giật bóng cắt nặng

pkhuyenthoai

Đại Tá
sau khi có được kinh nghiệm chia sẻ của mấy bác, mình đã điều chỉnh lại động tác. Kết quả là giật 10 quà thì vào bàn 7-8 quả, (chủ yếu giật moi) mặc dù chưa hiểm nhưng cũng làm đối phương lúng túng.
Bác nào chuyên giật xung cho mình xin ít kinh nghiệm.
 

Duc_NM

Đại Tá
sau khi có được kinh nghiệm chia sẻ của mấy bác, mình đã điều chỉnh lại động tác. Kết quả là giật 10 quà thì vào bàn 7-8 quả, (chủ yếu giật moi) mặc dù chưa hiểm nhưng cũng làm đối phương lúng túng.
Bác nào chuyên giật xung cho mình xin ít kinh nghiệm.
Giật moi được là tốt lắm rồi, giờ bác phải tìm cách hồi lại tư thế nhanh để đánh quả tiếp theo chứ không phải là học đánh xung vì chắc trên TG chỉ có Malong là giật xung luôn những quả cắt nặng.
 

pkhuyenthoai

Đại Tá
Giật moi được là tốt lắm rồi, giờ bác phải tìm cách hồi lại tư thế nhanh để đánh quả tiếp theo chứ không phải là học đánh xung vì chắc trên TG chỉ có Malong là giật xung luôn những quả cắt nặng.
bình thường mình giật moi lên tốc độ chậm nhưng xoáy cao nên hồi lại tư thế kịp hết bác ak. nếu giật xung khó quá thì chắc mình tập trung cho thuần phục giật moi. :)
 

ITTF

Đại Uý
bình thường mình giật moi lên tốc độ chậm nhưng xoáy cao nên hồi lại tư thế kịp hết bác ak. nếu giật xung khó quá thì chắc mình tập trung cho thuần phục giật moi. :)

Đúng là ở trên thế giới chỉ có duy nhất malong là gần như quả nào cũng giật xung đc.
Bác lưu ý 1 điều là bóng đang trong quả trình nảy lên điểm cao nhất thì gần như ko có xoáy (chỉ có lực xuyên tâm), bất biết bóng cắt nặng tới mấy. Xoáy chỉ xuất hiện trong quá trình bóng bắt đầu rơi xuống.
Đối thủ đứng gần bàn mà cắt nặng thì rất khó giật xung. Quả đầu nên giật moi để đối thủ lùi xa bàn 1 chút, lúc đó họ cắt bóng ta mới có thời gian chuẩn bị cho cú giật xung, đồng thời với khoảng cách xa bàn như vậy thì bóng cũng bớt khá nhiều xoáy rồi.
Kinh nghiệm giật xung của em là "bắt đầu" vung vợt ngay khi bóng vừa chạm bàn. Lúc đó vợt mới tiếp xúc được bóng trong quá trình bóng đang nảy lên = 1 cú giật lai bạt (giật xung)
 

pkhuyenthoai

Đại Tá
Đúng là ở trên thế giới chỉ có duy nhất malong là gần như quả nào cũng giật xung đc.
Bác lưu ý 1 điều là bóng đang trong quả trình nảy lên điểm cao nhất thì gần như ko có xoáy (chỉ có lực xuyên tâm), bất biết bóng cắt nặng tới mấy. Xoáy chỉ xuất hiện trong quá trình bóng bắt đầu rơi xuống.
Đối thủ đứng gần bàn mà cắt nặng thì rất khó giật xung. Quả đầu nên giật moi để đối thủ lùi xa bàn 1 chút, lúc đó họ cắt bóng ta mới có thời gian chuẩn bị cho cú giật xung, đồng thời với khoảng cách xa bàn như vậy thì bóng cũng bớt khá nhiều xoáy rồi.
Kinh nghiệm giật xung của em là "bắt đầu" vung vợt ngay khi bóng vừa chạm bàn. Lúc đó vợt mới tiếp xúc được bóng trong quá trình bóng đang nảy lên = 1 cú giật lai bạt (giật xung)
bác cho em xin hướng dẫn giật xung đi ak, còn mơ hồ vụ này quá. đa số giật moi xong người ta chặn bóng lại là em chơi giật lai bạt và đẩy :p
 

