WTTC (VĐBBTG) 2025 (Doha, Qatar)

tla

Super Moderators
trừ bàn 1 phải vpn mới xem đc (e vpn sang hồng kong) thì các bàn khác xem tự do

 

gakuteo

Đại Tá
Giải này có sự tham gia của Kenji Matsudaira, anh trai của Kenya Matsudaira. Trước em rất thần tượng Kenta, với quả giao bóng tomahawk. Sau này thấy em thì đấu với phong cách hơi nữ tính quá, gần đây thì mất hút luôn. Không ngờ ông anh vẫn còn thì đấu
 

backhand-ghost

Đại Tá
Có lẽ phải từ rất rất lâu rồi, ít nhất cũng phải 30-40 năm, mới có một CNT bị loại ngay từ vòng chính thức đầu tiên ở một giải WTTC. Wang Hao đã dự báo ko sai, đây có thể sẽ là một giải VĐTG khó khăn bậc nhất của CNT.
Xue Fei thua là xứng đáng, ko có bất kỳ lý do nào có thể bao biện được cho thất bại này. Thế nhưng, có một người hâm mộ nào đó than phiền và nhìn nhận rằng nguyên nhân trực tiếp (hoặc mang tính quyết định) khiến Xue Fei thua trận này là bởi đã ko đc huấn luyện tốt kỹ năng "tiền tam bản" - 03 bóng đầu tiên, là không thỏa đáng.
Đồng ý rằng, vợt dọc, với biên độ cổ tay lớn hơn nên hơn vợt ngang ở khả năng chế bóng trong bàn. Thế nhưng đó là câu chuyện đã rất xa rồi. Người đó quên mất rằng khi lối chơi "trực bản hoành tả" xuất hiện thì "vợt dọc" đã thay đổi hoàn toàn. Người tiên phong, khởi đầu cho lối chơi mới, người đã trở thành một trong không quá 03 penholder hoàn mỹ nhất đến thời điểm hiện tại, chính là Wang Hao.
Khi Wang Hao thua những trận đại chiến đó, thất bại khiến hơn 1 tỷ con người bàng hoàng, thì tuyệt nhiên ko có ai nói đến "tiền tam bản" của Wang Hao cả. Mặc dù, thực sự là Wang Hao ko có cách nào để so bì với Ma Lin (một penholder truyền thống) ở kỹ năng này. Phải nói thực sự là Ma Lin giao bóng cướp công hay đỡ giao kiểm soát đã ở tầm "toa hoa tụ đỉnh - ngũ khí triều nguyên". Thế nhưng Ma Lin lại ko có đòn bh topspin, càng chưa nói đến chuyện mang nó ra để so với Wang Hao. Lý do ở đây chính là mặc dù cùng là vợt dọc, nhưng grip của hai người có sự khác biệt. Grip để có thể sử dụng mặt trái giật bóng và grip chỉ để đánh dùng 01 mặt phải là khác nhau (khác thế nào thì bàn sau ở bài khác). Và Wang Hao vì ưu tiên cho bh topspin - bh flick mà phải hi sinh đáng kể sự linh hoạt, biến hóa của mình ở trong bàn. Tất nhiên, là hạn chế so với Ma Lin thôi nhưng vẫn ko kém vợt ngang.
Thế nhưng, điều nói ở trên vẫn ko phải quá quan trọng, lý do để người viết ko đồng ý với quan điểm của ai đó về "tiền tam bản" là ở chỗ khai niệm "ba bóng đầu" này đã không còn quá quan trọng, thậm chí đã là thứ lỗi thời rồi.
Thời bóng nhỏ 38mm, người ta hoàn toàn có thể giao bóng và đánh một búa hết ngay sau khi bên kia trả sang, xin nhấn mạnh là hết ngay lập tức. Vì xoáy quá mà chặn ko nổi hoặc vì nhanh quá mà ko kịp phản ứng.
Năm 2000, bóng 40mm xuất hiện, thì rất nhanh những cú finishing như vậy đã thưa dần ở mọi cấp độ, từ bban phong trào cho đến bban đỉnh cao. Ngay cả ở CNT, nơi mà trước đó "nhanh và hiểm" được coi là kim chỉ nam dẫn hướng cho mọi VĐV, thì chỉ có 02 người có thể khiến người khác tin rằng anh ta có thể đánh một búa hết ngay, đó là Ma Lin - vợt dọc và Chen Qi - vợt ngang.
Và rồi, tròn 10 năm trước đây, bóng 40 to xuất hiện, tuyệt đối ko còn bất kỳ ai dám tự tin rằng mình có thể một búa hết ngay, cho dù đó là Ma Long - một trong những người đánh fh hay nhất mọi thời. Bóng bàn đã thay đổi mãi mãi.
Từ HLV cho tới VĐV đã ko còn ai nhắc đến khái niệm "tiền tam bản" nữa. Vì sao? Vì nó đã ko còn mấy giá trị trong bban đỉnh cao nữa rồi.
