Cổ Nhuế đả sư tử trên đồi Hoàng thôn
( Phỏng theo truyền thuyết Võ Tòng đả hổ trên đồi Cảnh Dương )
Đồn rằng gần đây có một bầy sư tử vừa đông, vừa hung hãn. Cứ đến chiều thứ 7 hàng tuần là xuống núi để hại người qua lại, xưa nay đã có biết bao nhiêu hảo hán nằm sàn mà chưa làm sao trị nổi. Nghe được tin bầy sư tử đang di chuyển theo hướng Tây/Bắc đến Hoàng Thôn ( cũng là nơi các hảo hán Cổ Nhuế hội hộ ) nên đôi phần cảm thấy kinh hãi, bởi vậy gần đây huynh đệ phía Cổ Nhuế cũng mài gươm luyện giáo chờ ngày tiếp ứng, nhất cử nhất động đều cẩn thận tuyệt đối, lỡ ra thiệt đến tính mạng thì nguy.
Đúng vào giờ mão thứ 7 hôm ấy, trong khi trời quang mây tạnh thì bỗng có một trận cuồng phong đưa đến, bầu trời xám xịt, mây đen kép về…. rồi nghe thấy ở đằng sau cổng Hoàng thôn có tiếng gầm lên dậy đất, đoạn rồi một đàn sư tử ở đâu xuất hiện.
Biết có việc chẳng lành sắp đến nên huynh đệ Cổ Nhuế cũng đã cử sẵn 6 tráng sĩ mập ( tiền 4, hậu 2 ) để tiếp ứng. Và thế là cuộc đại chiến bắt đầu từ đây :
Trận chiến đầu tiên, một bên là sức trẻ của Tú thiếu hiệp, một bên là sự lão luyện của bác sư tử già đến từ ngoại quốc ( nghe phong phanh là ở tận Taliban ) Do đã lắm được bản tính hung hãn của sư tử đầu lĩnh nên Tú thiếu hiệp có một chiến thuật hợp lý, dụ sư tử đến nơi “bồng lai tiên cảnh” rồi bỗng sập bẫy chốn “địa ngục a tỳ” lúc nào không hay. Kết quả 3/0
Trận chiến thứ hai, tráng sĩ được Cổ Nhuế cử ra bắt sư tử có tên gọi là Trung, vốn người phương bắc về đây quần hùng. Và con sư tử cần thuần lần này có phần hơi dị tướng. Đó là con Sư tử lai Trâu ( 7 phần sư tử/ 3 phần trâu ) Từ xưa đến nay chưa có một thư tịch nào viết về loài thú này nên khó lòng tìm được câu trả lời thấu đáo về việc thuần dưỡng nó. Kết quả Trung công tử nhanh chóng nằm sàn 0/3
Trận chiến thứ ba, ngỡ tưởng hai thiếu hiệp Khang và Quý sẽ song kiếm hợp bích, thuần phục được hai con sư tử non nhưng nào ngờ hai anh ra đi không nửa lời chăn chối với tỉ số 0/3. Lúc này, tại chảo lửa Cổ Nhuế lòng người hoang mang, mưa rơi nặng trĩu cả nỗi niềm. Người và cảnh như hòa làm một, quả đúng như câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” của thi hào Nguyễn Du.
Trận chiến thứ tư, thiếu niên họ Nguyễn tên Khang vừa sấp mặt ở cuộc chiến trước nên vẻ mặt vẫn còn thất thần, may thay chảo lửa Cổ Nhuế đã kịp hâm nóng tinh thần cho thiếu niên họ Khang và niềm tim chiến thắng lại cháy ngùn ngụt trong toàn huynh đệ Hoàng thôn, hứa hẹn một trận quyết đấu đầy kịch tính. Quả không sai, cuộc chiến căng thẳng đến mức khiến người trong kẻ ngoài đều nhấp nhổm, cứ bên nào dính một cước thì người ngoài cuộc bên đối phương lại gào rú, lúc này không còn phân biệt đâu là tiếng của người, đâu là tiếng của sư tử nữa rồi. Trở lại với cuộc chiến, nguyên giống sư tử bắt người thường dùng ba cách: Một là tát, hai là vồ, ba là đánh. Nay thấy dùng hết ba cách ấy, mà không ăn thua gì, trong lòng dạ đã chột đi một nửa phần, liền gầm lên một tiếng nữa tung đòn quyết định.....
( Còn nữa, chờ ảnh về bình luận tiếp )
Ái chà khg ngờ cu cháu lại có bài như là ,Hịch Tướng Sĩ vậy,cố lên và tiếp tục phát huy nhé,tất cả ae trong đội đã đặt niềm tin vào đúng người rồi...Hôm đó Sơn đã dùng chiêu ,Võ Tòng Đả Hổ, để hạ gục con Sư Tử Giao một cách thuyết phục,và như đc tiếp thêm sức mạnh các tráng sĩ thừa thắng xông lên đánh bại bầy sư tử để đem chiến thắng về cho đội nhà,1 lần nữa xin chúc mừngBiaBiaBiaBiaBiaBiaBia