Di chuyển - Chuyển chân hay Chuyển trọng tâm

vcbshark

Đại Tá
Có học có hơn. Chú làm 1 khoá đi rồi dạy lại anh. Ra Duy Hưng làm 1 khoá của chú e Minh TB. A rất muốn nhưng xa quá.

Em định đi học Đức Cắt cơ, nếu lúc nào cũng phải cương lên công sẽ rất rủi ro, phải tính kế vẹn toàn.

Sẵn sàng chơi đối công nhưng nếu mình không muốn, hoặc gặp đối mạnh hơn phải ép họ chơi theo cách của mình bằng cách ghìm và lẫy thì mới an toàn.

TƯ DUY CỦA DÂN NGÂN HÀNG mà, an toàn tối đa nếu có thể, và chỉ chớp thời cơ khi chín muồi
 

Phạm Việt

Thượng Sỹ
Kiến thức không cố định. bạn đang qua 1 thời gian trải nghiệm đút kết kinh nghiệm. nên áp dụng vào thấy nó có thay đổi với mình. thấy bản thân đánh tốt hơn. nhưng đó không phải là kiến thức cơ bản để mọi người cùng tập. bạn lại càng đánh hay hơn nếu gặp 1 đối thủ đánh tốt khiến bạn phải thua. Nếu như vậy bạn sẽ phát triển thụ động. Nếu có 1 kế hoạch ưu, khuyết điểm của bản thân và kỹ năng cần bổ sung, kỹ năng chiến đấu thực tiễn thì bạn sẽ phát triển kỹ năng bóng bàn 1 cách chủ động. chúc chủ thớt yêu bóng bàn và lên bóng
 

docmaorg

Đại Tá
Bác cứ để ý, khi đứng đợi đối phương giao bóng thì thủ thế, nhưng khi đối phương tung bóng lên, thì thường người đỡ sẽ đứng có vẻ hơi cao lên như đứng thắng, đó là bước chuẩn bị di chuyển, sau đó tùy vào cú giao bóng thì sẽ tiến vào hay lùi ra. Chuyển trọng tâm của cơ thể lên cao thu hẹp bước chân là bước chuẩn bị di chuyển cho lanh lẹ, còn đánh bóng và khi thực hiện cú đánh thì tôi nghĩ ko ngoài các kỹ thuật foot work trong bóng bàn.
 

vcbshark

Đại Tá
Bác cứ để ý, khi đứng đợi đối phương giao bóng thì thủ thế, nhưng khi đối phương tung bóng lên, thì thường người đỡ sẽ đứng có vẻ hơi cao lên như đứng thắng, đó là bước chuẩn bị di chuyển, sau đó tùy vào cú giao bóng thì sẽ tiến vào hay lùi ra. Chuyển trọng tâm của cơ thể lên cao thu hẹp bước chân là bước chuẩn bị di chuyển cho lanh lẹ, còn đánh bóng và khi thực hiện cú đánh thì tôi nghĩ ko ngoài các kỹ thuật foot work trong bóng bàn.

Từ trước tới giờ toàn chuẩn bị sai, lúc nào cũng chuẩn bị ở tư thế vào bóng, đánh bóng, nên việc di chuyển rất chậm, dù mình không phải là thằng chậm và yếu (dân chơi bóng đá từ nhỏ đến giờ vẫn chơi)
 

Phạm Việt

Thượng Sỹ
Từ trước tới giờ toàn chuẩn bị sai, lúc nào cũng chuẩn bị ở tư thế vào bóng, đánh bóng, nên việc di chuyển rất chậm, dù mình không phải là thằng chậm và yếu (dân chơi bóng đá từ nhỏ đến giờ vẫn chơi)
2014 World Tour Grand Finals Highlights: Jun Mizutani Vs Dimitrij Ovtcharov (FINAL)
Giải này Jun Mizutani thắng đánh rất khác với mấy lần trước gặp Ma long. Lần này Jun di chuyển chậm nhịp hơn khiến đối thủ Ovtcharov rất khó đánh. nói như vậy để bạn biết rằng " Nhanh quá cũng là một cái tội "
 

