Hỏi về FH góc tiếp xúc vợt, góc quăng tay

Duc_NM

Đại Tá
Góc vợt là tùy vào xoáy của bóng đến thôi các bác ơi, cứng nhắc quá!!!
Có vẻ như điều bạn nói nó đúng với mặt Nhật và Đức và theo lối đánh cũ, còn lối đánh của Trung Quốc thì giữ nguyên góc vợt và chỉ thay đổi góc quăng tay.

Bác có thể tham khảo ở đây http://bongban.org/threads/kỹ-thuật-bb-đăng-trong-web-denis-tt-world.284/

Chúc bác có thể tìm thấy điều gì đó thú vị ^ ^
 

Duc_NM

Đại Tá
thì cứ cầm vợt thử theo kiểu thiên về đánh FH hay BH là thấy ngay thôi mà
Có nghĩa là giữ nguyên ngón cái choãi ra như kiểu BH để đánh FH hả bác, em cũng mường tượng tương đối về điều bác bảo ở trên là tự động vợt nó ngửa ra khi để ngón cái như vậy.
 

Bạch Long

Thượng Sỹ
Vẫn chỉ là úp vợt, nhiều hay ít tùy độ cao, độ xoáy bóng tới, gần bàn hay xa bàn. Điều quan trọng là phát huy được lực toàn thân đẩy kình lực bộc phát trong cú giật mà thôi!
 

bachikho

Đại Tá
đây là pic cho thấy các kiểu cầm (tụi tàu thường cầm kiểu BH nhưng ngón cái như kiểu correct, nếu để ý xem kỹ trên các clip sẽ thấy, tụi tây thì thường cầm kiểu FH):

 

NTBB

Super Moderators
Cho mình tham gia "đề tài" này với ! Thấy các bạn trao đổi sôi nổi quá nên mình cũng thấy "ngứa ngáy ...bàn phím", hihi ! Nên dù trình còi cũng "pon chen" tí.

Mình đưa ra 2 cặp video này : 1 cặp là Malong giật bóng (1.a, 1.b); 1 cặp là Timo Boll giật bóng (2.a, 2.b) - chỉ để chứng minh một khía cạnh thôi: Góc vợt (và kể cả góc quăng tay) trong 2 cú giật - i. Đối với bóng xoáy lên và ii. Đối với bóng xoáy xuống - là khác nhau. Cụ thể : i. bóng xoáy lên thì góc vợt và góc quăng tay nhỏ hơn (ở đây góc tính là so với mặt nằm ngang); 2. bóng xoáy xuống thì góc vợt và góc quăng tay lớn hơn.

1.a: Ma long giật với bóng đến là xoáy lên (bóng chặn hoặc giật)

https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=wk-qNpX_IQY
1.b: Ma Long giật với bóng đến là xoáy xuống​

2.a: Timo Boll giật với bóng đến là xoáy lên

https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=gatqZi2bm7E
2.b: Timo Boll giật với bóng đến là xoáy xuống
Còn đây là cặp video về cú giật thuận tay trong tài liệu dạy BB của hãng PingSkillS:

3.a: Hướng dẫn (cơ bản) giật thuận tay đối với bóng xoáy lên

3.a: Hướng dẫn (cơ bản) giật thuận tay đối với bóng xoáy xuống.​

Xem các video trên thì có thể nhận xét rằng: Dù là kiểu giật châu Âu (gập cánh tay ngoài, đòn đánh ngắn), hay kiểu giật TQ (giật cả cánh tay, đòn đánh dài) và dù là loại mút có tính năng khác nhau (mút Tàu hay mút Đức Nhật) thì khi giật với bóng xoáy lên góc vợt và góc đánh là nhỏ hơn so với khi giật với bóng xoáy xuống. Mình nghĩ điều này thì khá là rõ và cũng phù hợp với rất nhiều lý thuyết hướng dẫn về cú giật của các hãng, các chuyên gia bóng bàn nổi tiếng, kể cả TQ lẫn các nước Âu, Mỹ khác (như 2 video 3.a và 3.b đã chứng minh). Ở đây chỉ nhận xét là góc vợt và góc quăng tay lớn hay nhỏ hơn trong 2 trường hợp giật bóng, chứ không thể chắc như "đinh đóng cột" được là góc ấy bằng bao nhiêu độ.

