vcbshark
Đại Tá
Đây là trải nghiệm cá nhân, trình Z nên anh em lấy tham khảo thôi, không nên lấy làm chuẩn.
Đã qua rất nhiều lần, video, bài viết, ... để nghiên cứu về di chuyển trong bóng bàn, em tập rất nhiều, lập nhiều cách và cũng phá đi nhiều lần, mỗi thứ một ít, hiện giờ bản thân cũng không biết những kỹ năng hiện tại có từ đâu nữa.
Hôm qua, có một anh tên Sơn đến Hoàng Sâm đánh, rất nhẹ nhàng, rất thanh thoát và di chuyển cực kỳ hiệu quả. Em quan sát và tự nhận ra rằng: Vấn đề di chuyển không chỉ đơn thuần là chân, mà một phần quan trọng, mà sau đây sẽ giải thích, có khi là phần cốt yếu là Trọng tâm.
Thông thường, trước đây, khi tìm cách di chuyển, do quá tập trung vào bóng, em thường bị tật (giờ mới nhận ra) là trọng tâm của mình luôn duy trì ở một độ cao nhất định/cố định so với mặt đất, bất kể là khi đó mình chủ động chùn gối, hay khựu, hay ...
Trong di chuyển, nhìn anh Sơn đánh mới hiểu ra, muốn di chuyển nhanh, trọng tâm phải ở mức độ cao vừa phải, tức là không đứng thẳng người, nhưng không được hạ quá thấp để bắp đùi chịu quá nhiều sức nặng của thân, khiến chân cứng, nặng và chịu lực quá nhiều. Tức là chân chỉ ở mức bằng vai, cũng không nên rộng hơn vai, khó di chuyển
Trong khi đánh, người/mắt càng gần quả bóng đánh càng chính xác, tức là cần người thấp, trọng tâm thấp, chân phải choải rộng, rộng hơn vai nhiều để người thấp xuống mà không phải cúi người quá nhiều
Kết hợp hai cái này lại thật là vô cùng mâu thuẫn, một thứ chân hẹp, một thứ chân rộng.
Đấy là cái mình nhìn thấy, và ngộ ra.
Trong mỗi khi tiếp xúc với bóng, chân phải mở rộng để tạo thế vững cho cú đánh, nhưng khi chuẩn bị di chuyển lại phải làm chân hẹp vào. Và hình thành nguyên tắc di chuyển sau:
Giao bóng:
Khi chuẩn bị giao, giống như một cú đánh, dạng chân rộng để hạ thấp người. Chú ý, chân trái đưa lên nhiều nhất có thể, khụy gối, để dồn trọng tâm lên phía trước. Khi giao bóng, dồn toàn bộ trọng tâm vào cú giao (ghi chú rất rõ là DỒN TOÀN BỘ TRỌNG TÂM ĐƯA VÀO CÚ GIAO), bóng chắc, ổn định. Nhưng điều quan trọng hơn, giống như con lắc, chỉ có thể bật lại nhanh nhất khi nó di chuyển hết cung chuyển động, đạt đỉnh tại cuối đường cung. Vì vậy, mấu chốt là phải đưa toàn bộ trọng tâm vào cú đánh, các bro cứ thử xem, người được trả lại rất nhanh, và nhanh hơn nhiều lần việc chúng ta chỉ đưa một phần trọng tâm vào rồi rút người lại ngay. Chân trái sau khi nhận được toàn bộ trọng tâm sẽ tự đẩy bật người về phía sau, đưa trọng tâm người về cân bằng trên hai chân.
Ngay sau cú giao, bật người trở lại khi đó, hai chân khép lại, bằng vai thôi, đừng nhỏ hơn, làm khó di chuyển, nhưng cũng đừng lớn hơn, cũng khó di chuyển. Trọng tâm người từ thấp được kéo lên cao, làm người thoát ra khỏi động tác giao bóng. Chân vẫn giữ nguyên lý ĐƯỜNG KIẾN QUÂN, chân trái cao hơn chân phải một chút.
Ta đang ở ngay vị trí chuẩn bị, bất chấp là quả đánh của đối phương là tấn công trái phải ngay từ cú service của ta, ta vẫn chiến lại như thường.