doccothankiem_hp

Thượng Tá
Bác cứ để ý, khi đứng đợi đối phương giao bóng thì thủ thế, nhưng khi đối phương tung bóng lên, thì thường người đỡ sẽ đứng có vẻ hơi cao lên như đứng thắng, đó là bước chuẩn bị di chuyển, sau đó tùy vào cú giao bóng thì sẽ tiến vào hay lùi ra. Chuyển trọng tâm của cơ thể lên cao thu hẹp bước chân là bước chuẩn bị di chuyển cho lanh lẹ, còn đánh bóng và khi thực hiện cú đánh thì tôi nghĩ ko ngoài các kỹ thuật foot work trong bóng bàn.
Bác này phân tích rất hay và chi tiết,em ko nhầm Bác là một cao thủ thượng thừa của QN có phải ko ạ? Nếu chuẩn thì anh em mình lại giao dịch tiếp...Axelo
 

lamtq

Đại Tá
Cái em nói đến là việc thay đổi quan niệm về di chuyển.

Em nghiệm ra không phải là về di chuyển, mà về cách thay đổi trọng tâm của người trong di chuyển ạ.

Lên - xuống - Lên - Xuống
Trọng với chả tâm
thay đổi trọng tâm kiểu này, a mày bjt từ hồi mới lớn, ko cần phải có vợ cả chục năm như chú mới nghĩ ra đâu:D:D:D:p:p
 

attack01

Đại Uý
Trình em gà, làm video anh em cười chết, có điều kiện bác ra HOÀNG SÂM anh em chém gió cho vui

Mình thấy cái bạn nói rất đúng, nhưng mình nghĩ bạn lên 2-3 bóng là xuất phát từ cái này nhưng nó không phải nguyên nhân chính. Vấn đề là khi bạn di chuyển thì nâng trọng tâm, khi đánh bóng thì hạ trọng tâm rồi mới đánh bóng, như vậy bạn có 1 nhịp dừng trước khi vào bóng (mà bác ở trên bảo là stop hit move stop đấy). Do đó bạn sẽ move có nhịp điệu và nếu đối thủ bạn không có thì họ sẽ bị cuốn theo nhịp của bạn và thua rất nhanh. Ngược lại như khi mình đánh với thầy mình (thầy chấp 4), do trình thầy cao hơn nên họ sẽ phá nhịp mình bằng nhiều cách ví dụ như : (1) chỉnh hướng bóng ngay trước khi chạm bóng, (2) đánh bóng ngắn dài bất quy tắc (3) tăng tốc độ bóng bằng chặn đẩy hoặc đôi công. Vài thời điểm mình giữ được nhịp thì mình thấy vẫn thắng được thầy (do thầy lớn tuổi không còn di chuyển nhanh) nhưng khi bị phá nhịp thì thua lẹ lắm.

Mình nghĩ mọi môn thể thao đối kháng đêu là làm đối phương cuốn theo lối đánh và nhịp của mình thì thắng thôi. :)
 

ITTF

Đại Uý
Trong bóng bàn thì em thấy có 2 kiểu lỗi kỹ thuật mà có sửa nữa, sửa mãi cũng khó mà sửa đc. Gặp những người sai ở 1 trong 2 điểm này em lắc đầu luôn.
- Chân đứng thẳng như tượng. Những người này em hay trêu là chân gỗ ko bao giờ sửa đc, căn bản trong cuộc sống đôi chân của họ sinh ra đã ko có khiếu cho thể thao. Từ thủ môn bóng đá, bóng chuyền hay cầu lông mà chân thẳng như tượng là vô dụng, bất kể tốc độ di chuyển là nhanh nhưng sẽ ko bao giờ có trụ.
- Cầm vợt ngang mà như vợt dọc, lúc giật bạt...đều có xu hướng dựng ngược vợt lên như vợt dọc - kiểu như cây thánh giá ấy. Lúc đẩy bóng trên bàn thì dựng ngược vợt lên (vợt dọc trúc đầu xuống). Bình thường bóng có xu hướng lượn theo hướng vung tay, nhưng mấy tay này thì bóng lại có xu hướng đi nghịch chiều lăng tay (vì bị bẻ cổ tay lúc giật). Nói dễ hiểu mấy tay này có xu hướng giật xoa ngang quả bóng.