Hiện tại, người ta đâu có ngại bị đánh trước, cũng ko đánh trước bằng mọi giá. Thậm chí, khi đối đầu với ZJK, Ma Long hoặc XX thì người ta còn phải cân nhắc cho kỹ khi bị mời đánh trước.
Ví dụ, Ma Long chọc dài chéo để banh hơi ra ngoài bàn một chút thì đối thủ còn ko dám ra lực khi giật fh đường chéo lại, vì giật như thế là ăn quả counter và đi nhặt ngay.
Khi đối đầu với ZJK hoặc XX, giật moi đường chéo quả trái lên thì phải chuẩn bị mà đỡ đòn demi trái của ZJK hoặc một cú fh phải nói kinh hồn của XX.
Rõ ràng, đánh trước đã ko còn là ưu tiên bắt buộc. Bóng bàn đỉnh cao hiện đại yêu bắt buộc các VĐV, dù CNT hay phần còn lại, phải làm đc tối thiểu 02 điều. Một là, anh phải có năng lực finishing bằng cả trái - phải, ở gần - xa bàn, ở trong tình thế công đối công - phản công... Hai là, anh phải có năng lực đánh những rally đối công bằng cả hai càng tối thiểu 5 shots trở lên với lực đánh đều ở mức "ném lựu".
Những kỹ năng này, đã đc coi là kỹ thuật cơ bản. Vâng, gọi chúng là cơ bản bởi lẽ ở cấp độ E org của VN người chơi đã phải tìm cách tiếp cận với những kỹ năng đó, điều mà những năm 1995 - 1999 người xem VN cũng chỉ thi thoảng mới đc nhìn thấy ở giải VĐQG.
Nói vậy nhưng ko phải bởi các tay vợt của VN ko giỏi đâu. Khi đó, a VMC đánh hay nhất ở ĐNA nhưng cũng ko thể nói là cứ muốn là đối giật được, càng chưa nói đối nhiều quả. Thứ nhất, là a Cường phải đối giật đc và thứ hai, đương nhiên là bên kia cũng phải đối giật đc cơ.
Thực sự là nó khó quá mà.
Quay lại với trận đấu đang bàn, Xue Fei thực tế đã thua vì ko hơn bên kia ở kỹ năng này, thua vì ko hơn đối thủ khi hai bên đồng thời có cơ hội kết liễu đối thủ.
Xue Fei có giao bóng tranh công ko hoặc đỡ giao đánh trước ko? Có chứ, nhiều là đằng khác. Nhưng có đc mấy lần đánh mà ăn ngay?
Ngược lại, khi bên kia làm đc điều đó, Xue Fei có ngại ko? Chẳng ngại. Bên kia đánh trước, Xue Fei ngay lập tức full lực mà nện lại ngay.
Điều đó khiến trận bóng này thực sự đáng xem, vì nó quá đẹp mắt với quá nhiều long rally. Xue Fei thua là bởi đòn công sát chưa đủ khó mà thôi. Còn nếu thay vào đó là XX (một penholder lai căng), người bỏ bh để chọn fh khủng bố, bỏ bh flick khó để chọn chế bóng trong bàn tốt hơn (XX có 1000 cách chế bóng mà quả nào cũng khốn nạn cả), thì đảm bảo anh bạn người Nhật kia ko chịu đc đến đòn đối fh thứ 03 đâu.
Hoặc nếu thay bằng LSD thì Shinozuka cứ nhấc xoáy lên sang trái thì phải đi nhặt ngay lập tức. Và thậm chí, LSD còn đặc biệt ưu tiên, báo trước là mời Shinozuka ra tay trước cũng có thể.
Chỉ lo là nhiều quả bóng, Shinozuka còn ko kịp nhìn xem bóng vào bàn ntn và đã bay ra đâu để mà đi nhặt ^^
Đó, LSD biến tiền tam bản thành một khái niệm khác hoàn toàn với những gì người hâm mộ kia nói. Người đó, chắc hẳn tuổi đã rất cao rồi và vẫn tư duy theo lối cũ mà bỏ qua những thay đổi, những vận động của bban hiện đại.
Bóng bàn đỉnh cao hiện tại đã ko còn là cuộc đua 100-200m nước rút nữa rồi. ITTF đã biến các trận bóng bàn đỉnh cao thành cuộc đua 1000-1500m, nơi mà người chiến thắng chắc chắn là người hội tụ cùng lúc cả 03 yếu tố nhanh - chuẩn - bền.
"Tiền tam bản" đi cùng với những kỹ xảo short game nhỏ nhỏ đã thực sự là quá khứ rất xa rồi. Có dùng một câu rất hay người China hay nói - "Trước sức mạnh tuyệt đối, mọi mưu ma chước quỷ đều chỉ là trò hề mà thôi".
Người đánh "tiền tam bản" hay nhất, nhất thực sự, ko phải một trong, vì có nó mà trở thành đại mãn quan đầu tiên của TQ, và cũng vì ko thể giữ nó lại mà phải hưu sớm ngay ở cái tuổi chín nhất của đời VĐV - 25. Người ấy, trong cả hơn một thập kỷ vừa qua, cũng đã chẳng nhắc đến nó nữa rồi.
 
