Hỏi về FH góc tiếp xúc vợt, góc quăng tay

NTBB

Super Moderators
2 kieu ap dung cho 2 truong phai mut a oi.
1.Tau
2.cac loai mut khac

Kieu 1 la dong tac chuan cua Fh Tau day e.

Thế nên anh mới nói là góc vợt, góc giật phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có ... loại mút sử dụng.
 

Duc_NM

Đại Tá
Thế chính xác đánh mút Tàu là theo kiểu 1 hả các bác ? em từ trước đến nay toàn đánh theo kiểu mặt vợt và phương quăng tay gần như song song với nhau thì thấy là chủ yếu bóng nhiều xoáy chứ không bay nhanh (rất hay đánh hụt bóng), mà tiếng động phát ra cũng êm ái chứ không nghe theo kiểu ''Choách choách" như Malong hay ZJK đánh. Thế là sai rồi :(
 

Son_ct

Đại Uý
Thế chính xác đánh mút Tàu là theo kiểu 1 hả các bác ? em từ trước đến nay toàn đánh theo kiểu mặt vợt và phương quăng tay gần như song song với nhau thì thấy là chủ yếu bóng nhiều xoáy chứ không bay nhanh (rất hay đánh hụt bóng), mà tiếng động phát ra cũng êm ái chứ không nghe theo kiểu ''Choách choách" như Malong hay ZJK đánh. Thế là sai rồi :(

Hehe, toàn giật moi thì lấy đâu ra choách choách, tay vẫn vậy nhưng xoay hông ép lực vào bóng nữa, tự khắc kêu choách choách ngay.
Nhìn ZJK giật thế này không biết góc 70-80 độ nó ở đâu nữa:
http://en.butterflymag.com/2014/03/special-zhang-jike-the-key-to-his-success/
Còn muốn học Ma Long thì anh đổi cốt đi,hehe
 

Duc_NM

Đại Tá
Hehe, toàn giật moi thì lấy đâu ra choách choách, tay vẫn vậy nhưng xoay hông ép lực vào bóng nữa, tự khắc kêu choách choách ngay.
Nhìn ZJK giật thế này không biết góc 70-80 độ nó ở đâu nữa:
http://en.butterflymag.com/2014/03/special-zhang-jike-the-key-to-his-success/
Còn muốn học Ma Long thì anh đổi cốt đi,hehe
Thì nhìn vào ảnh quả FH thì đúng là khoảng 80 độ còn gì, mà góc quăng tay cũng có vẻ như là khoảng 80 độ :D mà điểm tiếp xúc bóng nó hơi ở phía trước người.
 

vietcan

Đại Tá
Em có một thắc mắc thế này các bác phân tích ưu nhược từng động tác giật FH giúp em với và nên thực hiện theo kiểu đánh nào hơn.

Động tác 1, giật FH với góc mở vợt 80 đến 90 độ so với mặt đất (gần như vuông góc với mặt đất) kết hợp với vung tay từ dưới lên với góc tầm 45 đến 60 độ so với mặt đất.

Động tác 2, giật FH với góc mở vợt 45 độ so với mặt đất kết hợp với vung tay ngang (gần như song song với mặt đất hoặc chếch chếch lên không đáng kể).

Em thì em thấy là về cơ bản 2 kiểu giật này có vẻ giống nhau.

