Cốt vân vẩy và không???

Anhswang57

Trung Uý
E thấy cùng 1 dòng cốt, cùng chất liệu gỗ bề mặt, có loại vân vẩy, có loại không…các bác cho e hỏi nó khác nhau gì cái vân vẩy đấy hay chỉ là đẹp hơn???
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Vân vẩy với "gỗ già" chỉ là bài để các thương lái tăng giá cốt thôi bác, bác nhìn cây vợt chơi đc 10 năm sẽ thấy nó bố của già luôn.
Như cây này lúc mua nó bình thường, qua thời gian thì nó thành màu đẹp thế này thôi.
 

Attachments

  • IMG_1143.jpeg
    IMG_1143.jpeg
    2.5 MB · Đọc: 79

mcfly

Thượng Tá
thông thường cây có vẩy cá sẽ cứng hơn

em đã từng khui thùng và test khoảng 200 cây các loại của Butterfly khi club của em đặt hàng từ Tokyo và Thượng Hải
 

Định Totti

Thượng Sỹ
Vân vẩy với "gỗ già" chỉ là bài để các thương lái tăng giá cốt thôi bác, bác nhìn cây vợt chơi đc 10 năm sẽ thấy nó bố của già luôn.
Như cây này lúc mua nó bình thường, qua thời gian thì nó thành màu đẹp thế này thôi.
Mấy cây cổ này gỗ là già thật chứ làm gì có gỗ nào để lâu nó già đi thế bác? Thông thường gỗ già có mầu đậm hơn, cứng hơn nên nếu ai thích nặng, đầm và cứng thì thích gỗ già. Còn ai thích cảm giác đánh mềm mại, xoáy thì thích gỗ non hơn thế nên gỗ già hay non phù hợp từng người chứ không có khái niềm gỗ nào đánh hay hơn. Vân vảy cũng vậy chưa chắc đánh hay hơn gỗ bình thường nhưng ít nhất nó đẹp, nó hiếm hơn nên ai thích đẹp thích hiếm thì họ sưu tầm nên giá bị đẩy nên cao hơn là bình thường. Giờ vân vảy thấy cũng nhiều hơn trước nên giá cũng không bị đẩy quá cao so với trước đây.
 
Last edited:

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Mấy cây cổ này gỗ là già thật chứ làm gì có gỗ nào để lâu nó già đi thế bác? Thông thường gỗ già có mầu đậm hơn, cứng hơn nên nếu ai thích nặng, đầm và cứng thì thích gỗ già. Còn ai thích cảm giác đánh mềm mại, xoáy thì thích gỗ non hơn thế nên gỗ già hay non phù hợp từng người chứ không có khái niềm gỗ nào đánh hay hơn. Vân vảy cũng vậy chưa chắc đánh hay hơn gỗ bình thường nhưng ít nhất nó đẹp, nó hiếm hơn nên ai thích đẹp thích hiếm thì họ sưu tầm nên giá bị đẩy nên cao hơn là bình thường. Mặc dù giờ vân vảy cũng không hiếm nên giá cũng không bị đẩy quá cao so với trước đây.
Đúng bác, nhưng ý chủ thớt đang bàn thì em đoán là đang hỏi về các cây vợt mới xuất xưởng, có cây gỗ già có cây gỗ non ngay từ khi là vợt mới, chứ không cần qua thời gian dán đủ loại keo, ngấm đủ mồ hôi vào cốt như cây Schlager của em mới là gỗ "già". Thế nên em mới nói người ta hay dùng "gỗ già" để đánh tráo khái niệm với "gỗ cũ" nhằm tăng giá trị sản phẩm thôi :D
 

