Chia sẻ với mọi người lý thuyết bên bongbansaigon của anh Theorist mà em đã thực nghiệm và thấy rất hiệu quả.
- Theo em đúc kết lại là: với xoáy xuống, biên độ tay dài, tay hạ sâu (vợt dưới đầu gối), dùng lực quất tạo xoáy thắng xoáy của đối phương, còn với xoáy lên, khi bóng còn chưa đến điểm cao nhất, thì phải vào lực ngay để thắng lại xoáy đó, cho nên biên độ sẽ thu gọn lại, vợt ở gần bóng để có thể vào bóng 1 cách nhanh nhất (khoảng từ hông trở lên là lý tưởng)
Phần 3: Hiệu ứng bật ngược của mút để tạo xoáy khi giật.
Đến đây thì chúng ta đều biết, xoáy lên mạnh là yếu tố không thể thiếu để có cú giật mạnh, không có xoáy lên mạnh, cú giật sẽ không thực hiện được. Và một trong những kỹ thuật tạo xoáy lên chính là thực hiện tốt nhất hiệu ứng bật ngược xoáy khi giật bóng đến là xoáy lên (sẽ gọi tắt là bóng xoáy lên).
Quan sát lại đoạn clip minh họa khi bóng xoáy lên chạm vợt, bóng sẽ bật ra với chiều xoáy ngược lại. Nhưng bóng lại bật lên trời chứ không ngược lại hướng vào bàn. Vì sao? và làm cách nào để bóng bật ngược tốt nhất? Để giải quyết vấn đề, cần khảo sát để hiểu rõ hiệu ứng bật ngược này.
Với tất cả loại mút thường (mút láng), hiệu ứng bật ngược đều có. Cụ thể là vợt khi tiếp bóng sẽ có hai giai đoạn: nén vào theo chiều xoáy và bật ngược lại tạo ra xoáy ngược lại. Hiệu ứng thì giống nhau, nhưng phương thức để tạo hiệu ứng này giữa mút tàu và mút Nhật (gọi chung mút Nhật, Đức, Pháp, ..... là mút Nhật cho gọn). Nhưng do hiệu ứng giống nhau nên Th sẽ mở rộng chủ đề này trong dịp khác, trong bài này chỉ nêu sự khác nhau trong cách thực hiện.
Trở lại với hiệu ứng bật ngược, chúng ta cần biết rằng hai giai đoạn nén và bật của mút sẽ ít hay nhiều phụ thuộc vào hai yếu tố: 1. lực va chạm của bóng và vợt; 2. sức ép được duy trì sau đó của vợt lên bóng để tạo hiệu ứng bật ngược tốt nhất (có độ xoáy ngược lại cao nhất). Với cú bạt, hiệu ứng xảy ra là tác động lực thật mạnh vào bóng nhằm đánh tan xoáy của bóng đến và tư tạo xoáy cố định, bóng sẽ rời vợt thật nhanh để đi với tốc độ cao. Tuy nhiên, cú bạt bị hạn chế do độ xoáy thấp nên không xử lý được bóng rơi thấp và xoáy là những bóng thuộc đẳng cấp cao hơn. Cú giật đòi hỏi phải thực hiện được hiệu ứng bật ngược này, muốn như vậy phải hiểu tính năng của mút sau khi bị nén đã bật ngược lại nhờ vào điều gì. Chính sự nhầm lẫn giữa cú bạt và giật làm cú giật không hiệu quả với nhiều người.
Đề bật ngược lại tạo xoáy lên tốt nhất, vợt sau khi chạm bóng phải tăng cướng sức nén lên bóng nhằm tạo sực bật ngược xoáy, và điều này làm thời gian lưu bóng trên vợt nhiều hơn bạt. Chúng ta cùng quan sát động tác giật để chọn thời điểm tiếp xúc bóng tốt nhất. Từ vị trí đầu tiên ở thấp nhất, vợt được vung theo hướng từ dưới lên và kết thúc ở vị trí cao nhất. Rất dễ nhận xét là tốc độ ở điểm đầu (trước khi giật) là bằng 0, sau đó vợt tăng tốc đến điểm giữa động tác, sau đó giảm dần đến cuối động tác thì ngừng lại (vận tốc bằng 0). Như vậy, điểm lý tưởng để tiếp xúc bóng sẽ ở đâu trong "lộ trình" này của vợt? Nhiều người sẽ nói ngay rằng: ở giữa động tác. Nhưng chúng ta đều biết, điều kiện để bóng bật ngược tốt nhất phải là tăng cường độ nén sau khi tiếp bóng, nê điểm chạm bóng phải là trước đó, tức là chỉ trong nửa đầu của lộ trình vợt. Vậy điểm lý tưởng là ở đâu? Điều này tùy thuộc vào vợt, mút của mỗi người, nếu là mút Nhật, điểm đó khoảng 1/4 của lộ trình, còn mút tàu thì gần như chạm bóng mới bắt đầu giật, sự khác nhau này như đã nêu ở trên, là do phương thức tạo xoáy của 2 dòng mút này khác nhau hoàn toàn. Trở lại với đoạn clip minh họa bật ngược xoáy ở trên, dễ hiểu là muốn bóng bật ngược vào bàn chứ không vọt lên trời, người chận bóng cần đẩy vợt ra trước để tăng cường độ nén bóng cho sự bật ngược xoáy được xảy ra tốt nhất.
Đến đây, chúng ta đều hiểu lý do vì sao càng bậm môi giật vỗ vào bóng mạnh bao nhiêu, bóng càng kém xoáy bấy nhiêu và không thể giật tốt được mà chỉ giật như một lực sĩ cử tạ - bóng bay thật nhanh đến cuối phòng mà không chạm vào bàn, hiii. Từ việc xác định điểm chạm bóng trong động tác giật, sẽ dẫn đến một hệ quả nữa: điểm chạm bóng so với thân người khi giật để thực hiện được điểm chạm bóng ở 1/4 đầu lộ trình. Theorist xin được trình bày ở phần 3 tiếp theo.