Đánh Tàu mà không mệt thì sao gọi là đánh mặt Tàu. Cái này từ khi diễn đàn ra đời, đã bao nhiêu bài viết đã nói về vấn đề này rồi, phân tích logic có, thực tế cũng có, nếu ai chịu khó tư duy một chút là biết rõ ngay, tôi cũng ko muốn khuấy cho nó đục ngầu cái vấn đề này lên, chẳng để làm gì, thể hiện với ai? Nhưng một số người cứ cố gắng tỏ ra nguy hiểm, rồi thả quan điểm cá nhân ở khắp các Topic như thể nó là đúng rồi. Tôi dám chắc với anh em là mặt Tàu không những đánh mệt hơn Đức Nhật mà còn mệt hơn nhiều luôn vì rất nhiều lý do.
Việc chia sẻ các clip hướng dẫn kỹ thuật đánh Tàu là tốt, không sai, tôi không có tranh luận gì, nhưng nó lên được hiểu đó là kỹ thuật để nâng cao chất lượng cú đánh, hiệu quả hơn, nhưng lái câu chuyện sang vấn đề mặt Tàu đánh ko mệt hơn Đức Nhật, ko cần có bộ chân linh hoạt là chuyện hoàn toàn khác.
1. Mặt Tàu nặng hơn mặt Đức Nhật.
Tôi chưa có điều kiện chơi tất cả các mặt vợt, nhưng mặt Tàu nặng hơn phần lớn mặt Đức Nhật. Chưa cần biết ông đánh kỹ thuật trên trời dưới biển gì, việc sử dụng mặt vợt nặng hơn là đã mệt hơn rồi. Những ai chơi bóng bàn đều hiểu, việc phải liên tục xoay trái xoay phải, lúc ngửa lúc úp, rồi cắt, rồi xỉa,..vv, lệch vài gram thôi cũng là cả vấn đề lớn rồi. Cái này nó là cái đơn giản, dễ hiểu, ai chẳng biết, chẳng có ai chơi cái vợt nặng hơn mà lại bảo là đánh ko mệt cả? sao lại phát biểu: “đánh mặt Tàu cần thể lực tốt hơn mặt Đức Nhật là sai hoàn toàn”?
2. Mặt Tàu có tính dính.
Đây là nguyên nhân chính khiến việc chơi mặt Tàu tốn sức và đòi hỏi thể lực tốt hơn nhiều dòng mặt Đức Nhật khác.
Một đặc trưng khác của mặt Tầu đó là dính, khi tiếp xúc với bóng mặt Tầu nó sẽ hấp thụ năng lượng của quả bóng bay tới nhiều hơn rất nhiều so với mặt Đức Nhật. Tôi nói ví dụ, (con số % tôi đưa ra chỉ là tương đối để mọi người hiểu) khi đánh Đức Nhật, khi bóng đối phương đánh sang với 100% năng lượng, 60-70% năng lượng của quả bóng sẽ bị hấp thụ, bóng sẽ bật ra với 30-40% từ cú đánh của đối phương (người ta nói mượn lực từ quả đánh của đối phương chính là ở điểm này). Còn đối với mặt Tầu thì mặt vợt sẽ hấp thụ đến 80-90%, bóng chạm mặt Tàu thì chỉ còn 10-20% năng lượng thôi, do đó ai xem bóng bàn cũng có thể thấy chơi mặt Tầu rất ít khi mượn được lực từ đối phương, các Vđv tuyển Trung Quốc khi bị tấn công cũng rất ít khi chỉ đưa vợt ra đỡ không, họ thường khom người đờ mi lại.
Tức là, người chơi mặt Đức Nhật vì mượn được lực của đối phương nên họ chỉ cần phát lại 60-70% sức mạnh của của cú đánh thôi (tất nhiên nhiều hơn thì càng tốt) là đạt hiệu suất, nên cho phép sai số trong cú đánh cao hơn, động tác ngắn hơn, vị trí tiếp xúc cũng được phép sai số nhiều. Còn người chơi Tàu, áp lực về một cú đánh chính xác là rất cao, vì họ phải huy động 80-90% sức mạnh của cú đánh, năng lượng từ quả đánh của đối phương, mặt H3 nó hút hết rồi còn đâu? sai số cho phép rất thấp, biên độ động tác (lấy đà) phải nhiều, phải dài, quăng manh hơn, phải huy động nhiều bộ phận trên cơ thể, tay, lườn, hông, thì con số 80-90% mới đạt được... Ngoài ra, để vị trí tiếp xúc bóng tốt, người chơi mặt Tàu cũng phải di chuyển nhiều hơn để tìm ra được vị trí đánh bóng tốt nhất có như vậy hiệu suất 80-90% cú đánh mới đạt được.