Em đang đánh theo kiểu 2 và định luyện lại từ đầu theo kiểu 1 :(

Các bác tư vấn giúp em với !
với kinh nghiệm của tôi, việc quy định về 1 cách giật bóng ( mà còn gọi là FH hay Driver-cái này bác tra từ điển sẽ hiểu ra nhiều đấy) là ko thể mặc định theo động tác 1 hay 2 như bác nói. hiện h trên mặt kĩ thuật hình thành 2 trường phái, sử dụng mặt tacky, và mặt non-tacky.
-Khi dùng tacky ( hay mặt TQ) thì do được lợi xoáy bởi tính chất mặt vợt,nên góc vợt đi thấp hơn 45-50 độ, tùy cơ địa_cái này bác cũng nên tìm hiểu.
-Và với Non-tacky(mặt Nhật hay Châu Âu) thì tính lợi lực khiến cho góc vợt phải dựng hơn 70-75 độ (chứ trên lý thuyế ko có 90 độ)...còn bác đang hiểu " về cơ bản là giống nhau" là đúng...đều gọi là Giật mà.
tùy theo trình độ mà mức độ áp dụng động tác sẽ khác nhau.tốt nhất bác nên theo thầy thì mới có kiến thúc cơ bản và phương pháp luyện tập phù hợp với mình.
1 động tác giật tốt là 1 động tác ngắn, gọn, tổng hợp đc các thành phần lực của các khớp trên cơ thể (cổ , cánh tay, vai, hông, sức bật ở đầu gối,cổ chân)
Thân..chúc tiến bộ (bác tập với máy sẽ rõ nhất về phương và góc tiếp bóng nhé)
 

subasa

Đại Uý
em xin được góp ý
cách 1) là động tác quả ĐOA trong tenis:) tức là đánh xuyên tâm bóng tiếp xúc nhiều,vẫn là từ dưới lên trên từ sau ra trước nhưng dùng sức cả cơ thể,đạp chân xoay lườn vung cả cánh tay
cách 2) khác chút là góc vợt úp hơn,và dùng lực gấp cẳng tay là chính.Cả hai cách này đều có ưu nhược điểm riêng
 

long thủ

Đại Tá
Kiểu 1 là kiểu dành cho mặt Tàu, kiểu 2 là kiểu của mặt Nhật và châu Âu. do tính chất mặt vợt là chủ yếu, quan trọng bác đánh mặt gì, bác đánh mặt Nhật mà đánh theo kiểu 1 thì cũng khó chuẩn lắm
 

Duc_NM

Đại Tá
với kinh nghiệm của tôi, việc quy định về 1 cách giật bóng ( mà còn gọi là FH hay Driver-cái này bác tra từ điển sẽ hiểu ra nhiều đấy) là ko thể mặc định theo động tác 1 hay 2 như bác nói. hiện h trên mặt kĩ thuật hình thành 2 trường phái, sử dụng mặt tacky, và mặt non-tacky.
-Khi dùng tacky ( hay mặt TQ) thì do được lợi xoáy bởi tính chất mặt vợt,nên góc vợt đi thấp hơn 45-50 độ, tùy cơ địa_cái này bác cũng nên tìm hiểu.
-Và với Non-tacky(mặt Nhật hay Châu Âu) thì tính lợi lực khiến cho góc vợt phải dựng hơn 70-75 độ (chứ trên lý thuyế ko có 90 độ)...còn bác đang hiểu " về cơ bản là giống nhau" là đúng...đều gọi là Giật mà.
tùy theo trình độ mà mức độ áp dụng động tác sẽ khác nhau.tốt nhất bác nên theo thầy thì mới có kiến thúc cơ bản và phương pháp luyện tập phù hợp với mình.
1 động tác giật tốt là 1 động tác ngắn, gọn, tổng hợp đc các thành phần lực của các khớp trên cơ thể (cổ , cánh tay, vai, hông, sức bật ở đầu gối,cổ chân)
Thân..chúc tiến bộ (bác tập với máy sẽ rõ nhất về phương và góc tiếp bóng nhé)
Có vẻ như bác đang giải thích ngược giữa góc vợt của mút tackly (Tàu) và non-tacky rồi đấy. Có một bài nói về kỹ thuật FH của VĐV tuyển Trung Quốc mà bác NTTB đã từng đưa ra mà giờ mình không tìm thấy đâu có nói về góc mở vợt khi đánh của VĐV Trung Quốc là 80 đến 90 độ, còn góc quăng tay sẽ biến đổi tùy vào lượng xoáy cần sử dụng và tùy vào điểm bóng cần đưa đến.