Last edited:

bachikho

Đại Tá
Giải này có sự tham gia của Kenji Matsudaira, anh trai của Kenya Matsudaira. Trước em rất thần tượng Kenta, với quả giao bóng tomahawk. Sau này thấy em thì đấu với phong cách hơi nữ tính quá, gần đây thì mất hút luôn. Không ngờ ông anh vẫn còn thì đấu
hơi khó hiểu, kenji phong độ kém xa sora mà đánh đơn nhỉ
 

thele

Binh Nhì
Wang lại gặp dớp sự cố vợt, nhìn hình thì thấy mút bong hết cả ra thì đánh đấm gì. Chả biết có thế lực nào nhúng tay không chứ sao đen được như vậy nhỉ
 

Attachments

  • 499680849_1035207932037214_16826396468399243_n.jpg
    499680849_1035207932037214_16826396468399243_n.jpg
    97.6 KB · Đọc: 41

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Hóa chất gì thì cũng phải qua khâu kiểm tra vợt của btc chứ bác. Thấy bảo bắt đầu giải là đã kt vợt hợp lệ, trước giờ thi đấu là cho vào túi giấy niêm phong rồi
Vâng, em comment góp vui thôi ạ, chứ chuyên nghiệp tầm thế giới chắc phải rõ hơn ai hết quy tắc của giải :D
 

thele

Binh Nhì
Có mắt có não xem thì rõ ràng là bị chơi xấu rồi, trọng tài cũng có vấn đề khi lỗi nặng vậy vẫn nằng nặc không sao bắt VĐV vào chơi. WCQ không đồng ý thì hối Hugo nhưng Hugo cũng không làm theo. Sau cho điểm sai chính Hugo là người yêu cầu check var. Giờ ITTF phản hồi thì là không có camera khu vực niêm phong vợt. Lại còn đổ lỗi cho nạn nhân.
 