Anhswang57

Trung Uý
Đúng bác, nhưng ý chủ thớt đang bàn thì em đoán là đang hỏi về các cây vợt mới xuất xưởng, có cây gỗ già có cây gỗ non ngay từ khi là vợt mới, chứ không cần qua thời gian dán đủ loại keo, ngấm đủ mồ hôi vào cốt như cây Schlager của em mới là gỗ "già". Thế nên em mới nói người ta hay dùng "gỗ già" để đánh tráo khái niệm với "gỗ cũ" nhằm tăng giá trị sản phẩm thôi :D
Đúng là khi xuất xưởng thì gỗ non nó làm trọng lượng nhẹ hơn gỗ già, nên e nghĩ họ làm thế để phù hợp với sở thích trọng lượng của mỗi người mà chọn cốt
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Đúng là khi xuất xưởng thì gỗ non nó làm trọng lượng nhẹ hơn gỗ già, nên e nghĩ họ làm thế để phù hợp với sở thích trọng lượng của mỗi người mà chọn cốt
1 Cây vợt thường có tiêu chuẩn về cân nặng rồi bác, có chăng lệch (cộng/trừ) 1-3g thôi. THỉnh thoảng có cây dị biệt nặng hẳn hoặc nhẹ hẳn để con buôn hét giá ấy mà :D
 

lion

Đại Tá
Em không tin có sự khác nhau đến “già” và “non” hay “không già” mà các bác nói. Trước hết gỗ nó không đồng nhất kể cả khi xẻ ra từ một khúc trên một cây, cho nên không bao giờ có chuyện giống nhau tuyệt đối!

Thứ nữa các hãng họ cũng có tiêu chuẩn ngặt nghèo về loại cây, tuổi gỗ, vị trí sử dụng nên với cùng một dòng vợt sẽ thường sử dụng loại gỗ có chất lượng, tuổi đời tương đương nhau để hạn chế sai lệch đương nhiên.

Trên cơ sở sự khác nhau do đặc tính thiên nhiên mà con người không thể kiểm soát tuyệt đối thì người ta có công nghệ như mùa thu hoạch, thời gian và cách ủ sau khi chặt hạ, công nghệ cưa bào, tẩm sấy…để đảm bảo sự khác nhau đó sẽ tiếp tục được thu hẹp nhất có thể. Chất liệu lõi đặc biệt (carbon, alc, zlc…) thì cho là tương đồng gần như tuyệt đối trên các cây vợt của một dòng vợt.

Độ nảy có thể được điều chỉnh tuỳ theo sự thay đổi về kích thước, trọng lượng của trái bóng.

Ngoài ra, các bác thấy bản vợt nó vàng là do người sử dụng trước họ đã phết keo lên dán qua đánh một vài lần nên nhìn keo nó ngấm vào cho ra màu gỗ vàng thôi. Hoặc cây cốt để lâu cái lớp chất tẩy gỗ bề mặt bị ô xi hoá nên nó xỉn xuống nhìn có vẻ cũ già thôi.

Em tin tưởng như vậy và không hão huyền già với non!
 

Định Totti

Thượng Sỹ
Đúng là khi xuất xưởng thì gỗ non nó làm trọng lượng nhẹ hơn gỗ già, nên e nghĩ họ làm thế để phù hợp với sở thích trọng lượng của mỗi người mà chọn cốt
Ngày xưa đa phần thích nặng đầm tay, cứng nên họ ưu tiên gỗ già, giờ xu hướng thiên về kiểm soát, xoáy và trọng lượng vừa phải sẽ phù hợp với đại đa số người chơi nghiệp dư hơn.
 

tund1204

Thượng Sỹ
E thấy cùng 1 dòng cốt, cùng chất liệu gỗ bề mặt, có loại vân vẩy, có loại không…các bác cho e hỏi nó khác nhau gì cái vân vẩy đấy hay chỉ là đẹp hơn???
để làm giá :v , còn ảnh hưởng sao thì toàn dân tay ngang nói mà bác cũng tin đc thì đến chịu
 

Định Totti

Thượng Sỹ
Em không tin có sự khác nhau đến “già” và “non” hay “không già” mà các bác nói. Trước hết gỗ nó không đồng nhất kể cả khi xẻ ra từ một khúc trên một cây, cho nên không bao giờ có chuyện giống nhau tuyệt đối!

