Mình có vài ý kiến như sau mình nghĩ sẽ giúp được bạn.
Thứ nhất: đó là có phải tất cả các quả cắt nặng đều có thể giật được không: câu trả lời là không (tùy vào từng quả mà thôi) bạn có thể thấy rất rõ trong video của timo boll và Joo Se hyuk. vì quả cắt nặng quá thấp lại có ngọn (cắt đít bóng, bóng không lao ra ngoài)
Thứ hai: phân loại bóng nặng
Loại 1: bóng cắt nặng nhưng lao ra ngoài bàn.
Loại 2: Cắt đít bóng bóng rất nặng không lao ra ngoài bàn mà nảy đứng 90 độ
Cách đối phó:
Đối với loại 1: cứ chờ bóng lao ta ngoài bàn và từ vị trí cao nhất rơi xuống đến ngang mặt bàn hoặc vị trí thấp hơn nếu quả bóng quá gần mép bàn, sử dụng kỹ thuật của giật moi giật lại (bí quyết là phải chờ bóng, không được úp vợt quá hay đánh về phía trước quá nhiều. Phải tăng ma sát, vợt hướng lên nhiều hơn). Đối thủ chọn để tập luyện là cao thủ đánh gai hoặc giơ thủ, cách học giao bóng dài chéo bàn xoáy lên với người chơi gai và tập giật
Đối với loại 2: loại này cần lưu ý là vị trí của mình so với bóng và xác định độ cao của quả bóng (thấp hơn lưới hay cao hơn lưới) loại này rất hay hụt bóng
+ Nếu đủ người thì giật pha bạt (có nghĩa là giật nhưng cố áp vào bóng bằng cách tiến tay về phía trước nhằm tạo thêm tiếp xúc với bóng) dồn lực tạo ma sát hướng lên (lên có nghĩa là lên trên đầu, lên cao)
+ Nếu không đủ người thì nhả lại sâu bàn để chờ giật như loại 1
+ Nếu bóng cao hơn lưới mà đủ người bạn có thể bạt bóng
+ Nếu bóng thấp hơn lưới mà đủ người đủ tay (bóng nảy gần lưới) thì bạn có thể thực hiện kỹ thuật vẩy cổ tay.
Đối thủ chọn để tập là giơ mút cắt. Cách tập giao bóng thật nặng nhưng hai nảy (nếu không giao được bóng nặng hai nẩy thì bạn cứ giao bóng xuống nhẹ hai nảy là được)
Lưu ý: tất cả đều cần bộ pháp, phải nhanh và linh hoạt
Chúc bạn thành công
Thứ nhất: đó là có phải tất cả các quả cắt nặng đều có thể giật được không: câu trả lời là không (tùy vào từng quả mà thôi) bạn có thể thấy rất rõ trong video của timo boll và Joo Se hyuk. vì quả cắt nặng quá thấp lại có ngọn (cắt đít bóng, bóng không lao ra ngoài)
Thứ hai: phân loại bóng nặng
Loại 1: bóng cắt nặng nhưng lao ra ngoài bàn.
Loại 2: Cắt đít bóng bóng rất nặng không lao ra ngoài bàn mà nảy đứng 90 độ
Cách đối phó:
Đối với loại 1: cứ chờ bóng lao ta ngoài bàn và từ vị trí cao nhất rơi xuống đến ngang mặt bàn hoặc vị trí thấp hơn nếu quả bóng quá gần mép bàn, sử dụng kỹ thuật của giật moi giật lại (bí quyết là phải chờ bóng, không được úp vợt quá hay đánh về phía trước quá nhiều. Phải tăng ma sát, vợt hướng lên nhiều hơn). Đối thủ chọn để tập luyện là cao thủ đánh gai hoặc giơ thủ, cách học giao bóng dài chéo bàn xoáy lên với người chơi gai và tập giật
Đối với loại 2: loại này cần lưu ý là vị trí của mình so với bóng và xác định độ cao của quả bóng (thấp hơn lưới hay cao hơn lưới) loại này rất hay hụt bóng
+ Nếu đủ người thì giật pha bạt (có nghĩa là giật nhưng cố áp vào bóng bằng cách tiến tay về phía trước nhằm tạo thêm tiếp xúc với bóng) dồn lực tạo ma sát hướng lên (lên có nghĩa là lên trên đầu, lên cao)
+ Nếu không đủ người thì nhả lại sâu bàn để chờ giật như loại 1
+ Nếu bóng cao hơn lưới mà đủ người bạn có thể bạt bóng
+ Nếu bóng thấp hơn lưới mà đủ người đủ tay (bóng nảy gần lưới) thì bạn có thể thực hiện kỹ thuật vẩy cổ tay.
Đối thủ chọn để tập là giơ mút cắt. Cách tập giao bóng thật nặng nhưng hai nảy (nếu không giao được bóng nặng hai nẩy thì bạn cứ giao bóng xuống nhẹ hai nảy là được)
Lưu ý: tất cả đều cần bộ pháp, phải nhanh và linh hoạt
Chúc bạn thành công