Sorry các Bác. Tại em bức xúc mấy ông ở clb, dạy mãi mà ko đc, phủi vẫn hoàn phủi, chán luôn.

Thôi quay lại chủ đề chính về cách di chuyển.
- Quan điểm của em là chân càng rộng càng tốt đồng nghĩa với việc càng hạ trọng tâm thấp càng tốt. Tác dụng của nó là rất linh hoạt trong việc né/với bóng để giật. Còn muốn di chuyển đc như mấy tay VĐV nữ luôn luôn nhún thì độ rộng của chân tùy thuộc mỗi người, rộng quá hẹp quá đều ko di chuyển đc. Nói tới hạ trọng tâm nghe có vẻ cao xa và khó khăn với nhiều người, nhưng bí bíp của em rất đơn giản. Em tưởng tượng em là 1 người lùn, làm sao cho vai luôn ngang tầm lưới hoặc mặt bàn, như vậy thì tự khắc trọng tâm hạ, chân tự khắc rộng. Nhiều khi chân đứng rộng, nhưng trọng tâm ko chịu hạ vi chân thẳng đừ. Thế nên cái cần quan tâm là trọng tâm cơ thể đã thấp chưa, chứ đừng quan tâm chân đã đứng rộng chưa.
- Điều thứ 2 về trọng tâm là việc sử dụng nội lực. Bình thường nhìn động tác bên ngoài giống y như nhau, nhưng nội lực bên trong lại quyết định tất cả. Ở tư thế chuẩn bị hoặc tư thế trung gian thì lực sẽ đc dồn về 1 bộ phận nào đó - tùy thuộc mỗi người.
+ Thả lỏng cơ thể => Lực ko dồn về đâu => Rất mất chủ động
+ Lực lệch về phía vai/lườn của tay cầm vợt
+ Lực lệch về bàn tay cầm vợt
Các bác cứ thử test 3 ý nhỏ này, đảm bảo sẽ tìm ra đc 1 cách sử dụng hợp lý, kèm theo cách hạ trọng tâm em chỉ ở trên. Đảm bảo sẽ ngộ ra đc nhiều thứ.
 

Trắng Đen

Thượng Tá
Kiến thức còi của em thì phần kiến thức này của bác nằm trong cái tổng thể footwork nói chúng đó ah. Trong Spingskill cũng có hẳn bài hướng dấn.
Và em đồng tình với các bác là chỉ cần nâng cao được bộ chân và thân pháp thì sẽ lên trình ngay. Em rút ra 1 số ý chính như sau:

1. Nguyên tắc: Duy chuyển bộ chân, cơ thể để đưa tay vào vị trí thuận lợi nhất để ra đòn. (Chân 7 tay 3 như các bác đã nói)
2. Việc duy chuyển phải bắt đầu bằng việc học nhún, nhún nhún và nhún (tiến sĩ hói có bảo 1 trong 3 nguyên tắc là ra tay trong lúc "động" ấy) (giây 1:30 clip 乒乓球九级训练内容与达标标准 1-1-3 身体基本准备姿势 )
-3. Bước căn bản (clip Sping skill, Giây 25:30 Table Tennis Tutorial from Beginner to Advanced The Secret of the Chinese Team 1, Giây 0:58 Table Tennis Tutorial from Beginner to Advanced The Secret of the Chinese Team 14 )
4. Tập Bước nhỏ small step(Table Tennis -- Chinese Footwork Part 4 -- Small Steps)
5 1 bước -one step (clip Sping skill, Kỹ thuật di chuyển bước chân, Table Tennis - Chinese Footwork ):
6. Falkenberg (clip Sping skill, Kỹ thuật di chuyển bước chân, Sức mạnh của di chuyển trong thi đấu bóng bàn 2,... )
7. Cross step (Clip sping skill, Table Tennis - Chinese Footwork Part 3 - Pivot And Cross Step)
8. Các bài tập bổ trợ (clip của Lục Tiên Sinh, Table Tennis - Chinese Footwork, Chinese Footwork/Fast Feet ...)

