Toàn quốc Hỏi ngu: Cốt nào giật bóng có độ vòng cung cao và cắm nhất?

tosiosHD

Đại Tá
Á hóa ra khái niệm "cắm" của em với của bác nó khác nhau.
"Cắm" của bác là bóng nó phi ngang thẳng vào người đúng ko ạ?
Ý em "cắm" là bóng đang bay ngang trên không nó cắm nhào xuống mặt bàn rồi nảy chúi xuống thấp. Chắc điều này trùng với việc vòng cung cao.
Rất xl bác vì sự khác biệt khái niệm này.
Anh em mình đáng bóng bàn, tức là đánh bóng để bóng qua bàn mình và rơi xuống bàn đối phương, vì vậy khái niệm cắm là bóng cắm xuống bàn! Anh em mình có phải bắn cung đâu mà khái niệm cắm lại là bóng lao thẳng vào người đối phương thì mới gọi là cắm. Haha.
Anh em thấy vậy có đúng ko?
 

subasa

Đại Uý
Mình nghĩ hình vẽ của bạn rất rõ ràng và nói lên tất cả rồi:
-Đường màu xanh là của cốt nảy(tạm gọi là cốt cứng được ko ạ) đại diện cho dòng cốt này là các cốt có độ carbon cao như dòng Tamca là có độ carbon đậm đặc nhất trong 3 dòng zlc,alc,tamca
-Đường màu đỏ là của cốt xịt(tạm gọi là cốt mềm nhé) và đại diện là các cây vợt thuần gỗ,cái này là mình nói đa số các cây thuần gỗ vì thực tế là có những cây vợt thuần gỗ mà nảy ko hề kém vợt carbon.Và độ nảy của những cây vợt thuần gỗ này cũng khác nhau tùy theo số lượng lớp gỗ của vợt.Nảy nhất là 7 lớp>5 lớp>3 lớp
Như vậy là những cây vợt gỗ sẽ là những cây vợt CÓ ĐỘ VÒNG CUNG CAO VÀ CẮM NHẤT(Có điểm bóng rơi gần so với lưới nhất)
 
Last edited:

vhs_arc

Thượng Sỹ
Mình cũng đã thử nhiều cốt, mặt đủ các Nhật, Đức, tàu khựa cũng như cả ĐSVN. Mình đồng ý với ý kiến mặt mềm sẽ giật an toàn và cắm hơn. Combo mình lựa chọn là Hao III + Ten 05. Giật đỉnh bóng và có tí nhấc cổ tay thì cắm vô cùng luôn.
1 phiếu cho Hao 3... Xoáy, vòng cung cao, cắm
Hao 3 - fh tg3 60, bh drasant beat
 

hoantopas

Đại Tá
Theo ngu ý của Mình thì là tay của Mình hết ( tức là do động tác của Mình ý ) chứ chả có cái cốt nào để giật tạo vòng cung đâu Bác chủ thớt ạ. Có nhiều Clip dạy cách giật bóng, giật cầu vồng và giật bạt đấy Bác, lên hỏi anh Google là có ngay :D
 

archer

Đại Tá
Theo ngu ý của Mình thì là tay của Mình hết ( tức là do động tác của Mình ý ) chứ chả có cái cốt nào để giật tạo vòng cung đâu Bác chủ thớt ạ. Có nhiều Clip dạy cách giật bóng, giật cầu vồng và giật bạt đấy Bác, lên hỏi anh Google là có ngay :D
Hứ, anh cứ cầm con Sardius dán Ten 64 mà vòng cung nhé :mad::cool::confused:
 

xukaka

Đại Tá
Nếu cốt đánh cho vòng cung cao thì mình nghĩ cốt Carbon, rồi đến cốt ZlC....chuội thì thuần gỗ...Nếu về mút thì mút càng cứng độ vòng cung càng cao...cảm nhận thế không bít đúng không ?
 

longqin

Đại Uý
Mình đã chơi qua các cốt king 2, vis 2015, inner alc, yinhe t2, nittaku flyatt carbon pro, petr kobel cùng dán h3 cả thì thấy inneralc có vẻ vòng cung cao hơn và cắm hơn cả, cùng động tác giật nhé. Không biết đúng không nữa kaka:p
 

phuongnguyen

Đại Tá
Xin tham khảo ý kiến của anh em bóng bàn, trong số các cốt mỗi anh em từng thực tế trải nghiệm thì cốt nào các bác thấy là giật bóng có độ vòng cung cao và bóng cắm nhất ạ?

Tương tự đối với mút, cá nhân em cho là Ten 25 giật vòng cung và cắm nhất, theo tài liệu của Butterfly, không biết thực tế trải nghiệm của anh em thì thấy thế nào ạ?