  • Like
Reactions: C.Y

Quang Ng

Hạ Sỹ
Có lẽ phải từ rất rất lâu rồi, ít nhất cũng phải 30-40 năm, mới có một CNT bị loại ngay từ vòng chính thức đầu tiên ở một giải WTTC. Wang Hao đã dự báo ko sai, đây có thể sẽ là một giải VĐTG khó khăn bậc nhất của CNT.
Xue Fei thua là xứng đáng, ko có bất kỳ lý do nào có thể bao biện được cho thất bại này. Thế nhưng, có một người hâm mộ nào đó than phiền và nhìn nhận rằng nguyên nhân trực tiếp (hoặc mang tính quyết định) khiến Xue Fei thua trận này là bởi đã ko đc huấn luyện tốt kỹ năng "tiền tam bản" - 03 bóng đầu tiên, là không thỏa đáng.
Đồng ý rằng, vợt dọc, với biên độ cổ tay lớn hơn nên hơn vợt ngang ở khả năng chế bóng trong bàn. Thế nhưng đó là câu chuyện đã rất xa rồi. Người đó quên mất rằng khi lối chơi "trực bản hoành tả" xuất hiện thì "vợt dọc" đã thay đổi hoàn toàn. Người tiên phong, khởi đầu cho lối chơi mới, người đã trở thành một trong không quá 03 penholder hoàn mỹ nhất đến thời điểm hiện tại, chính là Wang Hao.
Khi Wang Hao thua những trận đại chiến đó, thất bại khiến hơn 1 tỷ con người bàng hoàng, thì tuyệt nhiên ko có ai nói đến "tiền tam bản" của Wang Hao cả. Mặc dù, thực sự là Wang Hao ko có cách nào để so bì với Ma Lin (một penholder truyền thống) ở kỹ năng này. Phải nói thực sự là Ma Lin giao bóng cướp công hay đỡ giao kiểm soát đã ở tầm "toa hoa tụ đỉnh - ngũ khí triều nguyên". Thế nhưng Ma Lin lại ko có đòn bh topspin, càng chưa nói đến chuyện mang nó ra để so với Wang Hao. Lý do ở đây chính là mặc dù cùng là vợt dọc, nhưng grip của hai người có sự khác biệt. Grip để có thể sử dụng mặt trái giật bóng và grip chỉ để đánh dùng 01 mặt phải là khác nhau (khác thế nào thì bàn sau ở bài khác). Và Wang Hao vì ưu tiên cho bh topspin - bh flick mà phải hi sinh đáng kể sự linh hoạt, biến hóa của mình ở trong bàn. Tất nhiên, là hạn chế so với Ma Lin thôi nhưng vẫn ko kém vợt ngang.
Thế nhưng, điều nói ở trên vẫn ko phải quá quan trọng, lý do để người viết ko đồng ý với quan điểm của ai đó về "tiền tam bản" là ở chỗ khai niệm "ba bóng đầu" này đã không còn quá quan trọng, thậm chí đã là thứ lỗi thời rồi.
Thời bóng nhỏ 38mm, người ta hoàn toàn có thể giao bóng và đánh một búa hết ngay sau khi bên kia trả sang, xin nhấn mạnh là hết ngay lập tức. Vì xoáy quá mà chặn ko nổi hoặc vì nhanh quá mà ko kịp phản ứng.
Năm 2000, bóng 40mm xuất hiện, thì rất nhanh những cú finishing như vậy đã thưa dần ở mọi cấp độ, từ bban phong trào cho đến bban đỉnh cao. Ngay cả ở CNT, nơi mà trước đó "nhanh và hiểm" được coi là kim chỉ nam dẫn hướng cho mọi VĐV, thì chỉ có 02 người có thể khiến người khác tin rằng anh ta có thể đánh một búa hết ngay, đó là Ma Lin - vợt dọc và Chen Qi - vợt ngang.
Và rồi, tròn 10 năm trước đây, bóng 40 to xuất hiện, tuyệt đối ko còn bất kỳ ai dám tự tin rằng mình có thể một búa hết ngay, cho dù đó là Ma Long - một trong những người đánh fh hay nhất mọi thời. Bóng bàn đã thay đổi mãi mãi.
Từ HLV cho tới VĐV đã ko còn ai nhắc đến khái niệm "tiền tam bản" nữa. Vì sao? Vì nó đã ko còn mấy giá trị trong bban đỉnh cao nữa rồi.
Hiện tại, người ta đâu có ngại bị đánh trước, cũng ko đánh trước bằng mọi giá. Thậm chí, khi đối đầu với ZJK, Ma Long hoặc XX thì người ta còn phải cân nhắc cho kỹ khi bị mời đánh trước.
Ví dụ, Ma Long chọc dài chéo để banh hơi ra ngoài bàn một chút thì đối thủ còn ko dám ra lực khi giật fh đường chéo lại, vì giật như thế là ăn quả counter và đi nhặt ngay.
