Đánh mặt Tầu, theo anh, nếu chỉ dùng tay, sẽ không đủ lực để khiến cú đánh mạnh, nhiều xoáy, chưa kể là thiếu độ an toàn và ổn định của cú đánh
Do mặt Tầu không nẩy, dính triệt xoáy, triệt lực, nên nó cần có lực đánh rất lớn trong mỗi cú đánh để đảm bảo tốc độ giống như mặt Đức Nhật, xoáy có thể không cần đến mức đó, nhưng nói chung, nó không lợi về lực, nên cần có lực lớn.
Tay mình dù khỏe thế nào, cũng kém lực chân, và lực lườn (kích cỡ của các múi cơ kém hơn, sức xoắn của các bó cơ kém hơn, ...) nên cần chân và lườn mới có lực lớn mong muốn.
Do thời gian lưu bóng để đánh bóng lâu hơn Đức Nhật, nên đủ thời gian để dùng chân và lườn.
Với mặt Tầu, cố gắng khiến động tác tay giống nhau, càng giống nhau càng tốt trong tất cả mọi cú đánh, để đảm bảo sự ổn định, do góc vợt luôn có thể cố định với mọi góc bóng đến (các cú đánh phân chia khá ít kiểu loại), như vậy, chân phải đảm bảo một tốc độ di chuyển nhanh hơn Đức Nhật để đảm bảo điều này.
Một ví dụ rất điển hình là mặt Tầu mà giật thiếu chân thì chả khác gì mời bác xơi, bóng thường rất xoáy nhưng lại rất chậm, chậm hơn nhiều so với dùng Đức Nhật để cứu. Dùng mặt Tầu cứu bóng, nếu không dùng khả năng khéo léo để cứu thì không cứu còn hơn, cứu xong lại đi nhặt bóng.
Do quãng đường di chuyển lớn hơn, sử dụng cơ nhiều hơn, trong di chuyển và khi đánh bóng, nên chân thường mỏi hơn. Mọi người thường thấy đau cổ chân nhiều hơn là đùi, do đùi cơ lớn, nên lực đánh bóng chả thấm vào đâu. Nhưng cổ chân luôn đảm bảo dẻo, di chuyển nên bị hoạt động cực lớn, điển hình là sau khi đánh sẽ thường có gân chéo mắt cá chân căng cứng, dễ chuột rút bắp dưới sau của chân.
Đấy là vì sao chân đau, chủ yếu do di chuyển nhiều. Còn vì sao di chuyển nhiều, vì động tác cần cố định