Bác nào tìm lại bài đấy hộ mình với !
 

hermesqn

Trung Uý
theo em thì bác cứ góc vợt trùng với góc giật... là chuẩn đấy.... nó gần song song với mặt bàn, chắc tầm 30 độ thôi... đánh trên đỉnh bóng
góc vợt trùng với góc giật là đối thủ thấy mát lắm đó bác :d
 

anhemoy

Đại Tá
theo như clip này thì Ma Long nó đâu có để góc vợt vuông với mặt đất???
góc vợt luôn trùng với góc quăng tay. Và đôi lúc còn tùy độ cao của bóng sang nữa :)
Như e thấy thì quả nào ngắn (Nhưng vẫn ra khỏi bàn nhé) vừa ra khỏi bàn thì mấy ổng TQ từ ZJ cho tới ML mới giật với góc vợt trùng với góc quăng tay theo phương vuông góc với mặt đất. Em sẽ tìm cho bác clip ML đối giật toàn giật trên đỉnh quả bóng :)
 

Bạch Long

Thượng Sỹ
Các anh có vẻ hơi ảo tưởng về góc vợt rồi các loại mặt vợt. Em thấy thực chất là do phương pháp huấn luyện của họ và kỹ thuật giật bóng biên độ dài ( so với châu âu ) hơn nên phát huy tính chất xoáy của mặt tàu tốt hơn. Cứ cho là mở góc 90 độ vuông góc với mặt đất để giật nhưng vấn đề là giật quả bóng ntn, xoáy lên hay xoáy xuống, thấp hay cao. E là góc 90 độ chỉ hợp với bạt ( bóng cao ) và moi ( bóng thấp hoặc xoáy nặng ) mà thôi. Đối với em hay nhiều người thì nhìn nhận quả giật linh hoạt hơn, không cứ phải 80-90 độ hay 30-45 độ miễn là đánh bóng đúng thời điểm, góc vợt phù hợp để mình cảm thấy có thể vừa vỗ vừa miết được quả bóng, phát huy lực bộc phát khi tiếp xúc bóng. Quan điểm của em là góc vợt châu âu hay châu á chỉ là tương đối, quan trọng là cách vận dụng linh hoạt nó thôi, còn em xin phản bác vụ giật bóng đều với góc vợt 90 độ :D
 

hiepga

Đại Tá
Thế chính xác đánh mút Tàu là theo kiểu 1 hả các bác ? em từ trước đến nay toàn đánh theo kiểu mặt vợt và phương quăng tay gần như song song với nhau thì thấy là chủ yếu bóng nhiều xoáy chứ không bay nhanh (rất hay đánh hụt bóng), mà tiếng động phát ra cũng êm ái chứ không nghe theo kiểu ''Choách choách" như Malong hay ZJK đánh. Thế là sai rồi :(
Minh nghĩ nguyên nhân bạn hay hụt bóng là ban mở góc giật quá rộng, động tác dài dẫn tới điểm tiếp xúc với bóng k chuẩn. Mình mới rút ra kinh nghiệm là nên thu hẹp động tác bằng cách mở góc giữa 2 cánh tay tầm 100 độ rồi dùng lực chủ yếu của bả vai. Chỉ khi nào đôi công xa bàn hoặc những quả vớt xa mới cần nhiều lực thì nên mở rộng hết cơ ( thẳng tay) .Như thế có độ an toàn rất cao, mà giật bóng rất ôm k sợ hụt, động tác vừa đẹp vừa gọn và có thể chuẩn bị kịp cho quả 2 quả 3. Có thể sửa lỗi hụt bóng bằng nhiều cách như : giật hơi lao về phía trước, đón bóng chậm lại 1 nhịp hoặc góc mở vợt nhiều hơn. Với những quả bóng ''Méo'' có chân thì có thể úp ngay còn k có chân thì có thể chờ bóng rơi hẳn xuống. Đây là 1 clip giật bóng cơ bản rất hay, động tác rất nhẹ nhàng. Chỉ khi nào gần tiếp xúc bóng người ta mới tăng lực. Tuy nhiên để tập được Ntn cũng cần 1 thời gian chỉnh sủa dài...mà tuyệt đối là khi đang sửa k nên đánh trận nhiều.
 

