CLB những người đánh mặt Tàu

Nói thế này anh em ném đá, nhưng cảm nhận của anh đúng như thế

Clipper các dòng, chỉ là huy hoàng thời ít cốt, chứ bản chất của nó là KHÔ, CỨNG, ÍT CẢM GIÁC, nẩy và ăn xoáy, thế thôi

Nếu thích Clipper, mua luôn Long 3 mà đánh, sướng hơn nhiều. Còn nếu thích có BH, mua HL5 đánh ổn hơn nhiều, đòn phũ hơn, xoáy tốt hơn, mà cảm giác lại hơn rõ rệt
Xin cảm ơn anh ạ
 

Son_ct

Đại Uý
Nói thế này anh em ném đá, nhưng cảm nhận của anh đúng như thế

Clipper các dòng, chỉ là huy hoàng thời ít cốt, chứ bản chất của nó là KHÔ, CỨNG, ÍT CẢM GIÁC, nẩy và ăn xoáy, thế thôi

Nếu thích Clipper, mua luôn Long 3 mà đánh, sướng hơn nhiều. Còn nếu thích có BH, mua HL5 đánh ổn hơn nhiều, đòn phũ hơn, xoáy tốt hơn, mà cảm giác lại hơn rõ rệt
Nghe bác Cá nói thế này em phải lên phương án cho HL5 xem Ma Long đánh thế nào :D em đang cầm ZJK ALC + H8 đánh đã phết :D
 

Son_ct

Đại Uý
Chia sẻ với mọi người lý thuyết bên bongbansaigon của anh Theorist mà em đã thực nghiệm và thấy rất hiệu quả.

- Theo em đúc kết lại là: với xoáy xuống, biên độ tay dài, tay hạ sâu (vợt dưới đầu gối), dùng lực quất tạo xoáy thắng xoáy của đối phương, còn với xoáy lên, khi bóng còn chưa đến điểm cao nhất, thì phải vào lực ngay để thắng lại xoáy đó, cho nên biên độ sẽ thu gọn lại, vợt ở gần bóng để có thể vào bóng 1 cách nhanh nhất (khoảng từ hông trở lên là lý tưởng)

Phần 3: Hiệu ứng bật ngược của mút để tạo xoáy khi giật.

Đến đây thì chúng ta đều biết, xoáy lên mạnh là yếu tố không thể thiếu để có cú giật mạnh, không có xoáy lên mạnh, cú giật sẽ không thực hiện được. Và một trong những kỹ thuật tạo xoáy lên chính là thực hiện tốt nhất hiệu ứng bật ngược xoáy khi giật bóng đến là xoáy lên (sẽ gọi tắt là bóng xoáy lên).
Quan sát lại đoạn clip minh họa khi bóng xoáy lên chạm vợt, bóng sẽ bật ra với chiều xoáy ngược lại. Nhưng bóng lại bật lên trời chứ không ngược lại hướng vào bàn. Vì sao? và làm cách nào để bóng bật ngược tốt nhất? Để giải quyết vấn đề, cần khảo sát để hiểu rõ hiệu ứng bật ngược này.


Với tất cả loại mút thường (mút láng), hiệu ứng bật ngược đều có. Cụ thể là vợt khi tiếp bóng sẽ có hai giai đoạn: nén vào theo chiều xoáy và bật ngược lại tạo ra xoáy ngược lại. Hiệu ứng thì giống nhau, nhưng phương thức để tạo hiệu ứng này giữa mút tàu và mút Nhật (gọi chung mút Nhật, Đức, Pháp, ..... là mút Nhật cho gọn). Nhưng do hiệu ứng giống nhau nên Th sẽ mở rộng chủ đề này trong dịp khác, trong bài này chỉ nêu sự khác nhau trong cách thực hiện.