Tuy nhiên mọi người cứ phát biểu ý kiến của mình. Nhớ là chỉ trong khía cạnh mà mình đặt vấn đề thôi nhé. Tức là chưa nói gì đến các yếu tố khác như điểm chạm bóng, lượng xoáy, tốc độ bóng...).

Sau đó khi chúng ta có sự thống nhất tương đối về khía cạnh này thì sẽ bàn đến các khía cạnh tiếp theo. Chứ nếu "quy tụ" hết các yếu tố vào 1 bài thì... rối lắm !
 
Last edited:

bachikho

Đại Tá
Backhand-topspin on long shots:



Backhand Topspin on back spin:



có thể thấy rõ là đối với giật trái hay phải thì bao giờ cũng đánh TỚI nhiều hơn khi bóng sang là xoáy lên và đánh LÊN nhiều hơn khi bóng sang là xoáy xuống (theo tui đây là điểm cốt yếu còn việc ngửa hay úp vợt thì là thói quen của từng người thôi)
 

NTBB

Super Moderators

subasa

Đại Uý
em nghĩ là tranh luận kiểu này rất ít tính trực quan ạ,em có đề nghị là bác nào bảo vệ quan điểm của mình làm cái clip post lên cho anh em là dễ nhất,chứ đưa hình tòan vận động viên top 1 top 2 thế giới có lẽ khỏang cách nó hơi xa vời với đại đa số chúng ta:) vì ở tầm cua họ có lẽ kĩ thuật đã thành bản năng và phản xạ rồi
 

bachikho

Đại Tá
các cách cầm vợt cơ bản:
3- neutral, 4- BH oriented, 5- FH oriented:



tui nghĩ giật kiểu tàu và kiểu tây khác nhau chủ yếu là ở cách cầm, tụi tàu có xu hướng cầm thiên BH nên mặc định vợt ngửa hơn tụi tây cầm thiên FH, còn về nguyên tắc cơ bản đối phó với bóng sang thế nào thì giống nhau cả thôi, ngoài ra còn như các bác nêu trên thì mút tây có 1st gear lớn nên chỉ cần compact swing là đủ, mút tàu lại có 2nd gear lớn nên cần phải có full swing
 

NTBB

Super Moderators
em nghĩ là tranh luận kiểu này rất ít tính trực quan ạ,em có đề nghị là bác nào bảo vệ quan điểm của mình làm cái clip post lên cho anh em là dễ nhất,chứ đưa hình tòan vận động viên top 1 top 2 thế giới có lẽ khỏang cách nó hơi xa vời với đại đa số chúng ta:) vì ở tầm cua họ có lẽ kĩ thuật đã thành bản năng và phản xạ rồi

Để hiểu đúng một vần đề, mà ở đây là kỹ thuật của 1 cú đánh cụ thể trong bóng bàn, thì có nhiều cách để bàn luận và trao đổi để từ chỗ có thể đang khác biệt về quan điểm, rồi dần dần thống nhất được với nhau theo 1 hướng khả dĩ nào đó. Thị phạm ngay tại bàn là 1 cách, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng làm được điều này vì mỗi người mỗi nơi, khó gặp nhau tại bàn bóng. Cách tìm hiểu các video (của các cao thủ tập luyện hay đánh trận) cũng là 1 cách. Và các tài liệu (text)như sách dạy BB, hoặc hình ảnh, hoặc video hướng dẫn kỹ thuật BB cũng là 1 cách... và nhiều cách khác nữa. Cách quay video chính bản thân mình đánh rồi post lên cũng là 1 cách hay, nhưng ko phải ai cũng thành thạo hoặc có điều kiện làm được video và up lên.