Thứ nữa các hãng họ cũng có tiêu chuẩn ngặt nghèo về loại cây, tuổi gỗ, vị trí sử dụng nên với cùng một dòng vợt sẽ thường sử dụng loại gỗ có chất lượng, tuổi đời tương đương nhau để hạn chế sai lệch đương nhiên.

Trên cơ sở sự khác nhau do đặc tính thiên nhiên mà con người không thể kiểm soát tuyệt đối thì người ta có công nghệ như mùa thu hoạch, thời gian và cách ủ sau khi chặt hạ, công nghệ cưa bào, tẩm sấy…để đảm bảo sự khác nhau đó sẽ tiếp tục được thu hẹp nhất có thể. Chất liệu lõi đặc biệt (carbon, alc, zlc…) thì cho là tương đồng gần như tuyệt đối trên các cây vợt của một dòng vợt.

Độ nảy có thể được điều chỉnh tuỳ theo sự thay đổi về kích thước, trọng lượng của trái bóng.

Ngoài ra, các bác thấy bản vợt nó vàng là do người sử dụng trước họ đã phết keo lên dán qua đánh một vài lần nên nhìn keo nó ngấm vào cho ra màu gỗ vàng thôi. Hoặc cây cốt để lâu cái lớp chất tẩy gỗ bề mặt bị ô xi hoá nên nó xỉn xuống nhìn có vẻ cũ già thôi.

Em tin tưởng như vậy và không hão huyền già non!
Già và non nó khác nhau chứ bác. Cái này thực tế sử dụng cho bất cứ mặt hàng nào làm từ gỗ chứ chưa nói đến vợt. còn sự khác nhau gỗ trên cùng 1 cây nó cũng có nhưng không nhiều. Thực tế giờ cùng một dòng mà cho gỗ khác nhau khá nhiều, có cây gỗ mềm có thể bấm tay vào đc nhưng có cây thì gỗ cứng hơn nhiều. Chính vì giờ đa dạng lối chơi và sở thích mỗi người 1 khác nên có thể nhà sx họ cũng cung cấp đa dạng để phù hợp.
 

tund1204

Thượng Sỹ
Già và non nó khác nhau chứ bác. Cái này thực tế sử dụng cho bất cứ mặt hàng nào làm từ gỗ chứ chưa nói đến vợt. còn sự khác nhau gỗ trên cùng 1 cây nó cũng có nhưng không nhiều. Thực tế giờ cùng một dòng mà cho gỗ khác nhau khá nhiều, có cây gỗ mềm có thể bấm tay vào đc nhưng có cây thì gỗ cứng hơn nhiều. Chính vì giờ đa dạng lối chơi và sở thích mỗi người 1 khác nên có thể nhà sx họ cũng cung cấp đa dạng để phù hợp.
nói chuyện thì phải có số liệu , có nghiên cứu , bác nói có dẫn chứng từ nguồn nào cụ thể không hay là cảm tính cá nhân vậy ?
 

Định Totti

Thượng Sỹ
nói chuyện thì phải có số liệu , có nghiên cứu , bác nói có dẫn chứng từ nguồn nào cụ thể không hay là cảm tính cá nhân vậy ?
Thế bác nói giữa gỗ già và non nó không khác nhau thì số liệu nào chứng minh. Anh em chia sẻ cảm nhận cá nhân đã từng trải nghiệm nhiều cốt để đưa ra nhận định mang tính cá nhân, sao phải số liệu. Thực tế hiển nhiên ở tất cả các dụng cụ liên quan đến gỗ thì gỗ già, gỗ non nó có sự khác nhau rõ ràng, ít nhất về độ cứng. Cái này có thể dùng tay, dùng dao và dùng cưa để thử là biết ngay, chẳng cần số liệu mà mọi người đều công nhận. Còn bác muốn phản bác điều đó thì bác cho em xin số liệu?
 