ITTF

Đại Uý
bác cho em xin hướng dẫn giật xung đi ak, còn mơ hồ vụ này quá. đa số giật moi xong người ta chặn bóng lại là em chơi giật lai bạt và đẩy :p
Thực ra góc vợt của cú giật xung cho bóng xuống nặng hay nhẹ ko hề khác nhau. Chỉ khác tốc độ vung vợt phải rất nhanh dứt khoát tốn nhiều lực (giật moi thì tốc độ chậm hơn hẳn ko tốn nhiều lực), ko phải để thắng xoáy của đối thủ, mà để bắt kịp với tốc độ nảy lên của bóng. Bác cứ xem clip của malong uýnh với Joo mà học hỏi, gần như cú nào cũng là giật xung !
Túm lại : Giật xung bóng xuống nặng thì bí kíp là phải "nhanh + mạnh"...
 

phungducthang

Đại Tá
Thực ra góc vợt của cú giật xung cho bóng xuống nặng hay nhẹ ko hề khác nhau. Chỉ khác tốc độ vung vợt phải rất nhanh dứt khoát tốn nhiều lực (giật moi thì tốc độ chậm hơn hẳn ko tốn nhiều lực), ko phải để thắng xoáy của đối thủ, mà để bắt kịp với tốc độ nảy lên của bóng. Bác cứ xem clip của malong uýnh với Joo mà học hỏi, gần như cú nào cũng là giật xung !
Túm lại : Giật xung bóng xuống nặng thì bí kíp là phải "nhanh + mạnh"...
Nhanh + mạnh, thắng lực xoáy. OK
 

NTBB

Super Moderators
Đúng là ở trên thế giới chỉ có duy nhất malong là gần như quả nào cũng giật xung đc.
Bác lưu ý 1 điều là bóng đang trong quả trình nảy lên điểm cao nhất thì gần như ko có xoáy (chỉ có lực xuyên tâm), bất biết bóng cắt nặng tới mấy. Xoáy chỉ xuất hiện trong quá trình bóng bắt đầu rơi xuống.
Đối thủ đứng gần bàn mà cắt nặng thì rất khó giật xung. Quả đầu nên giật moi để đối thủ lùi xa bàn 1 chút, lúc đó họ cắt bóng ta mới có thời gian chuẩn bị cho cú giật xung, đồng thời với khoảng cách xa bàn như vậy thì bóng cũng bớt khá nhiều xoáy rồi.
Kinh nghiệm giật xung của em là "bắt đầu" vung vợt ngay khi bóng vừa chạm bàn. Lúc đó vợt mới tiếp xúc được bóng trong quá trình bóng đang nảy lên = 1 cú giật lai bạt (giật xung)

ITTF xem lại đoạn đỏ trên kia. Hình như không phải vậy ! Xin hỏi ITTF: Nếu bóng đang đi lên mà không có xoáy, khi lên đến đỉnh thì hết lực và rơi xuống, vậy điều gì làm cho bóng lại xoáy lúc rơi xuống?
 

Nobitahp

Binh Nhì
Kinh nghiệm giật xung phải vung tay thật nhanh, lực mạnh, em đỡ bóng cắt nặng thuận tay hầu như thường giật xung hết, mà đã giật thì ít người đỡ được trừ gặp phải cao thủ :D
 

ITTF

Đại Uý
ITTF xem lại đoạn đỏ trên kia. Hình như không phải vậy ! Xin hỏi ITTF: Nếu bóng đang đi lên mà không có xoáy, khi lên đến đỉnh thì hết lực và rơi xuống, vậy điều gì làm cho bóng lại xoáy lúc rơi xuống?
ITTF biết kiểu gì cũng sẽ có người thắc mắc như thế.
Cái này giải thích thì rất vòng vo, phải dùng vật lý để giải thích. Các dạng biến đối năng lượng, động năng...
Bác hỏi vậy thì ITTF hỏi lại Bác ! Thế ko có lực thì sao bóng rơi xuống bàn lại nảy lên ???
Thực tế 1 điều rằng trong quá trình nảy lên của quả bóng thì bóng rất ít xoáy, phải đợi tới khi trên đà rơi xuống bóng mới xuất hiện xoáy rõ ràng, cái này có thể làm thí nghiệm với bóng xoáy lên...
 

phungducthang

Đại Tá
Khi tập giật bóng với 1 quân xanh thì câu trả lời khá rõ. Bạn quân xanh sẽ luôn có xu hướng cắt nặng dần lên, đối lại cú giật của mình phải tăng lực lên tương ứng và điều chỉnh 1 chút về góc vợt... Vấn đề là khi vào trận ta phải đưa ra lựa chọn tức thì cho cú giật, vậy thôi.
 