Trở lại với hiệu ứng bật ngược, chúng ta cần biết rằng hai giai đoạn nén và bật của mút sẽ ít hay nhiều phụ thuộc vào hai yếu tố: 1. lực va chạm của bóng và vợt; 2. sức ép được duy trì sau đó của vợt lên bóng để tạo hiệu ứng bật ngược tốt nhất (có độ xoáy ngược lại cao nhất). Với cú bạt, hiệu ứng xảy ra là tác động lực thật mạnh vào bóng nhằm đánh tan xoáy của bóng đến và tư tạo xoáy cố định, bóng sẽ rời vợt thật nhanh để đi với tốc độ cao. Tuy nhiên, cú bạt bị hạn chế do độ xoáy thấp nên không xử lý được bóng rơi thấp và xoáy là những bóng thuộc đẳng cấp cao hơn. Cú giật đòi hỏi phải thực hiện được hiệu ứng bật ngược này, muốn như vậy phải hiểu tính năng của mút sau khi bị nén đã bật ngược lại nhờ vào điều gì. Chính sự nhầm lẫn giữa cú bạt và giật làm cú giật không hiệu quả với nhiều người.

Đề bật ngược lại tạo xoáy lên tốt nhất, vợt sau khi chạm bóng phải tăng cướng sức nén lên bóng nhằm tạo sực bật ngược xoáy, và điều này làm thời gian lưu bóng trên vợt nhiều hơn bạt. Chúng ta cùng quan sát động tác giật để chọn thời điểm tiếp xúc bóng tốt nhất. Từ vị trí đầu tiên ở thấp nhất, vợt được vung theo hướng từ dưới lên và kết thúc ở vị trí cao nhất. Rất dễ nhận xét là tốc độ ở điểm đầu (trước khi giật) là bằng 0, sau đó vợt tăng tốc đến điểm giữa động tác, sau đó giảm dần đến cuối động tác thì ngừng lại (vận tốc bằng 0). Như vậy, điểm lý tưởng để tiếp xúc bóng sẽ ở đâu trong "lộ trình" này của vợt? Nhiều người sẽ nói ngay rằng: ở giữa động tác. Nhưng chúng ta đều biết, điều kiện để bóng bật ngược tốt nhất phải là tăng cường độ nén sau khi tiếp bóng, nê điểm chạm bóng phải là trước đó, tức là chỉ trong nửa đầu của lộ trình vợt. Vậy điểm lý tưởng là ở đâu? Điều này tùy thuộc vào vợt, mút của mỗi người, nếu là mút Nhật, điểm đó khoảng 1/4 của lộ trình, còn mút tàu thì gần như chạm bóng mới bắt đầu giật, sự khác nhau này như đã nêu ở trên, là do phương thức tạo xoáy của 2 dòng mút này khác nhau hoàn toàn. Trở lại với đoạn clip minh họa bật ngược xoáy ở trên, dễ hiểu là muốn bóng bật ngược vào bàn chứ không vọt lên trời, người chận bóng cần đẩy vợt ra trước để tăng cường độ nén bóng cho sự bật ngược xoáy được xảy ra tốt nhất.

Đến đây, chúng ta đều hiểu lý do vì sao càng bậm môi giật vỗ vào bóng mạnh bao nhiêu, bóng càng kém xoáy bấy nhiêu và không thể giật tốt được mà chỉ giật như một lực sĩ cử tạ - bóng bay thật nhanh đến cuối phòng mà không chạm vào bàn, hiii. Từ việc xác định điểm chạm bóng trong động tác giật, sẽ dẫn đến một hệ quả nữa: điểm chạm bóng so với thân người khi giật để thực hiện được điểm chạm bóng ở 1/4 đầu lộ trình. Theorist xin được trình bày ở phần 3 tiếp theo.
Phần in nghiêng của bác @long thủ thì em hiểu và cũng đang tập tương tự, chỉ khác chút là em dùng khái niệm tạo đà, giật xoáy xuống thì phải tạo nhiều đà hơn xoáy lên, từ đó dẫn đến việc độ cao người (và tay) trong 2 tình huống có sự khác nhau như bác nói.