tund1204

Thượng Sỹ
Thế bác nói giữa gỗ già và non nó không khác nhau thì số liệu nào chứng minh. Anh em chia sẻ cảm nhận cá nhân đã từng trải nghiệm nhiều cốt để đưa ra nhận định mang tính cá nhân, sao phải số liệu. Thực tế hiển nhiên ở tất cả các dụng cụ liên quan đến gỗ thì gỗ già, gỗ non nó có sự khác nhau rõ ràng, ít nhất về độ cứng. Cái này có thể dùng tay, dùng dao và dùng cưa để thử là biết ngay, chẳng cần số liệu mà mọi người đều công nhận. Còn bác muốn phản bác điều đó thì bác cho em xin số liệu?
tôi có nói không khác nhau đâu , tôi chỉ nói không biết bạn ơi , với lại dân tay ngang không học hành tử tế gì về mảng đó thì không biết thì ko phán , nhưng chuyện dùng vân làm giá thì đó là tình hình của thị trường có nên tôi nói thế thôi =)))
 

Love_TT

Binh Nhì
Cầm một cây vis 8x và 9x gram thì đúng là đánh 9x sướng hơn thật, đầm tay và có lực hơn, nhưng mà để đánh lâu dài thì thôi em chọn 8x cho nhẹ nhàng
 

nck_kool

Binh Nhất
Già và non nó khác nhau chứ bác. Cái này thực tế sử dụng cho bất cứ mặt hàng nào làm từ gỗ chứ chưa nói đến vợt. còn sự khác nhau gỗ trên cùng 1 cây nó cũng có nhưng không nhiều. Thực tế giờ cùng một dòng mà cho gỗ khác nhau khá nhiều, có cây gỗ mềm có thể bấm tay vào đc nhưng có cây thì gỗ cứng hơn nhiều. Chính vì giờ đa dạng lối chơi và sở thích mỗi người 1 khác nên có thể nhà sx họ cũng cung cấp đa dạng để phù hợp.
Bác nói đúng rồi, vân chỉ xuất hiện ở các cây gỗ có tuổi đời cao khi này độ rỗng của các thớ gỗ đã giảm rất nhiều khiến cho các lớp gỗ chắc và nặng hơn rất nhiều và cũng có giá cao hơn rất nhiều. Bác nói cũng đúng nốt về gỗ trên các loại đồ dùng khác, ví dụ trên đàn guitar, các miếng lưng có vân "gấu cào" sẽ chỉ được sử dụng trên những cây đàn có giá trị rất cao. Tuy nhiên để burn in cho các loại dụng cụ sử dụng gỗ già này sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn những loại gỗ non khá nhiều.
 

Định Totti

Thượng Sỹ
tôi có nói không khác nhau đâu , tôi chỉ nói không biết bạn ơi , với lại dân tay ngang không học hành tử tế gì về mảng đó thì không biết thì ko phán , nhưng chuyện dùng vân làm giá thì đó là tình hình của thị trường có nên tôi nói thế thôi =)))
Họ đăng lên và bán với giá cao, người chơi thích đẹp, thích sưu tầm thì chấp nhận mua cao hơn chút, đấy là do thị hiếu từng người. Vì tôi cũng chưa thấy ai đăng bán nói là vân vảy đánh hay hơn gỗ thường nên họ cũng có quảng cáo gì không đúng sự thật đâu. Mà đấy là lúc sốt và hiếm chứ giờ tôi thấy giá vân vảy giá không khác là mấy. Tôi mua cây vân vảy giá vẫn thế :D
 
Last edited:

Định Totti

Thượng Sỹ
Bác nói đúng rồi, vân chỉ xuất hiện ở các cây gỗ có tuổi đời cao khi này độ rỗng của các thớ gỗ đã giảm rất nhiều khiến cho các lớp gỗ chắc và nặng hơn rất nhiều và cũng có giá cao hơn rất nhiều. Bác nói cũng đúng nốt về gỗ trên các loại đồ dùng khác, ví dụ trên đàn guitar, các miếng lưng có vân "gấu cào" sẽ chỉ được sử dụng trên những cây đàn có giá trị rất cao. Tuy nhiên để burn in cho các loại dụng cụ sử dụng gỗ già này sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn những loại gỗ non khá nhiều.
Ok bác.
 

Bình luận từ Facebook

Top