HOANG MINH
Đại Tá
Em đang chơi PG7 là để tập đó bác ơi . Vì chuyển qua thằng Carbon nên nó nhẹ và thế là cho ra chiêu mới mà trước giờ chưa dùng với PG7. Khi ứng dụng với PG7 thì hiệu quả hơn nhiều.
Em nhớ như in câu nói của ông bạn trong câu lạc bộ " mày chưa chơi đc cây SZLC vì trình của mày của chưa tới thôi".
Mỗi cây kiếm sẽ có những ưu và nhược điểm và người cầm nó có biết cách phát huy thế mạnh của nó hay ko mà thôi.
Và bác đừng quên trong cách giải toán có cách giả định rằng đúng để suy ngược về tìm ra ẩn số. Và như bác nói, đó là PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO.
Còn nhà sản xuất vì túi tiền mà ko vì trình độ của người chơi thì quan điểm này buồn lắm lắm. Ko lẽ em mở cửa hàng bán vợt em sẽ cố gắng bán thật nhiều cây vợt cao tiền cho người sử dụng mà bỏ qua tất cả yếu tố của người sử dụng (nếu bác nhờ họ tư vấn). Ai làm kinh doanh chân chính sẽ hiểu điều này .
Em nhớ như in câu nói của ông bạn trong câu lạc bộ " mày chưa chơi đc cây SZLC vì trình của mày của chưa tới thôi".
Mỗi cây kiếm sẽ có những ưu và nhược điểm và người cầm nó có biết cách phát huy thế mạnh của nó hay ko mà thôi.
Và bác đừng quên trong cách giải toán có cách giả định rằng đúng để suy ngược về tìm ra ẩn số. Và như bác nói, đó là PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO.
Còn nhà sản xuất vì túi tiền mà ko vì trình độ của người chơi thì quan điểm này buồn lắm lắm. Ko lẽ em mở cửa hàng bán vợt em sẽ cố gắng bán thật nhiều cây vợt cao tiền cho người sử dụng mà bỏ qua tất cả yếu tố của người sử dụng (nếu bác nhờ họ tư vấn). Ai làm kinh doanh chân chính sẽ hiểu điều này .
Tuyệt vời! Em rất thích và hoan nghênh cách trao đổi khúc chiết và văn minh, xây dựng và hòa nhã của bác.
Về vấn đề bác nêu em có đề cập trong đoạn trên rồi nhưng em xin góp chút phản biện nữa mong cùng anh em tìm ra lối đi hay cho cả 2 chúng ta!
Nói rộng ra, đó là quan điểm về PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO, trong đó TRÌNH TỰ tiến hành em cho là khá quan trọng và khó nghĩ. Nó cũng mờ ảo, chủ quan, và tương đối như việc chúng ta ...chọn vợt ấy.
Tạm chưa lý luận vội, em xin kể một câu chuyện em rất thích đã được nghe từ lâu: "Ở vùng quê nghèo nọ có một bà lão tuổi gần thất thập, nuôi một chú heo con. Bà thương chú lắm, cưng như con, nên ngày 2 bận bà bế chú ra suối tắm rồi bế về. Bà rất tự nhiên duy trì thói quen này suốt mấy năm trời. Cho đến một hôm có người lạ ghé thăm và họ đã vô cùng sửng sốt choáng váng khi thấy 1 bà lão tóc bạc phơ thong dong bế trên tay chú heo ước gần 1 tạ!".
Ơn trời, chắc vì nghèo nên heo lớn chậm! Câu chuyện không phải không có cơ sở hợp lý, khoa học và thực tiễn.
Trở lại phương pháp từ điểm A muốn lên điểm B ta sẽ cố làm điểm C trước, em xin đặt câu hỏi:
- Nếu ban đầu bà lão muốn bế được con heo nặng 1 tạ, phải chăng ngay từ đầu bà nên nhảy vào tập bế con heo nặng 1,1 tạ? Chưa nói đến con heo 2 tạ nhé!
Tương tự với cây cốt, để thực hiện tốt kĩ thuật bác nói với PG7, bác thử xài SZJK, vậy chẳng may nếu sau đó bác muốn thực hiện kĩ thuật đó ngon lành với SJUN, bác sẽ phải tập với vợt sắt ư? Ma Long muốn điều khiển tốt Long 3 sẽ phải tập Sardius? Trong thực tế Long ko hề làm vậy.
Lại nói đến cái phổ quát hơn là quan điểm đào tạo, em đồng quan điểm với xu hướng chung của khoa học hiện đại là TÌM VỀ TỰ NHIÊN. Cây vươn cao từ mặt đất lên trăm thước chứ không leo lên mây rồi nhảy xuống...