Còn chỗ in đậm của Theorist thì em không hiểu, bác giải thích hộ em chút:
"Nhưng chúng ta đều biết, điều kiện để bóng bật ngược tốt nhất phải là tăng cường độ nén sau khi tiếp bóng, nên điểm chạm bóng phải là trước đó, tức là chỉ trong nửa đầu của lộ trình vợt. Vậy điểm lý tưởng là ở đâu? Điều này tùy thuộc vào vợt, mút của mỗi người, nếu là mút Nhật, điểm đó khoảng 1/4 của lộ trình, còn mút tàu thì gần như chạm bóng mới bắt đầu giật, sự khác nhau này như đã nêu ở trên, là do phương thức tạo xoáy của 2 dòng mút này khác nhau hoàn toàn".
Theo em hiểu thì Theorist nói điểm chạm bóng với mút Nhật là 1/4 lộ trình, tức là điểm 2 - bóng đang đi lên sau khi chạm bàn @.@ vào bóng nhịp sớm như thế thì có vẻ khó và phải đứng khá gần bàn.
Theorist chưa đề cập đến điểm chạm bóng với mút Tàu, nhưng em nghĩ vào loanh quanh điểm 3, khi bóng cao nhất, là đẹp :D em đánh thấy như thế là thoải mái, tất nhiên là bóng trước người rồi :D
Anh @Trạng .... CÁ có cao kiến gì không ạ, dạo này em đang ngấm bóng bàn quá :D
 
Last edited:

long thủ

Đại Tá
Phần in nghiêng của bác @long thủ thì em hiểu và cũng đang tập tương tự, chỉ khác chút là em dùng khái niệm tạo đà, giật xoáy xuống thì phải tạo nhiều đà hơn xoáy lên, từ đó dẫn đến việc độ cao người (và tay) trong 2 tình huống có sự khác nhau như bác nói.

Còn chỗ in đậm của Theorist thì em không hiểu, bác giải thích hộ em chút:
"Nhưng chúng ta đều biết, điều kiện để bóng bật ngược tốt nhất phải là tăng cường độ nén sau khi tiếp bóng, nên điểm chạm bóng phải là trước đó, tức là chỉ trong nửa đầu của lộ trình vợt. Vậy điểm lý tưởng là ở đâu? Điều này tùy thuộc vào vợt, mút của mỗi người, nếu là mút Nhật, điểm đó khoảng 1/4 của lộ trình, còn mút tàu thì gần như chạm bóng mới bắt đầu giật, sự khác nhau này như đã nêu ở trên, là do phương thức tạo xoáy của 2 dòng mút này khác nhau hoàn toàn".
Theo em hiểu thì Theorist nói điểm chạm bóng với mút Nhật là 1/4 lộ trình, tức là điểm 2 - bóng đang đi lên sau khi chạm bàn @.@ vào bóng nhịp sớm như thế thì có vẻ khó và phải đứng khá gần bàn.
Theorist chưa đề cập đến điểm chạm bóng với mút Tàu, nhưng em nghĩ vào loanh quanh điểm 3, khi bóng cao nhất, là đẹp :D em đánh thấy như thế là thoải mái, tất nhiên là bóng trước người rồi :D
Anh @Trạng .... CÁ có cao kiến gì không ạ, dạo này em đang ngấm bóng bàn quá :D

Phần in đậm theo em hiểu là: chủ yếu do mút Tàu không có hiệu ứng catapult (vào 1 lực ra 10 lực) như mặt Nhật, cho nên muốn ra 10 lực phải vào 10 lực.

Mút tàu cứng nên việc đánh cho bóng lún vào trong lớp lót cần 1 lực lớn hơn, vì thế biên độ từ lúc chuẩn bị đến lúc chạm bóng dài hơn.

Nhưng sau khi đánh lún vào lớp lót, thì ĐÂY mới là lúc quả giật bắt đầu. Bóng sau khi lún vào lớp lót mặt Tàu thì mới chỉ có lực chưa có xoáy, ta phải kéo xoáy cho nó, thế là có thêm động tác kéo qua đầu bóng.

Nói thêm 1 chút về điểm chạm bóng, thì chuyên nghiệp bao giờ cũng vào nhịp sớm hơn, là lúc bóng chưa đến điểm cao nhất, vừa lợi dụng được lực bật của bóng vừa tạo nhịp nhanh làm khó đối thủ.
 

Son_ct

Đại Uý
Phần in đậm theo em hiểu là: chủ yếu do mút Tàu không có hiệu ứng catapult (vào 1 lực ra 10 lực) như mặt Nhật, cho nên muốn ra 10 lực phải vào 10 lực.

Mút tàu cứng nên việc đánh cho bóng lún vào trong lớp lót cần 1 lực lớn hơn, vì thế biên độ từ lúc chuẩn bị đến lúc chạm bóng dài hơn.

