ít thôi). Điều khó khăn nhất là 2 tư thế giật quả bóng xoáy xuống nêu trên khi chuẩn bị động tác giật rất khác nhau. Nếu đã xác định vào sớm mà không vào kịp bạn khó thay đổi quỹ đạo vung của cánh tay sau khi chạm bóng theo hướng lên trên nhiều, và ngược lại nếu xác định vào muộn mà lại vào hơi sớm bạn dễ bị hãm tốc độ vợt khi tiếp xúc bóng (do chờ bóng đến) làm cho tốc độ miết bóng không đạt dẫn đến dễ bị rúc lưới. Do vậy với quả này bạn phải phán đoán quỹ đạo của bóng sau khi chạm bạn tốt và vào bóng đúng thời điểm phù hơn với bộ pháp và quỹ đạo vung vợt đã dự tính trước.
Để khắc phục hiện tượng này chỉ có cách tập luyện nhiều thôi. Vấn đề là phương pháp tập. Có nhiều cách tập khác nhau nhưng cách tập của mình thì: Lựa chọn cách vào bóng chậm nhưng an toàn (bóng sang bàn đối phương không hiểm - nhưng luôn qua lưới và vào bàn). Khi tập quả này mà đưa vào trận mình bị ăn bạt thường xuyên, nhưng mặc kệ vì mình đang tập cho quen cảm giác bóng, quen với quỹ đạo của bóng cắt sang và quen động tác bóng giật bóng xoáy xuống. Khi bạn thấy quả giật này đã ổn định rồi thì bạn có 3 lựa chọn để luyện tập tiếp theo nữa :
1. Tăng độ xoáy của quả bóng khi giật sang bằng cách tăng tốc độ của vợt tại thời điểm miết bóng lên (nhớ kết hợp gập cẳng tay, cánh tay, xoay cả vai, lườn và đạp chân phải lên nhé bạn). Quỹ đạo vung vợt vẫn không thay đổi để miết vào điểm 2 - 3 giờ trên quả bóng theo hướng lên trên nhiều và ra trước ít.
2. Vào bóng sớm - kết hợp úp vợt hơn, thay đổi quỹ đạo vung vợt để miết vào điểm 1 -2 giờ trên quả bóng theo hướng ra trước nhiều và lên trên.
3. Thay đổi điểm miết bóng sang bên hông quả bóng để giảm ảnh hưởng xoáy xuống của bóng cắt sang và tăng thêm xoáy ngang cho quả giật bóng của mình.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Cách tập quả trái


1. Bạn tập đối phó với những quả bên trái xoáy xuống nặng bằng giật moi.
2. Bạn tập giật xung với những quả không xoáy hoặc ít xoáy .
3. Bạn lùi ra xa bàn tập giật xa với những quả bóng xoáy lên.
4. tập di chuyển chân để giật trái cho các khoảng cách vị trí khác nhau.
5. tập gò (cắt) trái.
6. Tập chặn đẩy trái.
7. Tập bạt trái.
8. Tập kết hợp giữa gò trái và giật trái.
9. Tập kết hợp giữa giật trái và bạt trái.
10. tập kết hợp giữa 1 quả phải và 1 quả trái.
....
Nói chung là sau khi thành thạo các kỹ thuật trái đơn lẽ rồi thì phải tập phối hợp các quả trái lại với nhau thành xâu chuỗi, rồi tập kết hợp quả trái quả phải, quả né người, quả với tay.
Lúc đầu nên tập chậm để cảm nhận bóng, động tác tay, bộ chận di chuyển hiệu quả của quả đánh trả là chính. Sau đó mới tập tăng lực và tăng tốc độ lên dần.
Mỗi bài tập nên tập ít nhất là 3 buổi, mỗi buổi tối thiểu 30 phút. Trong thời gian tập nếu có thể được thì không nên đánh trận để giữ cảm giác phản xạ cho quả trái.
Nếu chỉ tập đơn lẻ khi vào trận bóng biến hóa lúc trái, lúc phải, lúc xoáy lên, lúc xoáy xuống, lúc dài, lúc ngắn ... không đối phó được đâu.

3.9 Cổ tay
Cổ tay là một bước phát triển cao độ, phải nói đó là bước cuối cùng trong kỹ thuật tấn công thuận tay. nhưng mà nếu kỹ thuật căn bản ko tốt và hlv ko rành về kỹ thuật này thì bạn sẽ có thể hối hận về quyết định đánh cổ tay của mình.
cổ tay trong bóng bàn ko phải giống như các môn khác mà phải đi theo đường cung của trái bóng, ngay cả lúc tập căn bản, hlv phải dạy cho học trò các gập cẳng tay cũng phải theo đường cung trái bóng (còn cách gập như thế nào thì tùy mỗi người hiểu, mình ko tiện nói ở đây). khi đường tay đã đi đúng thì lúc bạn vô banh ( cả cẳng tay + cổ tay, kết hợp cộng hưởng) lực sẽ đi như ý muốn, độ xoáy sẽ cao hơn. sử dụng cổ tay sẽ giật được những banh hơi lú ra khỏi bàn, nhất là khi bạn đánh được cổ tay thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi đánh trái bóng.
mình xin lưu ý, theo ý kiến của mình thì ko có động tác nào trong bóng bàn đi ngược lại với sự thoải mái của con người hết, mỗi động tác như một vũ điệu, phải hết sức nhẹ nhàng, thoải mái. nếu bất cứ hình thức nào bắt bạn phải khó chịu( giữ cứng cổ tay chẳng hạn) là sai lầm. bạn thử thả lỏng tay và lúc vào bóng gập cẳng tay dứt khoát xem thử cổ tay có chạy ko? cần gì phải giữ nó lại.
 

Bình luận từ Facebook

Top