Khi đối đầu với ZJK hoặc XX, giật moi đường chéo quả trái lên thì phải chuẩn bị mà đỡ đòn demi trái của ZJK hoặc một cú fh phải nói kinh hồn của XX.
Rõ ràng, đánh trước đã ko còn là ưu tiên bắt buộc. Bóng bàn đỉnh cao hiện đại yêu bắt buộc các VĐV, dù CNT hay phần còn lại, phải làm đc tối thiểu 02 điều. Một là, anh phải có năng lực finishing bằng cả trái - phải, ở gần - xa bàn, ở trong tình thế công đối công - phản công... Hai là, anh phải có năng lực đánh những rally đối công bằng cả hai càng tối thiểu 5 shots trở lên với lực đánh đều ở mức "ném lựu".
Những kỹ năng này, đã đc coi là kỹ thuật cơ bản. Vâng, gọi chúng là cơ bản bởi lẽ ở cấp độ E org của VN người chơi đã phải tìm cách tiếp cận với những kỹ năng đó, điều mà những năm 1995 - 1999 người xem VN cũng chỉ thi thoảng mới đc nhìn thấy ở giải VĐQG.
Nói vậy nhưng ko phải bởi các tay vợt của VN ko giỏi đâu. Khi đó, a VMC đánh hay nhất ở ĐNA nhưng cũng ko thể nói là cứ muốn là đối giật được, càng chưa nói đối nhiều quả. Thứ nhất, là a Cường phải đối giật đc và thứ hai, đương nhiên là bên kia cũng phải đối giật đc cơ.
Thực sự là nó khó quá mà.
Quay lại với trận đấu đang bàn, Xue Fei thực tế đã thua vì ko hơn bên kia ở kỹ năng này, thua vì ko hơn đối thủ khi hai bên đồng thời có cơ hội kết liễu đối thủ.
Xue Fei có giao bóng tranh công ko hoặc đỡ giao đánh trước ko? Có chứ, nhiều là đằng khác. Nhưng có đc mấy lần đánh mà ăn ngay?
Ngược lại, khi bên kia làm đc điều đó, Xue Fei có ngại ko? Chẳng ngại. Bên kia đánh trước, Xue Fei ngay lập tức full lực mà nện lại ngay.
Điều đó khiến trận bóng này thực sự đáng xem, vì nó quá đẹp mắt với quá nhiều long rally. Xue Fei thua là bởi đòn công sát chưa đủ khó mà thôi. Còn nếu thay vào đó là XX (một penholder lai căng), người bỏ bh để chọn fh khủng bố, bỏ bh flick khó để chọn chế bóng trong bàn tốt hơn (XX có 1000 cách chế bóng mà quả nào cũng khốn nạn cả), thì đảm bảo anh bạn người Nhật kia ko chịu đc đến đòn đối fh thứ 03 đâu.
Hoặc nếu thay bằng LSD thì Shinozuka cứ nhấc xoáy lên sang trái thì phải đi nhặt ngay lập tức. Và thậm chí, LSD còn đặc biệt ưu tiên, báo trước là mời Shinozuka ra tay trước cũng có thể.
Chỉ lo là nhiều quả bóng, Shinozuka còn ko kịp nhìn xem bóng vào bàn ntn và đã bay ra đâu để mà đi nhặt ^^
Đó, LSD biến tiền tam bản thành một khái niệm khác hoàn toàn với những gì người hâm mộ kia nói. Người đó, chắc hẳn tuổi đã rất cao rồi và vẫn tư duy theo lối cũ mà bỏ qua những thay đổi, những vận động của bban hiện đại.
Bóng bàn đỉnh cao hiện tại đã ko còn là cuộc đua 100-200m nước rút nữa rồi. ITTF đã biến các trận bóng bàn đỉnh cao thành cuộc đua 1000-1500m, nơi mà người chiến thắng chắc chắn là người hội tụ cùng lúc cả 03 yếu tố nhanh - chuẩn - bền.
"Tiền tam bản" đi cùng với những kỹ xảo short game nhỏ nhỏ đã thực sự là quá khứ rất xa rồi. Có dùng một câu rất hay người China hay nói - "Trước sức mạnh tuyệt đối, mọi mưu ma chước quỷ đều chỉ là trò hề mà thôi".
Người đánh "tiền tam bản" hay nhất, nhất thực sự, ko phải một trong, vì có nó mà trở thành đại mãn quan đầu tiên của TQ, và cũng vì ko thể giữ nó lại mà phải hưu sớm ngay ở cái tuổi chín nhất của đời VĐV - 25. Người ấy, trong cả hơn một thập kỷ vừa qua, cũng đã chẳng nhắc đến nó nữa rồi.
Bác càng viết dài càng hay í
 