long thủ

Đại Tá
http://bongban.org/threads/kỹ-thuật-bb-đăng-trong-web-denis-tt-world.284/

Bài dịch của chú Út về quả giật thuận tay TQ, trong đó mấu chốt là điểm này:
"- Nếu bạn quan sát một cầu thủ như Wang Liqin, bạn có thể thấy anh ấy sử dụng toàn bộ cánh tay của mình khi thực hiện cú giật thuận tay. Nhiều huấn luyện viên nói với bạn rằng bạn chỉ nên vụt cánh tay ngoài của bạn. Đó là cách giật cũ. Nếu bạn nói với họ để giật với toàn bộ cánh tay của mình, họ sẽ tiếp tục nói cách giật đó là sai. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật mới và tôi đảm bảo với bạn rằng nó không chỉ mạnh mẽ hơn, mà còn chính xác hơn.
"

"- Bởi vì bạn sử dụng toàn bộ cánh tay của bạn để giật bóng, nên bạn có thể đã vung tay quá nhiều như bạn muốn. Những gì tôi muốn nói ở đây là có rất nhiều huấn luyện viên ở Bắc Mỹ nói rằng bạn nên vung vợt đến mũi của bạn. Điều này, một lần nữa, là phong cách giật cũ với việc chỉ gập cẳng tay ngoài."

Theo kỹ thuật mặt tàu thì có điểm khác biệt mấu chốt đó là phát lực từ cánh tay trong (từ bả vai đến khuỷu tay), cẳng tay chỉ đóng vai trò chỉnh góc và tạo xoáy. Mình đã thực hiện và thấy hiệu quả hơn nhiều, bạn thử thực nghiệm xem.
 

Duc_NM

Đại Tá
http://bongban.org/threads/kỹ-thuật-bb-đăng-trong-web-denis-tt-world.284/

Bài dịch của chú Út về quả giật thuận tay TQ, trong đó mấu chốt là điểm này:
"- Nếu bạn quan sát một cầu thủ như Wang Liqin, bạn có thể thấy anh ấy sử dụng toàn bộ cánh tay của mình khi thực hiện cú giật thuận tay. Nhiều huấn luyện viên nói với bạn rằng bạn chỉ nên vụt cánh tay ngoài của bạn. Đó là cách giật cũ. Nếu bạn nói với họ để giật với toàn bộ cánh tay của mình, họ sẽ tiếp tục nói cách giật đó là sai. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật mới và tôi đảm bảo với bạn rằng nó không chỉ mạnh mẽ hơn, mà còn chính xác hơn.
"

"- Bởi vì bạn sử dụng toàn bộ cánh tay của bạn để giật bóng, nên bạn có thể đã vung tay quá nhiều như bạn muốn. Những gì tôi muốn nói ở đây là có rất nhiều huấn luyện viên ở Bắc Mỹ nói rằng bạn nên vung vợt đến mũi của bạn. Điều này, một lần nữa, là phong cách giật cũ với việc chỉ gập cẳng tay ngoài."