NTBB

Super Moderators
ITTF biết kiểu gì cũng sẽ có người thắc mắc như thế.
Cái này giải thích thì rất vòng vo, phải dùng vật lý để giải thích. Các dạng biến đối năng lượng, động năng...
Bác hỏi vậy thì ITTF hỏi lại Bác ! Thế ko có lực thì sao bóng rơi xuống bàn lại nảy lên ???

Bóng rơi xuống bàn là có lực chứ sao lại nói là không lực. Đó là ...trọng lực. Và bóng nảy lên vì 2 thứ: 1. phản lực của mặt bàn, 2. Lực đàn hồi của chính quả bóng (quả bóng bên trong có áp suất mà!).

Trong bóng bàn chả có bóng nào là bóng không lực cả. Không lực thì làm sao nó bay sang bên kia bàn ??? Bóng không xoáy thì có !

Mình sẽ chờ giải thích bằng vật lý của ITTF.
 

Duc_NM

Đại Tá
bình thường mình giật moi lên tốc độ chậm nhưng xoáy cao nên hồi lại tư thế kịp hết bác ak. nếu giật xung khó quá thì chắc mình tập trung cho thuần phục giật moi. :)
Thường những quả moi phá xoáy đó nó sẽ là né trái đánh phải nên góc bên phải của bác sẽ là góc bị lộ, đối phương sẽ kê điều chết ngay về góc xa đó, bác mà vừa đảm bảo được cân bằng cơ thể vừa đảm bảo vị trí ở giữa bàn để giật tiếp thì ngon rồi, vậy bác chỉ việc triển khai những quả đối giật sau thôi, vậy việc cần làm bây giờ là luyện đối giật ;)
 

ITTF

Đại Uý
Bóng rơi xuống bàn là có lực chứ sao lại nói là không lực. Đó là ...trọng lực. Và bóng nảy lên vì 2 thứ: 1. phản lực của mặt bàn, 2. Lực đàn hồi của chính quả bóng (quả bóng bên trong có áp suất mà!).

Trong bóng bàn chả có bóng nào là bóng không lực cả. Không lực thì làm sao nó bay sang bên kia bàn ??? Bóng không xoáy thì có !

Mình sẽ chờ giải thích bằng vật lý của ITTF.
Sorry Bác NTBB cùng mọi người. Sau khi xem lại thì đúng là ITTF sai và nhầm lẫn trong đoạn vừa rồi.
Ko phải lúc bóng đang nảy lên ko có xoáy, mà bóng đúng là vẫn có xoáy.
ITTF xin giải thích lại như thế này :
Bóng có xoáy luôn có 2 loại động nặng : Động năng tịnh tiến (tâm di chuyển). động năng quay (xoáy). Khi bóng trong quả trình nảy lên (vừa va chạm vào bàn) thường vẫn còn khá nhiều "động năng tịnh tiến" (tùy từng quả cắt), ta giật xung để mượn "động năng tịnh tiến" chống lại "động năng quay". Còn giai đoạn bóng rơi xuống chủ yếu là "động năng quay" nên chỉ có cách giật moi (khi bóng đã bớt xoáy)...
 
Last edited:

leqd

Đại Uý
Sorry Bác NTBB cùng mọi người. Sau khi xem lại thì đúng là ITTF sai và nhầm lẫn trong đoạn vừa rồi.
Ko phải lúc bóng đang nảy lên ko có xoáy, mà bóng đúng là vẫn có xoáy.
ITTF xin giải thích lại như thế này :
Bóng có xoáy luôn có 2 loại động nặng : Động năng tịnh tiến (tâm di chuyển). động năng quay (xoáy). Khi bóng trong quả trình nảy lên (vừa va chạm vào bàn) thường vẫn còn khá nhiều "động năng tịnh tiến" (tùy từng quả cắt), ta giật xung để mượn "động năng tịnh tiến" chống lại "động năng quay". Còn giai đoạn bóng rơi xuống chủ yếu là "động năng quay" nên chỉ có cách giật moi (khi bóng đã bớt xoáy)...
Vẫn sai nữa ITTF ơi, bạn quên mất "thế năng". Bài tóan cơ năng của quá bóng có 3 phần, động năng tịnh tiến (m.v.v/2, m khối lượng, v là tốc độ), động năng quay (j.w.w/2, j là moment quá tính, w tốc độ quay) và thế năng (m.g.h). Tổng cơ năng giảm dần do ma sát không khí, tuy nhiên trong một đoạn ngắn có thể xem như là không đổi. Lúc bóng rơi xuống mặt bàn thì thế năng thấp nhất, thế năng chuyển thành động năng tịnh tiến làm tốc độ lúc này là cao nhất. Khi nảy từ mặt bàn một phần động năng quay sẽ chuyển thành động năng tịnh tiến (bóng backspin sẽ chậm đi, bóng topspin sẽ nhanh hơn). Khi bóng đi lên, thế năng tăng dần nhưng tốc độ tới sẽ giảm dần.
Khi bóng có bacspin đang đi lên, chuyển động đi lên bù lại tác động kéo xuống của xóay backspin, do đó đánh vào thời điểm này thì bóng "nhẹ" nhất. Còn nếu bóng đang rơi, thì chuyển động đi xuống cộng với tác động của xóay sẽ làm bóng "nặng".
Do đó khẩu quyết tấn công bóng có backspin là bóng đang lên thì bạt, giật xung, nhưng hễ bóng đã rơi là phải giật moi lên.
 