IFUD

Đại Uý
Có mắt có não xem thì rõ ràng là bị chơi xấu rồi, trọng tài cũng có vấn đề khi lỗi nặng vậy vẫn nằng nặc không sao bắt VĐV vào chơi. WCQ không đồng ý thì hối Hugo nhưng Hugo cũng không làm theo. Sau cho điểm sai chính Hugo là người yêu cầu check var. Giờ ITTF phản hồi thì là không có camera khu vực niêm phong vợt. Lại còn đổ lỗi cho nạn nhân.
Trận này mình không xem, nhưng không cho đổi vợt dự phòng hả bác. Mình nhớ có quy định cho đổi vợt, hay trọng tài không cho nhỉ. Thường mấy trường hợp như vậy, và đặc biệt là mấy trận có có top thi đấu thì thường tổng trọng tài sẽ xuống xử lý chứ không để cho trọng tài trận đấu xử lý
 

thele

Binh Nhì
Trận này mình không xem, nhưng không cho đổi vợt dự phòng hả bác. Mình nhớ có quy định cho đổi vợt, hay trọng tài không cho nhỉ. Thường mấy trường hợp như vậy, và đặc biệt là mấy trận có có top thi đấu thì thường tổng trọng tài sẽ xuống xử lý chứ không để cho trọng tài trận đấu xử lý
Ban đầu là không cho đổi vợt, trọng tài điều khiển nói là vợt đó không sao, tin me đi ko ai động vào vợt you cả, vợt không có vấn đề gì, nhưng mà HLV và WCQ không chịu, yêu cầu với 1 trọng tài bên ngoài được chơi vợt phụ. Sau đó thì được chơi vợt phụ nhưng đấu xong phải đưa vợt phụ đi kiểm tra, nếu đạt chuẩn mới được công nhận kết quả còn không thì xử thua.
 

Attachments

  • 499740494_122154995852529912_3951171122870417004_n.jpg
    499740494_122154995852529912_3951171122870417004_n.jpg
    130.7 KB · Đọc: 27
  • Like
Reactions: C.Y

thele

Binh Nhì
Ban đầu là không cho đổi vợt, trọng tài điều khiển nói là vợt đó không sao, tin me đi ko ai động vào vợt you cả, vợt không có vấn đề gì, nhưng mà HLV và WCQ không chịu, yêu cầu với 1 trọng tài bên ngoài được chơi vợt phụ. Sau đó thì được chơi vợt phụ nhưng đấu xong phải đưa vợt phụ đi kiểm tra, nếu đạt chuẩn mới được công nhận kết quả còn không thì xử thua.
Không chỉ Wang Chuqin, vợt của Sun Yingsha cũng gặp vấn đề khi thi đấu đơn nữ, theo lời hlv Coco, dán vợt bị bong ra làm thế nào cũng không thể dán lại được.
Sun Yingsha cũng nói vợt của em có vấn đề, còn vợt của Datou bị nghiêm trọng hơn nữa.
 