Nhưng sau khi đánh lún vào lớp lót, thì ĐÂY mới là lúc quả giật bắt đầu. Bóng sau khi lún vào lớp lót mặt Tàu thì mới chỉ có lực chưa có xoáy, ta phải kéo xoáy cho nó, thế là có thêm động tác kéo qua đầu bóng.

Nói thêm 1 chút về điểm chạm bóng, thì chuyên nghiệp bao giờ cũng vào nhịp sớm hơn, là lúc bóng chưa đến điểm cao nhất, vừa lợi dụng được lực bật của bóng vừa tạo nhịp nhanh làm khó đối thủ.
Bảo sao mặt Tàu muốn đánh mạnh lại khổ thế :D thêm hôm nào ẩm ướt, mặt phủ 1 lớp nước thì thôi xác định :(
 
Các bác đang chơi mặt Tàu bao nhiêu độ vậy? E đọc chỗ này chỗ kia mỗi ng mỗi ý k rõ cốt thuần gỗ chơi tàu bao nhiêu độ là ok cho trình gà tập tành theo CNT
 

danhbongban

Trung Tá
Xin chào ae tàu đạo, lâu lắm e mới quay lại diễn đàn
Hiện e đang tìm 1 số cốt sau : long 2 - 506 - long 5
Bác nào có mà chán để lại cho e với :))
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
các bác cho em hỏi H3mk kết hợp với NA Carbon thế nào nhỉ? Có bác nào đã thử qua chưa ạ :D
NA inner không khác Donic WSUC là mấy, nhưng khô hơn và ít cảm giác hơn, nó không còn tính chất của NA là mấy. Mà như thế, khác gì đánh Innerforce ZLC/ULC đâu, có khi còn kém, vì nó là dòng vợt cải tiến mới hẳn luôn

Nếu bác đánh mặt Tàu, theo kinh nghiệm của em, cứ cốt mỏng, nhưng phải từ 5 lớp trở lên, 3 lớp không chơi được, vì cốt không đủ độ ngấm bóng để tận dụng mặt Tàu làm xoáy, tầm từ 5.8 trở xuống được coi là mỏng, tầm 5.4 gọi là cực mỏng, không phải sợi ZLC là đánh được, tuy nhiên, nếu cấu trúc inner sẽ tốt hơn, ví dụ Long 5, Donic WSUC, BO, Innerforce, ...

Về độ của mặt Tàu, tùy từng cơn nghiện, nếu mới chơi, các cơn sẽ dứt khi bác đánh đến 40 độ, còn như em với @dathoang khi cơn lên, có thời điểm phải đánh 42 độ không tune mới đủ phê :D
 

anhemoy

Đại Tá
NA inner không khác Donic WSUC là mấy, nhưng khô hơn và ít cảm giác hơn, nó không còn tính chất của NA là mấy. Mà như thế, khác gì đánh Innerforce ZLC/ULC đâu, có khi còn kém, vì nó là dòng vợt cải tiến mới hẳn luôn

Nếu bác đánh mặt Tàu, theo kinh nghiệm của em, cứ cốt mỏng, nhưng phải từ 5 lớp trở lên, 3 lớp không chơi được, vì cốt không đủ độ ngấm bóng để tận dụng mặt Tàu làm xoáy, tầm từ 5.8 trở xuống được coi là mỏng, tầm 5.4 gọi là cực mỏng, không phải sợi ZLC là đánh được, tuy nhiên, nếu cấu trúc inner sẽ tốt hơn, ví dụ Long 5, Donic WSUC, BO, Innerforce, ...

Về độ của mặt Tàu, tùy từng cơn nghiện, nếu mới chơi, các cơn sẽ dứt khi bác đánh đến 40 độ, còn như em với @dathoang khi cơn lên, có thời điểm phải đánh 42 độ không tune mới đủ phê :D
EM đánh NA carbon Outer không phải inner bác ơi. em NA này e nhìn khá mỏng.
Em vẫn đang dán với Aurus nhưng chưa test. Thấy hiepga có em H3 Nittaku PRO ngon quá nên em mạn phép hỏi xem kết hợp với NA carbon outer có được k :D
thấy nhiều vote là xúc luôn về thử :D
 

Bình luận từ Facebook

Top