Tóm lại là trong điều kiện ACE ở xa nhau và chỉ sinh hoạt trên diễn đàn (với nhiều trình độ BB và cả ... tin học khác nhau), thì chúng ta nên kết hợp nhiều cách để trao đổi, bàn luận, tranh luận, hay chứng minh những quan điểm hay những gì mà mình cho là đúng.

Việc đưa ra các video hay hình ảnh các cao thủ hàng top thế giới cũng không có gì là quá cả đâu, vì đây là mình chỉ đưa ra để chứng minh một điều gì đó, chẳng hạn là kỹ thuật A, động tác B là hầu như nhiều người đều làm thế, kể cả các cao thủ (xưa nay chúng ta thường cho rằng các cao thủ là những người có kỹ thuật chuẩn, hoặc ít nhất là "siêu" rồi). Chúng ta chỉ đưa ra để chứng minh 1 luận điểm nào đó chứ không phải là chúng ta sẽ/phải làm được y như vậy (hi hi nếu được thế thì VN được đứng vào hàng TOP thế giới rồi!). Và đó cũng là điều mong mỏi thôi, cũng chính đáng đấy chứ! Và một điều cơ bản là dù kỹ thuật BB rất đa dạng, nhiều biến hóa, và không thể có cái gì tuyệt đối đúng hay tuyệt đối sai (như 1 chuyên gia BB đã nói) thì nó vẫn có những nguyên lý chung mà bất cứ ai, ở trình độ nào cũng phải biết, phải làm quen, trải qua tập luyện những "bài bản" chung đó mới có thể được coi là "biết đánh BB".
 

bachikho

Đại Tá
nói chung thay vì quá đề cao đến vũ khí thì chuyên tâm vào kỹ thuật vẫn là điều cốt lõi, cũng như thay vì quan tâm đến các kỹ thuật cao siêu thì thành thục kỹ thuật cơ bản vẫn là tốt nhất (đừng quan tâm đến mấy kỹ thuật như flick hay đối giật mà nên cố gắng chặn hay giật liên tục được vài chục phát thì tốt hơn nhiều)
tui đã từng giao lưu với nhiều bạn trẻ, kỹ thuật nào cũng biết, cũng thực hiện được kể cả các kỹ thuật nâng cao như flick hay đối giật nhưng ko biết phát xoáy xuống, cũng ko biết giật bóng xoáy xuống cho đúng nghĩa!!!
 

NTBB

Super Moderators
nói chung thay vì quá đề cao đến vũ khí thì chuyên tâm vào kỹ thuật vẫn là điều cốt lõi, cũng như thay vì quan tâm đến các kỹ thuật cao siêu thì thành thục kỹ thuật cơ bản vẫn là tốt nhất (đừng quan tâm đến mấy kỹ thuật như flick hay đối giật mà nên cố gắng chặn hay giật liên tục được vài chục phát thì tốt hơn nhiều)
tui đã từng giao lưu với nhiều bạn trẻ, kỹ thuật nào cũng biết, cũng thực hiện được kể cả các kỹ thuật nâng cao như flick hay đối giật nhưng ko biết phát xoáy xuống, cũng ko biết giật bóng xoáy xuống cho đúng nghĩa!!!

Chiều hôm qua, mình tham gia 1 giải nhỏ của CLB Hoàng Diệu của bác Mai Văn Lê. Bảng của mình có 1 em năng khiếu TPHCM. Khi mình gặp em đó, mình chỉ đỡ bóng (cắt xa bàn là chủ yếu) nhưng thắng dễ dàng 2-0 (vòng bảng chỉ đánh 3 ván). Mình để ý thấy em ấy giật trước những quả cắt của mình mà góc vợt không khác mấy so với giật bóng chặn (úp ra trước nhiều), thứ 2 là em ấy tiếp xúc bóng khi bóng đang đi lên gần đến đỉnh cao nhất của đường bóng, tốc độ vung vợt cũng không thay đổi nên gần như luôn bị rúc lưới. Rõ ràng em ấy đã "quen tay" và "quen nhịp" với bóng xoáy lên nên đã không điều chỉnh thích hợp. Thế là ...!
 