Đỡ giao bóng:
Khi chuẩn bị, các bạn nên ở tư thế chuẩn bị, tức là trọng tâm ở cả hai chân, nhưng lại giữ trọng tâm như cú đánh, tức là chân mở rộng, trọng tâm thấp, đưa người chúi về phía trước một chút (theo mình thực tập thì mắt ngang quả bóng đối phương đang cầm trong tay, mắt nhìn lướt toàn bộ mặt bàn để cảm giác vị trí đưng của mình, tự cảm thấy an toàn là được).
Ngay khi đối phương tung bóng, đứng người dậy, tức là thu hẹp chân lại, trọng tâm đưa lên cao, vẫn phân phối đều cho hai chân, đơn giản bằng một động tác nhún. Khi quả bóng chạm bàn đối phương, các bạn gần như đoán được điểm tới của quả bóng trên bàn mình (cái này trước mình rất kém, nhưng sau những động tác chuẩn bị nêu trên, ngay hôm qua, cảm giác về quả bóng tới của mình không đến nỗi tệ). Chờ bóng tới ngang trên đỉnh lưới, các bạn lướt chân phải (đa số là lướt chân phải lên vì thường họ giao ngăn phải để tấn công) hoặc đưa tay sang trái một chút để chuẩn bị đánh trái quả trái dài (ít khi họ dám ngắn trái vì mình đánh trái trên bàn tốt, không mạnh nhưng thường là bóng khá khó về trái họ, họ không hoặc mất hoàn toàn chủ động)
Nếu đánh phải, các bạn quay lại các động tác như vừa giao bóng xong
Nếu đánh trái, bạn không phải làm gì cả, đón chờ quả tiếp theo luôn.
Nói và nói lại, đây là những gì bản thân tự nghiệm, và vừa thực hành tối qua.
Thông thường, @dathoang chấp mình 3 bóng không có cửa gì, bí lắm. Sau hôm nọ tập chân, chấp 3 đã ngang ngang. Nhưng hôm qua, đánh ngang, đối phương không có cửa gì, bí toàn tập, thường xuyên bị động và bị mình đánh cho nát hàng. SƯỚNG RÂM RAN.
Kinh nghiệm còi, mong anh em lấy làm tham khảo.
Đã qua rất nhiều lần, video, bài viết, ... để nghiên cứu về di chuyển trong bóng bàn, em tập rất nhiều, lập nhiều cách và cũng phá đi nhiều lần, mỗi thứ một ít, hiện giờ bản thân cũng không biết những kỹ năng hiện tại có từ đâu nữa.
Hôm qua, có một anh tên Sơn đến Hoàng Sâm đánh, rất nhẹ nhàng, rất thanh thoát và di chuyển cực kỳ hiệu quả. Em quan sát và tự nhận ra rằng: Vấn đề di chuyển không chỉ đơn thuần là chân, mà một phần quan trọng, mà sau đây sẽ giải thích, có khi là phần cốt yếu là Trọng tâm.
Thông thường, trước đây, khi tìm cách di chuyển, do quá tập trung vào bóng, em thường bị tật (giờ mới nhận ra) là trọng tâm của mình luôn duy trì ở một độ cao nhất định/cố định so với mặt đất, bất kể là khi đó mình chủ động chùn gối, hay khựu, hay ...
Trong di chuyển, nhìn anh Sơn đánh mới hiểu ra, muốn di chuyển nhanh, trọng tâm phải ở mức độ cao vừa phải, tức là không đứng thẳng người, nhưng không được hạ quá thấp để bắp đùi chịu quá nhiều sức nặng của thân, khiến chân cứng, nặng và chịu lực quá nhiều. Tức là chân chỉ ở mức bằng vai, cũng không nên rộng hơn vai, khó di chuyển
Trong khi đánh, người/mắt càng gần quả bóng đánh càng chính xác, tức là cần người thấp, trọng tâm thấp, chân phải choải rộng, rộng hơn vai nhiều để người thấp xuống mà không phải cúi người quá nhiều
Kết hợp hai cái này lại thật là vô cùng mâu thuẫn, một thứ chân hẹp, một thứ chân rộng.
Đấy là cái mình nhìn thấy, và ngộ ra.
