Ngoài lề - Thơ cho anh!

Trạng .... CÁ

Đại Tá
hì, em sợ cái lành lạnh đến thờ ơ trong giọng hát của Khánh Ly nên ít nghe, thi thoảng có nghe Hồng Nhung hát
Nhạc Trịnh là nhạc tự sự, chiêm nghiệm, em cứ nghe mà xem, giai điệu nó cứ uể oải, đứt khúc, lãng đãng, nó giống như một người đang tự sướng hơi thuốc lá bên cạnh ấm chè đầu giờ sáng, như một kẻ thất bại đang tìm đường đi, như một kẻ trí thức bất đắc chí, như một gã quê mùa ngắm ruộng đồng, một nhà tư tưởng đang nuôi mầm tư tưởng mới, nó nói về những thứ chỉ có con người mới có, không suồng xã, không đời thường, chả liên quan đến ai, nhưng ai nghe cũng thấy mình trong đó, không phải chính mình, thì là những trắc trở trái ngang của đời mình, của ước vọng, của hoài bão, nhưng đặc biệt, là các nỗi đau nhân loại, nỗi đau mà hàng triệu triệu kiếp người, ai cũng từng có lúc ngấm trải.

Hát Trịnh rất khó, nếu hát giọng thật, thì nó nhạt quá, vì nhạc Trịnh nếu giọng mỏng, rất khó nghe, nhạt và chua, như kiểu trẻ con hát về tình yêu đôi lứa vậy. Nếu nhiều kỹ thuật quá, luyến láy, thì lại thô, nghe nó cứ như là cave trang điểm ấy, đẹp thì có đẹp nhưng mà phô, nghịch tai rất lố. Nhạc tự sự nên cần người hát hát như kiểu trải lòng, chia sẻ, thì thầm, thủ thỉ, nó mới ngấm, nó mới sâu, mà lòng người nó mới dám mở ra, trải ra, thư giãn và điềm tĩnh trở lại

Khánh Ly giọng không hay, trừ khi hát Trịnh. Anh ngày xưa nghe Khánh Ly, khen giọng Khánh Ly hay, ông anh trai bảo mày nghe Khánh Ly thế nông lắm, rồi mở cho nghe Khánh Ly hát nhạc Vàng, trời, sao mà khó nghe, sao mà gân guốc thế, em cứ thử nghe mà xem, nhạc Vàng là đỉnh cao thời Khánh Ly, thế mà hát không được, bảo sao Khánh Ly phải dạt lên Đà Lạt hát phòng trà

Nhưng chất nhựa, chối tai, khó nghe của Khánh Ly lại rất hợp với tâm tình, giọng Khánh Ly dầy, âm vực lớn, khi hát cao mà không thấy gân, khi hát thấp lại không bị mất, thành ra, khi lời hát nói về những điều lớn lao, Khánh Ly hát khiến cho chuyện to tát trở thành đời thường, dễ nghe, dễ gần, gần gũi.

Con người mà, ai cũng cần bạn, vì vậy, nghe hát mà như được một người bạn ngồi tâm sự thì đúng là không một thứ gì có thể sánh với nó, thư giãn nhưng giải tỏa, cái rất khó của tâm sự, mà lại du dương, mà lại diễn cảm, ...

Trịnh mà không có Khánh Ly, chắc không tuyệt vời đến thế
 

Hoa anh tuc

Thượng Tá
Nhạc Trịnh là nhạc tự sự, chiêm nghiệm, em cứ nghe mà xem, giai điệu nó cứ uể oải, đứt khúc, lãng đãng, nó giống như một người đang tự sướng hơi thuốc lá bên cạnh ấm chè đầu giờ sáng, như một kẻ thất bại đang tìm đường đi, như một kẻ trí thức bất đắc chí, như một gã quê mùa ngắm ruộng đồng, một nhà tư tưởng đang nuôi mầm tư tưởng mới, nó nói về những thứ chỉ có con người mới có, không suồng xã, không đời thường, chả liên quan đến ai, nhưng ai nghe cũng thấy mình trong đó, không phải chính mình, thì là những trắc trở trái ngang của đời mình, của ước vọng, của hoài bão, nhưng đặc biệt, là các nỗi đau nhân loại, nỗi đau mà hàng triệu triệu kiếp người, ai cũng từng có lúc ngấm trải.