Vậy thì, cũng chưa cần biết kỹ thuật của ông trên trời, dưới biển gì, việc phải quăng với nhiều lực hơn, biên độ quả đánh dài hơn, xoay lườn, xoay hông nhiều, bộ chân phải di chuyển nhiều..cũng đủ mệt, đòi hỏi người chơi phải có thể lực tốt, bộ chân linh hoạt hơn, sao lại nói là: "đánh mặt Tàu mệt hơn, bộ chân linh hoạt hơn là sai hoàn toàn"? Đánh Tàu ko những mệt hơn, di chuyển nhiều hơn mà còn khó hơn Đức Nhật luôn.
3. Chính vì chơi Tàu đòi hỏi phải có nền tảng thể lực tốt (đánh tốn sức hơn Đức Nhật) nên mọi người để ý, các VĐV Trung Quốc thời gian chơi bóng đỉnh cao rất ngắn. Chưa kể chấn thương liên tục đến với các VĐV Tàu. Mấy ông CNT nổi tiếng, mọi người hay xem, ông nào chẳng chấn thương? Dù có nhiều kinh nghiệm, miếng đánh, nhưng ko có sức thì cũng chịu, ko thể đua được với các VĐV trẻ, Xin hỏi các bác, không phải vì lý do thể lực thì là vì cái gì?
Phong trào ở Việt Nam, nhiều người cũng đánh Tàu hay, kỹ thuật tốt, nhưng khi thể lực ko cho phép, ko kham nổi, dù rất tiếc nhưng cũng phải bỏ, có tuổi cái là biết nhau ngay, nếu ko muốn chuyển sang mặt khác thì cũng chơi kiểu gò cắt, dưỡng sinh hoặc 1 đập ăn quan (nói Đánh Tàu mà không mệt thì sao gọi là đánh mặt Tàu chính là ở điểm này). Không phải vì lý do thể lực thì là vì cái gì?
Nhiều người sẽ thắc mắc, thế sao ở các CLB phủi, nhiều ông chơi mặt Tầu vẫn dã mấy chục sec cả buổi chiều ko biết mệt, có kém gì người chơi Đức Nhật đâu. Xin thưa với các bác, lý do rất đơn giản, vì họ có thể lực rất tốt, họ cũng đánh quen với mặt Tàu nhiều năm rồi, tìm ra được lối chơi phù hợp với cơ địa của mình. Cũng giống như một người chơi bóng đá lâu năm, có thể chạy liên tục cả 90phut ko biết mệt, vì họ đã quen với nhịp độ, cường độ trận bóng, biết phân phối sức hợp lý. Nhưng cơ bản vẫn phải là thể lực tốt.
4. Như vậy, sẽ có người thắc mắc, đánh Tàu mất sức, cần chân tay nhanh nhẹn, tai sao các VĐV cứ chơi, mà mấy ông chơi Tàu thì lại là người xuất sắc nhất TG?
Vì mặt nào nó cũng có cái hay cái dở của nó, không mặt nào là hoàn hảo cả, VĐV người ta được ăn tập hằng ngày, sinh ra trong một môi trường có nhiều kinh nghiệm luyện tập, sử dụng mặt vợt đó, họ chấp nhận hy sinh những nhược điểm trên bằng tập luyện và tập luyện, cường độ tập luyện vượt trội hơn so với phần còn lại của thế giới. Bù lại họ được lợi thế trong việc tạo xoáy, giao bóng, xử lý bóng ngắn, đôi khi là đường bóng dị, khó phán đoán cho đối phương. 7 sec đấu trong một trận đấu bóng bàn cũng là đủ ngắn để một VĐV có thể chấp nhận dùng nhiều sức hơn đối phương mà ko bị thua thiệt đối thủ trước khi nó kết thúc.
Tóm lại: Nếu nói về kỹ thuật thì ngay cả việc sử dụng cùng 1 mặt Đức Nhật thì cũng có người đánh mất sức nhiều, người mất sức ít. Không nên nhầm lẫn giữa kỹ thuật với tính chất với vũ khí. Chia sẻ kỹ thuật chơi bóng là đúng, ko sai (nó được dạy bới VĐV cơ mà), nhưng lái vấn đề sang 1 quản điểm cá nhân lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Khi so sánh 2 mặt Tàu-Nhật xem mặt nào mệt hơn, ông phải so sánh trên cùng một hệ quy chiếu, tức là cùng là VĐV hoặc cùng là người chưa có kỹ thuật tốt, cùng một lối chơi (người ham tấn công dù thắng hay thua thì cũng mất sức hơn người chơi phòng thủ). Không thể mang một VĐV dạy bóng bàn kỹ thuật đánh Tàu ra so sánh với một người chơi phong trào, kỹ thuật còn non kém được. Khi so sánh cùng là 2 vận động viên chuyên nghiệp. Mặt nào đánh mất sức hơn sẽ bộc lộ ra ngay.