  • Like
Reactions: C.Y

Trainee

Đại Tá
Hóa chất gì thì cũng phải qua khâu kiểm tra vợt của btc chứ bác. Thấy bảo bắt đầu giải là đã kt vợt hợp lệ, trước giờ thi đấu là cho vào túi giấy niêm phong rồi
Mấy ông TQ thì cắt dư và tune nặng tới bung cả ra là bình thường mà B; từ bao lâu rồi, cái này là hiển nhiên! Việc nó la BTC là nó la, nhưng anh em xem bb từ xưa đều hiểu chuyện này thôi.
 

IFUD

Đại Uý
Mấy ông TQ thì cắt dư và tune nặng tới bung cả ra là bình thường mà B; từ bao lâu rồi, cái này là hiển nhiên! Việc nó la BTC là nó la, nhưng anh em xem bb từ xưa đều hiểu chuyện này thôi.
Không dám nhận là xem tất cả các trận bb từ trước tới nay, nhưng đây là trận đầu mình thấy tình trạng như vậy, hơn nữa nhìn các hình ảnh mặt vợt thấy giống như bị bóc ra hơn là bị bung do tune gì đấy, thấy mặt vợt có khớp rõ ràng luôn mà :oops:
 
  • Like
Reactions: C.Y

Trainee

Đại Tá
Đúng là có gì đó bất thường, so trước kia, nhìn cái ai cũng thấy rành rành bất thường quá mức rồi!
Nguyên nhân thì phải xem nó điều tra và công bố; còn việc la lên, thì ngay cả mình sai cũng phải la thôi, vì nhiều lý do!

Nhưng chuyện cắt dư (nhìn luôn các ảnh chụp ở đây) và tune nặng thì là bài của China rồi; xưa ZJK ra đánh lúc nào mép vợt cũng vênh vênh lên, còn phải ép bằng miếng viền, ....
Bảo dán lại thì các bác chơi mặt Tàu hiểu, không dán lại ngay được khi bị bung đâu; tune nặng, dán ép có ông ở đây còn dùng cả bàn kẹp tính theo giờ đồng hồ mới dính vào nổi; cho nên bị bung thì chỉ có lấy vợt phụ ra mà chiến.

---
ITTF phản hồi như sau:
• Theo quy định hiện hành, mỗi đội được cử người theo dõi kiểm tra vợt.
• Đã yêu cầu dùng phong bì A4, nhắc trọng tài xử lý vợt cẩn thận. khẳng định quy trình thao tác của đội kiểm tra vợt là đúng quy định.
• Việc ghi hình toàn bộ hiện chưa khả thi nhưng sẽ triển khai dần.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Hóa chất quá đà mà lại căn giờ chưa chuẩn chăng :D
Lúc còn ham hố, tớ là người chịu khó đi xem, xem nhiều thật sự luôn. Xem người, xem bóng và đương nhiên là ko thể thiếu xem vợt.
Một điều chắc chắn, tận mắt nhìn thấy là quá nửa những chú chơi mặt Đức - Nhật thì đều cắt dư. Ấn tượng nhất là Dima, nó ko những cắt dư cả hai mặt, nó còn như cố tình cắt sao cho thật nham nhở như chuột gặm vậy. Nhìn gai cả mắt.
Thế nhưng, trong trí nhớ của mình, tớ ko nhớ ra có chú CNT nào từ khoảng năm 2005 đến nay lại cắt dư cả. Khoảng thời gian 2007 - 2013 thì CNT vẫn đánh bh bằng Bướm, nhưng cũng ko cắt dư chứ chưa nói đến bây giờ đều chuyển sang chơi cả đôi H3 (cấm tune).
Có hàng tá lý do để người ta ko cắt dư hai cái mặt H3 này, ngược lại thì nghĩ mãi ko ra vì sao nó lại cố ý để thừa ra như vậy.
 

Bình luận từ Facebook

Top