Hát Trịnh rất khó, nếu hát giọng thật, thì nó nhạt quá, vì nhạc Trịnh nếu giọng mỏng, rất khó nghe, nhạt và chua, như kiểu trẻ con hát về tình yêu đôi lứa vậy. Nếu nhiều kỹ thuật quá, luyến láy, thì lại thô, nghe nó cứ như là cave trang điểm ấy, đẹp thì có đẹp nhưng mà phô, nghịch tai rất lố. Nhạc tự sự nên cần người hát hát như kiểu trải lòng, chia sẻ, thì thầm, thủ thỉ, nó mới ngấm, nó mới sâu, mà lòng người nó mới dám mở ra, trải ra, thư giãn và điềm tĩnh trở lại

Khánh Ly giọng không hay, trừ khi hát Trịnh. Anh ngày xưa nghe Khánh Ly, khen giọng Khánh Ly hay, ông anh trai bảo mày nghe Khánh Ly thế nông lắm, rồi mở cho nghe Khánh Ly hát nhạc Vàng, trời, sao mà khó nghe, sao mà gân guốc thế, em cứ thử nghe mà xem, nhạc Vàng là đỉnh cao thời Khánh Ly, thế mà hát không được, bảo sao Khánh Ly phải dạt lên Đà Lạt hát phòng trà

Nhưng chất nhựa, chối tai, khó nghe của Khánh Ly lại rất hợp với tâm tình, giọng Khánh Ly dầy, âm vực lớn, khi hát cao mà không thấy gân, khi hát thấp lại không bị mất, thành ra, khi lời hát nói về những điều lớn lao, Khánh Ly hát khiến cho chuyện to tát trở thành đời thường, dễ nghe, dễ gần, gần gũi.

Con người mà, ai cũng cần bạn, vì vậy, nghe hát mà như được một người bạn ngồi tâm sự thì đúng là không một thứ gì có thể sánh với nó, thư giãn nhưng giải tỏa, cái rất khó của tâm sự, mà lại du dương, mà lại diễn cảm, ...

Trịnh mà không có Khánh Ly, chắc không tuyệt vời đến thế
Cái so sánh này em sẽ ko cảm nhận được :):D
Em đã từng nghe có người ví nhạc Trịnh như một dòng nước chảy, nước trôi theo dòng một cách tự nhiên, mềm mại, uốn khúc
 

Hoa anh tuc

Thượng Tá
Nghe nhạc Trịnh giống như đang học tiếng Việt, nhiều từ nghe là lạ, thế thôi, hehehe
Nếu thế thì em học dốt môn tiếng Việt rồi
Em nghe nhạc Trịnh ko nhiều, chỉ một vài bài thôi. Hễ lúc nào em mở nhạc Trịnh hoặc Phú Quang lên là mọi người bảo em hâm, thích nghe triết lý :oops:
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Lấy một bài thơ của Hoàng Cầm để hiểu bài CHÌM DƯỚI CƠN MƯA

Hỡi em khua guốc ưu phiền
Chìm trong mặt đá nét hiền dáng quê
Trăng đêm qua chẳng nhớ về
Áo mong manh cởi chiều mê mải sầu
Em đi chân lạnh từ đâu
Chắt chiu quấn lụa càng đau ruột tằm

Nhớ em gió nhẹ nhàng thăm
Em đau sao ruỗi dáng nằm nhẩn nha
Tiếng cười hay tiếng xót xa
Tiếng yêu hay tiếng khóc òa vì thương
Em chia khế ớt tẩm đường
Môi tê hé gọi mười phương ngọt ngào