Theo kỹ thuật mặt tàu thì có điểm khác biệt mấu chốt đó là phát lực từ cánh tay trong (từ bả vai đến khuỷu tay), cẳng tay chỉ đóng vai trò chỉnh góc và tạo xoáy. Mình đã thực hiện và thấy hiệu quả hơn nhiều, bạn thử thực nghiệm xem.
Đúng là bài này mình đọc thời gian trước đây, trong này có nói đến vụ mặt vợt 80, 90 độ so với mặt đất đây:
"- Rất quan trọng khi đánh bóng lún vào lớp xốp (spong – ND) của mặt vợt. Lớp mặt trên của mút cũng không lún quá sâu đến mức chạm vào đến mặt phông. Khi bạn tiếp xúc với quả bóng, vợt của bạn cần nghiêng 80-90 độ (hướng so với mặt đất). Nếu bóng bay ra ngoài bàn, KHÔNG giải quyết vấn đề bằng cách khép vợt của bạn khi tiếp xúc. Thay vào đó phải giữ nó ở 80-90 độ và vung vợt về phía trước hoặc xuống nhiều hơn, dù bạn quyết định lựa chọn sau khi đã đánh vào bóng. Đây là một chuyển động nhanh và nhớ duy trì sự thả lỏng. Nếu bóng đi vào lưới, thì vung vợt lên phía trên nhiều hơn. CẦN NHỚ LÀ BẠN KHÔNG NÊN KHÉP VỢT KHI TIẾP XÚC BÓNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ BẠN KHÔNG NÊN KHÉP VỢT SAU KHI BẠN ĐÁNH VÀO NÓ. ĐIỀU TÔI MUỐN NÓI Ở ĐÂY LÀ NGAY KHI BÓNG CHẠM VÀO MẶT MÚT, BẠN CÓ THỂ KHÉP VỢT ĐỂ NHANH CHÓNG NÉN NÓ VÀO LỚP LÓT CỦA MẶT VỢT."

Ở đây mình hiểu là dù gặp bất cứ quả xoáy xuống hay lên thì mặt vợt mình vẫn để tầm 80 đến 90 độ, chỉ khác là góc văng của cánh tay khác nhau, như thế đối với quả xoáy xuống nặng thì góc văng tay cũng phải tầm 70 đến 80 độ so với mặt đất, tương tự như vậy đối với quả giật xoáy tiến thì góc văng tay sẽ nhỏ hơn.

Có vẻ có hai trường phái là góc văng tay giữ nguyên trong khi đó góc mặt vợt thay đổi đối với từng quả bóng tới, trường phái thứ 2 là góc vợt giữ nguyên chỉ có góc văng tay là thay đổi đối với các quả bóng tới khác nhau.
 

Duc_NM

Đại Tá
Các anh có vẻ hơi ảo tưởng về góc vợt rồi các loại mặt vợt. Em thấy thực chất là do phương pháp huấn luyện của họ và kỹ thuật giật bóng biên độ dài ( so với châu âu ) hơn nên phát huy tính chất xoáy của mặt tàu tốt hơn. Cứ cho là mở góc 90 độ vuông góc với mặt đất để giật nhưng vấn đề là giật quả bóng ntn, xoáy lên hay xoáy xuống, thấp hay cao. E là góc 90 độ chỉ hợp với bạt ( bóng cao ) và moi ( bóng thấp hoặc xoáy nặng ) mà thôi. Đối với em hay nhiều người thì nhìn nhận quả giật linh hoạt hơn, không cứ phải 80-90 độ hay 30-45 độ miễn là đánh bóng đúng thời điểm, góc vợt phù hợp để mình cảm thấy có thể vừa vỗ vừa miết được quả bóng, phát huy lực bộc phát khi tiếp xúc bóng. Quan điểm của em là góc vợt châu âu hay châu á chỉ là tương đối, quan trọng là cách vận dụng linh hoạt nó thôi, còn em xin phản bác vụ giật bóng đều với góc vợt 90 độ :D
Bác thử nghiên cứu bài của bác NTBB xem nhé.
http://bongban.org/threads/kỹ-thuật-bb-đăng-trong-web-denis-tt-world.284/
 