bachikho

Đại Tá
hồi tui còn là sinh viên cũng hay ra in Tiến Bộ chơi, tụi tuyển trẻ HN thường ra đó cọ xát nhưng ko đánh với những người có lối đánh trường lớp nhé, chỉ đánh với các rơ phủi thôi (gai, phản xoáy, cắt phòng ngự...), tui nghĩ quan điểm đó rất đúng, kỹ thuật cơ bản tốt rùi thì cần có thêm kinh nghiệm khi đối phó với các rơ bóng lạ nữa
 

vietcan

Đại Tá
Có vẻ như bác đang giải thích ngược giữa góc vợt của mút tackly (Tàu) và non-tacky rồi đấy. Có một bài nói về kỹ thuật FH của VĐV tuyển Trung Quốc mà bác NTTB đã từng đưa ra mà giờ mình không tìm thấy đâu có nói về góc mở vợt khi đánh của VĐV Trung Quốc là 80 đến 90 độ, còn góc quăng tay sẽ biến đổi tùy vào lượng xoáy cần sử dụng và tùy vào điểm bóng cần đưa đến.

Bác nào tìm lại bài đấy hộ mình với !
tôi bó tay bác đấy. bác đọc kỹ lại đi.hình như bác vẫn chưa hiểu la Tacky và non-tacky rôi.hic.
 

subasa

Đại Uý
Để hiểu đúng một vần đề, mà ở đây là kỹ thuật của 1 cú đánh cụ thể trong bóng bàn, thì có nhiều cách để bàn luận và trao đổi để từ chỗ có thể đang khác biệt về quan điểm, rồi dần dần thống nhất được với nhau theo 1 hướng khả dĩ nào đó. Thị phạm ngay tại bàn là 1 cách, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng làm được điều này vì mỗi người mỗi nơi, khó gặp nhau tại bàn bóng. Cách tìm hiểu các video (của các cao thủ tập luyện hay đánh trận) cũng là 1 cách. Và các tài liệu (text)như sách dạy BB, hoặc hình ảnh, hoặc video hướng dẫn kỹ thuật BB cũng là 1 cách... và nhiều cách khác nữa. Cách quay video chính bản thân mình đánh rồi post lên cũng là 1 cách hay, nhưng ko phải ai cũng thành thạo hoặc có điều kiện làm được video và up lên.

Tóm lại là trong điều kiện ACE ở xa nhau và chỉ sinh hoạt trên diễn đàn (với nhiều trình độ BB và cả ... tin học khác nhau), thì chúng ta nên kết hợp nhiều cách để trao đổi, bàn luận, tranh luận, hay chứng minh những quan điểm hay những gì mà mình cho là đúng.

