Vừa rồi CP ra nghị định về tăng nặng phạt nồng độ cồn (do bia rượu...). Cá nhân tôi đồng ý với mức tăng nặng so với hiện tại nhưng không đồng ý khi lạm dụng giới hạn từ 0. Trước kia từ 0.25 mới phạt, mà giờ tài xế bị phạt khi nồng độ cồn > 0.
Biết là bia rượu gây nguy hiểm cho lái xe nên hạn chế là đúng, nhưng đưa ra luật phải có tình có lý, phù hợp với văn hóa, tập tục người dân. Việc thay đổi thói quen cần có lộ trình. Trên Thế giới cũng có nước phạt khi nồng độ cồn > 0 nhưng nhiều nước cũng cho phép giới hạn tối thiểu (giống luật cũ ở VN). Người ta đã nghiên cứu đưa ra giới hạn nồng độ cồn với cơ thể để phạt là có cơ sở rồi. Phạt khi nồng độ > 0 sẽ gây phiền toái với người tham gia giao thông như:
- Ăn uống đồ hoa quả, nước mát có men, rượu nếp, nước súc miệng... Chả lẽ phải đợi & giải trình rồi đợi thử máu này nọ...
- Uống trưa 1-2 lon bia giải khát, nghỉ 1-2 tiếng rồi về khi hoàn toàn tỉnh táo (nhưng nồng độ cồn > 0, dù 0.0001 cũng là phạm luật và bị phạt).
- Có người uống hôm trước, hôm sau tỉnh táo hoàn toàn vẫn dính... Nhiều người nơm nớp khi ra đường khi hôm trước đã nhậu, càng dễ gây tai nạn.
- Nhiều người lý luận đi xe ôm, taxi... nhưng ở vùng nông thôn, miền núi lấy đâu ra...
- Với quy định này CSGT càng tích cực làm việc, thậm chí lạm quyền --> càng gây mâu thuẫn với dân.
Ghi chú: Còn đồng ý phạt khi nồng độ > 0.25 mg/l như luật đã đề ra.
Biết là bia rượu gây nguy hiểm cho lái xe nên hạn chế là đúng, nhưng đưa ra luật phải có tình có lý, phù hợp với văn hóa, tập tục người dân. Việc thay đổi thói quen cần có lộ trình. Trên Thế giới cũng có nước phạt khi nồng độ cồn > 0 nhưng nhiều nước cũng cho phép giới hạn tối thiểu (giống luật cũ ở VN). Người ta đã nghiên cứu đưa ra giới hạn nồng độ cồn với cơ thể để phạt là có cơ sở rồi. Phạt khi nồng độ > 0 sẽ gây phiền toái với người tham gia giao thông như:
- Ăn uống đồ hoa quả, nước mát có men, rượu nếp, nước súc miệng... Chả lẽ phải đợi & giải trình rồi đợi thử máu này nọ...
- Uống trưa 1-2 lon bia giải khát, nghỉ 1-2 tiếng rồi về khi hoàn toàn tỉnh táo (nhưng nồng độ cồn > 0, dù 0.0001 cũng là phạm luật và bị phạt).
- Có người uống hôm trước, hôm sau tỉnh táo hoàn toàn vẫn dính... Nhiều người nơm nớp khi ra đường khi hôm trước đã nhậu, càng dễ gây tai nạn.
- Nhiều người lý luận đi xe ôm, taxi... nhưng ở vùng nông thôn, miền núi lấy đâu ra...
- Với quy định này CSGT càng tích cực làm việc, thậm chí lạm quyền --> càng gây mâu thuẫn với dân.
Ghi chú: Còn đồng ý phạt khi nồng độ > 0.25 mg/l như luật đã đề ra.