vuduyhieu

Trung Uý
Trái bóng tròn thật là bất biến , Tàu đạo dùng nhu khắc chế cương , các bạn quan sát kỹ thuật của timo boll và ma Long là biết , Châu Âu dùng cốt vợt nảy hơn , trợ lực rất nhiều , khả năng lưu bóng thấp , bởi vậy kỹ thuật của họ rất ngắn gọn , còn Tàu đạo thì ngược lại , kỹ thuật Tàu đạo rườm rà khó tập vì phải lưu bóng lâu trong vợt , họ đánh Thiên về xoáy , nhưng mướn lực trả lực thì rất mạnh, cú giật bóng của họ làm Minh cảm thấy như ôm tất cả năng lượng trong một vòng tròn , sau đó dồn vào trái bóng .

Hihi, thú bóng bàn là ở chỗ đó , chinh phuc trái bóng , lối đánh , cốt vợt , mặt vợt . Theo mình cảm thấy khi một vật động viên họ không còn lên tay nữa , và cảm thấy xuống tay , vì có lẽ vdv ấy chỉ hùng hục như con trâu , Anh ấy không chịu ngồi nhìn lại trái bóng , nghe thấy nó , cảm nhận nó , và nhìn lại bản thân mình.
 

bachikho

Đại Tá
có 1 điểm các bác ko để ý, đó là tất cả tụi tàu đều cầm vợt theo kiểu backhand oriented grip (ngược với tụi tây là forehand oriented grip), các bác cứ thử cầm xem sao, nếu cầm giống tụi tây thì khi giật rất tự nhiên mặt vợt sẽ úp còn cầm kiểu tụi tàu thì khi giật mặt vợt sẽ auto ngửa hơn
 

Duc_NM

Đại Tá
Trái bóng tròn thật là bất biến , Tàu đạo dùng nhu khắc chế cương , các bạn quan sát kỹ thuật của timo boll và ma Long là biết , Châu Âu dùng cốt vợt nảy hơn , trợ lực rất nhiều , khả năng lưu bóng thấp , bởi vậy kỹ thuật của họ rất ngắn gọn , còn Tàu đạo thì ngược lại , kỹ thuật Tàu đạo rườm rà khó tập vì phải lưu bóng lâu trong vợt , họ đánh Thiên về xoáy , nhưng mướn lực trả lực thì rất mạnh, cú giật bóng của họ làm Minh cảm thấy như ôm tất cả năng lượng trong một vòng tròn , sau đó dồn vào trái bóng .

Hihi, thú bóng bàn là ở chỗ đó , chinh phuc trái bóng , lối đánh , cốt vợt , mặt vợt . Theo mình cảm thấy khi một vật động viên họ không còn lên tay nữa , và cảm thấy xuống tay , vì có lẽ vdv ấy chỉ hùng hục như con trâu , Anh ấy không chịu ngồi nhìn lại trái bóng , nghe thấy nó , cảm nhận nó , và nhìn lại bản thân mình.
Cám ơn bác, lời bác rất sâu xa. Khi một tay vợt còn có thể nhìn lại bản thân mình và muốn điều chỉnh thì tức là tay vợt đó còn tự muốn hoàn thiện mình, bác nhỉ :)
 

Duc_NM

Đại Tá
có 1 điểm các bác ko để ý, đó là tất cả tụi tàu đều cầm vợt theo kiểu backhand oriented grip (ngược với tụi tây là forehand oriented grip), các bác cứ thử cầm xem sao, nếu cầm giống tụi tây thì khi giật rất tự nhiên mặt vợt sẽ úp còn cầm kiểu tụi tàu thì khi giật mặt vợt sẽ auto ngửa hơn
Lại phải google xem hai cái FH orien và BH orien của bác nó như nào rồi.

Mà bác cho em cái link hướng dẫn luôn cho nó nóng :D
 

Bình luận từ Facebook

Top