Hàng mi em rớt ánh sao
Em đi chân đất khuất vào cõi anh
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Nghe nhạc Trịnh giống như đang học tiếng Việt, nhiều từ nghe là lạ, thế thôi, hehehe
Red có cách nói rất hay

Khi ý không còn có khả năng thể hiện trong những con chữ, nhạc sĩ buộc phải sử dụng những từ tự nghĩ ra, những từ đủ sức chở nghĩa mà nhạc sĩ muốn tải, từ rất lạ và rất mới, nhưng không phải là từ vô nghĩa, mà nghĩa rất rộng
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Em thích nghe nhạc của Dương Thụ. Hiền hoà, gần gũi và dễ hiểu. Chứ ko đòi hỏi sự "cảm" và "trải nghiệm" như Trịnh
Em giống như mặt Đức Nhật, mơn man thì thích, nhưng sâu sắc thì chán

Anh biết có nhiều cái đẹp, trong đó có khuôn mặt người phụ nữ đẹp. Mặt đẹp có nhiều kiểu, thế mới sinh ra thập thập vạn mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành

Anh chả phải là vua, nên chỉ thích ngắm một thứ mà có thể nhìn mãi không chán, vì vậy, nếu không sâu thì cũng cả thèm thôi ;)
 

Hoa anh tuc

Thượng Tá
Em giống như mặt Đức Nhật, mơn man thì thích, nhưng sâu sắc thì chán

Anh biết có nhiều cái đẹp, trong đó có khuôn mặt người phụ nữ đẹp. Mặt đẹp có nhiều kiểu, thế mới sinh ra thập thập vạn mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành

Anh chả phải là vua, nên chỉ thích ngắm một thứ mà có thể nhìn mãi không chán, vì vậy, nếu không sâu thì cũng cả thèm thôi ;)
Câu này ghê gớm nha
Nếu chọn lựa giữa đơn giản, thoái mái và khéo léo, sâu sắc thì em chọn vế đầu. Thôi thì không được lòng quân tử đại trượng phu, em làm phu nhân của Chí Phèo cũng hổng sao :D
"Người con gái không phải đẹp ở đôi má hồng mà đẹp trong mắt người quân tử" anh @Trainee nhỉ
 

Red Arc

Đại Tá
Câu này ghê gớm nha
Nếu chọn lựa giữa đơn giản, thoái mái và khéo léo, sâu sắc thì em chọn vế đầu. Thôi thì không được lòng quân tử đại trượng phu, em làm phu nhân của Chí Phèo cũng hổng sao :D
"Người con gái không phải đẹp ở đôi má hồng mà đẹp trong mắt người quân tử" anh @Trainee nhỉ
Theo a thì "người con gái đẹp không nhất thiết phải má hồng mà miễn sao có chỗ hồng là được"
 

Trainee

Đại Tá
Câu này ghê gớm nha
Nếu chọn lựa giữa đơn giản, thoái mái và khéo léo, sâu sắc thì em chọn vế đầu. Thôi thì không được lòng quân tử đại trượng phu, em làm phu nhân của Chí Phèo cũng hổng sao :D
"Người con gái không phải đẹp ở đôi má hồng mà đẹp trong mắt người quân tử" anh @Trainee nhỉ
Còn tùy vào lúc đó đã uống được mấy ly nữa em à!
Anh Cá lười bia rượu nên có khi chỉ cần 1 ly. Anh thì tệ hơn có khi phải 5, 7 ly mới thấy!:)

 

Red Arc

Đại Tá
Hồng một chữ, sắc ngời thêm đôi má
Nụ hồng phai, người vội vã quên người
Tìm hạnh phúc, mãi tìm xa xôi quá
Đâu biết rằng hạnh phúc vẫn đây thôi
 

Bình luận từ Facebook

Top