Việc đưa ra các video hay hình ảnh các cao thủ hàng top thế giới cũng không có gì là quá cả đâu, vì đây là mình chỉ đưa ra để chứng minh một điều gì đó, chẳng hạn là kỹ thuật A, động tác B là hầu như nhiều người đều làm thế, kể cả các cao thủ (xưa nay chúng ta thường cho rằng các cao thủ là những người có kỹ thuật chuẩn, hoặc ít nhất là "siêu" rồi). Chúng ta chỉ đưa ra để chứng minh 1 luận điểm nào đó chứ không phải là chúng ta sẽ/phải làm được y như vậy (hi hi nếu được thế thì VN được đứng vào hàng TOP thế giới rồi!). Và đó cũng là điều mong mỏi thôi, cũng chính đáng đấy chứ! Và một điều cơ bản là dù kỹ thuật BB rất đa dạng, nhiều biến hóa, và không thể có cái gì tuyệt đối đúng hay tuyệt đối sai (như 1 chuyên gia BB đã nói) thì nó vẫn có những nguyên lý chung mà bất cứ ai, ở trình độ nào cũng phải biết, phải làm quen, trải qua tập luyện những "bài bản" chung đó mới có thể được coi là "biết đánh BB".
Vâng cháu cũng rất chia sẻ quan điểm này của bác ạ,thực tế thì cháu cũng xem kha khá video clip nhất là của các vđv mà cháu hâm mộ,một số kĩ thuật tiểu biểu của họ,chẳng hạn như kiểu flick trái của Zang jike và clip này cháu cũng xem qua một đường link của bác,tuy cũng chưa thành quả sở trường nhưng cũng làm phong phú thêm lối đánh và hứng thú chơi bóng.Quan điểm của cháu về học kĩ thuật là bắt chước làm sao cho giống chuẩn ưu tiên là có thầy có khả năng sư phạm tốt+kĩ thuật tốt cầm tay chỉ việc,vừa truyềt đạt lí thuyết kết hợp sửa động tác ngay trên bàn,sau đó đến clip có phụ đề hướng dẫn chi tiết và xúc tích,lý thuyết rất quan trọng nhưng dường như có tác dụng hơn trong chiến thuật,mẹo và kinh nghiệm thi đấu thì nhiều hơn là kĩ thuật.Quay trở lại chủ đề ở trên,nếu tranh luận dựa trên hình ảnh và clip thực tế sẽ có cơ sở để hình dung hơn.
 

bachikho

Đại Tá
grippy vs. tacky
They differ in how they generate spin.

Tacky rubber uses a sticky, hard, thick rubber + hard sponge. Using Chinese style brush strokes swinging from side to opposite shoulder with full swing to generate high spin. Your Hurricane 2 is good example. You need full swing to compress that hard sponge. The tackiness generates the spin.

Grippy rubber uses a non-sticky, soft, thin rubber + soft sponge. With this kind of rubber, you need the ball to sink into the rubber and through to the sponge, to generate spin and speed. The soft sponge catapults the ball out. If you "brush" stroke it like Chinese rubber, you're not going to get the spin or speed you want. You kinda have to push into the ball a bit.
 

long thủ

Đại Tá
Mặt Tàu do tính chất xịt, xoáy nên biên độ từ lúc đầu vợt bắt đầu đánh cho đến lúc kết thúc sẽ dài hơn kỹ thuật của châu âu. như vậy sẽ khiến đường đi của bóng dài và cắm hơn. có nhiều bạn em đánh kiểu châu âu cứ đến bóng là gập tay, vợt dừng trước mặt, nên nhiều quả bóng xa bàn và xoáy xuống giật ko qua được lưới. Em bảo bạn ấy đánh vung hết cả cánh tay trong thì đúng là vào nhiều hơn hẳn
 

vietcan

Đại Tá
Có vẻ như bác đang giải thích ngược giữa góc vợt của mút tackly (Tàu) và non-tacky rồi đấy. Có một bài nói về kỹ thuật FH của VĐV tuyển Trung Quốc mà bác NTTB đã từng đưa ra mà giờ mình không tìm thấy đâu có nói về góc mở vợt khi đánh của VĐV Trung Quốc là 80 đến 90 độ, còn góc quăng tay sẽ biến đổi tùy vào lượng xoáy cần sử dụng và tùy vào điểm bóng cần đưa đến.

Bác nào tìm lại bài đấy hộ mình với !
thực tế mọi lý thuyết chỉ là lý thuyết, đạc biệt trong thể thao.ko phải 1+1=2 đc.nên tốt nhất bạn hãy gặp thầy. hoặc những cao thủ Tàu đạo như Lâm gai( Fh= H3), Lâm "con" Tuyển Hà Nội- người trực tiếp hướng dẫn mình khi chuyển Tàu cách đây 7 năm., Thuận "lác", Dũng "cửu". nói sẽ mạo phạm,nhưng cho phép mình hỏi bạn đang ở trình độ nào của bb.
 

Bình luận từ Facebook

Top