Với Keyword Chinese footwork trên youtube các bác sẽ có những minh họa cần thiết.

Việc chân rộng hơn vai nhưng duy chuyển vẫn nhẹ nhàng nếu luyện ok các bác ah.

Một số chia sẽ tâm đắc của em. (thích nhất cái clip "lục tiên sinh" đội tuyển nữ CNT tập các bác ah)
 

vcbshark

Đại Tá
Hội chứng của người chiến thắng................ hôm nay bạn mà thắng nữa thì đó mới là lạ... chúc mừng chúc mừng...

Hôm qua em lại thắng, và không chỉ là đối thủ cũ (đối luyện thường xuyên) mà thêm một anh nữa, đã đánh với nhau vài lần, vẫn hơn em khoảng 02 bóng, dù anh ấy không chấp, nhưng trước giờ đánh em vẫn bị bí hoàn toàn.

Em nghĩ mình đã đúng, và bây giờ cần đưa nó lên thành phản xạ/thói quen thôi.:p

Hôm qua đã mang Bệ phóng hạt nhân vào trận anh @lamtq ạ, công khủng hơn nhưng cắt thủ khó hơn. Lưu bóng ít hơn VPS, không bám bằng nhưng đánh có vẻ an toàn hơn.:rolleyes:

Innerforce ACL mà phải đánh ghìm quả là sẽ rất khó đấy ạ, nếu đối mà mạnh hơn hẳn, không chiến thắng được bằng đôi công sòng phẳng chắc chắn phải dùng VPS V để đánh chứ dùng Innerforce ALC thì có mà ..... nát hàng:(
 

lamtq

Đại Tá
Hôm qua em lại thắng, và không chỉ là đối thủ cũ (đối luyện thường xuyên) mà thêm một anh nữa, đã đánh với nhau vài lần, vẫn hơn em khoảng 02 bóng, dù anh ấy không chấp, nhưng trước giờ đánh em vẫn bị bí hoàn toàn.

Em nghĩ mình đã đúng, và bây giờ cần đưa nó lên thành phản xạ/thói quen thôi.:p

Hôm qua đã mang Bệ phóng hạt nhân vào trận anh @lamtq ạ, công khủng hơn nhưng cắt thủ khó hơn. Lưu bóng ít hơn VPS, không bám bằng nhưng đánh có vẻ an toàn hơn.:rolleyes:

Innerforce ACL mà phải đánh ghìm quả là sẽ rất khó đấy ạ, nếu đối mà mạnh hơn hẳn, không chiến thắng được bằng đôi công sòng phẳng chắc chắn phải dùng VPS V để đánh chứ dùng Innerforce ALC thì có mà ..... nát hàng:(
Chú càng căng bóng càng de vao va lam kho doi phuong chu cóng tay thi hong. Lan sau gap danh = nhe:p
 

o3ma

Đại Tá
Hôm qua em lại thắng, và không chỉ là đối thủ cũ (đối luyện thường xuyên) mà thêm một anh nữa, đã đánh với nhau vài lần, vẫn hơn em khoảng 02 bóng, dù anh ấy không chấp, nhưng trước giờ đánh em vẫn bị bí hoàn toàn.

Em nghĩ mình đã đúng, và bây giờ cần đưa nó lên thành phản xạ/thói quen thôi.:p

Hôm qua đã mang Bệ phóng hạt nhân vào trận anh @lamtq ạ, công khủng hơn nhưng cắt thủ khó hơn. Lưu bóng ít hơn VPS, không bám bằng nhưng đánh có vẻ an toàn hơn.:rolleyes:

Innerforce ACL mà phải đánh ghìm quả là sẽ rất khó đấy ạ, nếu đối mà mạnh hơn hẳn, không chiến thắng được bằng đôi công sòng phẳng chắc chắn phải dùng VPS V để đánh chứ dùng Innerforce ALC thì có mà ..... nát hàng:(
Chú làm 1 cái "cờ líp" chú nhảy nhót, thủ thế, vung chưởng tung lên cho a học hỏi tí.
 

Bình luận từ Facebook

Top