Trong mỗi khi tiếp xúc với bóng, chân phải mở rộng để tạo thế vững cho cú đánh, nhưng khi chuẩn bị di chuyển lại phải làm chân hẹp vào. Và hình thành nguyên tắc di chuyển sau:
Giao bóng:
Khi chuẩn bị giao, giống như một cú đánh, dạng chân rộng để hạ thấp người. Chú ý, chân trái đưa lên nhiều nhất có thể, khụy gối, để dồn trọng tâm lên phía trước. Khi giao bóng, dồn toàn bộ trọng tâm vào cú giao (ghi chú rất rõ là DỒN TOÀN BỘ TRỌNG TÂM ĐƯA VÀO CÚ GIAO), bóng chắc, ổn định. Nhưng điều quan trọng hơn, giống như con lắc, chỉ có thể bật lại nhanh nhất khi nó di chuyển hết cung chuyển động, đạt đỉnh tại cuối đường cung. Vì vậy, mấu chốt là phải đưa toàn bộ trọng tâm vào cú đánh, các bro cứ thử xem, người được trả lại rất nhanh, và nhanh hơn nhiều lần việc chúng ta chỉ đưa một phần trọng tâm vào rồi rút người lại ngay. Chân trái sau khi nhận được toàn bộ trọng tâm sẽ tự đẩy bật người về phía sau, đưa trọng tâm người về cân bằng trên hai chân.
Ngay sau cú giao, bật người trở lại khi đó, hai chân khép lại, bằng vai thôi, đừng nhỏ hơn, làm khó di chuyển, nhưng cũng đừng lớn hơn, cũng khó di chuyển. Trọng tâm người từ thấp được kéo lên cao, làm người thoát ra khỏi động tác giao bóng. Chân vẫn giữ nguyên lý ĐƯỜNG KIẾN QUÂN, chân trái cao hơn chân phải một chút.
Ta đang ở ngay vị trí chuẩn bị, bất chấp là quả đánh của đối phương là tấn công trái phải ngay từ cú service của ta, ta vẫn chiến lại như thường.
Đỡ giao bóng:
Khi chuẩn bị, các bạn nên ở tư thế chuẩn bị, tức là trọng tâm ở cả hai chân, nhưng lại giữ trọng tâm như cú đánh, tức là chân mở rộng, trọng tâm thấp, đưa người chúi về phía trước một chút (theo mình thực tập thì mắt ngang quả bóng đối phương đang cầm trong tay, mắt nhìn lướt toàn bộ mặt bàn để cảm giác vị trí đưng của mình, tự cảm thấy an toàn là được).
Ngay khi đối phương tung bóng, đứng người dậy, tức là thu hẹp chân lại, trọng tâm đưa lên cao, vẫn phân phối đều cho hai chân, đơn giản bằng một động tác nhún. Khi quả bóng chạm bàn đối phương, các bạn gần như đoán được điểm tới của quả bóng trên bàn mình (cái này trước mình rất kém, nhưng sau những động tác chuẩn bị nêu trên, ngay hôm qua, cảm giác về quả bóng tới của mình không đến nỗi tệ). Chờ bóng tới ngang trên đỉnh lưới, các bạn lướt chân phải (đa số là lướt chân phải lên vì thường họ giao ngăn phải để tấn công) hoặc đưa tay sang trái một chút để chuẩn bị đánh trái quả trái dài (ít khi họ dám ngắn trái vì mình đánh trái trên bàn tốt, không mạnh nhưng thường là bóng khá khó về trái họ, họ không hoặc mất hoàn toàn chủ động)
Nếu đánh phải, các bạn quay lại các động tác như vừa giao bóng xong
Nếu đánh trái, bạn không phải làm gì cả, đón chờ quả tiếp theo luôn.
Nói và nói lại, đây là những gì bản thân tự nghiệm, và vừa thực hành tối qua.
Thông thường, @dathoang chấp mình 3 bóng không có cửa gì, bí lắm. Sau hôm nọ tập chân, chấp 3 đã ngang ngang. Nhưng hôm qua, đánh ngang, đối phương không có cửa gì, bí toàn tập, thường xuyên bị động và bị mình đánh cho nát hàng. SƯỚNG RÂM RAN.
Kinh nghiệm còi, mong anh em lấy làm tham khảo.