Tui Tự Học Bóng Bàn

LikeTT

Đại Uý
Tui Tự Học Bóng Bàn

Thấy cái gì hay hay thì copy vào đây , lúc khác chán lại xóa.

Hiểu được cái gì đó thấy hứng thì ghi vài dòng vào đây cho nhớ , lúc khác đọc lại thấy m hiểu chưa đúng thì sửa , không thích sửa thì xóa.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Bài giảng của Vương Cát Sinh, nguyên HLV đội Bắc Kinh, về phát lực trong BB.

Tập 1 : Cơ sở dụng lực.

Tập 2 : Điều tiết dụng lực.

Tập 3 : Bổ trợ dụng lực.
Bác dịch mấy cái video này đi, cực kỳ tinh đấy, cái này phải đáng gọi là NÂNG NÂNG NÂNG ... CAO đấy ạ
 

LikeTT

Đại Uý
Rảnh chơi ghép hình:

3 trục ,
quanh mỗi trục có 2 chiều xoáy
=> 6 kiểu xoáy cơ bản.

Giả sử bóng chuyển động tịnh tiến theo chiều vectơ (v) ,
tức là cùng chiều trục (y).

1. Xoáy quanh trục (x) :
(x1) = xoáy xuống ;
Ngược lại là xoáy lên , ký hiệu (x2)​
2. Xoáy quanh trục (y) :
(y1) & (y2) là xoáy có tên gọi chưa thống nhất.​
3. Xoáy quanh trục (z) :
(z1) & (z2) là xoáy ngang.​

Kết hợp của 6 kiểu xoáy cơ bản này , về lý thuyết ,
sẽ tạo thành vô số kiểu xoáy khác nhau.

Thành phần xoáy quanh trục (y) , có chỗ gọi là xoáy nút chai (corkspin) hoặc xoáy mũi khoan (drillspin), chính là thành phần xoáy làm cho bóng "rẽ ngoặt" sau khi nẩy lên khỏi bàn:

(y1) làm bóng rẽ ngoặt sang phải ;


(y2) làm bóng rẽ ngoặt sang trái.



Chú ý xoáy ngang (z1 hay z2) không có tác dụng làm bóng rẽ ngoặt khi nẩy khỏi bàn nhưng khi chạm vợt thì xoáy ngang lại có tác dụng làm bóng văng sang ngang khi nẩy khỏi vợt ( vì khi tiếp bóng không ai để mặt vợt nằm ngang song song mặt bàn )

Hình này​
chứng tỏ xoáy ngang (z1 hay z2) không có tác dụng làm bóng rẽ ngoặt khi nẩy khỏi bàn (khi chạm mặt vợt nó mới bị văng ngang => dễ bị nhầm lẫn).

Ở trên là xét quá trình va chạm giữa bóng và mặt bàn.
(nhìn từ phía người đánh bóng )


Trong QT bóng chuyển động còn có tác dụng của lực Magnus , hãy tạm chưa nói đến lực này , tiếp tục nói về va chạm giữa bóng và bàn ( nhìn từ phía người đỡ bóng )
Gọi v là vectơ vận tốc tịnh tiến của bóng ở thời điểm ngay trước khi chạm bàn. Chọn hệ tọa độ vuông góc 3 trục sao cho mặt phẳng (yOz) chứa vectơ v.
Ngoài chuyển động tịnh tiến thì quả bóng còn có chuyển động quay (xoáy). Với bất kỳ kiểu xoáy nào cũng có thể phân tích thành 3 thành phần xoáy quanh 3 trục tọa độ đã chọn.
Nếu không có thành phần xoáy quanh trục (y) thì lực tương tác của bàn tác dụng vào bóng sẽ nằm trong mp (yOz).
Nêu thành phần xoáy quanh trục (y) khác 0 thì lực tương tác của bàn sẽ làm bóng chuyển động lệch ra khỏi mp (yOz): Xoáy theo chiều y1 làm bóng lệch về phía chiều dương(+) của trục (x) ; Xoáy ngược lại y2 làm bóng lệch về phía chiều âm(-) của trục (x).

Chú ý là lực tương tác giữa bàn và bóng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn = khoảng thời gian bóng tiếp xúc với bàn.


Bây giờ ta xét đến lực Magnus.
Lực Magnus rất nhỏ so với lực do bàn tác dụng vào bóng.
Lục Magnus tác dụng liên tục vào bóng trong suốt quá trình bóng chuyển động ( vừa tịnh tiến vừa quay ) chứ không phải chỉ trong thời gian rất ngắn.
Lực Magnus trong quá trình trước khi bóng chạm bàn ảnh hưởng đến quỹ đạo bóng như thế nào thì đã quy vào vectơ vận tốc của bóng ngay trước khi chạm bàn.
Sau khi bóng ngừng tương tác với mặt bàn thì lực Magnus vẫn tiếp tục tác dụng lên bóng trong suốt quá trình chuyển động tiếp theo. Nhưng lực này nhỏ , thành phần lực Magnus tương ứng với thành phần xoáy quanh trục (z) có tác dụng làm quỹ đạo bóng lệch theo phương trục (x) nhưng tác dụng này rất nhỏ trong quá trình bóng nẩy lên khỏi bàn.