Xin vui lòng chia sẻ ạ, mỗi chia sẻ của anh em thực sự là một tình cảm quý báu và sự giúp đỡ tâm huyết, em xin chân thành cảm ơn! :)

P/S: Để minh họa cho khái niệm vòng cung và bóng cắm cho ae dễ hình dung và thống nhất, đơn giản thì em đưa ra hình sau, trong đó đường bóng CÓ ĐỘ VÒNG CUNG CAO, BÓNG CẮM hơn là đường MÀU ĐỎ.
View attachment 57421
Có phải bác bị như em: giật mạnh thì ra ngoài mà giật nhẹ thì vào lứoi , fh thì còn tạm, bh thì ôi thôi....???? Nên vòng cung là ok????
 

phuongnguyen

Đại Tá
Chuẩn 99% b ạ, e khác cái là BH e ngược vs FH, ko thua gì ZJK cả hehe
Giống mình quá, giật fh toàn ra ngoài, nản:eek: Nên thử nghiệm cốt mút liên tục. Vẫn chưa tìm ra chân lí :rolleyes:.
Minh thuong bi BH, chac do cam vot.
Dang tap thay hieu qua:
-xoay lên thì kéo từ dứoi lên và kết thúc ngang vai---nhẩm trong đầu là kéo vòng cung và đè đầu bóng lúc nó vọt ra
-xoay xuống cũng kéo từ dứoi lên nhưng kết thúc ngang chân mày nhé
 
Last edited:

gaumeo

Đại Tá
Xin tham khảo ý kiến của anh em bóng bàn, trong số các cốt mỗi anh em từng thực tế trải nghiệm thì cốt nào các bác thấy là giật bóng có độ vòng cung cao và bóng cắm nhất ạ?

Tương tự đối với mút, cá nhân em cho là Ten 25 giật vòng cung và cắm nhất, theo tài liệu của Butterfly, không biết thực tế trải nghiệm của anh em thì thấy thế nào ạ?

Xin vui lòng chia sẻ ạ, mỗi chia sẻ của anh em thực sự là một tình cảm quý báu và sự giúp đỡ tâm huyết, em xin chân thành cảm ơn! :)

P/S: Để minh họa cho khái niệm vòng cung và bóng cắm cho ae dễ hình dung và thống nhất, đơn giản thì em đưa ra hình sau, trong đó đường bóng CÓ ĐỘ VÒNG CUNG CAO, BÓNG CẮM hơn là đường MÀU ĐỎ.
View attachment 57421
Đối với quả giật, vợt có thời gian lưu bóng càng cao thì độ vòng cung càng cao. Quả bóng càng nhiều soáy thì sau khi chạm bàn càng có xu hướng cắm xuống đất
 

w96

Thượng Tá
Các bác có nghĩ là động tác tung bóng đánh xoáy cho bóng bay lên, rồi nghiêng mặt vợt đỡ ngược để bóng xoáy ngược dựng lên, rồi liên tục làm như thế, có liên quan tới mặt và cốt không ? Cái này mãi em mới biết ;)
 

Trainee

Đại Tá
Minh thuong bi BH, chac do cam vot.
Dang tap thay hieu qua:
-xoay lên thì kéo từ dứoi lên và kết thúc ngang vai---nhẩm trong đầu là kéo vòng cung và đè đầu bóng lúc nó vọt ra
-xoay xuống cũng kéo từ dứoi lên nhưng kết thúc ngang chân mày nhé
Giống mình quá, giật fh toàn ra ngoài, nản:eek: Nên thử nghiệm cốt mút liên tục. Vẫn chưa tìm ra chân lí :rolleyes:.
Bạn giật bóng xoáy lên mà ra ngoài thường là do chậm. Giả sử tính 1 là chạm bàn mình, 2 bóng đang lên, 3 tới đỉnh, 4 đang xuống ~2, 5 mép bàn ~ 1, 6 rơi xuống thấp hơn mặt bàn. => có lẽ bạn giật lúc bóng xuống tới 6 rồi -> Bóng thấp dẫn tới phản xạ tự nhiên là moi lên -> ra ngoài vì nó lỏng, hoặc xoáy lên. Cái này mình hay đứng chặn cho mấy anh em hơi hơi biết giật nên rất rõ. Quả giật này thường (thường thôi nhé) là phải giật lao tới trước (giật lao # lao giật), đánh bóng ở giai đoạn 2-3 là tốt nhất, 4-3 là số đông dân đánh phủi có quả giật tốt, 5-4 đã là hơi muộn rồi. Nếu có thêm cổ tay khi tăng lực vào bóng nữa là rất tốt.
Sửa nhịp đánh rất tốn công sức, và tối thiểu phải có người chặn được cho mình đánh. Là người mất tiền đi tập với thầy giỏi và cả vài thầy kém - khá mình rất thấm điều này. Các thầy kém thường hay thoả hiệp với trò, thầy khá thì lựa theo quả đánh của trò, ...
Sửa thế nào quả giật bóng lên/ đối thủ chặn này?
Cách thứ nhất: Sửa cho chuẩn. Tập di chuyển đánh điểm 2-3.5, giật lao tới, lắc cổ tay thuận theo cú giật để có xoáy.
Cách thứ 2, thoả hiệp, lựa theo thói quen: giật má bóng, tạo xoáy ngang, nhưng vẫn gắng đánh sớm nhất có thể 5+ thôi, chứ để bóng đến 6789 thì mệt lắm. Vẫn giật lao về trước, liệng ngang bóng, vẫn sử dụng cổ tay. Mình thấy dân đánh mặt Tàu hay đánh side spin kiểu này. Ỷ vào độ xoáy cao bù lại lực kém.
Trong cả 2 kiểu đánh trên thì tay đều từ xu hướng xa đánh vào chứ không phải dưới đánh lên. Tay đánh đi thành một cung đường dứt khoát.
Còn kiểu sửa như bác phuong là vòng vòng lên rồi lại đè tới thì là kiểu tự mình phá lực mình, do cái đoạn đè nó bẻ quỹ đạo. Vụ này thầy em sửa em đuối luôn mới gọi là tàm tạm. Cứ bóng nhanh sát người là y rằng tay em lại khòng khòng kiểu vòng rồi đè. Bóng hơi xoáy tý nhưng nhẹ hều hều!
 

Bình luận từ Facebook

Top