ITTF

Đại Uý
Vẫn sai nữa ITTF ơi, bạn quên mất "thế năng". Bài tóan cơ năng của quá bóng có 3 phần, động năng tịnh tiến (m.v.v/2, m khối lượng, v là tốc độ), động năng quay (j.w.w/2, j là moment quá tính, w tốc độ quay) và thế năng (m.g.h). Tổng cơ năng giảm dần do ma sát không khí, tuy nhiên trong một đoạn ngắn có thể xem như là không đổi. Lúc bóng rơi xuống mặt bàn thì thế năng thấp nhất, thế năng chuyển thành động năng tịnh tiến làm tốc độ lúc này là cao nhất. Khi nảy từ mặt bàn một phần động năng quay sẽ chuyển thành động năng tịnh tiến (bóng backspin sẽ chậm đi, bóng topspin sẽ nhanh hơn). Khi bóng đi lên, thế năng tăng dần nhưng tốc độ tới sẽ giảm dần.
Khi bóng có bacspin đang đi lên, chuyển động đi lên bù lại tác động kéo xuống của xóay backspin, do đó đánh vào thời điểm này thì bóng "nhẹ" nhất. Còn nếu bóng đang rơi, thì chuyển động đi xuống cộng với tác động của xóay sẽ làm bóng "nặng".
Do đó khẩu quyết tấn công bóng có backspin là bóng đang lên thì bạt, giật xung, nhưng hễ bóng đã rơi là phải giật moi lên.
Nếu dùng thêm cả thế năng vào để giải thích chi tiết thì ITTF thấy lời thích của Bác chưa thể đủ đc, vì còn nhiều loại lực và chuyển hóa năng lượng, như ma sát khi tiếp xúc bàn, độ đàn hồi của bàn khi bóng nảy lên...ở trên ITTF đã nói là lời giải thích nôm na ngắn gọn dễ hiểu nhất...
Vậy giờ Bác có nhã ý, kính Bác có lời giải thích chi tiết hơn cho ITTF cùng mọi người tiện hiểu, vì có bàn xịt bàn ko, bàn ma sát tốt, bàn trơ... ;)
 

leqd

Đại Uý
Nếu dùng thêm cả thế năng vào để giải thích chi tiết thì ITTF thấy lời thích của Bác chưa thể đủ đc, vì còn nhiều loại lực và chuyển hóa năng lượng, như ma sát khi tiếp xúc bàn, độ đàn hồi của bàn khi bóng nảy lên...ở trên ITTF đã nói là lời giải thích nôm na ngắn gọn dễ hiểu nhất...
Vậy giờ Bác có nhã ý, kính Bác có lời giải thích chi tiết hơn cho ITTF cùng mọi người tiện hiểu, vì có bàn xịt bàn ko, bàn ma sát tốt, bàn trơ... ;)
Hihi, mình "chọc ngoáy" vì ITTF đồng ý với bác NTBB, nhưng khi giải thích lại thì ITTF bỏ quên phần "trọng lực" mà bác NTBB có nêu. Trọng lực chính là thế năng đó. Nếu bỏ qua trong lực thì không thể chỉ ra được sự khá biệt của bóng đi lên và đi xuống như ITTF đã nhận định được.
Về việc phân tích kỹ hơn động lực học quả bóng, mình sẽ thử xem sao, cũng là một bài tóan vật lý hay.
 

Bình luận từ Facebook

Top