KL : Bóng bị rẽ ngoặt ( đi lệch khỏi mặt phẳng yOz ) khi nẩy khỏi mắt bàn chủ yếu do tác dụng của xoáy mũi khoan quanh trục (y) , xoáy mũi khoan làm bóng rẽ ngoặt đột ngột. Lực Magnus (ứng với xoáy quanh trục z) không có tác dụng đột ngột và đóng vai trò không đáng kể khi bóng mới nẩy khỏi bàn.

Chú ý là hiệu ứng Magnus quan sát thấy rõ hơn ở "nửa sau" của quỹ đạo , bóng càng to thì hiệu ứng càng rõ:


 
Last edited:

LikeTT

Đại Uý
Magnus effect

Vectơ vận tốc góc (ω) :


Chỉ có thành phần vận tốc tịnh tiến vuông góc với vectơ (ω) mới gây ra hiệu ứng Magnus .
Các vectơ (ω)_(v)_(Fmagnus) đôi một vuông góc nhau và theo thứ tự làm thành "tam diện thuận".
Đặt cái đinh ốc thuận dọc theo phương vectơ Fmagnus và xoay nó theo chiều từ vectơ (ω) đến (v) (đường cong nét đứt) thì đinh ốc tiến theo chiều vectơ Fmagnus.

Fmagnus khi xoáy ngang:

Công thức gần đúng về độ lớn của lực magnus :



Xoáy lên: lực Fmagnus kéo bóng xuống::




Xoáy xuống, lực Fmagnus nâng bóng lên:
 

bynzyn

Thượng Tá
Rảnh chơi ghép hình:

Chú ý xoáy ngang (z1 hay z2) không có tác dụng làm bóng rẽ ngoặt khi nẩy khỏi bàn nhưng khi chạm vợt thì xoáy ngang lại có tác dụng làm bóng văng sang ngang khi nẩy khỏi vợt ( vì khi tiếp bóng không ai để mặt vợt nằm ngang song song mặt bàn )

Hình này​
chứng tỏ xoáy ngang (z1 hay z2) không có tác dụng làm bóng rẽ ngoặt khi nẩy khỏi bàn (khi chạm mặt vợt nó mới bị văng ngang => dễ bị nhầm lẫn).

Ở trên là xét quá trình va chạm giữa bóng và mặt bàn.
(nhìn từ phía người đánh bóng )
đến chịu, ví dụ bạn đưa chả liên quan j đến thực tế. con quay cái tiếp xúc với mặt sàn là 1 điểm rất nhỏ lên khi còn đủ tốc độ quay mới đứng thẳng đc và kg chịu ma sát để cho nó bị chạy ngay, còn với quả bóng tròn điểm tiếp xúc với mặt bàn lớn hơn vậy chắc chắn sẽ chịu tác động để nó chạy ngang, thực tế thì bạn cũng dễ dàng nhận ra bóng nó nhảy ngay khi có xoáy ngang nhé.
 

LikeTT

Đại Uý
đến chịu, ví dụ bạn đưa chả liên quan j đến thực tế. con quay cái tiếp xúc với mặt sàn là 1 điểm rất nhỏ lên khi còn đủ tốc độ quay mới đứng thẳng đc và kg chịu ma sát để cho nó bị chạy ngay, còn với quả bóng tròn điểm tiếp xúc với mặt bàn lớn hơn vậy chắc chắn sẽ chịu tác động để nó chạy ngang, thực tế thì bạn cũng dễ dàng nhận ra bóng nó nhảy ngay khi có xoáy ngang nhé.
Cái hình con quay này thấy vui mắt thì copy vào cho vui thôi.
Về mặt hình học thì quả cầu nhỏ như quả BB hay to hơn cái nhà thì diện tích tiếp xúc của chúng với mặt phẳng vẫn như nhau thôi. Nhưng về mặt vật lý thì khác vì có sự biến dạng (đàn hồi) trong quá trình tiếp xúc.
Trong thực tế thì không có bóng thuần xoáy ngang hay thuần xoáy mũi khoan. Bóng xoáy ngang trong thực tế do người chơi tạo ra luôn có thêm thành phần xoáy khác. Bóng bị lệch ngang do 2 nguyên nhân : Rẽ ngoặt đột ngột do va chạm với mặt bàn thì là do thành phần xoáy mũi khoan gây ra ; Lệch ngang từ từ do tác dụng của không khí và chỉ biểu hiện rõ khi bóng đi được 1 đoạn đường nhất định thì là do thành phần xoáy ngang gây ra (lực Magnus).
 

Sonbb.cl

Trung Uý
Tui cũng tự học bb , thấy chủ đề của bạn ,có vẻ hợp , nhưng chỉ lướt qua , kg dán xem , sợ tẩu hỏa nhập ma .. có clips hướng dẫn đánh gai dài dịch ra TV kg bạn? Tìm khắp mà kg có .
 

LikeTT

Đại Uý
Tui cũng tự học bb , thấy chủ đề của bạn ,có vẻ hợp , nhưng chỉ lướt qua , kg dán xem , sợ tẩu hỏa nhập ma .. có clips hướng dẫn đánh gai dài dịch ra TV kg bạn? Tìm khắp mà kg có .
Tui k chơi gai nên k để ý nhiều. B hỏi những ng chơi gai xem.
 

Bình luận từ Facebook

Top